Từ những ghi chép cất giữ về Bắc TT
Nhân chuyện Internet ở Bắc Triều Tiên, đưa ít ghi chép từ
lâu về quốc gia này
Hôm nay đọc một bài về Internet ở Bắc Triều Tiên mình thấy
nên đưa lại lên blog này để mọi người cùng tham khảo.
Bắc Triều Tiên là một trong mấy quốc gia mình để ý đến nhất.
Trên blog này cũng đã đưa lên một số entry là những phóng sự “độc” của các nhà
báo châu Âu giỏi nghề viết về chế độ Bình Nhưỡng. Rồi cũng đưa lên một số bài
được coi là “đặc tả” về nhiều mặt sinh hoạt, về nếp sống ở một xứ sở được coi
là rất lạ lùng ở phía đông bắc Á châu này.
Lý do mình chọn và ưu tiên việc đưa bài về Bắc Triều Tiên trên
blog thì có nhiều nhưng lý do nổi bật chính là đất nước ấy có quá nhiều các vấn
đề cần/nên/phải cho thế giới biết đến. Đó là từ một thể chế chính trị (vẫn nhân
danh cộng sản) độc đáo có một không hai cho đến bộ mặt xã hội kỳ lạ. Đồng hành với
những điều ấy là một đời sống thường ngày khép kín, lại luôn khác biệt so với
phần còn lại của thế giới. Chính đó tạo nên sự hấp dẫn cho thông tin báo chí mà
mình chú ý.
Nói đến Bắc Triều Tiên cũng có nghĩa là nói đến “những khác
biệt”. Mà điều khác biệt bao trùm chính ở chỗ tất cả đều như phủ dày một bức
màn che. Bức màn hoàn toàn từ phía cường quyền của chế độ này áp đặt. Chứ nhân
dân thì chắc chắn không phải. Người Cao Ly ở phía nam vĩ tuyến 38 là Nam Triều
Tiên – là Hàn Quốc – đâu có như vậy.
Những chính trị gia và giới dư luận quốc tế nhất trí cho rằng,
mấy chục năm qua chế độ Bắc Triều Tiên đã thành công khi dăng ra một thức “bức
màn sắt” đủ sức che mắt tất cả sự soi mói và quan sát của những người ngoại quốc
- mà chính quyền Bình Nhưỡng luôn phân tuyến với sự nghi kỵ cố hữu.
Người ta đồn rằng ngay như chính quyền Trung Quốc được coi
là “thân thiện” và có ảnh hưởng nhất đối với thể chế Bình Nhưỡng cũng hình như
khó moi được những bí mật cung đình và phát lộ được gì nhiều về đời sống bên
trong thực sự của đất nước và nhân dân Bắc Triều Tiên.
Với một xã hội đã khép rất kín như thế lại thêm yếu tố con
người ở đó luôn như một thứ bí mật khó tiếp cận và không mấy khi họ sẵn sàng và
cởi mở với khách nước ngoài thì những bài viết hay về Bắc Triều Tiên chưa thể
có nhiều được. Ngay các nhà báo có giấy chính thức đến Bắc Triều Tiên cộng thêm
khá nhiều các nhà báo khác khôn khéo trá hình vào các đoàn - hội - tổ chức…
sang đây công cán thì những nghiệp vụ giỏi của họ cũng luôn bị hóa giả và cản
trở. Còn nếu hành nghề được lại vấp phải ở đối tượng tìm hiểu - hỏi chuyện - phỏng
vấn, tức là những người dân nước này, thường rất ít khi bày tỏ, thậm chí hầu câm
lặng trước thực tế cuộc sống mà người hỏi chuyện đặt ra để lấy ý kiến của họ...
Vì sao như vậy? Chắc chắn là bởi họ đã được căn dặn như thế,
hoặc giả họ chịu sự ép buộc và theo dõi của đám mật vụ quốc gia dày đặc đan xen
có mặt ở khắp mọi nơi trên đất nước này…
Mình nhớ năm 2001 có dịp vào Bình Nhưỡng khi được cử tháp
tùng một đoàn đại biểu cấp cao thăm chính thức nước này.
Do nghi lễ đón tiếp một vị lãnh đạo cấp cao của Việt Nam
nên mình và một số nhà báo được đi tới vài địa điểm nhạy cảm.
Nông dân Bắc Triều Tiên canh tác vẫn còn rất lạc hậu so với 2 quốc gia láng giêngf là Nhật bản và nam Triều Tiên
Hôm tới thăm khu di tích chủ yếu lưu giữ những kỷ vật qúy của
lãnh tụ nước họ, trong đó có quà của các quốc gia tặng cha - con ông Kim (đương
nhiên hồi ấy chưa có Chủ tịch Ủn là vai cháu nội như bây giờ, nên chỉ mới trưng
bày quà của 2 đời cha-con thôi), mình nhận xét ngay với người đồng nghiệp Việt
Nam đi cùng là giới chức lãnh đạo ở đây người ta cóc tin gì nhân dân của họ cả.
Vì sao những thứ quà quý kia phải cất giấu mãi rất xa thủ đô (mấy trăm cây số)
và lại phải đào hẳn một hang trong núi để xây nên bảo tàng?
Qua bà NTH ở sứ quán cùng đi hôm đó lại được biết thêm khu vực đi
thăm cũng nằm cùng hướng đi tới khu nghiên cứu và ứng dụng hạt nhân của Bắc Triều Tiên -
một vấn đề vô cùng nhạy cảm và nóng hổi suốt liền mấy năm nay trước thế giới
phương Tây và Liên hợp quốc. Có nhiều tấm biển trưng ra dọc đường cũng như
trong khu trưng bày với chữ X mầu đỏ gạch chéo lên chiếc máy ảnh. Một khu vực được
giữ bí mật rộng lớn không những là công nghệ hạt nhân mà cả đời tư và cuộc sống bình
thường của lãnh tụ.
Một điều rất lạ nữa là dọc hai bên con đường lớn rộng đẫn đến
khu di tích bảo tàng, thấy đất đai đều bỏ trống. Nông dân làm việc nếu có là ở
những dải đồng xa xa…
Trước hôm trở về Hà Nội, mình và L.H. khi đó đã ngồi nói chuyện khá lâu
với V.C., một cậu thanh niên học tiếng Triều rất giỏi, sau khi học được ở lại nước này làm việc.
Câu chuyện dài xoay quanh những
cái lạ ở đất nước được coi là thế giới đầy bí hiểm này. Cháu V.C. kể rằng gạo hoặc
bột mì bột ngô gì đó, tức là lương thực, đều được coi là mặt hàng chiến lược ở
Bắc Triều Tiên. Đã chiến lược là rất coi trọng và quản rất chặt. Có những lúc bất cứ ai mang
theo trên 10 kí lương thực mà không chứng minh rõ nguồn gốc, nói rõ lý do có được
thì không những bị tịch thu mà còn gây nên rất nhiều điều phiền nhiễu đến nhân thân.
Khách sạn "tháp đôi" Koryo lớn thứ 2 Bình Nhưỡng này mình được bố trí ở trong chuyến đi năm 2001
Cháu kể hồi sinh viên, vì
thạo tiếng Triều lại có bạn học nước sở tại, lắm hôm cháu liều mạng đi xuống
các “hang cùng ngõ hẻm” của thủ đô Bình Nhưỡng này như một kiểu thâm nhập thực
tế. Chỉ riêng cái huy hiệu ông Kim bố (tức chủ tịch Kim Nhật Thành) mà dân cũng
như cán bộ Bắc Triều Tiên đeo bên ngực trái cũng biết bao câu chuyện vừa thương
tâm vừa tức cười. Hóa ra cái huy hiệu nhỏ kia nó có khi là lá bùa hộ mệnh, khi lại
là sự phân chia phân định quyết liệt giữa người được tin và không còn được tin
nữa. Nhiều người bị “tước” mất cái huy hiệu đỏ đó coi như đã chết về mặt tinh
thần và cả đạo đức. Một cách quản lý công dân và cắt đặt xã hội ghê gớm thật.
Cậu cán bộ phiên dịch trẻ và thông minh của sứ quán còn kể
cho hai chúng tôi nghe chuyện cán bộ ngoại giao của họ. Do bị cô lập nên Bắc
Triều Tiên ít có khách cấp cao. Nên mỗi khi có khách, bên nước này họ đủ nhân lực và các bộ xậu để sắp xếp
cắt đặt cán bộ nhân viên tiếp đón và nhất là “theo dõi” phía khách vô cùng chặt chẽ.
Ngay vụ thông tin báo chí trong BNG của họ, ngoài mấy người được giao trách nhiệm
đi theo bộ phận báo chí của đoàn khách, còn có các loại được gọi là “mật vụ” đi
kèm sát.
Dĩ nhiên những nhà ngoại giao cứ việc thực thi những phần việc nghiệp
vụ với đoàn khách, nhưng nhất cử nhất động – ít nhất ở chỗ mà cánh mật vụ trông
thấy nghe thấy được – có điều gì đó sai sót và không đúng với quy định của
chính quyền nước này đã quán triệt tới cán bộ của họ thì gần như sau chuyến đón
tiếp đó, người cán bộ “sai phạm” kia sẽ “biến mất” – cậu V.C. kể mấy chuyện trên
hết sức cụ thể với tên tuổi người cán bộ ngoại giao bị huyền chức, bị sa thải,
hoặc nặng nề hơn bị đi cải tạo lao động và rồi mất tích luôn, nhưng vì tên Triều
khó nhớ nên mình chẳng ghi vào sổ tay được.
Bữa nay đưa ít trang ghi chép biên tập lại như vậy, có dịp
mình sẽ đưa tiếp.
Dưới đây xin trở lại câu chuyện Internet. Và cả một mẩu ngắn
về chính cái điện thoại di đông ở Bắc Triều Tiên mà một entry trước đây mình đã
đưa lên. Tất cả đều là những chuyện rất lạ, rất hấp dẫn và gợi trí tò mò mà ở ta dù rất
tài về trí tưởng tượng chắc cũng khó hình dung ra được!
Vệ Nhi
-----
Dùng Internet ở Bắc Triều Tiên
Dùng Internet ở quốc gia bí ẩn nhất thế giới sẽ như thế nào? Câu trả lời là "rất lạ", ít nhất là so với những tiêu chuẩn của các nước khác trên thế giới.
Một binh sĩ Triều Tiên đọc tin tức trên máy tính. Ảnh: Nknews.org |
Có khá nhiều điều "lạ kỳ" trong các trang web chính thức của Triều Tiên, có những chương trình đặc biệt tự động chèn vào mỗi trang. Chức năng này đơn giản nhưng vô cùng quan trọng. Mỗi khi nhà lãnh đạo Kim Jong-un được nhắc đến, tên của ông được tự động được hiển thị đậm hơn và to hơn những ký tự xung quanh. Không to hơn nhiều nhưng đủ để làm nó nổi bật.
Đó chỉ là một khía cạnh nhỏ của cái gọi là "Internet" ở Triều Tiên. Tại một đất nước mà nhà nước kiểm soát mọi nguồn tin mà người dân tiếp cận thì Internet được quyết định theo ý muốn của nhà nước, nhưng có một niềm tin rằng sự kiểm soát sẽ ngày càng được nới lỏng.
"Chính phủ sẽ không thể kiểm soát được tất cả thông tin liên lạc như trước được nữa. Đây là một tín hiệu của sự phát triển", Scott Thomas Bruce, một chuyên gia nghiên cứu và từng viết nhiều sách về Triều Tiên, cho biết.
Ông Kim Jong-il thăm quan một thư viện được trang bị máy tính lúc sinh thời. Ảnh: Ifeng |
Máy tính tại các quán cafe Internet ở Triều Tiên không chạy trên hệ điều hành Windows mà là Red Star, hệ điều hành do Triều Tiên xây dựng, được thông báo là do chính cố lãnh đạo Kim Jong-il viết ra. Một file readme cài đặt sẵn sẽ cho bạn biết tầm quan trọng của hệ điều hành này đối với đất nước.
NÊN ĐỌC
Lịch ở trên máy tính của Triều Tiên không hiện năm 2012 mà là năm 101, tức số năm từ lúc cố chủ tịch Kim Nhật Thành được sinh ra. Ông Kim Nhật Thành là người khai sinh ra CHDCND Triều Tiên và được tôn là chủ tịch vĩnh viễn của đất nước.
Những người dân bình thường không có quyền truy cập Internet. Đặc quyền này dành cho một số ít những quan chức trong nước, được biết đến như giới tinh hoa, cùng một số nhà khoa học và học giả.
Những gì họ thấy về Internet là một mạng lưới hạn hẹp và thiếu chiều sâu, mang tính chất của một mạng nội bộ hơn là một mạng lưới toàn cầu mà những người dùng Internet còn lại trên thế giới được chứng kiến. "Hệ thống mà họ cài đặt giúp nhà nước có thể kiểm soát và chặn đứng Internet khi cần thiết", ông Bruce nói.
Hệ thống này gọi là Kwangmyong, do nhà nước, đơn vị cung cấp dịch vụ Internet duy nhất, quản lý. Theo ông Bruce, nó chủ yếu bao gồm "bảng tin nhắn, chức năng trò chuyện và thông tin truyền thông của nhà nước". Do đó, không hề ngạc nhiên khi ở đây không có mạng xã hội như kiểu Twitter.
Hệ điều hành Red Star cho phép người dùng lướt web trên trình duyệt Naenra, tên của cổng thông tin online của nhà nước. Cổng thông tin này có cả phiên bản tiếng Anh. Các trang web tiêu biểu là trang phục vụ tin tức như Tiếng nói Triều Tiên và Rodong Sinmun - Tin tức Lao động, cơ quan tryền thông của đảng Lao động Triều Tiên.
Ngoài mạng nội bộ Kwangmyong, một vài người Triều Tiên có quyền đọc mạng Internet đầy đủ, không bị lọc, tuy nhiên số người này được cho là chỉ vài chục người, là những người có liên hệ trực tiếp với nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Sự miễn cưỡng của Triều Tiên khi kết nối người dân với các trang web, nay bị lung lay nhiều, bởi một sự thật rằng vì yêu cầu kinh tế, nước này cần phải mở cửa để tiếp tục sinh tồn.
Trong khi Trung Quốc có hệ thống "tường lửa" khét tiếng, một thời gian chặn truy cập vào những trang web của BBC hay Twitter, thì công nghệ của Triều Tiên được mô tả là "mạng lưới chống muỗi", chỉ cho phép những thông tin tối thiểu vào và ra khỏi đất nước.
Tuy nhiên mạng lưới này có những lỗ hổng đối với điện thoại di động.
Điện thoại di động
Tuy Triều Tiên có một mạng điện thoại di động chính thức, không thể gọi ra nước ngoài, nhưng nước này đang ngày càng có nhiều điện thoại di động của Trung Quốc, nhập lậu qua đường biên giới. Các thiết bị cầm tay thường chỉ hoạt động trong phạm vi 10 km ở biên giới Trung-Triều nhưng cũng không phải không có những nguy cơ rình rập khi sử dụng.
Điện thoại di động ở Triều Tiên không thể gọi ra nước ngoài và không thể kết nối Internet. Ảnh: BCC |
"Trong báo cáo mang tên "Sự mở cửa thầm lặng", các tác giả đã phỏng vấn 420 người trưởng thành rời khỏi Triều Tiên. Những câu chuyện của họ vẽ nên bức tranh về mạng di động của nước ngày, với những người dân dùng điện thoại di động trái phép.
"Để chắc chắn rằng các tần số điện thoại không bị theo dõi, tôi đổ một chậu đầy nước và đội nắp của nồi cơm điện lên đầu khi tôi thực hiện cuộc gọi", một người đàn ông 28 tuổi rời khỏi Triều Tiên tháng 11/2010 cho biết.
Dịch vụ điện thoại di động của Triều Tiên cung cấp kết nối 3G nhưng không có Internet. "Tôi không biết nó có hoạt động hay
NÊN ĐỌC
không nhưng tôi không bao giờ bắt được". Trong khi nghi ngờ của người đàn ông kể trên còn chưa được giải đáp thì nỗi sợ hãi của ông là có thật. "Sở hữu điện thoại di động bất hợp pháp là một tội rất lớn. Chính quyền đã mua thiết bị cảm biến để thử nghiệm và theo dõi những người sử dụng", ông Bruce nói.
"Nếu bạn sử dụng chúng, bạn phải sử dụng ở trong khu vực đông dân cư và phải sử dụng trong khoảng thời gian ngắn", người trả lời phỏng vấn cho biết.
Trong quá trình lãnh đạo, ông Kim Jong-il từng trình diễn hàng trăm chiếc xe tăng trên đường phố để thể hiện năng lực quân sự thiên tài. Các nhà quan sát cho rằng con trai ông, Kim Jong-un sẽ mang những tiến bộ công nghệ về cho cuộc sống của những người dân. Mỗi bước đi của quá trình này mang đến cho người dân Triều Tiên những điều mà họ chưa từng có trước đó, những thông tin thực về thế giới bên ngoài.
Nguồn: http://www.tinmoi.vn/internet-o-trieu-tien-121114149.html
Nguồn: http://www.tinmoi.vn/internet-o-trieu-tien-121114149.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét