Ngày lập nước mình, 2/9, nước Mỹ có cử chỉ thân thiện hiếm thấy. Ngoại trưởng, bà Clinton có thông điệp chúc mừng ngày Quốc khánh VN; và vị Đại diện thương mại Mỹ Ron Kirk sẽ thăm và làm việc tại nước ta từ 2 - 3/9.
Đúng ra truyền thông đưa tin chúc mừng QK thì thường là dẫn ra điện văn, thông điệp của các nguyên thủ, những người đứng đầu chính phủ, tuy nhiên trong trường hợp đưa tin như trên kia nói tới cũng rất đúng và hợp lý.
Đó là vì ở Mỹ vai trò của Ngoại trưởng (NT) là rất lớn. Ở cương vị của người này lại rất thường thay mặt Tổng thống (TT) cho những công việc quan trọng (mà ít khi Phó tổng thống Mỹ được ủy nhiệm làm những công việc ấy). Hơn nữa bà Clinton lại đang công cán nhiều nước châu Á vào dịp này, và đặc biệt trong thời gian qua bà liên tiếp có những phát biểu rất ấn tượng về chính sách mới của Mỹ đối với châu Á - Thái Bình Dương... Nên Thông điệp Ngoại trưởng Mỹ vào dịp QK năm nay của ta tự nó gửi đi rất nhiều điều có ý nghĩa biểu tượng cần "giải mã".
Còn chuyện thúc đẩy giao thương thì ở Mỹ quyền hành rất tập trung ở vị Đại diện Thương mại. Đây không hẳn là chức bộ trưởng thương mại hay ngoại thương, cũng không hẳn là người đứng đầu ngành kinh tế Mỹ, nhưng vị trí này lại đầy uy lực. Tất cả công việc đàm phán thương mại song phương và đa phương cũng như sự thực thi, thúc đẩy (hoặc ngăn trở) các hoạt động thương mại, đầu tư; tóm lại chức vụ này tập trung vào các vấn đề liên quan đến sự phát triển và thực thi pháp luật về sở hữu trí tuệ tại Hoa Kỳ và nước ngoài, đặc biệt là khi chúng liên quan đến chính sách thương mại. Hai phần việc lớn mà ông Don Kirk đang trực tiếp phụ trách công việc đàm phán là Hiệp định chống hàng giả thương mại (ACTA) gây nhiều tranh cãi, và Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương, viết tắt “Đối tác xuyên Thái Bình Dương” (Trans-Pacific Partnership - TPP) mà nay Việt Nam là một trong 5 đối tác đang đàm phán để gia nhập. Cũng cần biết chức vụ khó khăn và đầy trọng trách này do Tổng thống chỉ định đích danh, tức là chính TT bổ nhiệm khi đủ những tham khảo của nhóm cộng sự; và sau đó là quy trình thủ tục của các thể chế lập pháp.
Ngày hôm qua (1/9), báo điện tử chính thức của ta, tờ VietnamNet, đã đưa ra bản tin khá đầy đủ với nhan đề "Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam", trong đó nêu chi tiết thông điệp kia là gì. Đồng thời ngay tại bản tin này cũng cho biết, ông Đại diện Thương mại Mỹ sẽ vào Việt Nam đúng dịp lễ Quốc khánh.
Hai cử chỉ thân thiện đánh đi từ Washington cùng một lúc. Vậy thì phía Việt Nam đón nhận sẽ ra sao, đó là điều không phải chỉ nước Mỹ nhìn vào và trông đợi mà là cộng đồng quốc tế hết sức quan tâm.
Mặt khác các động thái trên cũng minh chứng thêm vị thế Việt Nam lúc này có một sức nặng nào đó trong "bản đồ chính trị khu vực", nổi bật là các tranh chấp ở Biển Đông đang đe dọa chủ quyền và lợi ích các quốc gia nhỏ trước TQ to lớn và bành trướng; và vì thế sự vận dụng và đáp ứng trong các quyết sách đưa ra của Việt Nam với đối tác Mỹ lúc này là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quan trọng và lâu dài. Đây cũng là vấn đề vận dụng thời cơ trong cách nắm bắt và điều hành các mối quan hệ quốc tế của mỗi quốc gia có vị thế và chủ quyền như Việt Nam hiện phải thể hiện một cách vừa nguyên tắc vừa linh hoạt.
Trong quan hệ Việt - Mỹ đã từng có những cơ hội (tốt cho cả hai bên) bị bỏ qua. Thì vào thời điểm hiện nay, trong những năm tháng tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương, và đặc biệt Biển Đông tích tụ đầy thách thức và căng thẳng, phải chăng đang là lúc "hiện dần" một cơ hội mới cho cả hai nước Việt Nam và Hoa Kỳ? Và "bộ hồ sơ" chắc là dày cộp và kỹ càng về quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ với bao điểm sáng tối, thăng trầm nay đến lúc hoàn duyệt lại và cân nhắc... Cũng là để xác quyết hai bên có thể cùng nhau tiến tới một mối "quan hệ chiến lược" mà lâu nay đã bàn đến, là có/hay không?
Vệ Nhi
------
Ngoại trưởng Mỹ chúc mừng Quốc khánh Việt Nam
Trong thông điệp chúc mừng Quốc khánh Việt Nam, Ngoại trưởng Hillary Clinton khẳng định Mỹ mong muốn thắt chắt quan hệ chiến lược giữa hai nước.
Nhân Quốc khánh Việt Nam 2/9, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã thay mặt Tổng thống Barack Obama gửi lời chúc mừng đến người dân Việt Nam.
Đề cập quan hệ hai nước, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh một trong những thành tựu kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệcách đây 17 năm,đó là trao đổi thương mại từ chỗ hầu như không đạt được bao nhiêu năm 1995 nay đã lên đến gần 22 tỉ đôla mỗi năm.
Hai nước cũng thúc đẩy hợp tác về nhiều mặt, từ phát triển an ninh hàng hải, cải tiến y tế công cộng, cứu trợ thiên tai, giáo dục.
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong chuyến thăm Việt Nam tháng 7/2012. Ảnh: Minh Thăng |
Bà cho biết năm nay cũng là năm thứ 20 của chương trình Fulbright, đã đưa nhiều lãnh đạo Việt Nam hiện nay và trước đây sang Mỹ học.
Gần 15.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ, con số này ngày càng tăng, khiến cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước được tăng cường.
Theo Ngoại trưởng Clinton, trong năm sắp tới, hai nước sẽ có thêm những cuộc trao đổi giữa người dân với người dân, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh mong muốn thắt chắt quan hệ chiến lược giữa hai nước dựa trên sự tương kính và ước muốn chung là xây dựng hòa bình và ổn định trên khắp châu Á- Thái Bình Dương.
Trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ trong thông báo cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk -cố vấn trưởng về thương mại của Tổng thống Mỹ, sẽ thăm Việt Nam từ ngày 2-3/9.
Chuyến thăm được cho là sẽ tạo ra những cơ hội để tăng cường mối quan hệ kinh tế song phương mạnh mẽ và năng động giữa Mỹ và Việt Nam.
Đại diện Thương mại Mỹ sẽ thảo luận với các quan chức Việt Nam về mụcđích ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, những phương thức hợp tác để thúc đẩy các mục tiêu chung của hai nước tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và những sáng kiến để hỗ trợ các nỗ lực hội nhập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong chuyến thăm này, ông Kirk cũng sẽ họp riêng với các lãnh đạo doanh nghiệp từ Mỹ và Việt Nam để thảo luận các vấn đề thương mại và đầu tư…
Tờ Wall Street Journal mới đây cũng đăng tin theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất tại khu vực Đông Nam Á do Phòng Thương mại Mỹ thực hiện, tính chung toàn khu vực, Việt Nam là địa điểm hàng đầu cho các kế hoạchđầu tư của giới doanh nghiệp Mỹ.
Các ưu điểm chính của thị trường Việt Nam là môi trường chính trị ổnđịnh, an toàn cá nhân cao, và hệ thống chính trị nhà nước ổn định. Một yếu tố khác cũng được chú ý là quan hệ chính trị Việt - Mỹ tiếp tụcđược cải thiện.
L.Thư
Gần 15.000 sinh viên Việt Nam đang theo học tại Mỹ, con số này ngày càng tăng, khiến cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước được tăng cường.
Theo Ngoại trưởng Clinton, trong năm sắp tới, hai nước sẽ có thêm những cuộc trao đổi giữa người dân với người dân, mở rộng hợp tác trên các lĩnh vực khác.
Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh mong muốn thắt chắt quan hệ chiến lược giữa hai nước dựa trên sự tương kính và ước muốn chung là xây dựng hòa bình và ổn định trên khắp châu Á- Thái Bình Dương.
Trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ thương mại, Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ trong thông báo cho biết Đại diện Thương mại Mỹ Ron Kirk -cố vấn trưởng về thương mại của Tổng thống Mỹ, sẽ thăm Việt Nam từ ngày 2-3/9.
Chuyến thăm được cho là sẽ tạo ra những cơ hội để tăng cường mối quan hệ kinh tế song phương mạnh mẽ và năng động giữa Mỹ và Việt Nam.
Đại diện Thương mại Mỹ sẽ thảo luận với các quan chức Việt Nam về mụcđích ký Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương, những phương thức hợp tác để thúc đẩy các mục tiêu chung của hai nước tại Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và những sáng kiến để hỗ trợ các nỗ lực hội nhập của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Trong chuyến thăm này, ông Kirk cũng sẽ họp riêng với các lãnh đạo doanh nghiệp từ Mỹ và Việt Nam để thảo luận các vấn đề thương mại và đầu tư…
Tờ Wall Street Journal mới đây cũng đăng tin theo kết quả cuộc khảo sát mới nhất tại khu vực Đông Nam Á do Phòng Thương mại Mỹ thực hiện, tính chung toàn khu vực, Việt Nam là địa điểm hàng đầu cho các kế hoạchđầu tư của giới doanh nghiệp Mỹ.
Các ưu điểm chính của thị trường Việt Nam là môi trường chính trị ổnđịnh, an toàn cá nhân cao, và hệ thống chính trị nhà nước ổn định. Một yếu tố khác cũng được chú ý là quan hệ chính trị Việt - Mỹ tiếp tụcđược cải thiện.
L.Thư
Nguồn: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/86958/ngoa-i-truo-ng-my--chu-c-mu-ng-quo-c-kha-nh-vie-t-nam.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét