Ngồi đáy giếng mãi thì sinh quen
Hay là chuyện “Con ếch đáy giếng và Con ếch du cư”
Một câu chuyện xưa Ấn Độ được bạn tôi, Don Renato Liên soạn lại - mà anh nói là “bằng thứ tiếng nói của Ngài Nguyễn Du”. Anh còn đùa vui là nó được hòa trộn với điều mà anh tự tin gọi là “style” châm biếm của riêng Don Renato Liên.
Anh kể:
Chuyện từ xứ Chà Là huyền thoại kể về một con ếch sống ở
dưới đáy giếng. Đáy giếng hẹp thôi nhưng với ếch ta đã là một nơi rộng lớn
thoải mái rồi.
Ta gọi nó là “con ếch đáy giếng” bà con nhớ cho, nha.
Hàng ngày ếch nhìn quanh đáy giếng, nhìn bầu trời nhỏ trên đầu. Sáng đến tối, ếch nhà ta cứ quay qua quay lại, nhảy lên nhảy xuống, lặn tới lặn lui quanh quanh cái đáy giếng ấm ấm mờ mờ đó. Quen thuộc quá đến độ cậu ta đã khám phá và nhận biết từng mảnh đá và mỗi góc có nhiều rễ cây tua tủa bò quanh đáy giếng.
Thỉnh thoảng chú ếch bắt được một vài con ruồi nhỏ và món khoái khẩu này đã vừa đủ để chú sống ngày qua ngày. Chú ếch nhỏ đã sống gần như một đời ếch đáy giếng nên có vẻ bằng lòng và thoải mái xen chút tự hào.
Chú ếch đáy giếng của ta nghĩ rằng: “Đây là đỉnh cao trí tuệ của ta, không ếch nào khác có thể vượt qua nổi được!” Và điều tự nhiên chú rất tự hào về cái đỉnh cao trí tuệ của mình.
Một ngày nào đó, từ đâu đó, một khách ếch bự bự nhảy ào xuống giếng.
Chú ếch đáy giếng không biết cậu ếch bự bự nầy từ đâu mà nó đến tận nơi đây, căn nhà quen thuộc của mình.
Ta gọi nó là “con ếch đáy giếng” bà con nhớ cho, nha.
Hàng ngày ếch nhìn quanh đáy giếng, nhìn bầu trời nhỏ trên đầu. Sáng đến tối, ếch nhà ta cứ quay qua quay lại, nhảy lên nhảy xuống, lặn tới lặn lui quanh quanh cái đáy giếng ấm ấm mờ mờ đó. Quen thuộc quá đến độ cậu ta đã khám phá và nhận biết từng mảnh đá và mỗi góc có nhiều rễ cây tua tủa bò quanh đáy giếng.
Thỉnh thoảng chú ếch bắt được một vài con ruồi nhỏ và món khoái khẩu này đã vừa đủ để chú sống ngày qua ngày. Chú ếch nhỏ đã sống gần như một đời ếch đáy giếng nên có vẻ bằng lòng và thoải mái xen chút tự hào.
Chú ếch đáy giếng của ta nghĩ rằng: “Đây là đỉnh cao trí tuệ của ta, không ếch nào khác có thể vượt qua nổi được!” Và điều tự nhiên chú rất tự hào về cái đỉnh cao trí tuệ của mình.
Một ngày nào đó, từ đâu đó, một khách ếch bự bự nhảy ào xuống giếng.
Chú ếch đáy giếng không biết cậu ếch bự bự nầy từ đâu mà nó đến tận nơi đây, căn nhà quen thuộc của mình.
Đương nhiên là chú ta rất ngạc nhiên.
Đến đây ta gọi chú ếch khách bự bự là “ếch du cư” là rất hợp, nha.
Hai ếch trao đổi ý kiến ý cò rất lịch sự với nhau.
“Kính chào chú”; và lời đáp lại ngay “Kính chào bạn nhé”
Chú ếch đáy giếng nhà ta nói tiếp như một thắc mắc: “Rất vui được gặp bạn ở đây, nhưng thưa bạn, có chuyện gì vui không đã mang bạn đến đây, đáy cái giếng nầy của tớ?”
Ếch du cư trả lời từ tốn: “Tôi đã đi du lịch từ lúc bình minh. Chính xác hơn là tôi ra khỏi nhà mình sau khi tôi trở về từ đại dương xa xôi để thăm ông nội của tôi ở bên đó... Ông ấy sống ngay bên một cánh rừng lớn rộng. Và vì ngày hôm nay rất nóng tôi xin phép vào thăm giếng của chú để xin uống vài hớp nước...”
Ếch đáy giếng tỏ ra dễ dàng: “Bạn ơi, bạn đã cư xử rất đúng và xin vui lòng vào giếng! Bạn hãy làm như bạn sống trong nhà riêng của bạn nhé! Và nếu bạn đói, thì đây đây, xin mời bạn xơi một con ruồi nhỏ này...”.
Ngừng lại chút, ếch chủ nhà nói: “Nhưng bạn ơi, xin bạn cho tôi biết cái gì là cái giếng đại dương mà bạn nói đến? Xin bạn kể cho mình biết!”
Ếch du cư đáp lời: “Ôi, thưa chú, đại dương không phải là một cái giếng đâu! Nhưng nếu chúng ta muốn mô tả như chú yêu cầu thì cái giếng đại dương là một cái giếng vô cùng mở rộng bao la! Với một bầu trời như đường viền, đại dương không có biên giới, không có cái gì hạn chế hạn định gì đâu!”
Ếch đáy giếng đáp lời ngay: “Bạn bảo vậy thì là một cái giếng thiên đường..., một bầu trời vô cùng mênh mông! Thế bạn muốn đùa hả? Đó là thế giới lộn ngược mà! Và làm thế nào có thể chứa nước được nếu không có bức tường? Và làm thế nào chúng ta có thể đi rong rong được xung quanh một vòng tròn mà nó lại không có một bức tường như cái giếng này của tôi?”
Ếch du cư đành phân trần: “Nhưng thưa chú, tại sao chú cứ muốn đòi đi trong cái vòng tròn? Là bởi vì có bức tường vậy hả? "
Đến đây chu ếch đáy giếng bực mình kêu lên: “Nhưng bởi vì đó
là cuộc sống xung quanh của ta hàng ngày. Chỉ có trong vòng tròn này mà thôi,
nơi ta vẫn sống được mà!
"
Ếch du cư trả lời với nét suy nghĩ nghiêm trang: “À...,
nhưng chú ơi, sống trong không gian vô tận của đại dương bao la là một điều
tuyệt vời lắm, và cũng là đầy đủ hạnh phúc, chú ơi!”.
Con ếch đáy giếng suy tư một chút rồi chú ta nhìn lại cái hố có tường vây quanh đầy nước của mình. Tại đây những tảng đá chú đã biết từ cả suốt cuộc đời chú đã sống. Đây, bầu trời từ trên rọi xuống dưới đó…, đẹp thế thì còn mong muốn gì thêm nữa!”
Con ếch đáy giếng suy tư một chút rồi chú ta nhìn lại cái hố có tường vây quanh đầy nước của mình. Tại đây những tảng đá chú đã biết từ cả suốt cuộc đời chú đã sống. Đây, bầu trời từ trên rọi xuống dưới đó…, đẹp thế thì còn mong muốn gì thêm nữa!”
Không được! Một cái giếng dù là đại dương, thiên đường mà không có tường đá, không có những rễ cây phủ xuống quen thuộc thì… chán chết đi được. Làm sao mà chấp nhận, thế thì sao mà sống nổi? Toàn những chuyện vớ vẩn, cái cậu ếch bự bự này đã kể cho ta là hoàn toàn xỏ lá ba que thôi mà. Chẳng qua là trò bốc phét ba xạo...
Thế rồi con ếch đáy giếng bắt đầu sợ hãi. Và chú tưởng tượng rằng cái cậu ếch bự bự du cư này có thể đưa ra một thủ đoạn, một cái bẫy nào đó để dụ dỗ mình. Nếu mình thoát ra ngoài đáy giếng ấm ấm mờ mờ của mình, nơi tổ tiên mình đã để lại cho ông bà bố mẹ mình, rồi đến mình… thì thì....
Ối giời ơi, cậu này mưu mô rồi để ăn cướp ăn cắp cái đáy giếng đẹp đẽ của ta ư? Có phải đúng vậy không?...
Tức điên, nhưng chú ếch đáy giếng cố giữ lại giọng trầm tĩnh, nghiêm
chỉnh: “Vâng, thế cậu ơi, cậu đừng tưởng tớ là thằng khùng đâu nhé. Tớ thừa
biết rõ cậu muốn lừa bịp tớ đó! Xin cậu đi khuất ngay lập tức, tức là hãy ra khỏi nhà của tớ
ngay. Và cậu hãy trở về du cư trên cái đại dương vĩ đại của cậu đi! Đừng phiền tớ
thêm nữa!
Nói xong chú ếch đáy giếng nhảy lùi lại, vào đúng cái chỗ tối mờ mờ âm ấm của mình. Khuôn mặt chú lúc này chắc là thỏa mãn lắm vì đã may mắn phá vỡ được thủ đọan của một ếch "du cư du kiều du côn" nghĩa là con ếch lăng nhăng gì đó, nó rất chi là xảo quyệt…
Con ếch du cư cố nhìn vào cái hố sâu, yên lặng hồi lâu trong sự phân vân… Rồi cậu cố lúc lắc cái đầu, lè cái lưỡi ra với ý nghĩ rằng, cái ông chú ếch giếng này hiểu biết hạn chế thật. Chú chẳng hiểu cái mênh mông rộng lớn của đại dương nơi mọi giống loài đang sinh sống và làm việc. “Thôi chịu - cậu ếch du cư lẩm nhẩm một mình".
