Chủ Nhật, 9 tháng 12, 2012

Túi khôn



Túi khôn

Xem ra trong thiên hạ còn vô vàn những túi khôn mà ta chưa có duyên m những cái túi ấy…
Bữa nay cũng là một cái duyên, mộtngười bạn từ bên Úc gửi đến cho câu chuyện dưới đây mà đọc lên mình cứ nghĩ như một thứ chuyện ngụ ngôn, ngụ ngôn về cái túi khôn của con người.
Bà con và các bạn đọc thử xem. Xin cảm ơn bạn LVD đã gửi cho bài viết thú vị.

Vệ Nhi g-th

----

Những viên đá lớn trong đời

Một giáo sư nổi tiếng của trường Quốc Gia Hành Chánh được mời trình bày cho 15 nhà lãnh đạo các công ty lớn về đề tài : Làm thế nào để lập kế hoạch thời gian tốt nhất ?
Ông có một giờ để truyền đạt nội dung đề tài.
Trước nhóm người ưu tú này, ông bình thản nhìn từng người rồi nói :
"Chúng ta sẽ thực hiện một cuộc thí nghiệm nhé".
Từ gầm bàn, vị giáo sư lấy lên một bình thủy tinh lớn khoảng 4 lít và khẽ đặt xuống trước mặt mọi người. Sau đó, ông lấy ra hơn một chục viên đá lớn cỡ quả banh tennis và đặt cẩn thận từng viên vào bình.
Khi bình đầy đến miệng không thể bỏ thêm viên đá nào được nữa, ông ngẩng đầu lên nhìn nhóm học viên và hỏi : "Bình đã đầy chưa nào ?"
Cả lớp trả lời : "Rồi ạ".
Ông đợi thêm vài giây rồi hỏi tiếp : "Thật chứ ?"
Rồi ông lại cúi xuống và lôi ra từ dưới bàn một túi đầy sỏi. Ông tỉ mỉ đổ sỏi lên đá rồi lắc nhẹ bình. Những hòn sỏi len qua đá và xuống… tận đáy bình. Vị giáo sư lại đưa mắt lên nhìn cử tọa và hỏi : "Bình đã đầy rồi chứ ?"
Lần này những học viên đã hiểu ý ông. Một người trong bọn họ thưa :
"Có lẽ là chưa ạ !"
Ông trả lời : “Hay lắm !”

Ông lại cúi xuống và lần này ông lấy ra một túi cát. Ông cẩn thận đổ cát vào bình. Cát lại bít kín những lỗ hổng giữa đá và sỏi. Một lần nữa ông lại hỏi : “Bình đã đầy chưa ?”
Lần này, không ngập ngừng, học viên đồng loạt đáp : “Thưa, chưa ạ !”
Vị giáo sư lại nói : “Hay lắm !”
Đúng như các học viên dự đoán, ông cầm bình nước trên bàn và đổ đầy đến miệng bình thủy tinh lớn. Ông ngẩng đầu lên nhìn nhóm học viên và hỏi : “Thế anh chị nghĩ là chân lý nào được chứng minh qua thí nghiệm này ?”
Nghĩ đến chuyên đề buổi học, người học viên bạo dạn nhất nhóm trả lời cách xác đáng :
“Điều đó chứng minh rằng ngay cả khi ta tưởng lịch sinh hoạt của mình đã kín, nếu ta thật sự muốn, ta vẫn sắp xếp được thêm nhiều cuộc gặp gỡ, thêm nhiều việc cần làm ạ.”
“Không, vị giáo sư trả lời, không phải vậy đâu. Chân lý quan trọng thí nghiệm này chứng minh cho ta là : nếu ta không bỏ trước vào bình những viên đá lớn, thì sau đó ta không thể để hết mọi thứ vào bình được”.
Theo sau là một khoảng thời gian lắng đọng, mọi người đều nghiệm thấy điều này thật có lý.
Vị giáo sư liền nói : “Những hòn đá lớn trong cuộc đời anh chị là gì ?
Sức khỏe ? Gia đình ? Bạn bè ? Thực hiện những ước mơ ? Làm những gì mình yêu thích ? Học hỏi ? Nghỉ ngơi ? Bảo vệ một lý tưởng ? Hoặc bất cứ thứ gì khác ?"
"Điều nên nhớ là hãy sắp xếp những viên đá lớn trong đời ta trước. Thay vì để cho những điều nhỏ nhặt (sỏi, cát), lấp đầy đời ta bằng những điều vớ vẩn, ta sẽ không có đủ thời gian cho những điều quan trọng.
Vậy luôn hãy nhớ câu hỏi này :“Đâu là những viên đá lớn trong đời tôi ? Và hãy dành thời giờ ưu tiên cho chúng".
Nói xong, vị giáo sư chào cử tọa và từ từ bước ra khỏi phòng.
Chúc các bạn một ngày mới tốt lành.



Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...