Thứ Tư, 14 tháng 11, 2012

Cứ công khai minh bạch thì hơn


Cứ công khai minh bạch thì hơn

Nhân bữa nay có chuyện chất vấn Thủ tướng tại Quốc hội, tôi muốn đưa lại trên blog cá nhân của mình như một thứ tài liệu tham khảo là mấy bài phát biểu của ông Dương Trung Quốc tại kỳ họp này (là tính cho đến bữa nay, 14/11; vì QH còn tiếp tục họp nên chưa hiểu ông Quốc có có bài phát biểu nào nữa không).

Sở dĩ tôi đưa lên vì gần đây ông Dương Trung Quốc bị thế giới mạng ném đá rất mạnh. Chính cái hôm báo điện tử VietnamNet “tương” lên mạng một cái tít như là ông Quốc đồng tình với ý là Thủ tướng xin lỗi dân như thế là gửi đi một thông điệp làm “an lòng dân”. Chuyện này cách nay hơn chục ngày. Bữa đó người ta cho thế là ông Quốc bênh Thủ tướng và nhiều bình luận trên mạng có những diễu cợt, thậm chí là thóa mạ quyết liệt đối với ông Quốc. Vẫn như thói thường trên thế giới mạng, những chỉ trích nhau đều ẩn sau bức tường không gian đủ mông lung để chẳng biết là ai cả.

Ngay với 2 câu hỏi hôm nay của ông giấy trắng mực đen rõ ràng như vậy (vì nhiều báo điện tử đưa lên hầu như nguyên văn), nhưng vẫn có ý phê phán ông Quốc, giờ lại cho rằng là ông Quốc diễn, ông là thứ cò mồi, đặt câu hỏi mà như gợi ý trả lời, là cốt cho người bị chất vấn thoát hiểm ngoạn mục...

Không nói đúng sai, diễn hay không diễn, đồng tình hay không đồng tình với ông Dương Trung Quốc ở đây một cách vội vã. Vì muốn thế phải có những phân tích và tranh luận với đầy đủ dữ kiện và lý lẽ chứ không nên suy diễn hoặc nhận xét cảm tính về một điều hệ trọng lien quan đến tư cách một con người.

Trong trường hợp chưa làm được điều gì hơn thì cách tốt hơn hết là đưa lên đây chính những bài phát biểu. Đây là các phát biểu được ông Dương Trung Quốc chuẩn bị thành văn bản rất cẩn thận. Ông Quốc bảo rằng các tài liệu này đều được ông gửi trực tiếp cho trưởng đoàn đại biểu tỉnh Đồng Nai và gửi cho chủ tịch đoàn phiên họp QH lần này. (Được biết chỉ có nội dung 2 câu hỏi hôm nay được báo chí đưa tin đầy đủ, còn những bài bài phát biểu của ông Quốc mấy hôm trước đây đều chưa tờ báo nào đề cập kỹ đến nội dung - trừ báo Đồng Nai).

Một điều sau chót cần nói là khi chuyển cho tôi những văn bản kể trên ông Quốc nhắc đi nhắc lại là để tôi “cùng biết”, chứ tuyệt nhiên ông không cậy nhờ tôi làm bất cứ điều gì như kiểu thanh minh thanh nga với dư luận.

Chính vì thế càng thúc giục tôi đưa chúng lên để bạn đọc mạng tự có những nhận xét và đánh giá một cách độc lập. Công khai minh bạch trong dư luận bao giờ cũng là hơn sự nín lặng hoặc phát biểu nhưng lấp khuất bởi bất cứ lý do gì.

Vệ Nhi       


----------

Đại biểu Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Quốc hội sáng 14-11-2012



Kính thưa Quốc hội, kính thưa Thủ tướng,

Câu hỏi của tôi sẽ giúp cho thủ tướng và chính phủ sẽ có đủ sức mạnh để thực hiện các giải pháp của mình.

Trước kỳ họp, toàn dân đều được chứng kiến các nhà lãnh đạo cao nhất của đảng, trong đó có thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin trung ương đảng kỷ luật. Còn tại quốc hội, thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn nhà nước mà thôi, khiến người dân tự đặt câu hỏi “Dường như thủ tướng xem nhẹ trách nhiệm trước dân hơn trước đảng … “

Dẫu sao thì việc thủ tướng đã có lời xin lỗi trước quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận, vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử.

Nhưng nhìn ở một góc độ khác, thì thấy việc xin lỗi, một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.

Không thể giới hạn hành vi xin lỗi của ngành hàng không mà bỏ qua những chế tài xử phạt đã quy định nếu gây thiệt hại với khách hàng. Khánh nước ngoài họ gọi hàng không nước ta là “SorryAirLine” là vì thế.

Việc làm cho dân hiểu là nhà nước tạo độc quyền vàng cho SJC khiến dân bất an và chịu thiệt thòi kéo dài, để rồi thống đốc ngân hàng chỉ xin lỗi, vì đã không giải tích rõ khiến dân hiểu lầm v.v..

Đã đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật chứ không phải chỉ là lời xin lỗi.

Phải chăng thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện lòng quyết tâm sửa chữa của mình bằng cách khởi động cho một cuộc phấn đấu của chính phủ, hướng tới đoạn tuyệt với những lời xin lỗi, thay bằng tập quán phù hợp với một xã hội hiện đại – là văn hóa từ chức với một lộ trình là các quan chức của ta làm được cái điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm.

Xin nhắc lại rằng, xa xưa các cụ nhà ta cũng coi việc cáo quan hồi hương là một cách giữ tiết tháo. Còn đảng ta cũng đã từng có một vị tổng bí thư, người có công lớn trong Cách mạng tháng 8 năm 45′, sau khi nhận trách nhiệm chính trị về những sai lầm trong Cải cách ruộng đất 1956, đã từ chức và tiếp tục phấn đấu, để rồi 3 thập kỷ sau trở lại với cương vị tổng bí thư, kịp góp phần khởi động công cuộc “Đổi mới”, trước khi từ trần.

Kính thưa thủ tướng, tóm lại xin có hai câu hỏi.

Một, thủ tướng nghĩ gì về ý kiến cho rằng, mình đã nặng trách nhiệm với đảng, mà nhẹ trách nhiệm với dân?

Hai, thủ tướng có tán thành là sẽ khởi đầu cho một sự tiến bộ của chính phủ, hướng tới một văn hóa từ chức, để từng bước đoạn tuyệt với lời xin lỗi hay không?

Xin cám ơn thủ tướng, cám ơn quốc hội. 


------


Phát biểu về của ông Dương Trung Quốc về

 Dự án Luật phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) 

   Luật phòng chống tham nhũng đã được thông qua cách đây 7 năm (2005), chắc nhiều người còn nhớ lúc đó không chỉ trong Quốc hội mà toàn dân đều phấn khởi hy vọng rằng chúng ta đang rèn một thanh “thượng phương bảo kiếm” để phen này dẹp tan “quốc nạn”. 

   Từ đó đến nay, hàng năm chúng ta đều tổng kết, đánh giá thấy chưa thể hài lòng nhưng đều cho rằng từng bước luật đã đi vào cuộc sống. Một số vụ việc được phát hiện, đưa ra xét xử ... nhưng cho đến nay chúng ta thấy “quốc nạn” dường như ngày càng thêm trầm trọng. 

   Tôi vẫn nhớ phát biểu của mình cách đây 7 năm, khi phân tích rằng về lý thuyết thì ở nước ta chống tham nhũng là dễ nhất. Bởi lẽ cũng giống như chống dịch bệnh, khoanh được nơi dịch bệnh khu trú là đã thành công hơn nửa. Như định nghĩa trong luật : tham nhũng chỉ có ở những người có quyền, cụ thể hơn là có quyền định đoạt tài sản công (ngân sách, đất đai, dự án v.v...). Trong cơ chế chính trị nước ta, muốn có quyền chức thì tuyệt đai đa số phải là đảng viên. Và đảng viên có quyền chức càng cao thì nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn, tức là phải có sức đề kháng rất mạnh thì mới không lây nhiễm. Như thế cũng có nghĩa là chống tham nhũng chính là bảo vệ Đảng ! Còn nhớ, hồi đó, tôi đã rút tít cho phát biểu của mình bằng câu điệp khúc thiêng liêng “Đấu tranh đây là trận cuối cùng”. 

    Vậy mà trận cuối cùng trường kỳ đã 7 năm vẫn chưa có thành quả . Những kiểm điểm nghiêm khắc và thẳng thắn vừa qua của Đảng và quyết sách phê bình và tự phê bình tự nó nói lên rằng Luật hiện hành đã không hiệu quả. Cá nhân tôi cho rằng, để sửa Luật lần này phải đánh giá cho đúng Luật đã thông qua năm 2005 và nếu dũng cảm nhận rằng đã thất bại thì mới mong sửa thành công. 

     Mà thất bại dường như đã được báo trước nếu ta nhớ rằng khi thảo luận Dự luật 2005, dư luận ngoài xã hội và ngay trong diễn đàn Quốc hội người ta đã nhiều lần nhắc đến thành ngữ “vừa đá bóng vừa thổi còi” khi đưa ra cơ chế đứng đầu cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng  là lại cơ quan... hành pháp. Vậy mà chính Quốc hội khoá ấy, vẫn bấm nút thông qua. Do vậy tôi muốn nhắc lại điều tôi đã phát biểu kỳ họp trước chính là trách nhiệm của Quốc hội. Điểm mấu chốt trong lần sửa này cũng chính là điểm mà chúng tôi vừa nêu, nay không giao cho Chính phủ mà lại giao cho  Đảng. Vì thế mà tinh thần phê và tự phê bình cũng phải được thấm nhuần ngay trong Quốc hội và  Quốc hội phải đồng chịu trách nhiệm về bộ Luật mà lần này chúng ta phải mang ra sửa lại, lãng phí thời gian 6 năm với biết bao tổn hại. Vì nếu Luật 2005 làm tốt hẳn không có Vinashin, Vinalines... 

   Nhìn lại 7 năm qua ta thấy việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả. Kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lênh ra quân rất dứt khoát , lại được nhân dân cổ vũ mạnh. Vậy mà khi lâm trận thì súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có...đầu; và quan trọng hơn là quân xanh hay quân đỏ đều là ... quân ta  cả. Chỉ có một số vị vụng về nên bị lộ hay bị dư luận báo chí phát hiện mới bị xử lý như gặp hạn. Không những thế chúng ta từng phải chứng kiến người đã bị kết án vào tù lại trở ra như người được giải oan, người hăng hái đánh phá tham nhũng thì lại bị phát hiện là tội đồ... Không nhắc lại những điều đau xót ấy thì e rằng lần sửa luật này cũng rất dễ lại nửa vời. 

    Trở lại với dự án sửa đổi được đưa ra lần này, ta thấy điều 73 luật hiện hành đã bị bỏ để lộ một khoảng trống cho thấy là cuộc đấu tranh này không có đầu não được ghi trong luật. Cho dù, ai cũng biết rằng chủ trương đã thành nghị quyết của Đảng là sẽ giao việc này cho ai và cho đâu. Trong khi đó, điều 72  được giữ lại thành điều 86 trong dự án sửa đổi vẫn quy định như cũ “người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm...áp dụng Luật này và các luật khác có liên quan để tổ chức phòng chống tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý”. Vậy “người đứng đầu” là ai : giám đốc hay bí thư  ? Không nhắc đến Ban chỉ đạo tham nhũng trung ương trong Luật, nhưng ở nhiều điều luật vẫn nói đến vai trò của Ban Kiểm tra, tổ chức Đảng... 

   Nhân nói đến cơ quan đứng đầu, trong khi thảo luận đã có nhiều ý kiến đưa ra là cần thành lập một cơ quan mang tính độc lập nằm ngoài hay trong nhưng do Quốc hội bổ nhiệm, mặc dầu ai cũng biết  rằng dưới gầm trời nước ta thì ở đâu cũng có sự lãnh đạo của Đảng, đứng đầu là Tổng bí thư, Bộ Chính trị. 

   Xin nhắc lại một câu chuyện lịch sử. Năm 1945, ngay sau khi ký sắc lệnh thành lập cơ quan hành pháp của quốc gia, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng ký sắc lệnh thành lập các cơ quan dân cử ở các địa phương để giám sát bộ máy hành chính và hành pháp. Nhưng ở cấp cao nhất, vị Chủ tịch nước đã ra sắc lệnh thành lập hai cơ chế là Ban Thanh tra đặc biệtToà án đặc biệt đều nhằm điều chỉnh đối tượng là những thành viên của bộ máy hành pháp. Toà án đặc biệt do Chủ tịch nước làm Chánh án và Bộ trưởng Nội vụ làm thẩm phán chuyên xét xử các quan chức cao cấp vi phạm luật pháp với những bản án nghiêm khắc mà không tái thẩm. Còn Ban Thanh tra đặc biệt thì Chủ tịch nước đích danh chỉ định (mời) Cụ Bùi Bằng Đoàn, nguyên Thượng thư Bộ Hình của chế độ cũ (Nam triều) vì lý lẽ : đó là người am hiểu pháp luật lại có uy với dân . Người thứ hai là nhà thơ Cù Huy Cận được giới thiệu là người trẻ tuổi lại có danh vọng trong dân... Cho dù những cơ chế này chưa phát huy được bao nhiêu vì chiến tranh sau đó đã bùng nổ, nhưng ý tưởng tạo ra một cơ chế thích hợp bảo đảm tính khách quan và nghiêm minh, đựoc lòng dân của Cụ Hồ là một nguyên lý mà chúng ta vẫn phải học. 

     Từ  92 điều của Luật hiện hành qua Luật sửa đổi nâng lên thành 102 điều trong đó giành rất nhiều cho việc thực hiện sự “minh bạch” , công khai. Nội dung rất chi tiết nhưng tính khả thi vẫn còn là một dấu hỏi. Thử hỏi, vào thời điểm này, một nhân viên cơ quan có thể công khai đọc bản kê khai tài sản của sếp rồi tìm tòi phát hiện để  yêu cầu sếp cung cấp thông tin như điều 36 (luật sửa đổi) quy định...mà vẫn giữ được chỗ ngồi làm việc của mình hay không?  

     Và có muốn tìm tòi cũng khó vì chúng ta đang sống trong một nền tài chính lạc hậu tiêu tiền mặt, chưa hề quản lý và đánh thuế tài sản, lại có những mối quan hệ xã hội nhằng nhịt  đến mức yêu cầu phải bắt tận tay day tận trán việc đưa tiền mặt cho nhau mới đủ quy kết về tội hối lộ , thì mọi sự minh bạch quy định trong luật vẫn là điều khó thực hiện. 

   Nói như vậy không phải là thối chí hay bó tay. Rõ ràng trong dự thảo sửa đổi lần này ta vẫn chưa quan tâm, nói cách khác là chưa khai thác cái nhân tố mà trong mọi tổng kết đều đã thừa nhận. Đó là vai trò của dư luận xã hội nói chung, mà gạt nhân là báo chí. Trong khi thừa nhận rằng bộ máy chính quyền rất hạn chế trong việc phát hiện tham những thì phần lớn số vụ việc là do nhân dân hay các nhà báo phát hiện. 

    Lẽ ra trong sửa đổi luật, ta phải tìm cách khai thác thế mạnh đã được chứng minh , thì trong văn bản ta thấy, điều  9 “về trách nhiệm của cơ quan báo chí vẫn giữ nguyên như cũ. Nhưng ở điều 99 của luật sửa đổi cũng nhắc lại “vai trò trách nhiệm của báo chí” thì điều bổ sung lại đòi hỏi “cơ quan báo chí, phòng viên đưa tin về hành vi chống tham nhũng có trách nhiệm cung cấp nội dung thông tin, tài liệu theo yêu cầu” của người đứng đầu Viện Kiểm sát và Toà án ... để phục vụ cho việc xác minh làm rõ hành vi tham nhũng... y như đối xử với người dưói quyền của mình trong khi không hề có biện pháp bảo vệ an toàn cho các nhà báo, cơ quan báo chí. Lẽ ra phải là sự cộng tác có trách nhiệm thì trong luật lại là sự ràng buộc như điều kiện khiến cho các nhà báo tốt nhất là đừng dính vào cuộc đấu tranh chống tham nhũng để “nghỉ cho khoẻ”, lại tránh được những cạm bẫy nguy hiểm.... Nói cách khác nếu chúng ta đã nhận thấy vũ khí sắc bén của báo chí thì thay vì mài cho sắc nay ta lại rũa cho cùn. Những biện pháp để bảo vệ nhân chứng hầu như vẫn chưa khuyến khích người dân có trách nhiệm vào cuộc... 

   Tóm lại, theo tôi, điểm mấu chốt để cho lần sửa đổi này có thể mang lại hiệu quả thiết thực, dù không ảo tưởng rằng nó sẽ giúp chúng ta diệt tham nhũng đến tuyệt chủng ngay lập tức mà phải với tinh thần  trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi” thì chúng ta phải có một đầu não trong sạch kiên cường như hình tượng lý tưởng trong dân gian nhân vật bao công và phải mở ra một mặt trận rộng rãi các tầng lớp nhân dân, trong đó có báo chí vào cuộc...Cũng có nghĩa là phải củng cố được lòng tin thì mới vào trận được. Đáng tiếc đó lại là điều chưa thấy rõ lắm trong bản dự thảo lần này./

9.XI.2012

------ 


THAM KHẢO THÊM:






Ph¸t biÓu t¹i QH vÒ LuËt  Phßng vµ Chèng Tham nhòng, ngµy 25.X.2005
     KÝnh th­ưa Quèc héi,
Tham nhòng(TN)  lµ mét hiÖn t­îng phè biÕn kh«ng chØ ë n­íc ta. Cuéc ®Êu tranh chèng TN lµ mét viÖc lµm th­êng xuyªn cña mäi quèc gia. Kh«ng kiÒm chÕ ®­îc, TN sÏ thµnh mét vÊn n¹n, trÇm träng h¬n th× thµnh mét nguy c¬ võa kÐo lïi sù ph¸t triÓn, võa lµm mÊt æn ®Þnh x· héi vµ lµm mÊt uy tÝn cña quèc gia víi céng ®ång quèc tÕ...
   ë ViÖt Nam, chóng ta ®· th¼ng th¾n nhËn r»ng : TN ®· trë thµnh “quèc n¹n”. ThÕ giíi xÕp n­íc ta ë “top” cuèi  cña sù s¾p xÕp thø tù c¸c quèc gia vÒ n¨ng lùc chèng TN. Bëi thÕ sau gÇn mét thËp kû ®Êu tranh ch­a cã hiÖu qu¶ b»ng mét Ph¸p lÖnh, viÖc so¹n th¶o mét ®¹o luËt Phßng vµ Chèng TN qu¶ lµ mét nhu cÇu cÊp b¸ch, mang tÝnh chÊt sèng cßn. Hy väng bé LuËt sÏ gãp phÇn vµo sù t¨ng tr­ëng kinh tÕ, c¶i thiÖn vÞ thÕ VN trong qu¸ tr×nh héi nhËp vµ lµm yªn lßng d©n.
   Ai còng c¶m nhËn ®­îc sù khã kh¨n cña cuéc ®Êu tranh chèng TN. Cã ng­êi cßn nghi ngê tÝnh kh¶ thi vµ hiÖu qu¶ ngay khi ®· cã luËt. Qu¶ lµ khã kh¨n thËt ! Nh­ng tõ quan ®iÓm lÞch sö vµ theo lý thuyÕt th× t«i thÊy : Chèng TN ë n­íc ta cã phÇn dÔ h¬n ë c¸c n­íc kh¸c !
Nghe vËy cã vÎ kú quÆc ch¨ng ?!
                                                                      
Xin ®­îc ph©n tÝch : NÕu c¨n cø vµo ph¹m vi ®iÒu chØnh cña LuËt Phßng vµ chèng TN (®iÒu 1 ) th×  “TN lµ hµnh vi cña ng­êi cã chøc vô, quyÒn h¹n ®· lîi dông chøc vô, quyÒn h¹n ®· lîi dông chøc vô, quyÒn h¹n ®ã ®Ó vô lîi... Ng­êi cã chøc quyÒn bao gåm...” nãi chung lµ c¸n bé c«ng chøc nhµ n­íc, lµ nh÷ng ng­êi cã chøc, cã quyÒn vµ cã kh¶ n¨ng tiªu tiÒn cña nhµ n­íc vµ “b¸n” nh÷ng quyÒn lùc Êy cho nh÷ng kÎ kh«ng cã chøc quyÒn, ®Ó c¶ hai bªn cïng vô lîi. T«i xin nh¾c l¹i c¸i nguyªn lý mµ n¨m ngo¸i t«i ®· ph¸t biÓu vµ cã ng­êi hiÓu nhÇm khi rót bít c¸i ®iÒu kiÖn tiªn quyÕt  lµ : theo lý thuyÕt th× nguy c¬ vµ møc ®é tham nhòng tû lÖ thuËn víi quyÒn lùc ®­îc thÓ hiÖn b»ng chøc vô.
 Còng theo lý thuyÕt th× viÖc gi¸m s¸t vÒ tµi s¶n vµ nguån gèc tµi s¶n cña c¸c c«ng chøc ViÖt Nam kh«ng khã bëi lÏ :
    ë VN , sù giµu cã  míi chØ cã c¬ héi ch­a l©u , nhÊt lµ ®èi víi giíi  c«ng chøc. Cã thÓ nãi r¨ng mét trong nh÷ng ®Æc tr­ng cña lÞch sö n­íc ta  lµ rÊt h¹n chÕ sù h×nh thµnh tÇng líp quý téc, ®¹i gia hay ®¹i t­ b¶n, ®¹i së h÷u. ChÕ ®é qu©n ®iÒn, t©m lý xem th­êng cña c¶i , khinh th­êng sù lµm giµu cña Khæng gi¸o; chÝnh s¸ch øc th­¬ng cña nhµ n­íc, chñ nghÜa b×nh qu©n trong d©n gian v.v... trong x· héi truyÒn thèng; råØatong x· héi thuéc ®Þa , chÝnh s¸ch cai trÞ cña thùc d©n chØ khuyÕn khÝch sù lµm giµu kiÓu n« lÖ vµ m¹i b¶n khiÕn tÇng líp giµu cã trong th­¬ng giíi nÕu ngãc ®Çu lªn ®­îc lµ bÞ k×m chÕ, giíi giµu cã theo ®u«i thùc d©n th× bÞ c¸ch m¹ng tiªu diÖt. §Õn chÕ ®é ta thêi s¬ khai th× quan niÖm ®Êu tranh giai cÊp  triÖt tiªu  ng­êi giµu trong kinh doanh, l¹i tiªu diÖt  nh÷ng kÎ giµu v× liªn quan ®Õn chÕ ®é cò. Cho nªn, trõ tr­êng hîp rÊt ngo¹i lÖ, cã thÓ nãi cho ®Õn tr­íc cuéc §æi míi, tøc lµ chØ trªn d­íi hai thËp kû nay, x· héi ta vÒ c¨n b¶n kh«ng cßn ng­êi giµu, ®Æc biÖt trong  tÇng líp c¸n bé c«ng chøc. T«i nãi c¨n b¶n lµ ®Ó chõa ra nh÷ng ngo¹i lÖ mµ t«i ch­a biÕt ®Õn.
    §ã lµ ch­a nãi ®Õn líp c¸n bé ®Çu tiªn, tiªn nh÷ng ng­êi tr­ëng thµnh tõ thùc tiÔn s¨t m¸u cña c¸ch m¹ng cã thÓ xuÊt th©n tõ nhiÒu thµnh phÇn x· héi kh¸c nhau, kÓ c¶ tÇng líp trªn nh­ng võa do quan niÖm, võa do hoµn c¶nh vµ ®Æc biÖt lµ do  kinh qua  thùc tiÔn ®Êu tranh c¸ch m¹ng nªn cã ®­îc phÈm chÊt “träng nghÜa khinh tµi” vµ ®Æt lý t­ëng chÝnh trÞ lªn cao h¬n lµ hoµi b·o lµm giµu... Nh­ng thÕ hÖ nh÷ng c¸n bé tr­ëng thµnh trong chÕ ®é ta th× hÇu hÕt ®Òu ph¶i xuÊt th©n tõ nh÷ng thµnh phÇn rÊt c¬ b¶n, sè rÊt ®«ng lµ tõ tÇng líp lao ®éng. ChÝnh s¸ch c¸n bé cña chóng ta rÊt coi träng vµo nguån gèc xuÊt th©n (thËm chÝ ®Õn 3 ®êi).
    Xin nh¾c l¹i mét sù thËt lµ c¸ch ®©y chØ trªn d­íi 2 thËp kû, vÒ c¨n b¶n, x· héi ta kh«ng ch­a cã ng­êi giµu. ChÝnh v× thÕ, mét trong nh÷ng gi¸ trÞ cña §æi míi lµ ®· lµm  thay ®æi ®­îc   quan niÖm  x· héi vµ t¹o c¬ chÕ , h¬n n÷a lµ khuyÕn khÝch c¶ x· héi lµm giµu theo nguyªn lý “d©n giµu n­íc m¹nh”. Nh­ng nãi cho chÝnh x¸c, th× míi chØ t¹o c¬ chÕ cho d©n giµu th«i, chø c¬ chÕ ®Ó c¸n bé vµ quan chøc giµu th× ph¶i míi gÇn ®©y, trªn con ®­êng tiÕp tôc §æi míi , §¶ng míi cho phÐp  c¸c ®¶ng viªn cña m×nh ®­îc tham gia lµm kinh tÕ t­ nh©n. Trong khÝ ®ã, theo c¬ chÕ chÝnh trÞ ë n­íc ta cho ®Õn hiÖn nay, quyÒn lùc vµ chøc vô vÉn tËp trung chñ yÕu ë trong ®éi ngò  c¸n bé , c«ng chøc lµ ®¶ng viªn. §ã lµ mét ®Æc tr­ng cña thÓ chÕ chÝnh trÞ vµ x· héi ta.
     Th­a QH, t«i ch­a ph¶i lµ ®¶ng viªn nªn cã thÓ nãi ra ®iÒu ®iÒu nµy ra lµ tÕ nhÞ, nh­ng ®ã lµ sù thËt. Vµ chÝnh sù thËt Êy l¹i cho thÊy mét tiÒm n¨ng rÊt lín, rÊt thuËn lîi cho c«ng cuéc chèng tham nhòng cña chóng ta, trong viÖc ®­a luËt nµy vµo ®êi sèng. Theo quan ®iÓm cña t«i, cã thÓ cßn ph¶i söa ®æi mét ®«i ®iÒu, nh­ng vÒ c¨n b¶n néi dung dù th¶o luËt nµy (còng nh­ kh«ng Ýt v¨n b¶n chióng ta ®· tõng ban hµnh mµ bé luËt nµy kÕ thõa) ®· lµ ®ñ. Chóng ta ®· cã mét th¸i ®é cÇu thÞ, mét lßng quyÕt t©m minh b¹ch trong viÖc so¹n th¶o bé LuËt nµy mµ toµn d©n, toµn thÕ giíi ®Òu thÊy. VÊn ®Ò cßn l¹i lµ thùc thi, lµ mét quyÕt t©m biÓu thÞ b»ng viÖc lµm.
    T«i lÊy vÝ dô, chØ cÇn lµm nghiªm tóc c¸c ®iÒu luËt trong bé luËt míi ®­îc dù th¶o nµy còng ®· mang l¹i ®­îc nhiÒu hiÖu qu¶ råi. Bëi lÏ víi mét c¸n bé c«ng chøc-quan chøc nghiªm tóc th× kh«ng thÓ cã ®­îc mét tµi s¶n lín h¬n qu¸ nhiÒu so víi thu nhËp (chñ yÕu lµ l­¬ng, tÊt nhiªn cã c¶  chót bæng vµ léc trong giíi h¹n cho phÐp). Bëi v× cho ®Õn nay, còng theo lý thuyÕt, tÇng líp c«ng chøc vµ quan chøc chóng ta kh«ng thÓ lµ nh÷ng ng­êi thõa kÕ tµi s¶n lín cña bè mÑ hay dßng téc, v× nh÷ng lý do lÞch sö nh­ t«i ®· ph©n tÝch ë trªn, v× sè ®«ng ®Òu c¸n bé-quan chøc ®Òu lµ con em thµnh phÇn kh«ng thÓ giµu cã ®­îc. V× ë ta ch­a thÓ  cã nh÷ng quan chøc nh­ «ng Thñ t­íng Th¹c XØn bªn Th¸i Lan, lµ t­ b¶n giµu cã tr­íc khi b­íc vµo chÝnh tr­êng . H¬n thÕ n÷a, sè ®«ng c«ng chøc vµ quan chøc Êy cho ®Õn gÇn ®©y vÉn ch­a cã c¬ héi hîp ph¸p ®Ó lµm giµu trªn lÜnh vùc kinh tÕ, xin nh¾c l¹i, v× míi ®©y §¶ng míi cho phÐp ®¶ng viªn (mµ kh«ng ph¶i c«ng chøc) ®­îc tham gia lµm kinh tÕ t­ nh©n...H×nh nh­ c¸c c«ng chøc -quan chøc cho ®Õn nay vÉn ch­a ®­îc phÐp tham gia c¸c ho¹t ®éng kinh doanh ngoµi nhµ n­íc (kÓ c¶ mua cæ phÇn) !?
    Râ rµng, theo lý thuyÕt, th× rÊt khã cho mét c«ng chøc- quan chøc cã ®­îc mét khèi l­îng tµi s¶n lín h¬n qu¸ nhiÒu nh÷ng thu nhËp ®­îc gäi lµ chÝnh ®¸ng theo quy ®Þnh hiÖn hµnh cña ph¸p luËt. Nh÷ng tµi s¶n Êy cã thÓ khã ph¸t hiÖn nÕu nh­ lµ ®éng s¶n (v× lý do chÕ ®é qu¶n lý tµi chÝnh vµ qu¶n lý thu nhËp cña chóng ta), nh­ng bÊt ®éng s¶n th× khã che dÊu ®­îc cho dï cã thÓ t×m c¸ch san sÎ cho nh÷ng ®èi t­îng ngoµi sù kiÓm so¸t cña luËt ®Þnh (vÝ nh­ cha mÑ, con c¸i ®· tr­ëng thµnh, ng­êi th©n v.v...). T«i tin r»ng nÕu dù luËt nµy cã thªm mét sè ®iÒu luËt huy ®éng cã  sù gi¸m s¸t cña c¸c tæ chøc trong hÖ thèng chÝnh trÞ hay cña toµn x· héi, cã ®uîc mét c¬ chÕ chØ ®¹o vµ tæ chøic thùc hiÖn hîp lý th× hiÖu qu¶ lµ nh×n thÊy ®­îc.
   KÝnh th­ưa Quèc héi, vÊn ®Ò cßn l¹i, quyÕt ®Þnh cã chèng ®­îc tham nhòng hay kh«ng l¹i chÝnh lµ c©u hái cña toµn x· héi ®èi víi chóng ta lµ : cã thùc quyÕt t©m chèng tham nhòng hay kh«ng ! ?
Chø d©n ta, §¶ng ta, lÞch sö chóng ta cho thÊy ®· quyÕt lµ lµm ®­îc, kÓ c¶ nh÷ng c¸i t­ëng nh­ kh«ng thÓ nµo lµm ®­îc.
                                                                                Dư­¬ng Trung Quèc
  
   --------                              

BÀI PHÁT BIÊU CỦA ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC GÓP Ý CHO BÁO CÁO CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI TẠI QUỐC HỘI

                                   
Kính thưa Quốc hội

 Kính thưa Thủ tướng, 

     Một bản báo cáo vốn chỉ là thường kỳ của Chính phủ tại mỗi kỳ họp Quốc hội nhưng lần này sẽ để lại một dấu ấn mang tính lịch sử. Đây là lần đầu tiên một Thủ tướng phải tự mình và thay mặt tập thể Chính phủ nhận lỗi trước quốc dân. Đó cũng là sự nối dài của Hội nghị Trung ương lần thứ Sáu với việc Tổng bí thư và Tập thể Bộ Chính trị trong đó có Thủ tướng nhận lỗi trước Trung ương Đảng và nhân dân. 

   Trong lịch sử cách mạng Việt Nam, năm 1938 Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đông Dương Nguyễn Văn Cừ viết cuốn “Tự Chỉ trích” để tự phê bình nhằm giúp Đảng đủ sức mạnh để bước vào cuộc tranh đấu quyết liệt giành độc lập dân tộc. Rồi chính vị Tổng bí thư ấy cùng với nhiều nhà lãnh đạo của Đảng đã hy sinh trước mũi súng của quân thù như những người anh hùng mà chúng ta kính phục. Năm 1956, sau những sai lầm nghiêm trọng trong quá trình thực hiện cuộc Cải cách Ruộng đất, đích thân Chủ tịch Đảng và Chủ tịch nước Hồ Chí Minh  nhận lỗi  và Tổng bí thư Trường-Chinh, một trong những nhà cách mạng có công hàng đầu của thời kỳ Cách mạng tháng Tám xin từ chức...Rồi chính vị Tổng bí thư phải từ chức ấy lại phấn đấu hơn ba thập kỷ để lại trở thành một trong những người khởi động cho công cuộc Đổi Mới. Đó là những bài học lịch sử những tấm gương đáng suy nghĩ. 

   Nhưng lần phê bình và tự phê bình của Đảng mới đây toàn dân đã chứng kiến chỉ là những lời xin lỗi. Do vậy giám sát việc sửa lỗi của những người xin lỗi, trong đó có Thủ tướng là đòi hỏi của người dân và trách nhiệm của các cơ quan dân cử trong đó có Quốc hội.  

   Nhắc lại những dữ kiện lịch sử trên để lưu ý rằng nhân dân đang theo sát những việc làm của Chính phủ và Thủ tướng để biến lời xin lỗi , việc sửa lỗi thành hiện thực. Một hiện thực nhìn thấy trước là vô cùng khó khăn vì bên cạnh ý chí và quyết tâm của Thủ tướng cũng như thành viên Chính phủ còn có biết bao khó khăn do sự tích tụ những sai lầm , những rủi ro của thiên nhiên và trong bối cảnh của nền kinh tế thế giới vẫn ảm đạm và nền chính trị thế giới đầy bất ổn. Với nhân dân, mọi giải pháp, việc làm của Chính phủ do Thủ tướng đứng đầu phải là rất cụ thể : liệu lương năm nay có tăng không, tai nạn giao thông có giảm không, việc làm có đủ không, đồ ăn thức uống và trật tự xã hội có an toàn không... cho đến biển đảo chủ quyền có giữ vững được không ? v.v...

   Trong khi đó những giải pháp Chính phủ đưa ra trong báo cáo dường như vẫn là những vấn đề vĩ mô. Đó là những mục tiêu quan trọng nhưng nói chung vẫn là dài hạn, khó thấy được hiệu ứng trong vòng một hay hai kỳ họp nữa khi Quốc hội triển khai việc bỏ phiếu tín nhiệm... Chính phủ cần tìm ra những khâu đột phá cụ thể và chỉ đạo làm thật tốt cho nhân dân thấy được và tin tưởng...

     Dân rất sáng suốt phát hiện ra rằng : Vinashin là tai hoạ nhưng nguồn gốc tại hoạ ấy lại chính là “Vina-Cho”. Nói như vậy không chỉ là  chơi chữ. Nếu ngẫm kỹ, thì đó chính là một nguyên lý quan trọng mà chúng ta buông lỏng. Ai cho, cho ai và cho cái gì?  Đó chính là Chính phủ mà trách nhiệm cao nhất là Thủ tướng đã quản lý, sử dụng, đầu tư hay ban phát kém hiệu quả, gây lãng phí, thất thoát  ngân sách nhà nước, tài nguyên quốc gia cũng là mồ hôi xương máu của nhân dân và tài sản của tổ tiên để lại. Không chỉ có mấy tập đoàn nhà nước mà Thủ tướng nhắc đến như đối tượng trọng điểm tái cơ cấu mà “bóng dáng Vinashin” còn thấy rõ ở nhiều nơi trên cả nước biểu hiện tình trạng đầu tư dàn trải và không hiệu quả, lãng phí, hội chứng GDP bằng mọi giá cũng như tư duy nhiệm kỳ thực dụng... 

    Tôi xin nhắc lại điều đã phát biểu tại kỳ họp lần trước : chính cơ chế “Xin-Cho” là nguyên nhân của mọi nguyên nhân, nó tạo nên những lạm dụng quyền lực để hình thành những nhóm lợi ích và siêu lợi ích, những kẽ hở cho tham nhũng cùng với sự tha hoá phẩm chất của bộ máy và cán bộ v.v... 

     Buông lỏng việc quản lý ngân sách và tài nguyên của đất nước cũng còn là trách nhiệm của Quốc hội. Quốc hội và các tổ chức dân cử ở địa phương là người ban hành các văn bản pháp luật liên quan đến ngân sách, quyết định việc thông qua ngân sách, kết toán ngân sách rồi có quyền lực trong việc giám sát chi tiêu ngân sách hàng năm. Vậy mà món tiền đựơc ngân sách chi trả cho người dân trồng và giữ rừng ở một số địa phương (như truyền thông phản ánh) đã được thông qua từ nhiều năm rồi mà đến nay vẫn chưa đến tay người lao động... Tương tự  như vậy là không ít... 

  Người dân trong báo cáo Thủ tướng được đề cập đến như những đối tượng Nhà nước phải quan tâm chủ yếu của những chính sách an sinh xã hội, điều đó là đúng nhưng chưa đủ. Quan trọng hơn, nhân dân cần được xác định phải là chỗ dựa, là lực lượng quyết định những thành bại của chính phủ thì điều đó chưa được thể hiện trong báo cáo của Thủ tướng. 

    Ví như, phần viết về “Bảo đảm quốc phòng an ninh và ổn định chính trị xã hội; nâng cao hiệu quả đối ngoại” chỉ thấy nhắc nhiều đến việc ngăn chặn âm mưu chống phá của các thế lực thù địch,  đến cộng đồng quốc tế, Công ước quốc tế, những DOC, COC, Liên Hiệp Quốc, ASEAN v.v... mà không thấy nhắc đến việc cố kết lòng người, dựa vào dân, đoàn kết nhân dân, lắng nghe và biết tập hợp sáng kiến của nhân dân, tạo đồng thuận trong nhận thức và tổ chức lực lượng nhân dân bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc nói chung trong đó có chủ quyền trên Biển Đông đang đầy thách thức nói riêng !? 

    Kính thưa Quốc hội, Kính thưa Thủ tướng, 

    Những gì đang diễn ra, một lần nữa cho thấy nhân dân rất khoan dung với những người lãnh đạo, với Chính phủ trong đó có Thủ tướng. Chúng tôi cũng mong rằng tinh thần khoan dung từng là một phẩm chất đầy sức mạnh và bản lĩnh của dân tộc ta trong trường kỳ lịch sử , ngày nay cũng phải được thể hiện trong chính sách và sự điều hành quản lý Đất nước của Chính phủ. Tôi cảm thấy, trước những thách thức của thực tiễn, Thủ tướng ít quan tâm đến việc củng cố, gây dựng lòng tin yêu của dân và đôi khi lại ưa thể hiện sức mạnh quyền lực để làm dân sợ. Lịch sử cũng cho thấy dân ta vốn không biết sợ nhưng khi đã tin thì xả thân vì nghĩa lớn, vì Tổ quốc và vì Chính phủ nếu như Chính phủ ấy cố kết được lòng dân, như đã từng thể hiện trong quá khứ. 

     Bẩy mươi năm trước , Bác Hồ đúc kết bài học  : “Dân ta phải biết sử ta...Sử ta dạy cho ta bài học này : Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập tự do- Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn”(Việt Nam Độc lập, Cao Bằng 1-2-1942). 

  Thủ tướng có thể dùng tư tưởng ấy mà soi vào mọi chủ trương, chính sách, việc làm của Chính phủ và của mình : thấy điều gì chỉ mang lại lợi ích cho một nhóm người, tổn hại đến  sự đoàn kết của toàn dân thì không làm và ngược lại. Đó là cách để Thủ tướng và Chính phủ sửa lỗi có hiệu quả, vượt qua mọi thử thách khó khăn, để lấy cho được lòng tin của dân, để khỏi gặp khó trong những lần bỏ phiếu tín nhiệm sắp tới. 

   Quan trọng nhất vào thời điểm này là trong các báo cáo của Thủ tướng có thể đo lường được lòng dân ủng hộ mình đến đâu. Và trên thực tế, lịch sử vẫn đang được nhân dân viết tiếp. Thủ tướng và các nhà lãnh đạo cần nghĩ đến cả những trang sử đời sau viết về đời mình thì chắc chắn sẽ làm việc tốt hơn, sửa lỗi tốt hơn. 

   Xin cảm ơn Quốc hội, cảm ơn Thủ tướng./ 

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...