Bức "thông điệp lặng lẽ"…
(Nhân thăm nhà tù Sơn La)
Vừa tới thăm Côn Đảo giữa tháng 4 thì đầu tháng 6 này tôi lại có mặt ở nhà tù Sơn La. Ấn tượng sâu sắc về các bậc tiền bối của chúng ta. Phải nói sự tàn khốc độc ác của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các chính quyền cũ ghê gớm bao nhiêu thì càng nổi bật lên tinh thần bất khuất kiên cường của các chiến sĩ cách mạng thời đó. Những con người tù nhân chính trị năm xưa đó đều đẹp ở ý nghĩa phụng sự cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập và tự do của dân tộc Việt Nam .
Càng nghĩ sâu về sự hy sinh vô bờ bến đó của các bậc tiền nhân, liên hệ đến sự xuống cấp toàn diện của đời sống tinh thần và đạo đức lúc này của xã hội, càng thấy trong lòng sự buồn lo và có phần xấu hổ nữa. Chả lẽ các thế hệ chúng ta sống sau các cụ lại ngày một hư hỏng, đổ đốn như thế này ư. Cứ chịu khó quan sát cuộc sống xã hội, nhìn lướt qua các trang báo viết và báo mạng hằng ngày, chúng ta không thể chối bỏ một thực tế quá ư tàn nhẫn, đầy sự tiêu cực và phản đạo đức đang phô bầy đến mức trơ trẽn và bất cần che đậy…
Nói vậy cũng có nghĩa là chúng ta nếu không biết “tỉnh cơn mê” mà dừng lại, tránh xa những điều xấu trước khi quá muộn thì có thể sẽ làm hỏng hết những kỳ vọng của các cụ về một xã hội tương lai tốt đẹp. Bởi chính vì lý tưởng cao cả kia mà tất cả thế hệ các cụ đã xả thân đấu tranh, bất chấp mọi hy sinh gian khổ…
Đấy chính là bức “thông điệp lặng lẽ” mà tôi tin những ai có lương tri bình thường và tử tế đều dễ dàng nhận được khi có điều kiện đến thăm nếu như chưa đến, còn đến rồi thì cũng nên đến lại, những nơi tù ngục giam cầm các chiến sĩ yêu nước như Phú Quốc, Côn Đảo , Kon Tum, Sơn La, Hỏa Lò trong những năm tháng này…
VỆ NHI g-th
--------
Những bức ảnh chụp tại nhà tù Sơn La (sáng nay, 6/6/2012)
Cách đây 104 năm, cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị tại vùng Tây Bắc, thực dân Pháp đã cho xây dựng Nhà tù Sơn La để giam giữ những người yêu nước. Đầu thập kỷ 30 của thế kỷ XX, bọn chúng mở rộng quy mô của “địa ngục trần gian” này và đổi tên thành Ngục Sơn La để đày ải những người cộng sản...
Khủng bố tinh thần người tù bằng cảng "bêu đầu" một tù nhân trốn nhưng không thoát... (chiến sĩ cách mạng Đàm Văn Lý bị chặt đầu năm 1941)
Chiếc xe tù nhân chở nước - như một hình thức lao động khổ sai (ông Trường Chinh từng nhiều lần phải đi lấy nước bằng xe này)
Người tù nhân gắn với "cây đào" nổi tiếng trồng ở nơi đây - ông Tô Hiệu, người tù nhân đã hy sinh ở ngay nhà tù tàn khốc này (chính nơi đặt bát hương là chỗ ông hy sinh). Suuót mấy chục năm qua cây đào ấy vẫn nở hoa hồng đỏ mỗi độ xuân về (xem các ảnh dưới)
Cây đào Tô Hiệu (chụp năm 2000 mà blog tôi chụp lại)
Cây đào chiết cành từ gốc "cây đào Tô Hiệu" năm xưa hiện đã xanh tốt ngay bên lối đi vào khu nhà ngục Sơn La
Tác giả bài&ảnh bên gốc đào Tô Hiệu (6/6/2012)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét