Dân&Nước, Nước&Dân (1)
BÀI 1: PHÁT BIỂU CỦA ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC TẠI QUỐC HỘI
BÀI 2: PHỎNG VẤN GIÁO SƯ TƯƠNG LAI (TIẾP THEO BÀI NÀY)
Từ trên Tây Bắc về, có rất nhiều điều ghi lại và muốn post lên như thứ tâm tình với bạn bè người quen trên mạng. Ảnh nữa, chụp được vô số, có những tấm ưng ý nên càng muốn đưa lên blog cho bạn bè cùng xem và chia sẻ.
Chưa kịp đưa entry nào mới thì tin về dự thảo quản lý internet đã rục rịch công bố. Trên các trang mạng có đề cập, dưới đây là các thông tin tham khảo: http://www.baomoi.com/Du-thao-Nghi-dinh-moi-ve-Internet-Can-tang-cuong-vai-tro-trach-nhiem-cua-cac-dia-phuong/76/7233824.epi
và một thông tin khác: http://www.baomoi.com/Se-som-ban-hanh-Nghi-dinh-moi-ve-quan-ly-Internet/76/8219630.epi
Cũng nghe điều này dậm dạp lâu nay rồi. Đa số cư dân mạng đâu có đồng tình (đa số ở đây là nói đến “Dân” chứ không phải Chính quyền rồi - đương nhiên!).
Giữa lúc thế giới văn minh tiến lên như vũ như bão, người ta tìm mọi cách phát minh và phát triển nó (tức internet và các tiện ích theo nó mà có thêm chỉ có mục đích cao quý và duy nhất là phục vụ cho thông tin, kiên thức, cho sự hiểu biết của con người nói chung…), thì nước mình lại đi cản trở thì không khỏi thấy nó là lạ và kỳ kỳ thế nào ấy... Đành rằng có lý do an ninh mạng được trưng ra. Nhưng ai cũng rõ đằng sau nó - và là điều chủ chốt – là người quản lý cố dựng lên bức tường chặn nó cũng như những khuyến cáo nguy hiểm nếu công dân không chấp hành khi sử dụng internet.
Hậu quả nhỡn tiền là các trang mạng có nội dung phản biện, người ta quen gọi là báo chí hoặc thông tin “lề trái”, trong ít ngày nay người đọc bắt đầu thấy khó vào hoặc gần như không vào mà theo dõi được.
Trong bối cảnh đó, khi còn trên đường trở về đã đọc bài phát biểu của ông Dương Trung Quốc tại hội trường Quốc hội đang họp; và gần đây là bài phỏng vấn ông Tương Lai đã thúc giục blog này muốn đăng lại hai ý kiến đó.
Tôi nghĩ đây là tiếng nói thẳng thắn của người trí thức. Các vấn đề rất lớn và cốt tử của đất nước và nhân dân lúc này đều được đề cập. Dân với Nước, Nước với Dân gắn chặt với nhau...
Khác với những ý kiến trái chiều nhưng thường có phần cực đoan ít hoặc nhiều, thì những ý kiến phản biện của cụ Tương Lai và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, tôi nghĩ, nó thường lựa chọn được chỗ đứng chỗ nhìn "cao" hơn thực tế đời sống có khi nào không bộn bề ngổn ngang để tìm được cách lý giải đúng đắn và nghiêm túc. Như thế thì Nhà nước và Chế độ này nếu nói là "của dân vì dân do dân" thì phải biết lắng nghe chứ đừng đẩy vào khoảng không yên lặng như bao lần trước từng xảy ra. Chắc hai vị đã nói ra công khai (cả hai bài đều do báo lề phải đăng tải) những điều hệ trọng đó cũng đều nghĩ và mong như thế.
Vệ Nhi g-th
-------Nước nhà gặp nhiễu sự, dân còn giúp Nhà nước?Cập nhật lúc :8:53 PM, 09/06/2012Tại sao cán bộ, công chức được bồi dưỡng về quốc phòng lại để người nước ngoài có hoạt động vượt ngoài tầm kiểm soát? Tại sao tập đoàn nhà nước lại kém thành công?...
Vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không?
Những câu hỏi trên và hàng loạt câu hỏi khác nữa được đại biểu Dương Trung Quốc nêu ra khiến người nghe lẫn người có trách nhiệm trả lời không khỏi cảm thấy nhức nhối.
Để giúp độc giả tường tận quan điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, Đất Việt xin đăng tải toàn bộ nội dung bài phát biểu trước Quốc hội của ông chiều ngày 7/6.
Dưới đây là nội dung chi tiết:
Kính thưa Quốc hội,
Tôi không nhắc lại nhiều ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi để đồng tình với một số đánh giá tích cực trong hoạt động của Chính phủ thể hiện trong báo cáo. Tôi muốn tiếp cận từ cách nhìn khác.
Qua năm tháng tham gia Quốc hội, tôi nghiệm thấy một Quốc hội như thế nào sẽ có một Chính phủ như thế đó, phương thức hoạt động của Quốc hội là nửa năm triệu tập một kỳ họp nghe bản báo cáo với nội dung chủ yếu là nhìn lại 6 tháng vừa qua, hướng tới mục tiêu 6 tháng tiếp theo.
Thời điểm cuối tháng 5, cuối tháng 10 mỗi năm thật lỡ dở để có dịp nhìn lại trọn vẹn từng năm, cứ tập trung vào bản báo cáo 6 tháng 1 lần khó có thể nhận dạng bức tranh toàn cảnh của đất nước.
Với tầm nhìn mỗi nửa năm ấy, bản Báo cáo của Chính phủ chỉ nêu lên việc đã làm như những thành tựu đã đạt được, đưa ra một số sai sót yếu kém gắn với những vấn đề nổi cộm dư luận đang quan tâm và đưa ra những giải pháp thường là ngắn hạn, ít mới mẻ.
Để ngắm bức tranh toàn cảnh cần có độ lùi về không gian và thời gian, hoàn cảnh cho tôi đến nay đã được dự khoảng 20 phiên, đọc chừng 20 bản Báo cáo của Chính phủ, bằng cảm quan nghề nghiệp của mình nhận ra cái mạnh, cái chưa mạnh của Chính phủ, mạnh nhất của Chính phủ là khả năng ứng biến, năng lực giải quyết tình huống.
Phải chăng đây là sự kế thừa của truyền thống hình thành trong thời chiến. Năng lực ấy đã phát huy tác dụng tích cực khi chúng ta thực hiện mục tiêu chính nghĩa, một đường lối đúng đắn có sự hậu thuẫn về ý chí của toàn dân, lại có tầm nhìn sáng suốt của người đứng đầu.
..."thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một số tập đoàn như Vinashin, Vinaline thì có ai mà không xót ruột"...
Cái mạnh ấy đã giúp Chính phủ cứ 6 tháng một lần lại vượt qua được những thử thách của thực tiễn, đạt được những mục tiêu ngắn hạn và cũng vượt qua được một kỳ họp cũng là một kỳ chất vấn của Quốc hội để rồi lại dấn thân phấn đấu cho 6 tháng tiếp theo. Vì thế những thành tựu ấy khó bền vững và những khuyết điểm yếu kém của Chính phủ luôn lặp lại gần như là một điệp khúc không mấy thay đổi qua các bản báo cáo.
Nói như vậy tôi hoàn toàn không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và bộ máy của Chính phủ, cũng như chia sẻ những khó khăn khách quan mà cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền rất phức tạp mà Chính phủ phải gánh vác.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là xem thường năng lực ứng phó và giải pháp tình huống nhưng chỉ như vậy thì không đủ. Bởi vì nếu cứ tiếp tục như thế này thì mãi mãi chúng ta không thể theo kịp những yêu cầu ngày càng khắt khe của sự phát triển bền vững, cũng như hội nhập với thế giới đang cạnh tranh quyết liệt và đầy những biến động rủi ro.
Hơn thế nó cũng không đáp ứng được mong muốn của nhân dân ngày càng có năng lực thể hiện quyền dân chủ của mình mà hoạt động của Quốc hội có trách nhiệm phải đáp ứng.
Kính thưa Quốc hội,
Một trong những chức năng quan trọng cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của Chính phủ là điều hành đất nước ở tầm vĩ mô và mang nội hàm về không gian to lớn lẫn thời gian lâu dài. Ta có thể đặt ra những câu hỏi vì sao đất nước đã hòa bình gần 40 năm mà con đường huyết mạch số 1 hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ Tây cai trị.
Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực được coi là mục tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất, trong đó đặt vai trò là động lực hàng đầu cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất. Để nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm công nghiệp đáng để cho thế giới biết đến thì dường như chưa có còn nhắc đến con số như thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một số tập đoàn như Vinashin, Vinaline thì có ai mà không xót ruột.
..."đối với dân chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với bộ phận nhân dân"...
Trong khi đó như chúng ta vừa thảo luận về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì chính những người nông dân, ngư dân vốn ít được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro không chỉ của thiên tai mà của cả môt số sai sót trong điều hành của Chính phủ lại làm nên những thành tựu, những thương hiệu hơn hẳn công nghiệp trên nhiều lĩnh vực quan trọng, thực tiễn đã vượt qua sự chủ động trong tầm nhìn và tầm tay quản lý của Chính phủ.
Một ví dụ nữa, đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai cũng được bồi dưỡng những khoa học về quốc phòng toàn dân mà vẫn để hiện tượng sử dụng lao động người nước ngoài, cho thuê đất rừng hay khai thác khoáng sản và gần đây nhất là nuôi hải sản ngay tại những vị trí trọng yếu an ninh quốc gia đều vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước.
Nhìn vào bản đồ quốc gia, chúng ta sẽ thấy không ít sự bất hợp lý và lãng phí, hệ quả của mối quan hệ giữa Chính phủ Trung ương và các chính quyền địa phương bị chi phối bởi tầm nhìn của bộ, cũng như sự thỏa hiệp của mối quan hệ xin, cho. Tôi nhấn mạnh mối quan hệ xin, cho đang ngày càng trầm trọng và gây tác hại lớn nhất cho điều hành đất nước, phá hoại những giá trị xã hội tạo nên hiện tượng đáng quan ngại không chỉ là những vụ tham nhũng và thất thoát lớn đã được phát hiện hay không thể phát hiện mà còn là hiện tượng đã được thừa nhận là tham nhũng vặt.
Trong khi đó, đối với dân chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với bộ phận nhân dân làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân vì dân mà chúng ta đang phấn đấu. Chỉ số lòng tin đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đến, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực lắng nghe của Chính phủ.
Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay hoạt động xã hội trong đó có những đại biểu Quốc hội từ rất nhiều cuộc hội thảo về đề tài nghiên cứu v.v... mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?
"đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai cũng được bồi dưỡng những khoa học về quốc phòng toàn dân mà vẫn để hiện tượng... vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước"
Trong những hạn chế của Chính phủ đó có trách nhiệm của Quốc hội, vì sao khi thảo luận về Luật phòng, chống tham nhũng nhiều vị đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội đã can rằng không nên giao trách nhiệm đứng đầu cơ quan này cho cơ quan hành pháp, thế mà chính Quốc hội chúng ta lại thông qua luật để tới nay lại phải sửa lại.
Vì sao từ nhiệm kỳ trước Quốc hội, tôi đã thấy các vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của Nhà nước, Quốc hội vẫn chưa tiếp thu. Vì sao khi xảy ra những vụ việc như Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc. Tại sao xảy ra hiện tượng người Trung Quốc nuôi cá ngay địa bàn quân sự Cam Ranh, người phát hiện chỉ là báo chí. Tất cả các bản Báo cáo ngân sách Chính phủ trình Quốc hội đều cho qua thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không?
Khi nói đến Quốc hội, tôi cũng ý thức được rằng trong đó có cả chính mình. Từ những ý kiến trên, tôi kiến nghị các bản Báo cáo mỗi kỳ họp của Quốc hội, của Chính phủ ngoài phần báo cáo như cách viết hiện nay, Quốc hội cần hướng việc giám sát vào những vấn đề nổi bật gắn với tầm điều hành vĩ mô của Chính phủ để thấy những tiến bộ của Chính phủ sau mỗi kỳ họp thông qua đánh giá việc thực hiện những mục tiêu lớn và dài hạn.
Cuối cùng, tôi xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước, đó là câu đối thời hậu Lê Hoàng Ngũ Phúc và một thời kỳ lịch sử rối ren ông đã nhắc nhở: "Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác". Thử đặt ra một câu hỏi vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không? Đặt câu hỏi đó Chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần phải làm.
Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
BÀI 2: PHỎNG VẤN GIÁO SƯ TƯƠNG LAI (TIẾP THEO BÀI NÀY)
và một thông tin khác: http://www.baomoi.com/Se-som-ban-hanh-Nghi-dinh-moi-ve-quan-ly-Internet/76/8219630.epi
Khác với những ý kiến trái chiều nhưng thường có phần cực đoan ít hoặc nhiều, thì những ý kiến phản biện của cụ Tương Lai và đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc, tôi nghĩ, nó thường lựa chọn được chỗ đứng chỗ nhìn "cao" hơn thực tế đời sống có khi nào không bộn bề ngổn ngang để tìm được cách lý giải đúng đắn và nghiêm túc. Như thế thì Nhà nước và Chế độ này nếu nói là "của dân vì dân do dân" thì phải biết lắng nghe chứ đừng đẩy vào khoảng không yên lặng như bao lần trước từng xảy ra. Chắc hai vị đã nói ra công khai (cả hai bài đều do báo lề phải đăng tải) những điều hệ trọng đó cũng đều nghĩ và mong như thế.
-------
|
Để giúp độc giả tường tận quan điểm của đại biểu Dương Trung Quốc, Đất Việt xin đăng tải toàn bộ nội dung bài phát biểu trước Quốc hội của ông chiều ngày 7/6.
Dưới đây là nội dung chi tiết:
Kính thưa Quốc hội,
Tôi không nhắc lại nhiều ý kiến của nhiều vị đại biểu Quốc hội phát biểu trước tôi để đồng tình với một số đánh giá tích cực trong hoạt động của Chính phủ thể hiện trong báo cáo. Tôi muốn tiếp cận từ cách nhìn khác.
Qua năm tháng tham gia Quốc hội, tôi nghiệm thấy một Quốc hội như thế nào sẽ có một Chính phủ như thế đó, phương thức hoạt động của Quốc hội là nửa năm triệu tập một kỳ họp nghe bản báo cáo với nội dung chủ yếu là nhìn lại 6 tháng vừa qua, hướng tới mục tiêu 6 tháng tiếp theo.
Thời điểm cuối tháng 5, cuối tháng 10 mỗi năm thật lỡ dở để có dịp nhìn lại trọn vẹn từng năm, cứ tập trung vào bản báo cáo 6 tháng 1 lần khó có thể nhận dạng bức tranh toàn cảnh của đất nước.
Với tầm nhìn mỗi nửa năm ấy, bản Báo cáo của Chính phủ chỉ nêu lên việc đã làm như những thành tựu đã đạt được, đưa ra một số sai sót yếu kém gắn với những vấn đề nổi cộm dư luận đang quan tâm và đưa ra những giải pháp thường là ngắn hạn, ít mới mẻ.
Thời điểm cuối tháng 5, cuối tháng 10 mỗi năm thật lỡ dở để có dịp nhìn lại trọn vẹn từng năm, cứ tập trung vào bản báo cáo 6 tháng 1 lần khó có thể nhận dạng bức tranh toàn cảnh của đất nước.
Với tầm nhìn mỗi nửa năm ấy, bản Báo cáo của Chính phủ chỉ nêu lên việc đã làm như những thành tựu đã đạt được, đưa ra một số sai sót yếu kém gắn với những vấn đề nổi cộm dư luận đang quan tâm và đưa ra những giải pháp thường là ngắn hạn, ít mới mẻ.
Phải chăng đây là sự kế thừa của truyền thống hình thành trong thời chiến. Năng lực ấy đã phát huy tác dụng tích cực khi chúng ta thực hiện mục tiêu chính nghĩa, một đường lối đúng đắn có sự hậu thuẫn về ý chí của toàn dân, lại có tầm nhìn sáng suốt của người đứng đầu.
|
Cái mạnh ấy đã giúp Chính phủ cứ 6 tháng một lần lại vượt qua được những thử thách của thực tiễn, đạt được những mục tiêu ngắn hạn và cũng vượt qua được một kỳ họp cũng là một kỳ chất vấn của Quốc hội để rồi lại dấn thân phấn đấu cho 6 tháng tiếp theo. Vì thế những thành tựu ấy khó bền vững và những khuyết điểm yếu kém của Chính phủ luôn lặp lại gần như là một điệp khúc không mấy thay đổi qua các bản báo cáo.
Nói như vậy tôi hoàn toàn không phủ nhận những nỗ lực của Chính phủ, các thành viên của Chính phủ và bộ máy của Chính phủ, cũng như chia sẻ những khó khăn khách quan mà cuộc khủng hoảng kinh tế mang tính toàn cầu cũng như cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền rất phức tạp mà Chính phủ phải gánh vác.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là xem thường năng lực ứng phó và giải pháp tình huống nhưng chỉ như vậy thì không đủ. Bởi vì nếu cứ tiếp tục như thế này thì mãi mãi chúng ta không thể theo kịp những yêu cầu ngày càng khắt khe của sự phát triển bền vững, cũng như hội nhập với thế giới đang cạnh tranh quyết liệt và đầy những biến động rủi ro.
Hơn thế nó cũng không đáp ứng được mong muốn của nhân dân ngày càng có năng lực thể hiện quyền dân chủ của mình mà hoạt động của Quốc hội có trách nhiệm phải đáp ứng.
Nói như vậy cũng không có nghĩa là xem thường năng lực ứng phó và giải pháp tình huống nhưng chỉ như vậy thì không đủ. Bởi vì nếu cứ tiếp tục như thế này thì mãi mãi chúng ta không thể theo kịp những yêu cầu ngày càng khắt khe của sự phát triển bền vững, cũng như hội nhập với thế giới đang cạnh tranh quyết liệt và đầy những biến động rủi ro.
Hơn thế nó cũng không đáp ứng được mong muốn của nhân dân ngày càng có năng lực thể hiện quyền dân chủ của mình mà hoạt động của Quốc hội có trách nhiệm phải đáp ứng.
Kính thưa Quốc hội,
Một trong những chức năng quan trọng cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của Chính phủ là điều hành đất nước ở tầm vĩ mô và mang nội hàm về không gian to lớn lẫn thời gian lâu dài. Ta có thể đặt ra những câu hỏi vì sao đất nước đã hòa bình gần 40 năm mà con đường huyết mạch số 1 hay hệ thống đường sắt vẫn gần như thời kỳ Tây cai trị.
Vì sao trên lĩnh vực công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực được coi là mục tiêu chiến lược và được Chính phủ đầu tư nhiều nhất, trong đó đặt vai trò là động lực hàng đầu cho các tập đoàn nhà nước lại là lĩnh vực kém thành công nhất. Để nhắc đến một thương hiệu hay một sản phẩm công nghiệp đáng để cho thế giới biết đến thì dường như chưa có còn nhắc đến con số như thất thoát ngân sách khổng lồ gắn với những đổ vỡ của một số tập đoàn như Vinashin, Vinaline thì có ai mà không xót ruột.
|
Trong khi đó như chúng ta vừa thảo luận về nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì chính những người nông dân, ngư dân vốn ít được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, thậm chí phải chịu đựng nhiều rủi ro không chỉ của thiên tai mà của cả môt số sai sót trong điều hành của Chính phủ lại làm nên những thành tựu, những thương hiệu hơn hẳn công nghiệp trên nhiều lĩnh vực quan trọng, thực tiễn đã vượt qua sự chủ động trong tầm nhìn và tầm tay quản lý của Chính phủ.
Một ví dụ nữa, đội ngũ cán bộ, công chức được tuyển chọn, đào tạo trong đó dường như ai cũng được bồi dưỡng những khoa học về quốc phòng toàn dân mà vẫn để hiện tượng sử dụng lao động người nước ngoài, cho thuê đất rừng hay khai thác khoáng sản và gần đây nhất là nuôi hải sản ngay tại những vị trí trọng yếu an ninh quốc gia đều vượt ra ngoài tầm kiểm soát của bộ máy nhà nước.
Nhìn vào bản đồ quốc gia, chúng ta sẽ thấy không ít sự bất hợp lý và lãng phí, hệ quả của mối quan hệ giữa Chính phủ Trung ương và các chính quyền địa phương bị chi phối bởi tầm nhìn của bộ, cũng như sự thỏa hiệp của mối quan hệ xin, cho. Tôi nhấn mạnh mối quan hệ xin, cho đang ngày càng trầm trọng và gây tác hại lớn nhất cho điều hành đất nước, phá hoại những giá trị xã hội tạo nên hiện tượng đáng quan ngại không chỉ là những vụ tham nhũng và thất thoát lớn đã được phát hiện hay không thể phát hiện mà còn là hiện tượng đã được thừa nhận là tham nhũng vặt.
Trong khi đó, đối với dân chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với bộ phận nhân dân làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân vì dân mà chúng ta đang phấn đấu. Chỉ số lòng tin đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đến, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực lắng nghe của Chính phủ.
Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay hoạt động xã hội trong đó có những đại biểu Quốc hội từ rất nhiều cuộc hội thảo về đề tài nghiên cứu v.v... mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?
Trong khi đó, đối với dân chính bộ máy công quyền ấy lại phải chăng quá khắt khe cảnh giác để rồi hành xử có phần vụng về, thô bạo đối với bộ phận nhân dân làm phương hại đến hình ảnh của một Nhà nước của dân, do dân vì dân mà chúng ta đang phấn đấu. Chỉ số lòng tin đối với Chính phủ chưa khi nào được quan tâm tính đến, nhưng chắc chắn không như chúng ta mong muốn. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó, nhưng theo tôi nguyên nhân đáng quan ngại nhất là năng lực lắng nghe của Chính phủ.
Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay hoạt động xã hội trong đó có những đại biểu Quốc hội từ rất nhiều cuộc hội thảo về đề tài nghiên cứu v.v... mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?
|
Trong những hạn chế của Chính phủ đó có trách nhiệm của Quốc hội, vì sao khi thảo luận về Luật phòng, chống tham nhũng nhiều vị đại biểu Quốc hội và dư luận xã hội đã can rằng không nên giao trách nhiệm đứng đầu cơ quan này cho cơ quan hành pháp, thế mà chính Quốc hội chúng ta lại thông qua luật để tới nay lại phải sửa lại.
Vì sao từ nhiệm kỳ trước Quốc hội, tôi đã thấy các vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của Nhà nước, Quốc hội vẫn chưa tiếp thu. Vì sao khi xảy ra những vụ việc như Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc. Tại sao xảy ra hiện tượng người Trung Quốc nuôi cá ngay địa bàn quân sự Cam Ranh, người phát hiện chỉ là báo chí. Tất cả các bản Báo cáo ngân sách Chính phủ trình Quốc hội đều cho qua thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không?
Khi nói đến Quốc hội, tôi cũng ý thức được rằng trong đó có cả chính mình. Từ những ý kiến trên, tôi kiến nghị các bản Báo cáo mỗi kỳ họp của Quốc hội, của Chính phủ ngoài phần báo cáo như cách viết hiện nay, Quốc hội cần hướng việc giám sát vào những vấn đề nổi bật gắn với tầm điều hành vĩ mô của Chính phủ để thấy những tiến bộ của Chính phủ sau mỗi kỳ họp thông qua đánh giá việc thực hiện những mục tiêu lớn và dài hạn.
Cuối cùng, tôi xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước, đó là câu đối thời hậu Lê Hoàng Ngũ Phúc và một thời kỳ lịch sử rối ren ông đã nhắc nhở: "Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác". Thử đặt ra một câu hỏi vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không? Đặt câu hỏi đó Chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần phải làm.
Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
Vì sao từ nhiệm kỳ trước Quốc hội, tôi đã thấy các vị đại biểu nêu lên sự cần thiết phải xây dựng luật nhằm quản lý và phát huy vốn của Nhà nước, Quốc hội vẫn chưa tiếp thu. Vì sao khi xảy ra những vụ việc như Tiên Lãng - Hải Phòng, Văn Giang - Hưng Yên chẳng thấy Quốc hội sớm vào cuộc. Tại sao xảy ra hiện tượng người Trung Quốc nuôi cá ngay địa bàn quân sự Cam Ranh, người phát hiện chỉ là báo chí. Tất cả các bản Báo cáo ngân sách Chính phủ trình Quốc hội đều cho qua thì sự thất thoát ngân sách lớn như thế có trách nhiệm của Quốc hội không?
Khi nói đến Quốc hội, tôi cũng ý thức được rằng trong đó có cả chính mình. Từ những ý kiến trên, tôi kiến nghị các bản Báo cáo mỗi kỳ họp của Quốc hội, của Chính phủ ngoài phần báo cáo như cách viết hiện nay, Quốc hội cần hướng việc giám sát vào những vấn đề nổi bật gắn với tầm điều hành vĩ mô của Chính phủ để thấy những tiến bộ của Chính phủ sau mỗi kỳ họp thông qua đánh giá việc thực hiện những mục tiêu lớn và dài hạn.
Cuối cùng, tôi xin nhắc lại lời của người xưa đúc kết về thuật trị nước, đó là câu đối thời hậu Lê Hoàng Ngũ Phúc và một thời kỳ lịch sử rối ren ông đã nhắc nhở: "Nước lấy dân làm gốc, nước bình yên, nước hãy để dân yên. Dân lấy nước làm lòng, khi nhiễu sự dân ra gánh vác". Thử đặt ra một câu hỏi vào thời điểm này khi nhiễu sự liệu dân có ra gánh vác như những thời kỳ đầy thử thách trong quá khứ lịch sử oai hùng của chúng ta không? Đặt câu hỏi đó Chính phủ sẽ thấy nhiều việc cần phải làm.
Xin hết, xin cảm ơn Quốc hội.
Bản gốc do tác giả cung cấp cho trang mạng bauxit
NƯỚC NHÀ GẶP NHIỄU SỰ, DÂN CÒN GIÚP NHÀ NƯỚC?
Phỏng vấn GS Tương Lai
Bài đã đăng trên "Doanh nhân Sài Gòn cuối tuần" số 458, thứ sáu 8.6.1012. Vietnamnet đưa lại ngày 9.6.2012 theo bản DNSGCT đã đăng. Dưới đây là bản gốc của người ghi gửi để tôi xem lại, nhưng khi đưa lên báo, tòa soạn DNSGCT cắt bỏ một số đoạn [in màu đỏ], để cho rõ ý của tôi, xin đăng bản gốc đó. Tương Lai |
Giáo sư Tương Lai xuất hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thông, nói lên nhiều suy nghĩ, ý kiến sắc sảo về các vấn đề trọng đại của thời cuộc. Những bài viết của ông thường gai góc, nhưng thẳng thắn và trung thực. Các ý kiến của ông chính xác là góc nhìn của nhà nghiên cứu xã hội học - văn hóa, góp phần tích cực cho sự phát triển dân chủ và tiến bộ xã hội.
Đầu năm nay khi đang nằm viện không tham dự được, ông vẫn gửi bài phát biểu của mình tới hội nghị Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Thưa giáo sư, ông vẫn biết nhiều ý kiến nói thẳng ít khi được lắng nghe, vậy điều gì khiến ông kiên nhẫn đóng góp?
Tôi đã từng nói công khai khi trả lời phỏng vấn báo đài nước ngoài, nếu ai cũng ra đi , rồi ở nước ngoài nói thoải mái, tôi thấy không ổn. Còn tôi, cũng chỉ là một người bình thường. Nhưng dù sao tôi cũng là người biết chữ, đọc được, hiểu được, lại là một đảng viên. Chế độ này tồn tại được hay không sẽ có phần đóng góp của tôi,vì đây cũng là xương máu của tôi . Tôi góp phần mình vào công cuộc chỉnh đốn Đảng để làm trong sách cái chế độ mà bao xương máu đã đổ ra để có nó. Không phải bằng việc rao giảng đạo đức suông, mà phải làm như Bác Hồ nói trong Di Chúc " động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân" tham gia vào cuộc chiến đấu mà Bác gọi là "cuộc chiến đấu khổng lồ". Cho nên, việc tôi làm là góp phần đánh thức công luận đặc biệt là trên trận địa văn hóa . Cần hiểu rằng trong văn hóa có chính trị.
Như vậy, phải hiểu ông là một người phê phán quyết liệt nhưng lạc quan?
Con đường tôi chọn không là một trí thức ngậm miệng ăn tiền. Không bi quan chán nản mà lạc quan. Lạc quan vì tôi tin vào quy luật phát triển, vào sức sống mãnh liệt của dân tộc. Tiến hóa là một quá trình phát triển không phải theo tuyến tính tuần tự như tiến mà là phi tuyến tính với những bước hợp trội tạo ra những đột biến. Tôi nhớ tại một Hội thảo về truyền thống và hiện đại, môt học giả Pháp, ông Edouard de Penguilly nói với chúng tôi :" Lịch sử cổ xưa và hiện đại của các anh cho thấy một điều kỳ diệu là bao giờ dân tộc Việt Nam cũng tìm được những giải pháp độc đáo cho những vấn đề gặp phải.
Cùng tắc biến, biến tắc thông là quy luật chung rồi, và sức sống kỳ diệu của dân tộc đã thể hiện rõ quy luật đó. Sức sống ấy thể hiện rất rõ ở lớp trẻ. Tôi đã nhìn thấy ánh mắt của họ trong những dịp họ biểu hiện chính kiến và tình yêu nước khi Tổ quốc bị xâm phạm. Trong ánh mắt ấy tôi thấy và tin vào sức sống không gì dập tắt được của dân tộc mình. Tôi nhớ là Ph Angghen có nói một ý mà tôi đã nhiều lần dẫn ra trong các bài viết đã đăng báo : mẫu hình của một xã hội mới như thế nào sẽ do lớp trẻ xây dựng nên theo khuôn mẫu mà họ cần. Nguyên văn là thế này : xã ội ấy“sẽ được quyết định khi một thế hệ mới sẽ lớn lên...Khi những con người như thế xuất hiện, họ sẽ vứt bỏ tất cả những điều mà theo quan niệm hiện nay họ phải làm : họ sẽ tự biết cần phải làm như thế nào”.
Ông có cho rằng những ý kiến của mình đã có kết quả và chí ít cũng giành được thắng lợi nào đó?
Chiến thắng ư? Cũng khó nói đã được những gì, nhưng chí ít là những điều tôi suy ngẫm để viết ra là trung thực. trung thực với mình, trung thức với đất nước và nhân dân mình. Tôi hiểu vì lẽ gì mà phải làm như thế, và tôi tự thấy không xấu hổ với lương tâm. Còn hiệu quả đến đâu thì có lẽ cuộc đời sẽ nghiệm thu và phê phán.
Có cuộc tranh cãi thế nào là trí thức chẳng đi đến phân định. Theo giáo sư, ông nghĩ thế nào về vấn đề đó?
Định nghĩa thì nhiều lắm. Nhiều định nghĩa hay, có lý cả, dẫn ra không hết. Nhưng tôi quan niệm rõ ràng trí thức là một tầng lớp tinh hoa của xã hội. Ai cũng biết những tên tuổi như Trần Đức Thảo, Nguyễn Mạnh Tường ,Tạ Quang Bửu, Đặng Văn Ngữ, Hồ Đắc Di, Đào Duy Anh, rồi ngay cả Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng… - một lớp người tiếp nhận được ánh sáng của nền văn hóa Pháp vượt ra khỏi ý đồ thực dân của nhà trường do Pháp dựng lên. Vậy trí thức, họ là ai? Tôi thích ý của Jean Paul Sartre: “trí thức là người làm những việc chẳng ăn nhập gì đến họ, (s’occupe de ce qui ne le regarde pas). Kỹ sư thì không lo xây cầu, thầy thuốc thì không lo khám bệnh... Tại sao họ lại xớ rớ vào những chuyện không liên quan gì đến họ vậy, tại vì họ cho đó chính là chuyện của họ. Chuyện không phải là của họ mà họ thấy là của họ. Cái thấy đó làm họ trở thành trí thức . Ở đây ý tưởng của nhà triết học Pháp thế kỷ XX bắt găp ý của Nguyễn Công Trứ trong Luận về chữ sĩ" có câu: Vũ trụ chi gian giai phận sự. Xem việc trong trời đất là bổn phận phải làm. Phải có danh gì với núi sông như ông nói cũng theo nghĩa này.
Năm 1997 khi xảy ra sự kiện Thái Bình, lý do nào khiến ông được tham gia đoàn khảo sát và trực tiếp viết báo cáo?
Lúc đó tôi đang là viện trưởng Viện Xã hội học, thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Khi có sự kiên Thái Bình, Thủ tướng muốn có thêm góc nhìn khách quan của nhà khoa học nên đã cử chúng tôi xuống Thái Bình. Chúng tôi về những nơi nóng bỏng nhất, trực tiếp tìm hiểu, lắng nghe dân và nghe cán bộ địa phương, cập nhật số liệu điều tra và phân tích rút ra kết luận. Bản báo cáo " Khảo sát xã hội học về "sự kiện Thái Bình" gửi đến Thủ tướng là đúc kết từ những dữ liệu trực tiếp thu nhận từ những cái đó, tập trung tìm hiểu và phân tích là diễn biến tại xã An Ninh, huyện Quỳnh Phụ, cùng với những nghiên cứu bổ sung tại nhiều địa điểm khác của Thái Bình. Điều tôi nhớ nhất là sự tiếp nhận và suy nghĩ của Thủ tướng Võ Văn Kiệt từ bản báo cáo đó. Ấn tượng đậm nét nữa là ý kiến của đồng chí Phạm Văn Đồng sau khi nghe tôi trình bày: " không được nói đây là mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân, mà phải nói rõ đấy là mâu thuẫn giữa một bên là những người cầm quyền thoái hóa biến chất áp bức, đè nén nhân dân và một bên là người dân không thể cam chịu phải đứng dậy đấu tranh. Có phân tích như vậy mới co giải pháp đúng được"!
Ông có so sánh gì về thời kỳ Thái Bình ấy với tính chất và diễn biến của ngày càng nhiều các cuộc khiếu kiện đất đai và sự phản kháng của người nông dân hiện nay?
Mức độ của các vụ khiếu kiện đất đai bao giờ cũng gay gắt. Ngay thời kỳ Thài Bình, có tới năm trên
bảy huyện khiếu kiện, kéo lên có tổ chức bài bản lớp lang, được khởi xướng bởi các cựu chiến .binh. Các cuộc khiếu kiện có tổ chức với cả ngàn người lên tỉnh không được đáp ứng thỏa đáng đã đẩy tới những đụng độ giữa người biểu tình và lực lượng công an. Giọt nước tràn ly là khi công an sử dụng cho bec giê để trấn áp người biểu tình. Người biểu tình xô đổ bức tường của Viện Kiểm sát huyện Quỳnh Phụ, lấy gạch đá chống trả. Và dạo ấy tình hình căng thẳng chẳng kém gì sự kiện Tiên Lãng Hải Phòng tháng tư vừa rồi. Diện cũng rộng hơn, có đến 5 trên 7 huyện có khiếu kiện tập thể và biểu tình. Vấn đề là sư kiện Tiên Lãng xảy ra trong thời buổi của internet nối mạng, không thể bưng bít thông tin nên công luận lên tiếng được ngay. Chuyện này tôi đã nói đến trong bài “Từ "Sự kiện Tiên Lãng 2012 nghĩ về "Sự kiệnThái Bình năm 1997” đăng trên báo Đại Đoàn Kết.
Có thể nói, do điều kiện công tác như thế, ông rất hiểu vấn đề nông dân?
Tương đối thôi, đừng nói quá lên, ngượng lắm. Đúng là chúng tôi có hiểu biết đến một mức nào đó về người nông dân đồng bằng Bắc bộ. Tôi đã có nhiều bài viết và một số công trình nghiên cứu về những vấn đề xã hội ở Đồng bằng sông Hồng. Chuyên đề này đã có đăng trong “Làng ở châu thổ sông Hồng - Những vấn đề còn bỏ ngỏ” do Viện Khoa Học Xã hội Việt Nam và Trường Viễn Đông Bác cổ tổ chức nghiên cứu và xuất bản năm 2002.
Trong một dịp làm việc, đại tướng Võ Nguyên Giáp có hỏi tôi vấn đề gì đặt ra cho nông thôn hôm nay, tôi trả lời rằng tất cả những vấn đề mà Qua Ninh và Vân Đình (bút danh của Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp) đặt ra trong cuốn Vấn đề dân cày in năm 1940 đều còn nguyên vẹn cả. Đất chật, người đông. Người thì tiếp tục sinh ra nhưng đất thì không sinh trưởng. Bình quân đất đai tính trên đầu người ở nông thôn Việt Nam vào loại thấp nhất thế giới. Với cái đà quy hoạch, dự án, sân golf, resort như hiện nay, vấn đề sẽ còn gay gắt hơn rất nhiều. Ngay cả vấn đề “chiếm đất, lập đồn điền” mà Qua Ninh - Vân Đình từng phân tích thì dường như cũng đang tái diễn với những biến thái phức tạp hơn, dữ dằn hơn.
Nhưng ông cũng biết quy luật của phát triển, việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa là không thể tránh khỏi?
Đúng vậy. Sự phát triển nào cũng có cái giá phải trả. Công nghiệp hóa và hiện đại hóa càng như vậy. Chỉ có điều, từ một nền nông nghiệp trồng lúa nước của vùng nhiệt đới gió mùa, phải có cách nghĩ cách làm thế nào để hơn 70% dân số là nông dân gắn chặt với ruộng đất không bị hụt hẫng khi phải rời bỏ mảnh đất của mình.Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, là chuyện không thể không làm nếu muốn đất nước phát triển. Không thể hiểu quá đơn giản về chuyển đổi nông nghiệp nghĩa là biến nông dân thành phi nông, ly nông hay công nhân dịch vụ. Cái đó có phần đúng, nhưng ruộng đất là lý do tồn tại của nông dân. Quy hoạch tùy tiện và xô bồ, nhất là khi chen vào trong sự quy hoạch đó là lợi ích của một nhóm người nhân danh lợi ích quốc gia để thâu tóm đất đai vào tay mình theo kiểu "cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" thì hết sức nguy hiểm. Nguy hiểm thế nào thì chị đã thấy rõ rồi đấy. Nông trường Sông Hậu, rồi Tiên Lãng, Văn Giang, Vụ Bản... Nhân danh sở hữu toàn dân, lại có công cụ bạo lực trong tay, khoác bộ áo Nhà nước, một số người cầm quyền thoái hóa biến chất đang cướp trắng đất đai nông nghiệp, nguồn sống của người nông dân thấp cổ bé họng nhưng cũng là nguồn lợi nhuận khổng lồ cho các đại gia. Đó là lý do tại sao khiếu kiện liên miên không dứt, vì đây là chuyện sống còn của người nông dân.
Đừng quên rằng, ở nhiều nước công nghiệp phát triển, người ta đang đặt lại vấn đề nông thôn và nông nghiệp. Với nước ta, điều này càng cực kỳ hệ trọng. Nếu coi nhẹ vấn đề nông dân, nông thôn, hệ lụy sẽ cực kỳ lớn.
Vậy theo ông, Việt Nam phải đi lên như thế nào?
Một nước nông nghiệp nhiệt đới như nước ta, bên cạnh việc phải đối phó với hiểm họa thiên tai như bão lũ thì cũng phải thấy được ân huệ của thiên nhiên. Canada họ sáu tháng tuyết phủ, còn nước ta kinh tế nông nghiệp - một nền văn minh lúa nước miền nhiệt đới - có những thuận lợi hết sức lớn. Nhưng chúng ta chưa đưa công nghiệp vào được bao nhiêu. Vải thiều của ta ở Lục Ngạn Bắc Giang là một ví dụ, chậm thu mua là chỉ có đổ đi. Là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu mà trong việc thu hoạch lúa thất thoát lên đến 30%. Đầu tư cho nông nghiệp rất kém, trong khi lấy đất thì rất nhanh.
Viết cuốn sách “Những nghiên cứu về gia đình Việt Nam” dưới góc nhìn khoa học, ông có thấy sự sa sút các giá trị gia đình như dư luận thường than phiền không?
Gia đình Việt Nam đang ở trong một sự khủng hoảng rất rõ. Đó là sự mâu thuẫn giữa việc khẳng định sự giải phóng cá nhân, đặc điểm của xã hội hiện đại, một bước tất yếu của phát triển, với gia đình truyền thống duy trì tập quán gia trưởng.
Đã có những gì bị mất đi, thưa ông?
Nếu hiểu theo lối tam đại đồng đường thì mất rồi. Còn nếu hiểu mối quan hệ cha mẹ - con - cháu giữ được gia phong thì nay vẫn còn và điều này thật đáng quý. Dù có biến thái, nhưng nó vẫn còn. Nếu ai lên án việc gìn giữ gia phong thì đó là cực đoan, không đúng. Nhưng chúng ta cũng không thể cưỡng lại xu thế giải phóng cá nhân.
Ông đã có các công trình nghiên cứu như “Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội”, cùng các nhà nghiên cứu nước ngoài nghiên cứu các vấn đề nông thôn Đồng bằng sông Hồng… Sắp tới, ông có dự định viết công trình hoặc tác phẩm nào nữa không?
Cũng có nhiều suy nghĩ. Sẽ dành phần lớn thời gian để làm một cái gì đó thuần túy là vấn đề nhận thức của mình thôi. Tôi không có tài văn chương để viết như các nhà văn. Nhưng có lẽ sẽ suy ngẫm để viết ra một cái gì đó đã tích lũy trong óc , trong tim mình lâu nay. Nói như cụ Nguyễn Gia Thiều, tác giả "Cung oán ngâm khúc" : "mùi tục lụy lưỡi tê tân khổ, đường thế đồ gót rỗ kỳ khu". Sẽ cố viết một cái gì đó từa tựa như sự tự nhận thức về chặng đường lịch sử dân tộc ta đang đi, ở góc nhìn rất hẹp của một người nghiên cứu xã hội học, trung thực ghi lại những bước đường tư tưởng của mình nương theo chặng đường lịch sử mình đã trải qua.
Tính chất như vậy có thể gọi là viết hồi ký không, thưa ông?
Có lẽ không nên gọi là hồi ký vì tôi cũng chỉ là một người bình thường như bao người khác, có gì đâu mà "hồi ký". Có chăng chỉ viết những cảm nhận về thời cuộc, nên không gọi là hồi ký cá nhân được. Nhưng tôi sẽ viết suy nghĩ về thời cuộc thông qua những con người mà tôi có dịp tiếp xúc, đôi lúc tôi muốn làm sáng tỏ một số điểm lịch sử đánh giá không công bằng. Chẳng hạn như vấn đề "làm chủ tập thể" mà thực chất là biểu tỏ việc không chấp nhận mô hình Xô Viết, càng không khoan nhượng với quan điểm Mao Ít về "chuyên chính vô sản" trong đầu óc Lê Duẩn. Do một ngẫu nhiên, đồng chí Lê Duẩn có nói với tôi về vấn đề này [trong thời gian tôi tham gia tổ nghiên cứu lý luận do đồng chí Hoàng Tùng làm tổ trưởng] và yêu cầu tôi suy nghĩ để viết ra dưới dạng tư duy triết học về một phạm trù mang tính nguyên lý, khi mà, bằng bao hy sinh xương máu, nhân dân đã giành được quyền làm chủ đất nước, làm chủ vận mệnh của mình. Do tài hèn sức mọn, tôi chưa làm được điều này như đồng chí ấy đòi hỏi, và đây là một day dứt lớn trong tôi..
Trước những sự kiện lớn của đất nước, một số đài nước ngoài thường phỏng vấn ông. Đó có phải vì ông làm việc mình thích như ông nói - tự do suy nghĩ, tự do viết cho mình những điều suy nghĩ và đưa các ý tưởng lên báo đài chia sẻ với mọi người?
Tôi viết chủ yếu cho báo chính thống. Không viết blog, không báo mạng vì không đủ sức làm. Chỉ
một việc "không chính thống" [!] là trả lời phỏng vấn cho một số đài nước ngoài. Tôi trả lời rất thẳng thắn và nghiêm cẩn vì tôi cho rằng đây là một việc có lợi cho đất nước mình . Nói thẳng những suy nghĩ đã cân nhăc, không nói cho hả giận, cho sướng miệng đâu. Tôi nghĩ chúng ta phải thẳng thắn. Quá dè dặt và e ngại để rồi quay lưng với việc cần phải làm, dửng dưng với tội ác thì thật đáng hổ thẹn. Không thể bảo toàn tính mạng theo cách trùm kín hai tai. Hôm qua, tôi vừa trả lời phỏng vấn của đài nước ngoài về vụ Văn Giang, tôi nói thẳng là vô cùng phẫn nộ thấy hình ảnh lực lượng cưỡng chế đánh đập dân một cách tàn nhẫn. Người ta đang nói dối, vu vạ, song hình ảnh được quay cận cảnh thì chối tội làm sao được. Một nhà nước nhân danh là của dân, do dân và vì dân mà dùng dùi cui đánh dân, chĩa súng vào dân thì chẳng còn gì để nói nữa.
Nhưng nay đã biết được hai người bị đánh dã man đó là các nhà báo của Đài VOV chứ không phải nông dân?
Đánh hai ông phóng viên, điều đó chỉ nói lên điều nữa là, nhà báo cũng là người dân, hơn nữa họ đi lấy thông tin để bảo vệ dân, bảo vệ sự thật. Pháp luật và xã hội ủy quyền cho họ phải làm. Không phải chỉ ở Văn Giang mà biết bao nhà báo bị đối xử như vậy. Nhiều quan địa phương xem nhà báo là đối nghịch và họ có quyền xâm phạm, ngăn cản, bắt bớ. Họ đã có thói quen chà đạp lên cả luật pháp từ lâu rồi.
Những bài viết của ông luôn cập nhật tình hình. Ông có còn lăn lộn đi thực tế nhiều để nghiên cứu như trước nữa?
Sau khi lên bàn mổ, sức làm việc của tôi chỉ còn một phần ba. Không đi đâu vì hai lẽ. Thứ nhất là không ngồi lâu được. Cũng không dự hội thảo, vì trong mười cuộc thì đến chín cuộc là vô bổ. Lẽ thứ hai, vợ tôi yếu, không thể ở nhà một mình. Tôi ở nhà đọc, viết. Tôi nghĩ rằng đây là cacch tiếp tục tự học. Nói tiếp tục vì, nếu tôi có được chút ít tri thức và bản lĩnh nghiên cứu là do tôi suốt đời tự học. Hằng ngày tôi truy cập thông tin trên báo viết báo mạng, lề trái, lề phải để cập nhật tình hình. Thay vì đọc một mình, tôi lưu giữ trong một tệp tin, chọn lọc để hình thành mục ĐIỂM TIN MẤY NGÀY QUA để gửi cho một số bạn bè ít có điều kiện truy cập thông tin hoặc không thông thạo máy tính để cùng đọc với tôi. Bản đỉêm tin này tôi gửi tuần 2 lần vào thư Năm và Chủ nhật. Làm chuyên này vì tôi hiểu thông tin là một nguồn lực quan trọng bổ sung sức sống cho bộ óc con người. Không có thông tin, chúng ta chỉ còn là "mờ mờ nhân ảnh như người đi đêm" . Thà đánh lên chỉ một que diêm rồi có thể gió thổi tắt còn hơn nép mình trong bóng tối.
Ông đã phát biểu nhiều đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp tới đây. Có nhiều vấn đề, nhưng xin ông nói tóm tắt một ý quan trọng tâm huyết nhất?
Những Hiến pháp sau này đều thụt lùi so với Hiến pháp 1946. Hiến pháp 46 đó thật sự dân chủ, đảm
bảo quyền phúc quyết Hiến pháp của nhân dân, ngăn cấm lộng quyền của nhà nước, đặt pháp quyền lên trên nhà nước, đảm bảo quyền dân chủ của dân. Hiến pháp 1946 tiến bộ nhất, muốn sửa thì hãy quay lại học nó, đó mới là học tập Cụ Hồ.
Ngoài các vấn đề chính trị thời sự ra, ông có những mối quan tâm hoặc niềm vui, giải trí nào khác?
Tôi cũng quan tâm đến văn hóa, nghệ thuật. Tôi mê bóng đá. Gần đây coi ít đi vì sa đà mất nhiều thời gian. Tivi chủ yếu để xem bóng đá hoặc thỉnh thoảng theo dõi những bộ phim có kịch bản khá. Tôi thường tự học, đọc nhiều. Vi tính học sử dụng được, chỗ nào tắc hỏng thì nhờ. Có thể làm được những việc cần thiết cho viết lách và nghiên cứu như nhận tin, đọc tin, lấy tin, cắt dán…
Xin cảm ơn ông về cuộc trò chuyện.
Theo Nguyễn Thị Ngọc Hải/ DNSG cuối tuần
Bản do GS Tương Lai gửi trực tiếp cho BVN.
Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2012/06/tin-vao-quy-luat-phat-trien-vao-suc.html
Nguồn: http://boxitvn.blogspot.com/2012/06/tin-vao-quy-luat-phat-trien-vao-suc.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét