Chẳng lên gân mãi được
Đọc tin sau thấy “lạ” nên đưa
lại đây để bà con cùng coi. Và ngẫm nghĩ chút về quốc gia lâu nay cũng được
nói tới nhiều trong các mối quan hệ quốc tế, đó là nước Cộng hòa Hồi giáo Iran .
Có lời tư vấn để đọc mấy thông tin này vì bản thân
chủ blog tôi theo dõi lâu nay, ông Mahmoud Ahmadinejad không
mấy khi hạ giọng, đổi tông như vầy. Nên mình đáng quan tâm theo sát xem ra làm sao...
Là tổng thống một quốc
gia Hồi giáo cũng thuộc loại đàn anh trong thế giới Ả rập, ông Ahmadinejad luôn
luôn có những giọng điệu “ghê răng” về cả quan hệ song phương (với nhiều nước đối địch theo cách nhìn hiện tại
của chính quyền nước ông), cũng như về cả các quan hệ đa phương khác nhau nữa.
Không nói ở đây chuyện quan hệ tay đôi các nước với nhau, riêng chuyện với tổ chức Liên hợp quốc (LHQ) đã khá nhiều sự việc đáng ghi lại. Được biết cứ mỗi lần ông
đến New York để đăng đàn trong phiên họp toàn thể hằng năm ở LHQ chẳng hạn, là
một phen Hoa Kỳ bị nêu đích danh đến rát mặt; còn các nước Anh, Pháp hoặc Úc thường
cũng khó tránh các lời đả kích trực diện chẳng chút nể nang mà ông được dịp trút lên đối thủ… Ai cũng biết ông Iran này mạnh
miệng như vậy được là nhờ có quốc gia chống lưng, ở mức độ ghê lắm. Đó là cả Nga và Trung Quốc.
Hai quốc gia sở hữu hai lá phiếu veto tại Hội đồng Bảo an LHQ này rất hào phóng hậu
thuẫn Iran .
Đều là các vấn đề lợi ích, có qua có lại, và kiềm chế lẫn nhau giữa các siêu cường và đại cường quốc cả thôi. Ông Iran khéo chọn một thế đứng hợp lý và đủ tài nghe ngóng, đo đếm độ nóng nguội của tình hình và các mối quan hệ... Hai ông lớn kia làm các điều này cũng lắm phen thấy “khó coi” nên có khi họ không thể công khai được thì sẽ khéo
bày tỏ ngấm ngầm. Và Mỹ, Anh, Pháp biết vậy mà nhiều đận cũng phải ngậm bồ hòn làm ngọt.
Tuy nhiên cũng như một số
quốc gia khác bị cô lập trên trường quốc tế, đến đoạn này ông Iran có thể phải
đeo một đôi kính khác để nhìn đời sống thực tế hơn, nhất là ở khía cạnh nền kinh tế đất nước bị lao đao vì cấm vận, chịu và ngấm các ngón đòn trừng phạt
thâm độc mà Mỹ và các nước phương Tây cường quốc sử dụng như thứ công cụ gây sức ép. Nên
có câu chuyện nước này đang tính đến cậy nhờ, đến lối thoát hiểm mới nhận ra từ các quốc gia Á châu (chứ thế giới Ả rập xung quanh thì tắc tị mất rồi); và nếu ưng cách này thì trước hết là
với ngay mấy nước châu Á cận kề... Và bài toán sẽ tiếp tục giải dần, rồi cùng vỡ vạc ra các cách thức tốt hơn, miễn là lúc này bước được mấy bước khởi đầu dò dẫm ...
Đói thì đầu gối phải bò, các cụ xưa nhà mình nói cấm có sai.
Không giống nhưIran ,
và cũng không thể đem so sánh với trường hợp Iran được, đó là cũng có một số nước khác mà chúng ta thấy đang cơn vật vã chuyển mình. Họ đi theo nhiều cách, mỗi nơi người ta tính toán một kiểu cho thích hợp với hoàn cảnh, với tình hình và vị trí địa-chính trị thích hợp cho mình.
Ví như mới đây có cách tiếp cận mạnh mẽ trong đổi mới đất nước khá toàn diện như Miến Điện là hướng tới dân chủ hóa; hoặc là theo kiểu cải tiến cải tổ dần dần như cách Cu Ba...
Ngay ông Bắc Triều Tiên nổi tiếng là hắc xì dầu trong đối nội, luôn gây căng thẳng với các mối quan hệ quốc tế, nhất là với Hàn Quốc và Mỹ, được coi như "một mình một ngựa", tách biệt đi một lối rất riêng, xem ra như "không sợ ai" trong các mối giao tiếp với bên ngoài..., thì giờ đây cũng bắt đầu có những dấu hiệu nhúc nhích cho hướng đi kinh tế. Chứ đâu còn dạng cố “lên gân” bằng mọi giá, trong cái lúc mà bụng dạ còn đói ăn mãi được sao?
Bởi dù thế nào, khỏe lên gân cho đến mấy thì gân cốt con người ta xem ra cũng có những giới hạn của nó...
Không giống như
Ví như mới đây có cách tiếp cận mạnh mẽ trong đổi mới đất nước khá toàn diện như Miến Điện là hướng tới dân chủ hóa; hoặc là theo kiểu cải tiến cải tổ dần dần như cách Cu Ba...
Ngay ông Bắc Triều Tiên nổi tiếng là hắc xì dầu trong đối nội, luôn gây căng thẳng với các mối quan hệ quốc tế, nhất là với Hàn Quốc và Mỹ, được coi như "một mình một ngựa", tách biệt đi một lối rất riêng, xem ra như "không sợ ai" trong các mối giao tiếp với bên ngoài..., thì giờ đây cũng bắt đầu có những dấu hiệu nhúc nhích cho hướng đi kinh tế. Chứ đâu còn dạng cố “lên gân” bằng mọi giá, trong cái lúc mà bụng dạ còn đói ăn mãi được sao?
Bởi dù thế nào, khỏe lên gân cho đến mấy thì gân cốt con người ta xem ra cũng có những giới hạn của nó...
Vệ Nhi
-------
Iran coi châu Á là "phao cứu sinh" quan trọng mới
Trong bối cảnh những biện pháp trừng phạt của phương Tây đang bóp ngẹt nền kinh tế Iran, quốc gia Hồi giáo này đang nỗ lực vươn tới châu Á và coi đây là "phao cứu sinh" quan trọng mới.
Trong một cuộc họp tại Azerbaijan gần đây, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejadđã nhắc người đồng cấp Kazakhstan về tuyến đường sắt nối trung tâm Trung Á với các cảng biển Iran.
Tại một cuộc họp khác ở Kuwait, ông cũng đàm phán với nhà lãnh đạo của Tajikistan về việc thúc đẩy trao đổi thương mại song phương.
Trong nhiều tháng trở lại đây, phương Tây đã tốn nhiều công sức để ngăn Iran bán dầu mỏ cho các quốc gia "khát" năng lượng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước tình hình này, Iran đang tìm cách mở lại “con đường tơ lụa” nối Trung Quốc và TrungĐông. Đây có thể xem là những bước đầu tiên để Iran đa dạng hóa nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Tehran đánh giá hoạt động thương mại của Iran tại Trung Á vẫn còn nhỏ bé so với doanh số bán dầu mỏ của Iran sang các nền kinh tế lớn của khu vực.
Tổng thống Ahmadinejad khẳng định nền kinh tế Iran đủ mạnh để phát triển mà không cần đến doanh thu từ khai thác dầu mỏ.
Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng tại Dubai, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Rostam Qasemi, cho biết nước này có kế hoạch đầu tư vào năng lượng Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Theo các nhà quan sát, Iran đang tham vọng biến vùng Trung Á thành thị trường then chốt cho các ngành công nghiệp xây dựng và công nghệ của mình; còn các nước trong Liên Xô cũ có thể hướng ra biển thông qua các cảng của Iran.
Tháng 8/2012, nhà chế tạo "xế hộp" Khodro ở Iran đã thông báo kế hoạch thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang Kazakhstan và Turkmenistan. Tại Tajikistan, các công ty xây dựng của Iran là những nhà thầu chính trong các dự án thủy điện và một đường hầm trị giá 39 triệu USD, nối thủ đô Dushanbe và phía Bắc Tajikistan./.
Trong một cuộc họp tại Azerbaijan gần đây, Tổng thống Iran Mahmoud Ahmadinejadđã nhắc người đồng cấp Kazakhstan về tuyến đường sắt nối trung tâm Trung Á với các cảng biển Iran.
Tại một cuộc họp khác ở Kuwait, ông cũng đàm phán với nhà lãnh đạo của Tajikistan về việc thúc đẩy trao đổi thương mại song phương.
Trong nhiều tháng trở lại đây, phương Tây đã tốn nhiều công sức để ngăn Iran bán dầu mỏ cho các quốc gia "khát" năng lượng như Trung Quốc và Ấn Độ.
Trước tình hình này, Iran đang tìm cách mở lại “con đường tơ lụa” nối Trung Quốc và TrungĐông. Đây có thể xem là những bước đầu tiên để Iran đa dạng hóa nền kinh tế quá phụ thuộc vào dầu mỏ.
Tehran đánh giá hoạt động thương mại của Iran tại Trung Á vẫn còn nhỏ bé so với doanh số bán dầu mỏ của Iran sang các nền kinh tế lớn của khu vực.
Tổng thống Ahmadinejad khẳng định nền kinh tế Iran đủ mạnh để phát triển mà không cần đến doanh thu từ khai thác dầu mỏ.
Phát biểu tại một diễn đàn năng lượng tại Dubai, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran, Rostam Qasemi, cho biết nước này có kế hoạch đầu tư vào năng lượng Mặt Trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác.
Theo các nhà quan sát, Iran đang tham vọng biến vùng Trung Á thành thị trường then chốt cho các ngành công nghiệp xây dựng và công nghệ của mình; còn các nước trong Liên Xô cũ có thể hướng ra biển thông qua các cảng của Iran.
Tháng 8/2012, nhà chế tạo "xế hộp" Khodro ở Iran đã thông báo kế hoạch thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang Kazakhstan và Turkmenistan. Tại Tajikistan, các công ty xây dựng của Iran là những nhà thầu chính trong các dự án thủy điện và một đường hầm trị giá 39 triệu USD, nối thủ đô Dushanbe và phía Bắc Tajikistan./.
Trà My (TTXVN)
Nguồn: http://www.vietnamplus.vn/Home/Iran-coi-chau-A-la-phao-cuu-sinh-quan-trong-moi/201211/167083.vnplus
-------
ĐỌC THAM KHAO:
Mỹ, EU dồn dập "ra đòn" với kinh tế Iran
A Vũ (tổng hợp)
Tấn công quân sự vào Iran chưa phải là lựa chọn số một hiện nay. Tuy nhiên, trên mặt trận kinh tế, cuộc chiến chống lại quốc gia này của Mỹ và đồng minh đã bắt đầu từ lâu và ngày càng được siết chặt.
Ảnh dưới:
Những đòn tấn công dồn dập
Có thể nói Mỹ là nước đi đầu trong chiến dịch tấn công kinh tế nhằm vào quốc gia bên bờ vịnh Ba Tư. Trong tháng 9/2012, Chính phủ Mỹ đã cử nhiều đoàn công tác do Bộ Tài chính Mỹ chủ trì tới các nước có quan hệ kinh tế với Iran để vừa giám sát việc thực thi lệnh cấm vận, vừa vận động ủng hộ chính sách cấm vận này. Ngay cả với Trung Quốc, Mỹ cũng tỏ ra rất cương quyết. Cụ thể, tháng 7 vừa qua, Hoa Kỳ đã loại ngân hàng Côn Luân của Trung Quốc ra khỏi hệ thống tài chính của mình với cáo buộc ngân hàng này đã giúp Iran né tránh các biện pháp cấm vận, cung cấp dịch vụ cho ít nhất 6 ngân hàng của Iran bị Mỹ trừng phạt vì dính líu đến chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt của Tehran.
Nhận định về nền kinh tế Iran, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Nuland cho rằng, trừng phạt kinh tế đã tác động sâu sắc tới nền kinh tế Iran. Còn Bộ trưởng Tài chính Israel Steinitz cũng dự báo nền kinh tế Iran đang bên bờ vực sụp đổ và Iran đang bị thất thu 45-50 tỷ USD từ xuất khẩu dầu mỏ (!?).
Một đòn nặng khác đánh vào hệ thống tài chính của Iran chính là việc hồi giữa tháng ba vừa qua, Hiệp hội Viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu SWIFT đã dừng cung cấp dịch vụ điện tín của khoảng 20 ngân hàng Iran nằm trong danh sách bị EU trừng phạt - một trong những liên kết quan trọng nhất của Iran với hệ thống cho ngân hàng quốc tế. Đây đồng thời cũng là hành động chưa từng có tiền lệ tại SWIFT - hệ thống ngân hàng điện tử lớn nhất thế giới với hơn 9.700 chi nhánh tại 209 nước - được coi là kết quả của một nỗ lục đa phương nhằm cô lập Iran.
Về phía Liên minh châu Âu, khối này cũng đã triển khai nhiều đòn đánh mạnh vào nền kinh tế Iran. Mới đây nhất, đầu tháng 9/2012, ngoại trưởng các nước EU đã nhất trí áp dụng thêm lệnh trừng phạt mới nhắm vào ngành hóa dầu, tài chính và khí đốt của nước này. Trước đó, lệnh cấm vận được cho là khắc nghiệt nhất của EU đã chính thức có hiệu lực từ 1/7 khiến thương mại của Iran trên khắp thế giới bị ảnh hưởng. Theo đó, cấm các công ty EU vận chuyển dầu thô hoặc bảo hiểm cho lĩnh vực dầu khí của Iran. Tổng thống Iran - Ahmadinejad - sau đó phải thừa nhận đây là lệnh trừng phạt "mạnh mẽ nhất từ trước tới nay".
Bức tranh ảm đạm về kinh tế Iran
Lên tiếng chính thức bên lề cuộc họp 67 Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 2/10/2012, tổng thống Iran cáo buộc phương Tây đang tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế chống lại một nước Cộng hòa Hồi giáo. Ông Mahmoud Ahmadinejad nói rằng các "kẻ thù" của Iran đang tấn công vào lĩnh vực ngân hàng và dầu mỏ của Iran và làm ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống của người dân nước này.
Khu vực ảnh hưởng mạnh nhất có lẽ là tài chính - ngân hàng. Theo Reuters, riêng trong ngày 1
/10, đồng Rial đã mất giá 10% và chỉ trong vòng một tuần, đồng tiền này đã mất tới 20%, giảm từ mức 29.700 ngày 30/9 xuống mức 34.200 Rial/USD, trong khi Ngân hàng trung ương Iran vẫn duy trì tỷ giá ở mức 12.260 Rial/USD. Iran thông báo tỷ lệ lạm phát của nước này là 30% nhưng theo các nhà kinh tế khu vực con số thực đã lên tới 50-60%. Giá cả các mặt hàng, đặc biệt là nhu yếu phẩm, tăng từng ngày.
Bức tranh ảm đạm về kinh tế Iran
Lên tiếng chính thức bên lề cuộc họp 67 Đại hội đồng Liên hiệp quốc ngày 2/10/2012, tổng thống Iran cáo buộc phương Tây đang tiến hành cuộc chiến tranh kinh tế chống lại một nước Cộng hòa Hồi giáo. Ông Mahmoud Ahmadinejad nói rằng các "kẻ thù" của Iran đang tấn công vào lĩnh vực ngân hàng và dầu mỏ của Iran và làm ảnh hưởng mạnh tới cuộc sống của người dân nước này.
Khu vực ảnh hưởng mạnh nhất có lẽ là tài chính - ngân hàng. Theo Reuters, riêng trong ngày 1
/10, đồng Rial đã mất giá 10% và chỉ trong vòng một tuần, đồng tiền này đã mất tới 20%, giảm từ mức 29.700 ngày 30/9 xuống mức 34.200 Rial/USD, trong khi Ngân hàng trung ương Iran vẫn duy trì tỷ giá ở mức 12.260 Rial/USD. Iran thông báo tỷ lệ lạm phát của nước này là 30% nhưng theo các nhà kinh tế khu vực con số thực đã lên tới 50-60%. Giá cả các mặt hàng, đặc biệt là nhu yếu phẩm, tăng từng ngày.
Ngành đem lại nhiều ngoại tệ nhất cho Iran là dầu mỏ cũng phải chống đỡ vất vả với lệnh cấm vận. Vẫn theo các số liệu của Mỹ, lượng dầu xuất khẩu của Iran đã giảm từ mức 2,4 triệu thùng/ngày trong năm ngoái xuống còn hơn 1 triệu thùng/ngày. Như vậy, Iran thất thu khoảng 3,4 triệu USD mỗi tháng và lượng dầu xuất khẩu của Iran giảm khoảng 40%.
Lo ngại lệnh cấm vận, nhiều tập đoàn lớn đã rút khỏi thị trường Iran. Đáng kể nhất là Trung Quốc rút khỏi dự án xây đập trị giá 2 tỷ USD và dự án khí đốt trị giá 4,7 tỷ USD; Nga rút khỏi dự án khai thác dầu trị giá hơn 2 tỷ USD. Các tập đoàn xe hơi Peugeot của Pháp, Mercedes của Đức hay Huyndai của Hàn Quốc cũng đã tháo chạy khỏi thị trường này.
Tìm cách chống chọi
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Iran Bahmani thừa nhận đồng nội tệ của Iran mất giá sâu hơn so với đồng USD nhưng cho hay sẽ sớm tăng trở lại nhờ các hoạt động trao đổi diễn ra sôi động hơn tại Trung tâm Ngoại hối - mới được thành lập ngày 24/9. Trước mắt, Ngân hàng trung ương Iran sẽ cấp 181 triệu USD cho trung tâm này để đảm bảo cung cấp ngoại tệ cho các ngân hàng Iran có nhu cầu, với tỷ giá thấp hơn thị trường tự do 2%.
Chính phủ cũng dự kiến sẽ sử dụng ngoại tệ thu được từ xuất khẩu các sản phẩm hóa dầu và 14,5% ngoại tệ từ xuất khẩu dầu để hỗ trợ trung tâm.
Ông Bahmani cho biết ảnh hưởng của các biện pháp cấm vận là khá mạnh nhưng Iran đã có 150 tỷ USD dự trữ ngoại tệ, tương đương với 13 tháng nhập khẩu để bảo vệ nền kinh tế.
Về việc đồng nội tệ trượt giá, lãnh đạo Iran cho rằng đây là cuộc chiến tranh tâm lý nhằm gây sức ép cho ngành tài chính và kinh tế của nước này và làm rối loạn nội bộ Iran.
Ngoài ra, Iran cũng có những hành động đáp trả như ngừng xuất khẩu dầu sang một loạt nước châu Âu gồm Anh, Pháp, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Đức và giảm nhập khẩu các sản phẩm từ EU. Trong buôn bán quốc tế, nước này khuyến khích các đối tác linh hoạt trong sử dụng các phương thức thanh toán như hàng đổi hàng, thanh toán bằng đồng tiền nước thứ ba hay bằng vàng.
Nguồn: http://vef.vn/2012-10-04-my-eu-don-dap-ra-don-voi-kinh-te-iran
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét