Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2012

Báo chí là kênh thông tin quan trọng


Báo chí: Kênh thông tin quan trọng

Blog tôi mới nhận qua người bạn một bài viết mới của nhà báo Bùi Văn Bồng. Bài viết có nhiều ý hay mà nổi bật là cái ý được nhấn mạnh "báo chí là một kênh thông tin quan trọng" đối với một xã hội hiện đại khi tác giả liên hệ đến sự tham gia của báo chí, nhất là các trang báo mạng, blog cá nhân là hết sức tích cực và xây dựng đối với vụ việc ở Tiên Lãng.

Thấy rằng nội dung bài viết có ích cho thông tin truyền thông nói chung và nhất là những nhận định và suy nghĩ đúng đắn về nghề báo nên xin phép tác giả đưa lên để bạn bè cùng tham khảo.

NV blog

(Để tập trung vào một số ý chính yếu nên blog tôi có lược đi một số đoạn)

----

PHÁT HUY VAI TRÒ TIÊN PHONG, TÍNH CHIẾN ĐẤU CỦA BÁO CHÍ 

Tác giả: Bùi Văn Bồng


Mở đầu tác giả viết :

          Sáng 30/3, Hội nghị cán bộ báo chí toàn quốc triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2012 do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo Việt Nam, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức đã khai mạc tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Hội nghị tập trung thảo luận nêu bật những kết quả đã đạt được công tác chỉ đạo, quản lý báo chí và các hoạt động báo chí; phân tích, làm rõ những hạn chế, thiếu sót trong công tác báo chí năm 2011; đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền.

Sau khi nêu lên sứ mệnh của báo chí, nhất là “báo chí cách mạng” như Hồ Chí Minh từng nhiều lần nhấn mạnh với nền báo chí mới, tác giả nêu lên bức tranh toàn cảnh của báo chí hiện nay và các vấn đề đặt ra cho báo chí lúc này:  

……

          Đến tháng 3-2012 cả nước có 786 cơ quan báo chí in với 1.016 ấn phẩm; 67 đài phát thanh truyền hinh; 61 báo, tạp chí điện tử, 191 mạng xã hội, hơn 1.000 trang thông tin điện tử tổng hợp; gần 17.000 nhà báo được cấp thẻ hành nghề, hàng nghìn phóng viên đang hoạt động báo chí chuẩn bị đến thời hạn cấp thẻ.





          Về loại hình chủ yếu có báo in, đài truyền hình, đài phát thanh, báo điện tử. Về thứ bậc và phạm vi có báo Trung ương, báo địa phương, báo ngành, riêng trên mạng thì cũng đa dạng: Báo mạng online, mạng tự lập được cấp giấy phép, mạng do ngành, địa phương quản lý (công thông tin điện tử), và “làn sóng blog” cá nhân. Những năm gần đây, người ta thấy tự do, vô tư, vui nhộn, thoái mái biểu lộ và biểu cảm chính kiến nhất vẫn là các trang blog trên nhiều hệ, kênh, tuyến băng thông, liên kết  khác nhau. Tất nhiên, người đọc các blog đều phải biết tự phân định hay-dở, đúng-sai, biết cách  cảm nhận và tự lý giải. Đây cũng là kênh giao lưu nhanh, nhạy cảm, ngày càng thu hút nhiều người đọc, nhất  là lớp trẻ.


            Do tốc độ và chất lượng phát triển của công nghệ thông tin, báo mạng là mũi xung kích thời bùng nổ thông tin toàn cầu. Nó đang dần trở thành một sức mạnh áp đảo, đẩy báo in, báo nói, báo hình vào góc khó cạnh tranh. Thời đại này, không có báo nào truyền tin nhanh bằng báo mạng. Một sự kiện xảy ra tại bất kỳ nơi đâu, chỉ sau vài cú nhắp chuột là cả thê giới đều biết. Sự phát triển của báo mạng song hành với tốc lực phát triển nhanh, phổ cập và lan truyền chưa từng thấy của công nghệ thông tin. Chính vì thế, “khách hàng” của báo mạng ngày càng tăng nhanh với cấp số cộng. Đầu tư cho phát triển cũng như quản lý được báo mạng là tầm nhìn hiện đại. Khi lãnh đạo và cơ quan chỉ đạo tuyên truyền, báo chí còn muốn thủ “cái loa riêng” đầy động cơ cá nhân chủ nghĩa, cục bộ, bản vị thì cũng khó mà đưa được những thông tin trung thực, khách quan đến với công chúng. Đây cũng là “hãm địa” của công luận. Và do vậy, tính chiến đấu của báo chí bị giảm đi, thậm chí bị triệt tiêu, cũng mất luôn tính trung thực, chính xác.


          Ngày 8-2-2012, trong buổi làm việc với cán bộ chủ chốt Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nói: “Công tác tư tưởng, công tác tuyên giáo phải luôn đổi mới, không thể sáo mòn, bằng nhiều kênh thông tin phong phú, đa dạng, hiện đại… tăng cường đối thoại, phát huy hiệu quả các phương tiện báo chí, đặc biệt là báo mạng”.




          Trước nhiệm vụ trọng đại và thực trạng đất nước, thực trạng nền kinh tế-xã hội, báo chí cần phải có sự bứt phá mạnh, cải tiến, đổi mới hàng ngày, đi đầu trong mọi phong trào cách mạng, không ngừng nâng cao tính tiền phong và sức chiến đấu của báo chí. Thế nhưng, hiện nay có những tờ báo chưa thoát ra được những cung cách hoạt động cũ, chất bao cấp chưa hết, kém năng động, khô cứng, một chiều, nặng về hô hào, cổ vũ, tính thời sự, tính chiến đấu rất kém, bỏ qua hoặc đi chậm sự kiện. Bùng nổ thông tin hiện nay rất cần tính thời sự nòng hổi, tính nhanh nhạy, chính xác và trung thực của báo chí. Nhưng có những tờ báo được Nhà nước ưu tiên nguồn kinh phí hoạt động lớn, nhưng hiệu quả, chất lượng tuyên truyền thấp, không được bạn đọc tín nhiệm. Trong khi đó, Tòa soạn có trụ sở khang trang, thoáng rộng ngay giữa trung tâm ‘đất vàng’ thành phố lớn. Đội ngũ cán bộ, biên tập viên, phóng viên, nhân viên đông lên cả vài trăm người, nhà nước chi ra nguồn quỹ lương khá lớn. Rồi phương tiện nghiệp vụ, xăng, xe, nhà in, tiền giấy, công in, phát hành. Nhưng do tờ báo mở ra hàng ngày không thấy gì mới, lại khô “như ngói”. Nhiều khi, thông tin lại trùng lặp và chậm. Mở trang báo, chỉ thấy cái tiêu đề là hết muốn đọc – “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Những tờ báo còn duy trì lối thông tin cũ mèm như thế, người làm báo còn cái kiểu “hành chính ăn lương” như thế rất khó cạnh tranh, mất dần lượng người đọc. Nếu như không được bao cấp của nhà nước, chỉ có mà đóng cửa sớm. Khi tờ báo đến tay hoặc đặt trên bàn làm việc, không ai muốn đọc, mà gặp những tờ báo như thế, thông tin lặc hậu chung chung vô thưởng vô phạt  như thế, bạn đọc cũng không biết đọc cái gì, đọc để làm gì, thật là lãng phí lớn mà hiệu quả tuyên truyền quá thấp.

…..


Tác giả nêu lên vụ Tiên Lãng cũng là nêu vai trò của báo chí, có phần đóng góp rất lớn của báo chí nhân dân (trang mạng, blog cá nhân): 

…..




          Sự kiện Tiên Lãng mới rồi, nếu chỉ trông chờ vào thông tin của các tờ nhật báo, tạp chí, phát thanh, truyền hình thì Chính phủ và các cơ quan Bộ, ngành ở Trung ương không thể có nhanh, kịp thời và đủ thông tịn xem xét, đánh giá, luận giải bản chất vấn đề để giải quyết nhanh và chính xác như vậy. Bộ trưởng Vũ Đức Đam, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đã nói rằng, trong hơn một tuần, ông đã đọc hơn 800 bài báo, chủ yếu là báo mạng, kể cá các trang blog đưa thông tin trung thực, tử tế, khách quan, có ý thức xây dựng. Từ đó, Văn phòng Chính phủ mới có cơ sở tham khảo, phân tích vấn đề, sự việc, để tổng hợp thông tin, có cơ sở báo cáo Thủ tướng Chính phủ và tham gia ý kiến với các bộ, ngành. Theo ông, báo chí và các trang mạng trung thực, xây dựng, có trách nhiệm, đã trở thành những kênh thông tin quan trọng giúp ích cho lãnh đạo, chỉ đạo. Thiết nghĩ, thường thấy những cán bộ, đảng viên trung chính, có phảm chất, năng lực, tự thấy mình  hoàn chỉnh, ít sai phạm gì lớn, thì lại rất quý, tôn trọng báo chí, không sợ báo chí dù về nghiệp vụ nhà báo có thể hiện ở bất kỳ dạng thức nào. Họ còn rất thích khi đối thoại với báo chí. Chỉ có những cán bộ, đảng viên phẩm chất, năng lực kém, làm sai trái, vi phạm chuyện này việc kia, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, cố tình co lại, bưng bít, che giấu sai lầm mới ngán ngại, có khi sợ, né tránh báo chí. Vì thế, các nhà lãnh đạo ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị rất cần nâng cao nhận thức, thấy rõ vai trò, tác dụng của báo chí là kênh thông tin quan trọng, cần thiết và bổ ích phục vụ cho lãnh đạo, quản lý, điều hành trong thời đại bùng nổ thông tin và trình độ dân trí đã được nâng cao như hiện nay.

........

Bùi Văn Bồng


Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...