Hôm trước mình có viết mấy dòng như thế này trên FB: Người ta nói và đề cao rất ghê gớm người có học, kẻ hiền tài, tóm lại là người/giới trí thức. Nhưng quái lạ là mỗi khi giới ê-lít (elite) của xã hội này góp một ý gì đó thì người ta lại ít khi nghe, nghi hoặc rồi cả đố kị nữa. Và điều chán nhất là gặp cảnh hầu như mọi sự góp ý kia sẽ được đưa vào ngăn kéo, là những ngâm cứu xem xét, thường là vô thời hạn... Buồn!
Mà đấy mới kể cái bề nổi dễ thấy, là một sự cư xử "nhẹ nhàng" nhất đã thấy oải rồi... Chứ trong thực tế có không ít thức giả nơi này nơi kia góp ý đã bị rầy rà vạ lây. Có trường hợp thoáng cái bị "bật" sang những câu chuyện liên quan dân sự hoặc pháp luật mà đương sự đâu tính đến và mong muốn. Rồi thì chính quyền, an ninh thăm nom làm việc. Lại có chỗ cơ quan đơn vị đang làm việc hẳn hoi tử tế thì bỗng chốc một ngày "đẹp trời" bị đặt vấn đề nghi hoặc, cấp chỉ huy quản lý hỏi han bắt tường trình... Rồi sau đó là giảm việc, cắt bỏ trọng trách, thậm chí cho mất việc luôn với những quy lỗi quy tội đơn phương...
Tất cả những chuyện lôi thôi đối với sinh mạng chính trị và tư cách của một con người như vậy thường là tùy thuộc cái cách, cái “đô” (dosage) và nhất là tầm quan trọng của vấn đề góp ý. Tóm lại sự góp ý theo dòng phản biện, trái ý cấp trên là chuốc đủ điều phiền toái. Nên bảo vì sao hiện nay không hiếm người có trí có tâm lâm vào cảnh nản chí, chẳng thiết có ý kiến chẳng thiết biểu lộ chính kiến của mình nữa.
Tất cả những chuyện lôi thôi đối với sinh mạng chính trị và tư cách của một con người như vậy thường là tùy thuộc cái cách, cái “đô” (dosage) và nhất là tầm quan trọng của vấn đề góp ý. Tóm lại sự góp ý theo dòng phản biện, trái ý cấp trên là chuốc đủ điều phiền toái. Nên bảo vì sao hiện nay không hiếm người có trí có tâm lâm vào cảnh nản chí, chẳng thiết có ý kiến chẳng thiết biểu lộ chính kiến của mình nữa.
...
Từ sau tết đến giờ ngoài mấy entry và ảnh chụp nhắc nhớ về ngày 17/2/1979 từ thực tế cuộc sống Sài Gòn - Tp HCM này mình cũng chẳng viết gì về Hiến pháp (HP) và góp ý HP cả, dù rất biết đây là một vấn đề rất lớn, liên quan đến vận mệnh quốc gia, người sống tử tế rất nên đóng góp ý kiến của mình. Nên có hỏi vì sao không viết thì mấy dòng mở bài trên kía đã một phần nói hộ...
Từ sau tết đến giờ ngoài mấy entry và ảnh chụp nhắc nhớ về ngày 17/2/1979 từ thực tế cuộc sống Sài Gòn - Tp HCM này mình cũng chẳng viết gì về Hiến pháp (HP) và góp ý HP cả, dù rất biết đây là một vấn đề rất lớn, liên quan đến vận mệnh quốc gia, người sống tử tế rất nên đóng góp ý kiến của mình. Nên có hỏi vì sao không viết thì mấy dòng mở bài trên kía đã một phần nói hộ...
Nhưng tới bữa nay đọc nhiều bài viết đăng trên mạng, trong đó có bài của anh Hiệu Minh - tuy không trực tiếp nêu vấn đề góp ý HP mà nói về một nghề nghiệp hiểm nguy - nghề báo - , mình thấy tác giả đã khơi đúng điều mình vẫn hay nghĩ tới về thân phận những người phụng sự cho nghề báo này. Tác giả không phải trong nghề nhưng đã rất hiểu và anh đề cập đến nhiều điều có lý và rất đúng với thực tế đời sống báo chí Việt Nam.
Dẫn chứng làm nghề báo hay gặp sự nguy hiểm thì có nhiều. Phóng viên chết ở chiến trường, ở những nơi thiên tai động đất bão lụt, những nơi có sự kiện nóng hổi... đã là một lẽ. Nhà báo còn đối mặt hiểm nguy ở ngay nơi yên bình không tiếng súng bom, đó là lúc họ đương đầu sống mái để công lý chiến thắng bất công. Nghề báo là một nghề góp sức với xã hội tìm cho ra sự thật. Mà con đường tìm ra sự thật không bao giờ bằng phẳng dễ dàng, nó thường khúc mắc và chông gai. Và đương nhiên đạt được thường là phải trả giá.
Mình thấy tri âm tri kỷ với cái ý của blogger Hiệu Minh ngay cách giật tít bài của anh “Nghề báo nguy hiểm” cũng như bài viết của nhà báo Đoan Trang anh dẫn ra để nói về một khía cạnh khác của nghề báo, khía cạnh người làm báo và sự hiểu biết cho đầy đủ về pháp luật để tự bảo vệ mình.
Xin phép cả hai tác giả Hiệu Minh và Đoan Trang mang những bài viết vừa nói về trang nhà để bạn bè của blog tôi được chia sẻ…
Dẫn chứng làm nghề báo hay gặp sự nguy hiểm thì có nhiều. Phóng viên chết ở chiến trường, ở những nơi thiên tai động đất bão lụt, những nơi có sự kiện nóng hổi... đã là một lẽ. Nhà báo còn đối mặt hiểm nguy ở ngay nơi yên bình không tiếng súng bom, đó là lúc họ đương đầu sống mái để công lý chiến thắng bất công. Nghề báo là một nghề góp sức với xã hội tìm cho ra sự thật. Mà con đường tìm ra sự thật không bao giờ bằng phẳng dễ dàng, nó thường khúc mắc và chông gai. Và đương nhiên đạt được thường là phải trả giá.
Mình thấy tri âm tri kỷ với cái ý của blogger Hiệu Minh ngay cách giật tít bài của anh “Nghề báo nguy hiểm” cũng như bài viết của nhà báo Đoan Trang anh dẫn ra để nói về một khía cạnh khác của nghề báo, khía cạnh người làm báo và sự hiểu biết cho đầy đủ về pháp luật để tự bảo vệ mình.
Xin phép cả hai tác giả Hiệu Minh và Đoan Trang mang những bài viết vừa nói về trang nhà để bạn bè của blog tôi được chia sẻ…
Vệ Nhi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét