AMM-45 thất bại là phải!
Việt Nam chính thức nói rằng "đáng tiếc" khi AMM-45 (Hội nghị Ngoại trưởng Asean lần thứ 45) họp tại Phnom Penh, CPC tháng 7-2012 vừa qua mà "không ra được Tuyên bố chung".
Ở mức cụ thể hơn và có cảm nhận của người trong cuộc, Trưởng đoàn VN Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu lên sự "rất là thất vọng" vì theo ông Minh tại Hội nghị "chúng tôi đã nỗ lực hết mình"mà cuối cùng không cứu vãn nổi tình thế hoàn toàn không mong muốn. Một tổ chức khu vực như Asean đang lớn mạnh trước con mắt của thế giới qua đây biểu lộ một sự nứt rạn bên trong. Một tổ chức luôn lấy sự đồng thuận làm thước đo sự đoàn kết và trưởng thành của khối như Asean thì sự kiện không đồng thuận đúng là một thất bại chứ không thể gọi tên khác.
Trong Entry hôm trước trên blog này đã có bài nhìn nhận chung về thất bại cũng như nguyên nhân khiến hội nghị không đi đến kết quả. --->>> bài đây: http://vinhnv43.blogspot.com/2012/07/noi-that-vong-asean.html .
Trên báo Tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh hôm nay xuất hiện một bài nêu quan điểm của ông Carl Thayer về Hội nghị AMM. Đó là sự bất đồng như "mối nguy cơ mà các thành viên sáng lập ra ASEAN vô cùng lo ngại". Theo nhà nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế nổi tiếng C. Thayer, thì điều đó sẽ làm cho ASEAN "không duy trì được sự thống nhất" thì tất yếu các thế lực bên ngoài "sẽ can thiệp vào công việc nội bộ của Đông Nam Á". Tít bài báo trên Tuổi trẻ đã khái quát về một "sự bất đồng đáng lo" như ông Thayer nêu lên đang nằm ngay trong nội bộ của khối.
Xin phép đưa bài về đây để bạn bè tham khảo.
Vệ Nhi g-th
-----
Việt Nam chính thức nói rằng "đáng tiếc" khi AMM-45 (Hội nghị Ngoại trưởng Asean lần thứ 45) họp tại Phnom Penh, CPC tháng 7-2012 vừa qua mà "không ra được Tuyên bố chung".
Ở mức cụ thể hơn và có cảm nhận của người trong cuộc, Trưởng đoàn VN Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu lên sự "rất là thất vọng" vì theo ông Minh tại Hội nghị "chúng tôi đã nỗ lực hết mình"mà cuối cùng không cứu vãn nổi tình thế hoàn toàn không mong muốn. Một tổ chức khu vực như Asean đang lớn mạnh trước con mắt của thế giới qua đây biểu lộ một sự nứt rạn bên trong. Một tổ chức luôn lấy sự đồng thuận làm thước đo sự đoàn kết và trưởng thành của khối như Asean thì sự kiện không đồng thuận đúng là một thất bại chứ không thể gọi tên khác.
Trong Entry hôm trước trên blog này đã có bài nhìn nhận chung về thất bại cũng như nguyên nhân khiến hội nghị không đi đến kết quả. --->>> bài đây: http://vinhnv43.blogspot.com/2012/07/noi-that-vong-asean.html .
Trên báo Tuổi trẻ Tp Hồ Chí Minh hôm nay xuất hiện một bài nêu quan điểm của ông Carl Thayer về Hội nghị AMM. Đó là sự bất đồng như "mối nguy cơ mà các thành viên sáng lập ra ASEAN vô cùng lo ngại". Theo nhà nghiên cứu chiến lược và quan hệ quốc tế nổi tiếng C. Thayer, thì điều đó sẽ làm cho ASEAN "không duy trì được sự thống nhất" thì tất yếu các thế lực bên ngoài "sẽ can thiệp vào công việc nội bộ của Đông Nam Á". Tít bài báo trên Tuổi trẻ đã khái quát về một "sự bất đồng đáng lo" như ông Thayer nêu lên đang nằm ngay trong nội bộ của khối.
Xin phép đưa bài về đây để bạn bè tham khảo.
Vệ Nhi g-th
-----
TT - Hành vi của Campuchia là rất đáng trách. Tình huống do Campuchia gây ra đã đẩy ASEAN vào một vị thế tồi tệ chưa từng thấy.
Lần đầu tiên trong lịch sử ASEAN, các ngoại trưởng đã họp và hành động cho những vấn đề rất khó, trong đó tranh chấp biển Đông là vấn đề lớn nhất.
Trong quá khứ, các tuyên bố chung thường ghi lại những quyết định của ASEAN. Không có tuyên bố chung, không những Campuchia không đưa ra được quan điểm của ASEAN về vấn đề tranh chấp biển Đông mà còn cả những vấn đề khác mà ASEAN đã thảo luận.
Sự bất đồng này phản ánh một mối nguy cơ mà các thành viên sáng lập ra ASEAN vô cùng lo ngại. Đó là việc nếu ASEAN không duy trì được sự thống nhất thì các thế lực bên ngoài sẽ can thiệp vào công việc nội bộ của Đông Nam Á. ASEAN có trách nhiệm bảo vệ sự độc lập của khu vực trước áp lực và sự xâm lấn của các thế lực bên ngoài.
Đây là kẽ nứt đầu tiên của con đê bảo vệ sự độc lập của ASEAN. Phnom Penh muốn đảm bảo rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục viện trợ cho Campuchia vào năm tới khi nước này thôi giữ chức chủ tịch ASEAN.
Các hoạt động của ASEAN tuần qua được đánh giá là “tối quan trọng” đối với khu vực. Rõ ràng là sự rạn nứt trong nội bộ ASEAN có thể cản trở sự hình thành của Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN, một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, dẫn tới nguy cơ ASEAN bị chia rẽ thành các nước nằm trong đất liền và các nước ven biển.
Campuchia như cho thấy nước này đang giữ thái độ ôn hòa với Trung Quốc. Điều này sẽ khiến việc đàm phán COC với Trung Quốc càng trở nên khó khăn hơn. Philippines và các nước ASEAN khác cũng khó có thể tin tưởng Campuchia sẽ giữ bí mật các quan điểm đàm phán của các nước này.
CARL THAYER (Học viện Quốc phòng Úc) - H.T. ghi
1 nhận xét:
Dung qua´ , họ đi đêm với nhau rồi.
Đăng nhận xét