Anh Tô Văn Trường mới gửi email cho tôi một bài viết mà anh tự trào ngay từ đoạn mở bài, rằng "không biết vì sao gần đây, tôi lại 'dở chứng' thích đọc các sách về Triết học, tôn giáo, và chiêm nghiệm thơ ca của các tác giả trong và ngoài nước".
Nói là nói vui vậy thôi chứ toàn bài đọc lên thấy các điều anh Trường luận bàn về triết học và cuộc sống mà anh tự nhận là 'dở chứng' thì đều được đề cập đến một cách nghiêm chỉnh và sâu sắc cả. Ngoài các ý chung về triết học, tôn giáo, cuộc sống..., tôi rất để ý đến những điều tác giả gọi là "câu hỏi còn bỏ ngỏ".
Câu hỏi "còn bỏ ngỏ" của triết học và cuộc sống thì đã đành rồi, nhưng không chừng còn treo lên đây là "các câu hỏi bỏ ngỏ" của chính tác giả, và chắc cũng là của bao nhiêu anh em trí thức khác nữa trong hiện tình đất nước hiện nay.
Xin phép tác giả đưa bài lên đây để bạn bè blog tôi cùng tham khảo và chia sẻ.
Vệ Nhi g-th
------
Triết học và câu hỏi còn bỏ ngỏ
Tô Văn
Trường
Không biết vì sao gần đây, tôi lại “dở chứng”
thích đọc các sách về Triết học, tôn giáo, và chiêm nghiệm thơ ca của các tác
giả trong và ngoài nước. Hôm nay, mới ngộ ra một phần khi nhận đuợc tâm sự của
Anh Trương Đình Tuyển (cựu Bộ trưởng Bộ Thương Mại) nguyên văn như sau: ”Tôi
vốn là kỹ sư chế tạo máy. Tôi yêu thơ
thỉnh thoảng làm thơ để bổ sung cho tư duy logic chính xác của một kỹ sư chế
tạo vì cuộc đời này không có gì chính xác tuyệt đối cả. Phải có sức mạnh của tư
duy và một chút lãng mạn bay bổng mới làm nên sáng tạo.”
Theo tôi hiểu, Thiên chúa, Phật giáo, Tin
Lành, Hòa Hảo, Cao Đài… ở VN, mỗi tôn giáo có
từ triệu đến hàng triệu tín đồ, phần còn lại là người theo đạo ông bà và hơn 3
triệu đảng viên cộng sản cùng
hàng chục triệu hội viên đoàn thể trong hệ thống chính trị của đất nước, gần
như 90 triệu người VN ai cũng có con
đường hành thiện và cách mạng đã vạch sẵn.
Triết học thời Guatama (tên của Phật), trước Công lịch
chừng 500 năm. Guatama còn có tên là Shykia Mauni (tiếng Việt là Thích Ca
Mầu Ni) Mauni là người hiền triết, Shykia là tên địa phương, nơi xuất
xứ của Guatama. Triết học Phật là triết học. Phật giáo là tôn giáo,
với kinh kệ và các nghi thực, các
thủ tục tôn giáo. Sự khác nhau giữa triết học Phật và Phật
giáo là sự khác nhau giữa triết học và tôn giáo. Trong kinh Phật có
triết học Phật (toàn bộ hay một phần thì tôi không được rõ), triết
học Phật được viết và tụng dưới dạng kinh. Nghi thức và thủ tục
Phật giáo thì không trực tiếp là triết học. Mẹ tôi là người mộ đạo
Phật, cụ thường ăn chay và tụng kinh theo tiếng mõ. Tôi có cảm nhận rằng
riêng tiếng mõ, đánh bất cứ theo cách nào, miễn là chậm rãi, thư thả, nhất
là vào lúc hoàng hôn, thì sâu xa triết học.
Trong sách của Phật có dạy:”Hơn ai cho bằng hơn mình, Hôm nay mình phải
hơn mình hôm qua". Đất nước trong tương lai được xây dựng từ hai
cái nhìn: một là phát triển vật chất như công nghệ, khoa học, của cải. Một cái
nhìn khác là nhỉn vào tiến triển tinh thần, như các giá trị đạo đức, văn hóa,
tôn giáo. Phải kết hợp hai cái nhìn lại với nhau. Một kỷ nguyên mới về phát triển
sẽ hình thành. Chưa có một quốc gia nào thịnh vượng
mà không dựa vào một nền tri thức khoa học và công nghệ, nhất là trong kỷ nguyên
công nghệ và toàn cầu hóa như ngày nay. Nếu chỉ dựa vào sự duy ý chí, một thể
chế tập chung quyền lực không cân đối, chắc chắn, không biết sử dụng hiền tài sẽ
làm cho xã hội loạn và bại, và là nguyên nhân làm cho quốc gia mất nội lực, triệt
tiêu tính sáng tạo.
Tôi có người bạn gái thân thiết
lấy chồng ở xứ người, nhân ghé thăm Trung Quốc kể cho nghe cửa nhà Việt Nam tại
Shanghai World Expo 2010 (Triển lãm Thế giới tại Thượng hải) đặt tấm bia đá
"Hiền tài là nguyên khí quốc gia" (được ghi bằng tiếng Việt, Anh,
Pháp, Hoa). Khách thập phương thi nhau chụp ảnh ghi lại cái tinh thần nước Việt,
cái hồn đất Việt, cái cốt cách người Việt. Chúng ta đã chọn bia này đem trưng
ra với thế giới để giới thiệu về mình, để khẳng định danh tính mình trong quần
thể tụ hội gần 200 nhà các nước. Nhà Nam Phi giương câu nói của Nelson Mandela:
"Chúng ta phải thông thái sử dụng thời
gian và mãi nhớ rằng thời điểm nào cũng là chín muồi khi làm việc phải"
(We must use time wisely and forever realise that the time is always ripe to do
right). Mong sao chúng ta tới được điểm 'chín muồi' để chứng kiến việc 'rất phải'
là câu hiền tài kia, vốn là tài sản quý của dân tộc từ năm 1442, sẽ được xuất
hiện trang trọng ở những nơi nhân dân đang mong nhìn thấy hiền tài nhiều nhất,
chứ không phải chỉ làm đồ trang trí ở xứ lạ nhằm lấy le với muôn dân khác.
