Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

Thế giới đang có chiều không thuận?


Thế giới đang có chiều không thuận?

Xem ra thế giới lại như sắp bước vào một cuộc chiến tranh lạnh mới với những biểu hiện chạy đua vũ trang hoặc bố trí lại lực lượng chiến lược ở nhếhững địa bàn trọng yếu...

Như câu chuyện dưới đây liên quan đến việc bố trí hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ ("lá chắn tên lửa" theo thuật ngữ quân sự mới) ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương mà Nga nói đe dọa không những Nga mà cả Trung Quốc. 

Đầu năm con Rồng vui cùng những hy vọng về một thế giới và đất nước yên bình để mà tập trung sức dựng xây thì cũng không vui vì những tin mua bán vũ khí, tăng cường bố trí lực lượng quốc phòng ở góc này góc kia của thế giới.

Thế giới đang có những chuyển động lạ, không thuận chiều rồi! Tưởng rằng ông Obama cho rút quân khỏi 2 chiến trường Iraq và Afganistan là báo hiệu một thời kỳ dịu đi của tình hình chung trên toàn thế giới thì đây đó lại nổi lên những vấn đề mới, nhất là châu Á - Thái Bình Dương, khu vực Biển Đông; và xa hơn là tình hình Bắc Phi và Trung Cận Đông...

Một tin mới nhất phát đi buổi thời sự quốc tế của Đài truyền hình VN tối nay 1/2/2012 là Ấn Độ và Pháp mới ký hợp đồng mua bán vũ khí rất lớn, theo đó New Dheli mua tới trên trăm máy bay chiến đấu loại mới nhất (Rafale) của Pháp, tính ra bản hợp đồng naỳ có tổng giá trị tới 11 tỉ USD.  

Để cùng hình dung bức tranh chạy đua vũ trang, xin mời các bạn cùng tham khảo câu chuyện mà tôi nhắc tới trên kia về bố trí lá chắn tên lửa của Mỹ nhắm vào Nga và Trung Quốc, vậy nó thực chất là như thế nào? 

Vệ Nhi g-th

--------  

Nga: Lá chắn trên lửa Mỹ đe dọa Trung Quốc




Thiếu tướng Dvorkin thuộc Học viện Kinh tế Thế giới và Quan hệ Quốc tế, Viện Hàn lâm Khoa học Nga cho biết: Nhật Bản và Hàn Quốc đã được trang bị các hệ thống phòng thủ tên lửa Aegis.

“Một hệ thống phòng thủ tên lửa Thái Bình Dương không phải là vấn đề trong tương lai xa. Nhật Bản đã sở hữu 4 hệ thống này, hai tàu khu trục của Hàn Quốc được trang bị các hệ thống Aegis. Nhật còn đang muốn tăng con số này lên 6 hệ thống”.

Ông Dvorkin cũng nói thêm: Nhật đã chặn đứng các mục tiêu đạn đạo với sự hỗ trợ từ phía Mỹ.

Dựa trên địa điểm bố trí các cơ sở phòng thủ tên lửa đặc biệt đó, chúng đe dọa tới các lực lượng hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là tới Nga.

“Đây là một hệ thống phòng thủ tên lửa đang hoạt động. Và chắc chắn là chúng đe dọa tới tiềm lực hạt nhân của Trung Quốc nhiều hơn là so với của Nga”.

Cũng trong các phát hiện này, vị tướng Nga còn nói rằng Trung Quốc cũng sẽ liên quan tới các cuộc đàm phán sắp tới về vấn đề phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và châu Á.

“Chúng ta không thể chỉ nhìn hệ thống này trong khuôn khổ đối thoại giữa Nga, Mỹ và NATO. Bởi vì Trung Quốc là một nhân tố vô cùng quan trọng tác động lên các quan điểm của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc” – ông Dvorkin nói.

Trong khi đó, Alexey Arbatov – lãnh đạo của Trung tâm An ninh quốc tế cũng thuộc học viện trên gợi ý rằng Nga nên thay đổi cách thức đàm phán về các cơ sở phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu.

“Các đàm phán về hệ thống phòng thủ tên lửa châu Âu nên được khởi động lại, và nên thay đổi về cách thức. Điều cần thiế là phải nói về khả năng tương thích của hệ thống phòng thủ không gian của Nga và chương trình của NATO, chứ không phải là về khả năng tham dự của Nga vào hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ hay của NATO”.

Về cơ bản, hệ thống phòng thủ tên lửa (màu xanh) sẽ có nhiệm vụ đánh chặn các mục tiêu của kẻ thù (màu vàng, màu hồng) khi hệ thống rađa (màu tím) phát hiện ra mục tiêu nguy hiểm


Arbatov sau đó đề xuất rằng Mỹ cũng có thể muốn đảm bảo rằng hệ thống phòng thủ của Nga không nhằm vào lãnh thổ của họ.

“Moscow yêu cầu Washington phải đưa ra các đảm bảo mang tính pháp lý rằng hệ thống phòng thủ tên lửa ở châu Âu không nhằm chống lại Nga. Sau đó, chúng ta mới nghĩ đến việc Nga có thể đưa ra điều gì đảm bảo với Mỹ rằng hệ thống phòng thủ không gian của Nga không nhằm vào Mỹ”.

Arbatov cho rằng trên thực tế, các hệ thống này cùng theo đuổi một mục đích.

Arbatov nói thêm các cuộc đàm phán về hệ thống phòng thủ này của Mỹ tại châu Âu nên được tiến hành cùng lúc với các cuộc thương lượng về một hiệp ước mới đối với các loại vũ khí tấn công chiến lược, các vũ khí có độ chính xác cao và các vũ khí thông thường.

“Tôi nghĩ rằng nếu như cách thức được thay đổi theo cách này, rất nhiều vấn đề sẽ được coi như giải pháp thực tế hơn so với một sự tuyên truyền chính trị”.

Tháng trước, Mỹ đưa ra các thông tin về việc bố trí lại các tàu chiến với tên lửa điều khiển ở các vùng biển gần biên giới Nga. Chính quyền Mỹ lên kế hoạch triển khai các đơn vị chống tên lửa tại các tàu quanh Tây Ban Nha và ở Romania, Thổ Nhĩ Kỳ thay vì trên đất Ba Lan và Cộng hòa Séc.

Phía Nga cho rằng động thái này nhắm vào các lực lượng hạt nhân của Nga và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đã phản ứng một cách “cứng rắn” bất thường.

Để đáp trả lại động thái này của Mỹ, Tổng thống Nga đã cho kích hoạt hệ thống rađa giám sát toàn bộ các tên lửa có thể được phóng tại lục địa châu Âu, bao gồm cả lãnh thổ Anh.

Những diễn biến quanh hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ tại châu Âu và căng thẳng leo thang tại Syria khiến cho nhiều nhà phân tích của Nga lo ngại rằng Nga – Mỹ đang có nguy cơ cận kề với một cuộc chiến tranh lạnh mới.
 
 
  • Lê Thu (tổng hợp)



  

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...