Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Hiện tượng & Bản chất


Hiện tượng & Bản chất


Trong tranh chấp đúng sai, có được có thua, thói thường kẻ đuối lý thì điều gì được coi là bất lợi cho lý lẽ sẽ bị tảng lờ, hoặc nhận cũng chày cối để làm nhẹ đi.


Trường hợp Trung Quốc mới đây đăng lại thông tin chúng ta có tấm bản đồ nhà Thanh (in 1904) là một điều đáng chú ý.


Một hiện tượng khá bất bình thường là cả loạt cơ quan báo chí ở TQ, nhất là các trang mạng, đã đăng tải hầu như tất cả các thông tin mà báo chí của ta đưa lên xung quanh tấm bản đồ cổ của Ts Mai Hồng vừa hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.


Sự việc này một mặt cho thấy giá trị về chứng cớ lịch sử của tấm bản đồ - của chính phía Trung Quốc (ở đây là triều đại phong kiến trước kia) cho ấn loát và xuất bản - nên họ khó mà bác bẻ ngay, đành chấp nhận lúc khởi đầu thế này rồi tính các nước tiếp sẽ là khôn ngoan hơn là chối cãi hoặc lờ tịt.


Nhưng mặt khác chúng ta cần cảnh giác những "phản đòn" của phía Trung Quốc sau sự kiện và chứng cớ này (cùng các chứng cớ lịch sử, pháp lý khác của phía chúng ta...), chứ không có chuyện họ chịu lùi về chuyện này. 


Như thế "hiện tượng" thì rõ ràng là Trung Quốc đã phần nào cho dư luận rộng rãi tại nước họ được biết đến những sự thật về lãnh thổ lãnh hải qua lịch sử cận đại - trong trường hợp này là tấm bản đồ cổ trên đây. 


Nhưng cái "bản chất" là đằng sau các động thái này không đơn giản là "sự công nhận" gì đó đâu mà ẩn chứa cả những mưu toan ngấm ngầm đâu đó. Chắc chắn các kế sách sẽ được họ dàn dựng để rồi lại phản bác chúng ta trên nhiều phương diện về biển đảo sau này... Thậm chí họ cũng có thể tìm tòi lục lọi ngay trong tấm bản đồ nhà Thanh kể trên những chi tiết và mớ lý sự cùn để chống lại chúng ta - nếu như phía ta không có sự chuẩn bị kỹ càng các phương án chống trả.


Xưa nay Trung Quốc sở hữu rất nhiều những mưu mô và các ngón đòn vô cùng hiểm độc. Sai trái của họ nhưng lập tức trở thành sai trái của người khác. Rõ ràng là nạn nhân của họ, nhưng thoắt cái bàn tay họ biến hóa thành ra kẻ tội đồ. Bởi chính họ rất giỏi về chỉ trích vu khống, họ lại thiện nghệ trong trò lấp liếm nói lấy được nhằm chứng minh mình là đúng, còn đối tượng đấu tranh của họ luôn luôn sai; và cuối cùng công đoạn là lu loa rất có bài bản ở khắp mọi nơi - cả trong nước và trên bình diện thế giới. Chúng ta chứng kiến chuyện này quá nhiều lần, không lạ gì.


Vì thế dù vừa thấy hiện tượng phía Trung Quốc buộc công bố chứng cớ của ta nhưng ý thức cảnh giác cũng luôn nhắc nhở nhân dân và chính quyền của chúng ta phải hết sức cảnh giác canh chừng. Đừng bao giờ chủ quan khinh địch khi đối mặt đấu tranh với Trung Quốc.

Nói tóm lại là bản chất độc chiếm Biển Đông của các thế lực bành trướng và phe diều hâu hiếu chiến ở Trung Quốc hiện nay là không thay đổi. Chắc chắn là nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ còn tìm mọi phương cách để thực hiện bằng được tham vọng dù hết sức vô lý của họ đối với Biển Đông của chúng ta.  

Vệ Nhi 


-------

TIN-BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ "VNEXPRESS" VÀ BÁO "TUỔI TRẺ":    

    

Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa


Báo chí Trung Quốc đưa tin Việt Nam công bố bản đồ cổ chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi của người dân Trung Quốc.


> Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực Nam
> Học giả Trung Quốc bác 'đường lưỡi bò'






Hình ảnh tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" đăng trên trang tin tức quân sự của Sina. Ảnh: Sina

Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina , Ifeng, Stockstar đưa tin Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.

Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.

Tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa.

Bài báo cũng diễn giải đầy đủ các nghiên cứu và phân tích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.

Đặc biệt, Stockstar dùng tên gọi theo cách của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi truyền thông Trung Quốc hiếm khi công bố với người dân về cách gọi nào khác ngoài tên gọi mà nước này đặt ra.

Chỉ trong chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này của Ifeng Sina đưa lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin phát sóng trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều người xem khác.

Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, truyền thông nước này cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa.

Vũ Hà



------

Truyền thông Trung Quốc đưa tin bản đồ Trung Quốc 1904


TT - Trong hai ngày 26 và 27-7, các báo mạng Trung Quốc là Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đã cho dịch lại và đăng tải gần như toàn bộ nội dung liên quan đến tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”.


Người dân thủ đô Hà Nội xem tấm bản đồ của Trung Quốc (năm 1904) chứng minh điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG

“VN tự xưng tìm được bản đồ cổ đời nhà Thanh, nói Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa) thuộc về VN?” là tựa đề bài viết trên mạng Quân sự của báo Tân Lãng.

Trong nội dung bài, Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đăng lại hình ảnh gốc của tấm bản đồ và dùng nguyên văn cụm từ “quần đảo Hoàng Sa” và “quần đảo Trường Sa”. “Bản đồ được vẽ và xuất bản thời kỳ nhà Thanh của Trung Quốc năm 1904, trong đó ghi chép cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (báo Trung Quốc gọi tiến sĩ Mai Hồng) sẽ tặng tấm bản đồ cho viện bảo tàng lịch sử quốc gia” - Tân Lãng viết.

Tân Lãng thừa nhận “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 xuất bản tại Thượng Hải, được tái bản năm 1910 và dẫn lại lời phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc rằng tấm bản đồ là “một nhân tố mới” trong cuộc đấu tranh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Trang mạng này còn dẫn nguyên văn lời các chuyên gia khác của VN

MỸ LOAN




Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...