Một vị trưởng thượng chỉ cho tôi thấy những
sa đọa khủng khiếp bôi nhọ phẩm cách của con người trong tất cả các nước, ở mọi
thời kỳ lịch sử luôn luôn do một nhóm nhỏ người cầm quyền, đặc biệt là nắm quyền
lực chính trị từ quyền lực kinh tế và xã hội. Thêm vào đó là sự đóng góp bẩn thỉu
của lớp tay sai gồm những kẻ cơ hội xấu xa, trong đó tiếc thay có cả những kẻ
trí thức đã bán mình cho quỷ.
Ở tất cả các nước, những người nắm quyền,
từ cấp trung ương đến cấp cơ sở, chiếm khoảng 3 đến 5% dân số, cao nhất là 5%.
Còn 95 đến 97% dân số thường được gọi một cách không chuẩn là “xã hội” có sức
năng động tự thân được mở ra theo ba nhánh :
1-
Nhánh thứ nhất: Sức năng động tự thân của xã hội đi theo con đường được vạch
ra từ mục tiêu, lợi ích, luật pháp, thái độ của nhà cầm quyền, trong chừng mực
mà xã hội coi đó là tốt và có lợi cho mình.
2-
Nhánh thứ hai: Sức năng động tự thân của xã hội tự triển khai trong mảnh đất
trống, nơi thực sự không có hoặc chưa có luật pháp. Trong một số trường hợp, luật
pháp có đấy nhưng được quan niệm quá kém, được xây dựng quá tồi, không tác động
gì tới thực tế.
3-
Nhánh thứ ba: Trường hợp có những luật được hình thành rõ nhưng định hướng
không đúng, trái với mục tiêu, lợi ích và nguyện vọng của xã hội, tạo thành trở
lực gây hại thì sức năng động tự thân của xã hội vượt qua hoặc lật nhào trở lực
đó, “tự mình làm luật”, xô đẩy trật tự theo luật, mở ra một thời kỳ cải cách xã
hội sâu sắc.
Chính cuộc cải cách từ bên dưới, được
chính quyền tiếp nhận, là công cuộc “đổi mới”.
Và hy vọng rằng sự năng động tự thân của xã hội, nhất là ở nhánh thứ
ba, đi đôi với những hoạt động thiện chí của nhà cầm quyền, sẽ nuôi dưỡng và
tăng cường cải cách xã hội.
Sự năng động tự thân đó có ba đặc điểm
nổi bật là (1) Cực kỳ phức tạp, đây là đúng lúc để nói rằng : muốn tạo một
thế giới, phải có mọi thứ, kể cả những ý đồ tốt lát đường cho địa ngục. (Sử dụng
thành ngữ của tiếng Pháp nguyên văn là : "L’enfer est pavé de
bonnes intentions" dịch sát
nghĩa là : "Địa ngục được lát bằng những ý đồ tốt"). (2)
Dòng chính căn bản là tốt, lành mạnh, trung thực, có sức mạnh thường không ngờ
tới, mang lại những tiến bộ lịch sử, chí ít là ở dạng mầm mống. (3) Bí ẩn
không đo lường được, đó là bí ẩn của cuộc sống, tới mức thần diệu như là
bất ngờ từ trên trời xuống đất để đi qua số phận loài người.
Trong bài “Tư
duy kinh tế Việt Nam”, GS Đặng Phong đã viết “Sự thịnh suy của một quốc
gia lệ thuộc rất nhiều vào bộ máy lãnh đạo và đặc biệt là những
người lãnh đạo. Xưa nay, trong lịch sử mọi quốc gia,
không có thời đại nào được gọi là thịnh trị mà lại không phải là thời đại có
một vị minh quân. Ngược lại, không có một thời đại nào suy đồi mà lại không
liên quan tới một vị hôn quân, một bộ máy nhà nước hủ bại.”
|
Xin mượn những câu thơ dưới đây của Louis
Aragon được nhặt nhạnh ở chỗ này, chỗ kia để kết thúc cho bài viết này :
“Từ lúc từ nơi
tột cùng đau khổ tôi nghe thấy tiếng gà
Tôi mang chiến thắng từ đáy sâu cơn
thảm họa
Dù các anh có chọc thủng mắt các
vì tinh tú
Tôi mang mặt trời trong tăm tối phủ
trùm ta
Xét
đến cùng cái thế giới thật là kỳ lạ
Rồi một mai tôi sẽ ra đi chưa hoàn
thành khắc họa
Những ngày hạnh phúc này những trưa
rực lửa kia
Màn đêm mênh mông đen như một khoảng
rách vàng hoe
Bao giờ cũng có một đôi tình nhân
run rẩy
Với họ buổi sớm này là lần đầu
thấy vầng dương
Bao giờ cũng có nước gió và ánh
sáng
Không có gì qua đi có chăng là người
khách qua đường
Bất chấp mọi điều tôi nói với bạn
cuộc đời này như thế
Với ai sẽ muốn nghe mà tôi chia sẻ
tâm tình đây
Khi chỉ còn trên môi lời cuối cùng
Xin cảm tạ
Tôi sẽ nói dẫu sao thật là đẹp
cuộc đời này”
T.V.T. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét