Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

Người Phi chơi rắn

Người Phi chơi rắn

Chơi rắn hay mềm là ở thế ở lực của từng nước. Không ai làm thay được ai. Và chuyện này cũng không ai bảo, ai dạy được ai.

Làm thế nào là chiến lược và sách lược quốc gia của từng nước, miễn sao đạt mục đích cao nhất là giữ được trọn vẹn chủ quyền, lãnh thổ và lãnh hải.

Với Philippines họ chơi rắn với Trung Quốc là vì sao?

Dưới đây là những chứng cớ về chuyện người Phi cứng rắn với Trung Quốc về biển đảo cũng như những lý do đằng sau khiến quốc gia này ít sợ hãi trước cái bóng khổng lồ của Bắc Kinh đang đe dọa khu vực Đông Nam Á này.

Quốc gia khôn ngoan là biết vậy, rồi cân nhắc tính toán các nước cờ...


Vệ Nhi g-th

----------------


Bài trên VietnamNet:

TQ 'nổi đóa' với chuyện nghị sĩ Philippines thăm Trường Sa
Cập nhật lúc 20/07/2011 09:05:20 AM (GMT+7)

Hôm nay, 5 nghị sĩPhilippines dựkiến sẽ tới thăm quần đảo Trường Sa đang tranh chấp. Trung Quốc nói kếhoạch này có thể làm tổn hại tới quan hệsong phương.
Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông và được cho là khá giàu tài nguyên dầu khí.

Hiện 5 thành viên QH Philippines đang thăm đảo Pagasa. Theo một thành viên trong nhóm này, Walden Bello, thì đây là một chuyến thăm riêng để gặp gỡ người dân và binh lính đóng ở khu vực, đồng thời thể hiện sự ủng hộ đối với tuyên bố chủ quyền của Philippines.


Quần đảo Trường Sa nằm ở giữa Biển Đông và được cho là khá giàu tài nguyên dầu khí. Ảnh: MT

Tuy nhiên, đại sứ quán Trung Quốc ởPhilippines đã cảnh báo, chuyến thăm “không có mục đích nhưng lại làm xói mòn hòa bình và ổn định trong khu vực, phá hoại quan hệ Trung Quốc -Philippines".

Về phần mình, ông Bello khẳng định:"Không có lý do gì khiến sứ quán Trung Quốc phải lo lắng, họ dường như phản ứng quá mức về một sứ mệnh rất nhỏ, mang tính hòa bình. Chúng tôi có các quyền nhưmọi công dân Philippines khác khi tới thăm lãnh thổ của Philippines".

Căng thẳng Biển Đông từ vài tháng này gia tăng sau khi cả Philippines và Việt Nam đều chỉ trích những hành động gây hấn của Trung Quốc ở vùng biển mà hai nước tuyên bố chủ quyền. Diễn đàn khu vực ở Bali vào thứ bảy này sẽ bàn về các vấn đề an ninh, có sự tham gia của ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ và nhiều nước khác.

Chính phủ hỗ trợ dân giữ đảo
Với những người dân Philippines sống ởnhững vùng xa xôi ở Biển Đông, cuộc sống mỗi ngày là sự vật lộn với sự cô độc. Liên lạc với thế giới bên ngoài rất hạn chế. "Mọi người ở đây chơi bi a, chơi bóng bàn. Chúng tôi không có chợ,không có khu mua sắm”, Eugenio Bito-onon, 55 tuổi, thị trưởng thị trấn Kalayaan nói.

Bito-onon, người ban đầu tới Kalayaan năm 1997 để làm việc như một nhà quy hoạch thị trấn, nói người dân ở đây được chính phủ khuyến khích giữ đảo bằng cách tạo việc làm, cấp nhà ở cũng như cung cấp miễn phí những nhu yếu phẩm như gạo, dầu ăn, mì, thức ăn đóng hộp. Cá cũng khá phong phú và các giếng nước đủ cung cấp nước ngọt cho cư dân. Tuy nhiên, các tiện nghi khác khá thiếu thốn như trường học, trạm y tế…

Một công nhân xây dựng tên là Nonelon Balbontin, 34 tuổi thì nói, cuộc sống ở đây tốt hơn ở Thủ đô Manila ồn ào, đông đúc nơi anh từng sống. "Nơi đây rất đẹp, khí hậu tốt, tôi có việc làm, chúng tôi không có vấn đề gì, không ốm đau, thức ăn miễn phí, do chính phủ chi trả”, anh nói.

  • Thái An (theo BBC, Inquirer)


-------------


Mỹ đưa ra nghị quyết giúp Philippines nếu bị gây hấn
Cập nhật lúc 18/07/2011 08:50:23 AM (GMT+7)

Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario đã hoan nghênh một nghị quyết được đệ trình lên quốc hội Mỹ về việc cho phép Washington được giúp nước này trong thời điểm bị nước ngoài gây hấn.

Nghị quyết số 352 kêu gọi “giải pháp hòa bình và hợp tác cho tranh chấp lãnh thổ hàng hải ở Biển Đông và vùng xung quanh cũng như các khu vực hàng hải khác gần kề lục địa Đông Á”. Ảnh: global-military

Đồng thời với việc kêu gọi sựgiải quyết hòa bình cho tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông, ông Del Rosario cũng thừa nhận rằng, nghị quyết số 352 của Hạ viện Mỹ sẽ phải đi một con đường dài phía trước trong nỗ lực duy trì hòa bình ở một khu vực diễn ra tuyên bố chủquyền chồng lần giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc.
31 thành viên Hạ viện Mỹ dẫn đầu là chủ tịch ủy ban đối ngoại và tiểu ban châu Á – Thái Bình Dương, đã thông qua nghị quyết ủng hộ kêu gọi của Philippines trong cách tiếp cận đa phương, dựa trên nguyên tắc để giải quyết tranh chấp ở Biển Đông.

Nghị quyết số 352 kêu gọi “giải pháp hòa bình và hợp tác cho tranh chấp lãnh thổ hàng hải ở Biển Đông và vùng xung quanh cũng như các khu vực hàng hải khác gần kề lục địa Đông Á”.

Nghị quyết còn lên án việc sửdụng vũ lực hay hành động đe dọa để giải quyết tranh chấp. Đặc biệt, trong văn bản này có nêu bật một số điểm cụ thể. Ví dụ, một điều khoản nhấn mạnh rằng “vào ngày 23/6/2011, Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton đã nói sau chuyến thăm của Ngoại trưởng Del Rosario rằng, chúng tôi kiên quyết và tận tâm ủng hộ việc phòng thủ của Philippines”.

Nghị quyết còn nói tới tuyên bốcủa ông Del Rosario rằng, Philippines là một nước nhỏ nhưng “đã sẵn sàng làm mọi thứ cần thiết để đứng lên chống bất kỳ hành động gây hấn nào”. Nghịquyết nhắc lại tuyên bố của Mỹ nói sẵn sàng cung cấp khí tài để hiện đại hóa quân đội Philippines.

Trước đó, Thượng viện Mỹ đã thông qua một nghị quyết do Thượng nghị sĩ Jim Webb giới thiệu phàn nàn về việc Trung Quốc sử dụng vũ lực ở Biển Đông và kêu gọi giải pháp hòa bình, đa phương cho tranh chấp lãnh thổ hàng hải trong vùng biển này.

Philippines đã cáo buộc Trung Quốc - nước có tranh chấp chủ quyền với bốn quốc gia Đông Á ở Biển Đông - vềnhững động thái gây hấn gần đây để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền với các quần đảo giàu tài nguyên dầu khí trong vùng biển. Trong tháng 3, hai tàu tuần tra Trung Quốc đã quấy nhiễu một tàu thăm dò dầu khí của Bộ Năng lượng Philippines ở Reed Bank. Hai tháng sau đó, hai máy bay của không quân Philippines cũng bị các máy bay chiến đấu lạ quấy nhiễu ở khu vực quần đảo Trường Sa (báo chí Philippines từng đưa tin cho là các máy bay này đến từ Trung Quốc).

Lãnh đạo Philippines, Tổng thống Aquino III vẫn kiên định trong quan điểm của ông rằng, nước ông sẽ bảo vệ chủquyền quốc gia bao gồm cả những lợi ích hàng hải, sử dụng “hệ thống dựa trên nguyên tắc cho đối thoại hòa bình, bình đẳng và có lợi, hướng tới một giải pháp mang lại lợi ích cho tất cả”.

Ông khẳng định: “Không ai muốn một cuộc xung đột, nhưng không có nghĩa là chúng ta sẽ cho phép một nước lớn hơn lấn lướt chúng ta. Nếu chúng ta để cho mình bị bắt nạt thì có thể thế hệ người Philippines tiếp theo sẽ chen chúc trên một hòn đảo. Nếu chúng ta cho phép mình bị gạt sang bên, thì có thể ngày mai, 7.100 hòn đảo của chúng ta sẽ chỉ còn hai con số”.

Ông Aquino khá kiên quyết khi trao đổi với các nước tuyên bố chủ quyền khác về việc thực hiện một mặt trận thống nhất về vấn đề này, ông nói Philippines sẽ tiếp tục tuân thủ những cam kết quốc tế của mình. Tuy nhiên, ông nói rõ rằng, chính sách đối ngoại của Philippines – kể cả có sự trợ giúp từ hiệp ước đồng minh với Mỹ - vẫn là hướng tới những gì có lợi cho Philippines.

  • Thái An (Theo Inquirer, gulfnews)

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...