Cậu ếch du cư du kiều bự bự nhảy rất lẹ khỏi cái giếng tối mờ, và cậu trở về để tiếp tục đi du lịch trong không gian vô tận của đại dương vĩ đại ngoài kia.
Nói xong chú ếch đáy giếng nhảy lùi lại, vào đúng cái chỗ tối mờ mờ âm ấm của mình. Khuôn mặt chú lúc này chắc là thỏa mãn lắm vì đã may mắn phá vỡ được thủ đọan của một ếch "du cư du kiều du côn" nghĩa là con ếch lăng nhăng gì đó, nó rất chi là xảo quyệt…
Con ếch du cư cố nhìn vào cái hố sâu, yên lặng hồi lâu trong sự phân vân… Rồi cậu cố lúc lắc cái đầu, lè cái lưỡi ra với ý nghĩ rằng, cái ông chú ếch giếng này hiểu biết hạn chế thật. Chú chẳng hiểu cái mênh mông rộng lớn của đại dương nơi mọi giống loài đang sinh sống và làm việc. “Thôi chịu - cậu ếch du cư lẩm nhẩm một mình".
Cậu ếch du cư du kiều bự bự nhảy rất lẹ khỏi cái giếng tối mờ, và cậu trở về để tiếp tục đi du lịch trong không gian vô tận của đại dương vĩ đại ngoài kia.
“Bye, Bye, Adios, Sayonara baby!”
Luân lý rút ra được từ câu chuyện Ấn Độ đầy ý nghĩa của ngụ ngôn nầy theo Don Renato tôi thì :
Ai muốn nghĩ và hiểu gì, hiểu như thế nào... thì cứ hiểu cứ nghĩ tùy ý muốn mình. Giống như nhà văn Anh quốc Shakespeare có viết một vở kịch mang tựa đề: “As You like it ” (tạm dịch: “Như quý vị thích”).
Don Renato Liên tôi thì kết luận cũng y chang như vậy: “As you like it”.
Và sẽ không nói gì thêm đâu.
Luân lý rút ra được từ câu chuyện Ấn Độ đầy ý nghĩa của ngụ ngôn nầy theo Don Renato tôi thì :
Ai muốn nghĩ và hiểu gì, hiểu như thế nào... thì cứ hiểu cứ nghĩ tùy ý muốn mình. Giống như nhà văn Anh quốc Shakespeare có viết một vở kịch mang tựa đề: “As You like it ” (tạm dịch: “Như quý vị thích”).
Don Renato Liên tôi thì kết luận cũng y chang như vậy: “As you like it”.
Và sẽ không nói gì thêm đâu.
Xin miễn bình luận để cho mọi người tự do thoải mái, suy
nghĩ tự mình
như nhà triết học của nước Đức, Emmanuel Kant, mà mình đã học thuộc ở lứa tuổi 20 gần năm mươi năm trước: “Pense par toi même” (Hãy tự mình suy nghĩ!).
như nhà triết học của nước Đức, Emmanuel Kant, mà mình đã học thuộc ở lứa tuổi 20 gần năm mươi năm trước: “Pense par toi même” (Hãy tự mình suy nghĩ!).
Muà rét lạnh băng giá Roma, đầu tháng 2-2012
Don Renato Liên
Don Renato Liên
(Viết thêm: Don Renato tôi đã cho bà xã, bà Bích Lan, đọc câu chuyện vui huyền thoại Ấn Độ nầy. Bà lấy ngạc nhiên tại sao tôi gửi bài nầy cho mấy người lớn tuổi bởi bà cho đó là chuyện dành cho con nít. Tôi đã trả lời bà: “Bà ơi, nếu là con nít thì tụi nó hiểu lẹ liền cái luân lý của câu chuyện Chà Là này ngay bởi vì sáng tối tụi nó đi rong rong ngoài đường, "ngồi lê" chỗ này, đôi mách" chỗ kia mỗi nơi chút chút là biết ra rất nhiều chuyện tương tự... Trong khi đó mấy cái ông bà già nạn nhân như tôi đó (cỡ 69, 70 cái muà xuân cả rồi), nên họ mới chậm hiểu rằng, ngoài cái tổ ấm trong khuôn khổ lồng vàng mà mấy bà như Bà đã dành cho bọn chúng tôi suốt một cuộc đời thì chúng ta còn có một thiên đường rộng lớn bao la với bao nhiêu cuộc phiêu lưu thoải mái nữa ngoài kia... Có phải là chúng ta còn có thể sống được, làm việc được và nhất là vui chơi thỏa thích ở cái đại dương thiên đường bao la kia nữa! Có phải thế không Bà?”
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét