Dóng to hồi chuông "bảo tồn di tích"
Cho được nói thêm một câu: Rất nhiều nơi ở nước ta người ta hiểu và
làm sai lạc tinh thần bảo vệ di tích lịch sử và văn hóa. Mang theo ý thức và suy nghĩ theo hướng này, trong dịp tết và xuân mới Quý Tỵ
này mình có qua lại vãn cảnh chùa cũng như thăm thú vài ba nơi được gọi là di tích lịch sử văn hóa ở Tp HCM
và tỉnh Bình Dương thì thấy được nhiều hiện trạng có khi còn tệ hơn cả những gì GS-TS họ Hoàng đề cập đến.
Đã đến lúc phải dóng thật to lên nữa hồi chuông báo động! Báo động cả về nạn xâm hại cũng như nguy cơ tiềm tàng dẫn đến xâm hại trong công việc được nhân danh là "bảo tồn các di tích văn hóa - lịch sử" trên đất nước ta hiện nay.
Vệ Nhi
-----
GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính - Ủy viên Hội đồng di sản văn hóa quốc gia:
Bảo tồn di tích đang biến thành một dịch vụ (29/01/2013) |
Lăng Minh Mạng (Huế)
Ảnh: T.L
Với cách lý giải của một chuyên gia di sản và trùng tu, GS Hoàng Đạo Kính cho biết:
Vấn đề quan trọng thứ nhất và thật sự cơ bản là phải tổng rà soát lại số lượng các di tích đã được xếp hạng. Hiện nay chúng ta xếp hạng quá tràn lan, dễ dãi theo kiểu cả nể… nhưng thiếu các tiêu chí để xếp hạng theo khoa học và Luật Di sản quy định. Có thể nói việc bảo tồn di tích đang biến thành một dịch vụ, một phong trào, thậm chí là cuộc chạy vạy để nâng đời cho di tích. Trong khi đó, việc công nhận di tích là việc rất khoa học, khách quan, hàn lâm.
Xếp hạng di tích cũng phải cân đối các loại di tích. Ví dụ Hà Nội có tới gần 500 đình đền, chùa được xếp hạng, như vậy có nhiều quá không? Cả nước có tới 7.000 di tích xếp hạng. Nhà nước không thể bỏ ra số tiền khổng lồ để trùng tu các di tích. Cho nên càng mở rộng di tích, càng tạo ra mâu thuẫn gay gắt là di tích đổ nát, nhưng tiền không có.
Đặc biệt trong lúc này Nhà nước đầu tư rất nhiều tiền vào di tích trọng điểm, trùng tu quá tay, tôn tạo quá đà những di tích như là: Khu Di tích Kim Liên, Khu ATK Định Hóa, Cụm kiến trúc cung đình Huế… Trong khi hàng ngàn di tích khác đã xếp hạng đang kêu cứu, thì không có tiền để tu bổ.
Chuyện trùng tu vi phạm Luật Di sản vẫn đang diễn ra, và cụ thể là đình cổ Ngu Nhuế (Hưng Yên) vẫn nằm phơi sương chờ phương án giải quyết chính thức. Qua đây, ông đánh giá ra sao về sự quản lý di tích các cấp?
- Sự việc đình Ngu Nhuế (Hưng Yên) xảy ra đòi hỏi cách giải quyết hết sức cơ bản, chứ không phải là vấn đề cách thức trùng tu. Việc này được nói đi nói lại rất nhiều, nhưng vì sao nó vẫn xảy ra như vậy. Thứ nhất nhà nước cho địa phương 100 triệu để trùng tu đình Ngu Nhuế. Nhưng số tiền đó thậm chí không đủ tiền để đảo ngói. Trong khi đó đình sập tới nơi, thì 100 triệu ấy để làm gì? Vấn đề ở đây là vốn không những thiếu mà còn cực kỳ thiếu. Cho nên, không nên đặt vấn đề trùng tu với 1 ngôi đình khi có 100 triệu.
- Thứ 2 là vấn đề liên quan đến sự quản lí. Hiệu quả quản lý gần như bằng không, cho nên câu chuyện xảy ra với đình Ngu Nhuế là rất dễ hiểu. Thứ 3, là do ý thức của người dân và chính quyền địa phương cho rằng, việc làm cho đình khang trang hơn sẽ tốt hơn là cái đình vá víu. Chưa nói tới việc các nhà quản lý cũng có quan điểm các di tích phải khang trang, rất mới, rất vững bền. Na ná như vậy là những câu chuyện ở chùa Trăm Gian, ở đình Cam Lâm…
Những ngôi chùa đang hoạt động bình thường mà hễ cứ xếp hạng là bắt không được thay đổi gì, phải giữ nguyên 100%. Điều đó có đúng không, thưa ông?
Nhiều di tích sau trùng tu trở nên hết sức mới mẻ
Ảnh: T.L
- Tôi cho rằng, những ngôi đình, chùa xây cách đây 100 năm, thậm chí 40 – 50 năm thì nó là thiết chế của xóm làng, tín ngưỡng, hãy để cho người ta trùng tu, cải tạo. Còn cái gì là di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật có giá trị đặc biệt thì dứt khoát phải làm bằng chuyên môn, bằng đồng tiền tương ứng. Nhà nước không nên "ôm” hết vào. Cuộc sống đòi hỏi sự thay đổi, những thiết chế đó phục vụ cho hôm nay. Ở đình, chùa đang hoạt động, nếu cái gì có giá trị thực sự thì xếp hạng. Cái gì không trong diện bảo vệ thì người ta có quyền cải tạo, mở rộng. Nhưng mà phải làm sao những cái mới đó không đè bẹp cái nguyên gốc. Nhưng tôn tạo thế nào lại phải có hướng dẫn của cơ quan quản lý.
Và hiện nay, tình trạng bức xúc nhất là công tác trùng tu di tích đã biến thành công tác tôn tạo di tích. Cần phải hiểu rõ những quan niệm này như thế nào?
- Trùng tu sinh ra để giữ nguyên hiện trạng, giữ cho di tích gốc không bị biến đổi. Còn tôn tạo là những việc cần thiết để tạo điều kiện cho di tích tồn tại tốt hơn, điều kiện để người ta tiếp cận di tích tốt hơn. Nhưng trùng tu phải là việc chính, nó có bổn phận lớn lao là duy trì hiện trạng của di tích. Nhưng hiện nay chúng ta đã biến trùng tu, bảo tồn thành tôn tạo. Cho nên các di tích sau trùng tu trở thành hết sức mới mẻ, cải lão hoàn đồng. Trí tuệ, kinh phí của chúng ta bỏ ra cốt là để giữ lấy cái lịch sử để lại, chứ không phải giữ quan điểm thẩm mỹ của chúng ta.
Tuấn Kiệt (thực hiện
|
Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013
Dóng to hồi chuông "bảo tồn di tích"
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...
-
Ông Trần Đình Bá và Đề án MỞ RỘNG & HIỆN ĐẠI ĐƯỜNG SẮT QUỐC GIA Trong nhiều năm nay ông Trần Đình Bá là một người có nhiều ý ...
-
Kể chuyện Myanmar 10 Bài 10. Văn học nghệ thuật Myanmar Tác giả CHU CÔNG PHÙNG BÀI 1 - http://vinhnv43.blogspot.com/201...
-
Kể chuyện Myanmar - bài 12 Xin giới thiệu bài cuối trong chùm bài (12 bài) của tác giả Chu Công Phùng hiện đang làm việc tại Myanmar gửi ...
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét