Nếu “không có” Internet
15 năm rồi “sống” với Internet – điều ấy có nghĩa là được tiếp nhận một
lượng thông tin khồng lồ và vô tận mà Internet đưa lại nhanh chóng, tiện lợi,
điều lâu nay đã trở thành một thực tế mà trước đây hơn thập kỷ còn rất khó hình
dung.
Do tính lợi ích nhiều mặt của nó, Internet đã mau chóng tạo nên thói quen truy cập hằng ngày của cả chục triệu người Việt mình ở đủ lứa tuổi và các chức nghiệp xã hội khác nhau. Đến nay nó đã là một tiện ích luôn được sử dụng tới mức không thể thiếu với rất nhiều người sống và làm việc trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Cứ tưởng tượng một ngày nào đó các thông tin từ Internet tải đến vì một sự cố nào đó bị chặn lại, bị triệt tiêu và rồi không trở lại nữa thì không biết rằng con người ta sẽ sống ra sao nữa?
Đặt một câu hỏi hóc búa như thế là khó có thể trả lời cho ngay ngắn và rõ ràng. Nhưng một điều chắc chắn là đa phần trong chúng ta đã từng xơi “món ăn” này một khi xa cách nó sẽ thấy ngay choáng sốc, sẽ thấy mình khó mà chịu nổi…
Do tính lợi ích nhiều mặt của nó, Internet đã mau chóng tạo nên thói quen truy cập hằng ngày của cả chục triệu người Việt mình ở đủ lứa tuổi và các chức nghiệp xã hội khác nhau. Đến nay nó đã là một tiện ích luôn được sử dụng tới mức không thể thiếu với rất nhiều người sống và làm việc trong xã hội Việt Nam ngày nay.
Cứ tưởng tượng một ngày nào đó các thông tin từ Internet tải đến vì một sự cố nào đó bị chặn lại, bị triệt tiêu và rồi không trở lại nữa thì không biết rằng con người ta sẽ sống ra sao nữa?
Đặt một câu hỏi hóc búa như thế là khó có thể trả lời cho ngay ngắn và rõ ràng. Nhưng một điều chắc chắn là đa phần trong chúng ta đã từng xơi “món ăn” này một khi xa cách nó sẽ thấy ngay choáng sốc, sẽ thấy mình khó mà chịu nổi…
Một tiện ích như thế có lợi cho người dùng thì cũng đặt ra những thách
thức cho người quản lý là nhà nước. Ở một số quốc gia do những lý do viện ra
khác nhau, người ta tìm cách hạn chế người dân tiếp xúc tự do với các tiện ích của
Internet. Còn toàn bộ các quốc gia công nghiệp phát triển và đa phần các quốc
gia đang phát triển và có chế độ xã hội dân chủ và tự do thì Internet hưởng lợi từ những
chính sách khuyến khích để môi trường đầy những tiện ích về thông tin và giao
tiếp này đủ sức phát triển, phục vụ cuộc sống.
Ở nước ta mình nhớ lại “cánh cổng” đi tới một thế giới thông tin mông mênh đã được mở ra cuối năm 1997 cùng với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ họp tại Hà Nội cũng vào chính thời điểm đó.
Dĩ nhiên là có những bước đi ngập ngừng, vừa đi vừa nhìn quanh quất, nhìn tới nhìn lui các quốc gia láng giềng, khu vực... và điều đó cũng gây hạn chế rất nhiều đến công việc “nối mạng” toàn cầu tới các cơ quan công sở và nhà riêng của công dân... Những sự chập chững trong bước đi này may mắn thay đã được khắc phục và gỡ bỏ trở ngại nhờ quyết sách xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sự nghiệp thông tin viễn thông một cách mau lẹ đến được từ các đầu óc cải cách ở cấp cao và trực tiếp nhất là của chính ngành này.
Hơn thập kỷ qua chúng ta chứng kiến các bước phát triển nhanh chóng của Internet tại Việt Nam.
Kể ra vẫn còn những trở ngại nảy sinh từ các đầu óc quản lý theo lối cũ. Người ta vẫn muốn ngoái lại cách quản lý "cái gì không quản được thì cấm". Trong khi đó cách tốt hơn với nhà nước phải là tạo cho xã hội hoạt động theo cách “người ta có thể làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm".
Hai khái niệm “cấm” này hết sức khác nhau. Cái cấm theo cách sau đúng luật pháp và tiến bộ hơn rất nhiều cách cấm trước.
Vấn đề là người quản lý phải xem xét cân nhắc kỹ điều gì thì cấm chứ hoàn toàn không phải cái gì không quản được thì cấm.
Về điều này thì những khung luật pháp trong các nghị định đã có và nghe nói sắp có trong thời gian sắp tới liên quan đến việc quản lý Internet chưa phải mọi điều là xuôi thuận. Vẫn có khoảng cách giữa các nhu cầu xã hội ngày càng phát triển và tiến lên trong khi lề thói bắt ne bắt nét, cố khuôn những nhu cầu của con người trong vòng kiểm soát, lại nhân danh ổn định xã hội... nên vẫn luôn luôn là những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.
Thôi lan man mãi vào lĩnh vực này cũng sẽ khó dứt ra và có thể gây nhàm chán. Xin chuyển trở lại thực tế Internet ở nước ta.
Bài viết blog tôi giới thiệu dưới đây là một tiếng nói chính thức, nó khẳng định một điều cơ bản, đó là «Internet tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ».
Nói thêm đây là bài viết này được đăng trên một mạng chính thức của nhà nước, lại có thẩm quyền cao về thông tin truyền thông, đó là wbsite của Cục Thông tin đối ngoại trực thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam.
Ở nước ta mình nhớ lại “cánh cổng” đi tới một thế giới thông tin mông mênh đã được mở ra cuối năm 1997 cùng với sự kiện Hội nghị thượng đỉnh Pháp ngữ họp tại Hà Nội cũng vào chính thời điểm đó.
Dĩ nhiên là có những bước đi ngập ngừng, vừa đi vừa nhìn quanh quất, nhìn tới nhìn lui các quốc gia láng giềng, khu vực... và điều đó cũng gây hạn chế rất nhiều đến công việc “nối mạng” toàn cầu tới các cơ quan công sở và nhà riêng của công dân... Những sự chập chững trong bước đi này may mắn thay đã được khắc phục và gỡ bỏ trở ngại nhờ quyết sách xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sự nghiệp thông tin viễn thông một cách mau lẹ đến được từ các đầu óc cải cách ở cấp cao và trực tiếp nhất là của chính ngành này.
Hơn thập kỷ qua chúng ta chứng kiến các bước phát triển nhanh chóng của Internet tại Việt Nam.
Kể ra vẫn còn những trở ngại nảy sinh từ các đầu óc quản lý theo lối cũ. Người ta vẫn muốn ngoái lại cách quản lý "cái gì không quản được thì cấm". Trong khi đó cách tốt hơn với nhà nước phải là tạo cho xã hội hoạt động theo cách “người ta có thể làm bất cứ điều gì mà pháp luật không cấm".
Hai khái niệm “cấm” này hết sức khác nhau. Cái cấm theo cách sau đúng luật pháp và tiến bộ hơn rất nhiều cách cấm trước.
Vấn đề là người quản lý phải xem xét cân nhắc kỹ điều gì thì cấm chứ hoàn toàn không phải cái gì không quản được thì cấm.
Về điều này thì những khung luật pháp trong các nghị định đã có và nghe nói sắp có trong thời gian sắp tới liên quan đến việc quản lý Internet chưa phải mọi điều là xuôi thuận. Vẫn có khoảng cách giữa các nhu cầu xã hội ngày càng phát triển và tiến lên trong khi lề thói bắt ne bắt nét, cố khuôn những nhu cầu của con người trong vòng kiểm soát, lại nhân danh ổn định xã hội... nên vẫn luôn luôn là những vấn đề còn gây nhiều tranh cãi.
Thôi lan man mãi vào lĩnh vực này cũng sẽ khó dứt ra và có thể gây nhàm chán. Xin chuyển trở lại thực tế Internet ở nước ta.
Bài viết blog tôi giới thiệu dưới đây là một tiếng nói chính thức, nó khẳng định một điều cơ bản, đó là «Internet tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam ».
Nói thêm đây là bài viết này được đăng trên một mạng chính thức của nhà nước, lại có thẩm quyền cao về thông tin truyền thông, đó là wbsite của Cục Thông tin đối ngoại trực thuộc Bộ Thông tin – Truyền thông Việt Nam.
Nhân
dịp 15 năm ngày Việt Nam nối mạng Internet toàn cầu, mời bà con cùng nhìn lại
các bước tiến của Internet.
Cuối cùng chẳng viết thì bà con cũng hiểu rằng, một trong những ứng dụng tuyệt vời của nó, tức của Internet, là hệ thống hàng vạn, triệu các Trang mạng và Blog ở Việt Nam và khắp các nơi trên thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng tra cứu và tham khảo thông tin hàng ngày. Riêng thực tế đó khoảng hai chục năm về trước ít người đã dám nghĩ là đời mình được chứng kiến trên đất nước Việt Nam.
Cuối cùng chẳng viết thì bà con cũng hiểu rằng, một trong những ứng dụng tuyệt vời của nó, tức của Internet, là hệ thống hàng vạn, triệu các Trang mạng và Blog ở Việt Nam và khắp các nơi trên thế giới mà tất cả chúng ta đều có thể dễ dàng tra cứu và tham khảo thông tin hàng ngày. Riêng thực tế đó khoảng hai chục năm về trước ít người đã dám nghĩ là đời mình được chứng kiến trên đất nước Việt Nam.
Vệ Nhi
------
Đọc thêm : Ít dòng để tìm hiểu khái quát về
Internet :
Internet là hệ thống
thông tin toàn cầu có thể được truy nhập công cộng gồm các mạng máy tính được liên kết với
nhau. Hệ thống này truyền thông tin theo kiểu nối chuyển gói dữ liệu (packet
switching) dựa trên một giao thức liên mạng đã được chuẩn hóa (giao thức IP). Hệ thống này bao gồm hàng ngàn mạng máy tính nhỏ hơn
của các doanh nghiệp, của các viện nghiên cứu và các trường đại học, của người
dùng cá nhân, và các chính phủ trên toàn cầu. [sửa]Lợi
ích
Mạng Internet mang lại rất nhiều tiện ích hữu
dụng cho người
sử dụng, một trong các tiện ích phổ thông của Internet là hệ thống thư điện tử (email), trò chuyện trực
tuyến (chat),máy truy tìm dữ
liệu (search engine),
các dịch vụ thương mại và chuyển ngân, và các dịch vụ về y tế giáo dục như là
chữa bệnh từ xa hoặc tổ chức các lớp
học ảo. Chúng cung cấp một khối lượng thông tin và dịch vụ khổng lồ
trên Internet.
Nguồn thông tin khổng lồ kèm theo các
dịch vụ tương ứng chính là hệ thống các trang Web liên kết với nhau và các tài
liệu khác trong WWW (World Wide Web). Trái với một số cách sử dụng thường ngày,
Internet và WWW không đồng nghĩa. Internet là một tập hợp các mạng máy tính kết
nối với nhau bằng dây đồng, cáp quang, v.v.; còn WWW, hay Web, là một
tập hợp các tài liệu liên kết với nhau bằng các siêu liên kết (hyperlink) và các địa chỉ URL,
và nó có thể được truy nhập bằng cách sử dụng Internet…
Internet tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
(Bài viết không để tên tác giả, chỉ ghi Vietnam.vn)
Vietnam.vn: Qua 15 năm phát triển, Internet đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 18/20 nước có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á và đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. So với năm 2000, số lượng người dùng Internet hiện tại đã tăng hơn 15 lần.
Tại lễ kỷ niệm15 năm Internet Việt Nam tổ chức sáng 1/12, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, hiện Việt Nam đứng thứ 18/20 có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á và đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. So với năm 2000, số lượng người dùng Internet hiện tại đã tăng hơn 15 lần.
Vietnam.vn: Qua 15 năm phát triển, Internet đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Hiện Việt Nam đứng thứ 18/20 nước có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á và đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. So với năm 2000, số lượng người dùng Internet hiện tại đã tăng hơn 15 lần.
Tại lễ kỷ niệm15 năm Internet Việt Nam tổ chức sáng 1/12, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho biết, hiện Việt Nam đứng thứ 18/20 có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á và đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á. So với năm 2000, số lượng người dùng Internet hiện tại đã tăng hơn 15 lần.
Trong hành trình 15 năm phát triển Internet Việt Nam, đây là giai đoạn bùng nổ các loại hình dịch vụ, ứng dụng và nội dung thông tin trên Internet. Các dịch vụ, ứng dụng nội dung của Việt Nam từng bước đã cạnh tranh được với dịch vụ và ứng dụng nước ngoài, đáp ứng nhu cầu của người sử dụng Internet.
15 năm phát triển, Internet đã tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Các hoạt động của bộ máy công quyền cũng ngày càng sử dụng Internet để tăng cường hiệu quả quản lý,…
Cách đây 15 năm, ngày 1/12/1997, dịch vụ Internet chính thức được cung cấp tại Việt Nam. Sau 15 năm phát triển, Internet đã chuyển mạnh từ hình thức quay số sang băng rộng và liên tục đạt tốc độ tăng trưởng ở mức bùng nổ.
Cụ thể, từ năm 1997 - 2003, Việt Nam mới chỉ khoảng 1,8 triệu người sử dụng Internet (khoảng 4% dân số lúc bấy giờ). Tuy nhiên, với thời kỳ Internet băng rộng hữu tuyến, đánh dấu bằng sự ra đời của dịch vụ Internet ADSL (tháng 5/2003), số lượng người sử dụng Internet đã có sự tăng đột biến.
Việt Nam đứng thứ 18/20 có số lượng người sử dụng Internet lớn nhất thế giới, đứng thứ 8 trong khu vực châu Á và đứng ở vị trí thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á
Từ năm 2003 đến nay, với 19 nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), tỷ lệ và số lượng người dùng Internet đã tăng gấp 10 lần, từ gần 3,1 triệu người dùng Internet (2003) lên hơn 31,1 triệu người dùng vào tháng 9/2012, chiếm tỷ lệ 35,49% dân số. Số lượng thuê bao Internet băng rộng đạt trên 4 triệu thuê bao.
Bên cạnh đó, sự ra đời của dịch vụ truy cập Internet qua mạng 3G (tháng 10/2009) cũng đã đánh dấu thời kỳ phát triển của Internet băng rộng vô tuyến, số lượng người dùng sau 3 năm (tính đến tháng 7/2012) đã lên tới hơn 16 triệu người sử dụng (18% dân số Việt Nam).
Theo đánh giá của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU), so với các quốc gia khác, Việt Nam là nước có tỷ lệ tăng trưởng Internet nhanh nhất trong khu vực và nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất trên thế giới.
Hiện nay, tất cả các tổ chức trong bộ máy nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, trường học và nhiều gia đình, cá nhân đều không thể thiếu phương tiện kết nối khai thác tài nguyên thông tin trên Internet để phục vụ cho hoạt động của mình.
Trong hệ thống hành chính nhà nước, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ (www.chinhphu.vn, khai trương ngày 1/10/2006) và tất cả các Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, các tỉnh, thành phố, quận, huyện và nhiều phường xã đã có website, hoặc điểm kết nối vào Internet, để cùng chia sẻ và khai thác các tài nguyên thông tin trên mạng này. Ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện không thể thiếu cho hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành sự phát triển kinh tế xã hội nói chung.
Bộ máy nhà nước, đoàn thể, doanh nghiệp, trường học và nhiều gia đình, cá nhân đều không thể thiếu phương tiện kết nối khai thác tài nguyên thông tin trên Internet
Báo cáo toàn cảnh 15 năm của Hiệp hội Internet Việt Nam (VIA) cũng cho thấy, sự ra đời của dịch vụ Internet qua 3G (tháng 10/2009-VinaPhone là đơn vị đầu tiên triển khai dịch vụ) đã đánh dấu thời kỳ phát triển của Internet băng rộng vô tuyến. Đến tháng 7/2012, đã có hơn 16 triệu người sử dụng, chiếm 18% dân số.
Hiện, Internet băng rộng đã cung cấp dịch vụ khắp cả nước với tỷ lệ xã có Internet tại thành thị đạt 99,85% và nông thôn là 84,46%; số hộ gia đình kết nối Internet đạt 8,2% trên tổng số 12,6% hộ gia đình có máy tính.
Con số của VIA đưa ra cũng cho thấy, người sử dụng Internet Việt Nam dành khá nhiều thời gian để lên mạng với trung bình là 142 phút/ngày trong tuần. Việc truy cập Internet chủ yếu qua máy tính để bàn (84%), máy tính xách tay (38%) và thiết bị di động (27%)…
Trong đó, việc truy cập Internet để đọc tin tức chiếm 94%, tìm kiếm 92%, nghe nhạc 78%, nghiên cứu học tập/công việc chiếm 72%... Về đối tượng sử dụng, lực lượng học sinh, sinh viên chiếm đông đảo với 33%, tiếp sau là điều hành các cấp/nhân viên cấp dưới chiếm 15%...
Theo ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam, sau 15 năm,Internet đã tác động khá toàn diện đến mọi mặt của đời sống xã hội và tạo động lực mạnh mẽ thức đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Ngay cả các hoạt động của bộ máy công quyền cũng ngày càng sử dụng Internet như một công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả quản lý. Những cuộc đối thoại qua mạng, tiếp nhận giải quyết đơn thư khiếu nại trực tuyền của nhân dân đang đựơc nhiều địa phương triển khai. Có thể nói, ngày nay, Internet đã trở thành phương tiện không thể thiếu cho hoạt động quản lý, chỉ đạo điều hành sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
Người có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển internet tại Việt Nam, TS Mai Liêm Trực - nguyên Thứ trưởng thường trực Bộ Bưu chính Viễn thồn (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) phải thốt lên rằng sức phát triển internet cũng ngoài sức tưởng tượng của ông. Ông nói: “Cho đến bây giờ nhìn lại, tôi không thể tượng tưởng được internet đã phát triển mạnh ở Việt Nam và đặc biệt tác động của internet đến toàn bộ hoạt động kinh tế, văn hoá của đất nước”.
Nhớ lại thời điểm Việt Nam bắt đầu hoà mạng vào internet toàn cầu từ 11.1997, GS Chu Hảo cho biết: "Luận cứ để chúng tôi thuyết phục các đồng chí lãnh đạo cao nhất cho phép mở internet là chứng minh rằng, nếu Việt Nam không sớm tham gia mạng internet, Việt Nam sẽ như là một ốc đảo giống như thời kỳ bị bao vây về mặt kinh tế. Thứ 2, về mặt kỹ thuật an toàn thông tin mạng nhưng có những phương thức nhất định để chúng ta làm dần dần".
Thời điểm 1997-2003, phương thức kết nối internet bằng dial-up với tốc độ chỉ đạt 56Kb/s và chỉ có 2,3 triệu người sử dụng. Internet thực sự bùng nổ tại Việt Nam khi VDC của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) đưa công nghệ truyền dẫn băng rộng bất đối xứng. Từ 2007-2012 là thời điểm bùng nổ ứng dụng dịch vụ thông tin trên internet. Có thể nói, từ những con đường mòn internet tại Việt Nam phát triển thành xa lộ thông tin.
Tuy đạt được nhiều thành tựu, song Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Lê Nam Thắng cho rằng còn rất nhiều thách thức đang chờ đợi với những nguy cơ bùng nổ mặt trái như quản lý nội dung thông tin, vấn đề an toàn thông tin trên Internet…. Do đó, bên cạnh việc thúc đẩy phát triển nội dung trên Internet, thời gian tới cần phải có cơ chế để đảm bảo an toàn an ninh cũng như môi trường pháp lý để doanh nghiệp Việt cạnh tranh lành mạnh với các doanh nghiệp nước ngoài.
Theo TS Lê Mạnh Hà - Phó Chủ tịch UBND TP.HCM, các thách thức đối với việc quản lý internet hiện nay không nhỏ. Internet có tốc độ lan truyền khủng khiếp, minh bạch, rõ ràng, không biên giới. Thông tin về một việc tốt lan truyền tương đương một thông tin xấu trên internet. Vì vậy, hạn chế mặt trái của Internet, các cơ quan quản lý phải có biện pháp phù hợp, để không ngăn cản sự phát triển của Internet. Thứ hai là thách thức về an ninh mạng, chiến tranh mạng có thể xảy ra từng giây.
Trước các thách thức và sự thay đổi này, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông - TS. Lê Nam Thắng cho biết, Bộ đã trình Chính phủ nghị định mới về quản lý internet trong đó sẽ thúc đẩy phát triển nội dung, các ứng dụng trên internet; tạo cơ chế bảo đảm cho hoạt động của các doanh nghiệp, người sử dụng được tiến hành trên một môi trường an toàn an ninh cao nhất.
Ông ví internet Việt Nam như xa lộ, nhưng xa lộ đó nếu không có nội dung thì giống con đường không có xe cộ lưu thông, không thúc đẩy sự phát triển.
“Để thúc đẩy phát triển internet, cần áp dụng tổng thể nhiều giải pháp. Chẳng hạn, về biện pháp kỹ thuật, 15 năm trước, chúng ta áp dụng tường lửa, cắt đường truyền… nay không còn phù hợp. Biện pháp kỹ thuật phải được thực hiện bởi từng người dân, từng hộ gia đình… và toàn xã hội chứ không phải chỉ từ mệnh lệnh hành chính của các cơ quan quản lý Nhà nước”, theo Thứ trưởng Lê Nam Thắng.
TS. Lê Nam Thắng cho biết, internet là thế giới phẳng, không thể khoanh môi trường internet trong nước tách biệt quốc tế; cơ quan quản lý sẽ tạo môi trường pháp lý cho doanh nghiệp Việt Nam cạnh tranh bình đẳng, vươn ra toàn cầu../.
Nguồn: http://www.vietnam.vn/c1085n20121202101758822/internet-tao-dong-luc-manh-me-thuc-day-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-o-viet-nam.htm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét