Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Tăng quyền cho chủ tịch nước?

Tăng quyền cho chủ tịch nước?

Liên quan đến đề xuất khi góp ý vào sửa đổi Hiến pháp (tăng quyền cho chủ tịch nước vì chức này hiện quy định là quyền rất to nhưng thực chất là lại "tượng trưng" trong khi vị trí thủ tướng thì lại quá nhiều quyền lực) một bản tin ngắn đưa lên trang "Tiềnphongonline" (post dưới đây) đã thu hút mạnh mẽ sự chú ý của đông đảo bạn đọc cả nước. Nhưng rồi tin đó mau chóng được báo này rút xuống, biến mất tăm... 

Trong email trao đổi của bạn bè gửi tới rất nhiều câu hỏi tại sao một tin có nội dung đúng đắn và xây dựng như vậy về sửa đổi bộ luật cơ bản của đất nước (là Hiến pháp) lại chỉ có "sự sống" ít giờ đồng hồ như thế?! Điều đó thúc đẩy chủ blog tôi chịu khó "xục xạo", cuối cùng vẫn tìm dòng thông tin "nhạy cảm" nói trên tại một số trang mạng khác đương nhiên không phải là báo Tiền phong nữa.

Xin đưa lại để bạn bè nếu chưa kịp đọc nó thì đọc tham khảo.

Vệ Nhi g-th

------

Đề xuất Chủ tịch nước nắm Bộ Công an, Quốc phòng, Ngoại giao



              Bản Hiến pháp đầu tiên của nước VNDCCH (Hiến pháp 1946)

Tại hội thảo bàn về sửa đổi, bổ sung Hiến pháp 1992, tổ chức ở Đại học Quốc gia Hà Nội hôm qua, nhiều đại biểu cho rằng, việc sửa đổi Hiến pháp lần này cần tăng quyền lực thực tế cho Chủ tịch nước.




Theo GS.TS Phạm Hồng Thái, Chủ nhiệm khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội), với quy định của Hiến pháp hiện hành, quyền lực pháp lý - thực tế của Chủ tịch nước rất hạn chế, chỉ mang tính hình thức.

Trong khi đó, Hiến pháp lại trao cho Chính phủ, người đứng đầu Chính phủ rất nhiều quyền.

“Việc trao cho Chính phủ quyền lực lớn như vậy mà không có cơ chế để kiểm soát quyền lực hữu hiệu sẽ dễ dẫn đến tình trạng tùy tiện, thiếu trách nhiệm của bộ máy hành pháp”- GS Thái nhận định.

Theo GS Thái, nếu khẳng định Chủ tịch nước là chức vụ cao nhất của Nhà nước, thay mặt Nhà nước về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh các lực lượng vũ trang thì thiết chế này phải được nắm các bộ công lực gồm Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và Bộ ngoại giao, còn Thủ tướng Chính phủ nắm những bộ còn lại và quản lý chính quyền địa phương.

PGS.TS Lưu Thiên Hương (Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia) đề xuất thiết chế Chủ tịch nước nên sửa đổi hẳn theo hướng Chủ tịch nước là người đứng đầu Chính phủ - cơ quan hành pháp nhưng có tính độc lập tương đối đối với Thủ tướng và các thành viên Chính phủ.

Ảnh: Hiến pháp 1992 đang đợc gopóp ý sửa đổi

Cụ thể, Chủ tịch nước chịu trách nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động ban hành chính sách, Thủ tướng chịu trách nhiệm liên quan các hoạt động điều hành chính sách.

Theo PSG.TS Hương, để đảm bảo tính thực quyền của Chủ tịch nước, Hiến pháp cần trao cho Chủ tịch nước quyền phủ quyết các dự luật của Quốc hội.

GS.TSKH Lê Cảm (ĐH Quốc gia Hà Nội) đề nghị sửa đổi Hiến pháp theo hướng nhân dân sẽ bỏ phiếu bầu trực tiếp Chủ tịch nước.


Theo TPO (báo điện tử “Tiền phong online”)



Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...