Quanh "Chuyện ở nông trại" & một nỗi sợ vô hình
Cuốn
"Chuyện ở nông trại" của George Orwell mới đây được NXB Hội Nhà
văn ấn hành với bản dịch của An Lý gây xôn xao trong cả giới viết văn và những
người đọc sách.
Tại sao một việc bình thường (dịch in một cuốn sách hay của văn
học thế giới là một việc quá đỗi bình thường) mà lại gây một hiệu ứng xã hội
như vậy?
Đó là bởi xung quanh cuốn sách này, chung quanh câu chuyện quản lý của ngành tư
tưởng văn hóa ở ta cho "lọt lướt" cuốn sách này, lại vào thời điểm hiện nay (mà không phải
mấy chục năm trước, bởi vì sách được viết và phổ biến trên thế giới đã gần 68 năm
nay!?) khiến người ta tức khắc liên hệ và cả suy diễn đủ lối đủ kiểu... Thậm chí trên mạng internet có tin sách ra rồi, lại bị thu hồi. Hoặc là không công khai tuyên bố bị thu hồi nhưng lặng lẽ thu hồi ở các nơi phát hành, nghĩa là "ngầm" thu hồi? Bản thân mình chưa thể kiểm chứng được thông tin này.
Xung quanh có chuyện gì ở cuốn sách này? Như thể ở đây, từ nội dung sách suy ra cùng với đời sống văn học, cách quản lý văn hóa phẩm tới thái độ cư xử và sống ở trên đời này hình như tồn tại và lan tỏa một kiểu sống yếu bóng vía, hiện hữu một nỗi sợ vô hình, sợ bóng sợ gió không đáng có nếu như thể chất và tâm hồn con người ta kiện khang và lành mạnh. Đáng tiếc là chúng ta và xã hội chúng ta đang sống không đạt được trạng thái mạnh khỏe như thế, không giữ được một tâm thế đại loại như vậy. Thật là buồn đau phải đứng trước những điều có thật như vậy.
Xung quanh có chuyện gì ở cuốn sách này? Như thể ở đây, từ nội dung sách suy ra cùng với đời sống văn học, cách quản lý văn hóa phẩm tới thái độ cư xử và sống ở trên đời này hình như tồn tại và lan tỏa một kiểu sống yếu bóng vía, hiện hữu một nỗi sợ vô hình, sợ bóng sợ gió không đáng có nếu như thể chất và tâm hồn con người ta kiện khang và lành mạnh. Đáng tiếc là chúng ta và xã hội chúng ta đang sống không đạt được trạng thái mạnh khỏe như thế, không giữ được một tâm thế đại loại như vậy. Thật là buồn đau phải đứng trước những điều có thật như vậy.
Vài hôm trước bạn tôi, anh Vũ Đức Tâm, có viết trên trang Facebook của anh một số hồi ức và suy nghĩ về việc dịch cuốn
sách này. Tại đây chất chứa những chi tiết đầy suy tư và nhận xét hóm hỉnh xung quanh một cách sống và hiểu về văn chương nghệ thuật như mình thoáng điểm qua ở mấy dòng trên đây... Mình thấy bài của bạn rất hay và thú vị - về cả chất văn chương và thế sự hợp thời hợp cảnh - nên đưa về blog đây chúng ta cùng chia sẻ.
Trước khi đọc bài của Vũ Đức Tâm
xin mời bà con ghé chút THAM KHẢO dưới đây về cuốn sách do chủ blog tôi biên soạn lại từ
những nguồn trên mạng internet.
Vệ Nhi g-th
THAM KHẢO:
Chuyện ở nông trại (cách dịch sát và “hay” hơn là Trại súc vật) vì tên tiếng Anh trong
nguyên bản là “Animal Farm”. Đây là cuốn tiểu thuyết trào phúng được coi là nhắm
vào Liên Xô thời Stalin của nhà văn Anh George Orwell (1903-1950).
Thời
kỳ này vừa sau chiến tranh thế giới thứ hai nên số bản in bị hạn chế do thiếu
giấy. Tuy vậy cho đến khi Orwell mất vào (1/1950) cũng đã có 25.500 cuốn Animal Farm in ở Anh và 590.000
cuốn được in ở Mỹ. Điều này chứng tỏ sự thành công to lớn của tác phẩm.
Tên
nguyên gốc của truyện là Animal Farm: A Fairy Story (Trại súc
vật: Một truyện cổ tích), nhưng A
Fairy Story đã bị các nhà xuất bản Hoa Kỳ bỏ đi trong lần xuất bản
năm 1946. Trong số tất cả những bản dịch khi Orwell còn sống, chỉ bản tiếng Telugu là giữ tên nguyên bản. Các biến thể khác của tên
truyện gồm: Một chuyện châm biếm và Một chuyện châm biếm đương đại.
Một
chi tiết thú vị khác là có lần Orwell đề nghị nếu dịch sang tiếng Pháp thì
nên là “Union des républiques
socialistes animales” (Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa súc vật” và
như vậy sẽ viết tắt là URSA, có nghĩa "gấu" trong tiếng Latinh,
gần giống cái tên Liên bang Xô viết theo tiếng Pháp (URSS).
Sau
hơn 50 năm từ lần xuất bản đầu tiên, tác phẩm đã được dịch ra hơn 70 thứ tiếng trên
thế giới và thuờng xuyên được tái bản. Tạp chí Time đã chọn cuốn
sách này là một trong 100 tiểu thuyết hay nhất bằng tiếng Anh (1923 tới 2005), đứng
ở vị trí 31 trong Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20. Nó cũng giành Giải
Hugo (1996) và cũng có mặt
trong Những cuốn sách hay của thế giới phương Tây.
Trong
tác phẩm, George Orwell đã dùng hình tượng những con gia súc trong trang trại
để thể hiện những tiên đoán của ông về một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm
được hoàn thành năm 1945, vào thời điểm đó phương Tây không
có thông tin đầy đủ về những nhà nước này, như Liên Xô, và hệ tư tưởng xã hội chủ
nghĩa đang ở thời kỳ thịnh vượng nhất chưa bộc lộ ra bên ngoài những yếu kém
của mình. Tuy vậy Orwell vẫn bằng liên tưởng nghệ thuật của mình mà tiên liệu
ra được.
-----------
“Trại súc vật” và nỗi sợ bóng sợ gió
Tác giả: Vũ Đức Tâm
Catherine là nhân viên của Văn phòng khu vực Ủy ban quốc tế
Chữ thập đỏ (CICR) đóng tại Bangkok, thi thoảng sang Văn phòng CICR ở Việt Nam
công tác. Lần đầu, nàng sang VN, mình cùng một chàng ở Hội Chữ thập đỏ được cử
tháp tùng nàng đi thăm Vịnh Hạ Long. Sau khi vòng vèo qua Hòn Trống Mái, Hang
luồn, Hang Đầu gỗ… tàu dừng tại Đảo Ti Tốp. Trời xanh. Mây trắng. Nắng vàng mịn
màng. Còn biển thì xanh biếc trong vắt. Hai thằng đang mê mải ngắm trời đất thì
ngỡ ngàng thấy nàng xuất hiện trong áo tắm hai mảnh đẹp kinh hồn. Nàng bảo mình
thi bơi nhé. Bọn mình vừa nói OK thì nàng đã nhào xuống, hai thằng liền bơi
theo hai bên. Sau ít phút « Nàng tiên cá » đã vượt lên và vun vút lao đi. Hai
thằng bơi phọt phẹt, sợ chết đuối nên dừng lại kiếm một nhân viên cứu trợ nhờ để
mắt dùm cô bạn Tây ở xa tít mù tắp.
Sau một hai lần sang công tác, Nàng tiên cá đã trở nên thân thiết với mình,
nhất là vì cả hai đều chung sở thích đọc sách. Ngoài những lúc làm việc, bọn
mình nói đủ thứ chuyện, chia sẻ cảm tưởng về những cuốn sách hay đã đọc. Hồi
ấy, sách ở VN còn thiếu lắm nên mỗi lần sang nàng đều tặng mình một cuốn, cũng
có khi nàng nhờ những người khác mang hộ. Trong số những cuốn sách ấy, mình rất
thích cuốn Animal Farm của George Orwell, nhà văn Anh, mà có người dịch là «
Trại súc vật », có người dịch là « Chuyện ở nông trại ».
Chuyện kể rằng ở trong trang trại của ông Jones có con lợn đầu đàn, thấy mình sắp đến lúc về cõi, tập hợp súc vật trong trại để răn dạy và kêu gọi khởi nghĩa loại bỏ Người để giành lại tự do, bình đẳng và tương lai tươi sáng cho súc vật. Sau đó ba ngày lợn đầu đàn chết, những con lợn, được coi là thông minh nhất trong trang trại, đã đúc kết lời dạy của lợn đầu đàn thành một hệ tư tưởng hoàn chỉnh gọi là Chủ nghĩa súc vật. Bị ông Jones bỏ đói, lũ súc vật không chịu đựng nữa, chúng phá nhà kho, tràn vào ăn thỏa thuê, rồi đuổi ông bà Jones cùng những người làm khỏi trang trại. Cuộc khởi nghĩa thành công, các nguyên lí của Chủ nghĩa súc vật được đúc kết thành Bảy điều răn : hai chân là kẻ thù (ám chỉ Người) ; bốn chân hay có cánh là bạn ; không được mặc quần áo ; không được ngủ trên giường ; không uống bia rượu ; không giết lẫn nhau ; mọi loài đều bình đẳng.
Mọi việc ở nông trại đều chạy răm rắp, súc vật phấn khởi lao động, được ăn no hơn. Nhưng rồi bầy lợn cậy thế là lãnh đạo dần dần thâu tóm lợi ích cho nhóm mình, sống xa hoa, vi phạm cả Bảy điều răn. Ngay trong nhóm lợn lãnh đạo cũng chia bè phái tranh giành ảnh hưởng giữa một bên là Napoleon, to lớn, dữ tợn, không có tài ăn nói lắm nhưng quyết đoán và một bên là Snowball, sôi nổi, nói năng lưu loát và nhiều sáng kiến hơn nhưng tỏ ra kém sâu sắc. Napoleon đã dùng mọi thủ đoạn đuổi được Snowball, độc chiếm quyền lãnh đạo và trừng trị tàn bạo những súc vật đã từng theo phe Snowball.
Từ đó, tệ sùng bái cá nhân hoành hành : « Napoleon lúc nào cũng đúng ! » Bài thơ « Đồng chí Napoleon » được sáng tác để ca ngợi công lao và được viết lên tường nhà kho bên dưới bức chân dung nhìn nghiêng của lãnh tụ. Cuộc sống súc vật khổ cực, cơ hàn, nhưng so với thời trước vẫn hơn vì trước là nô lệ bây giờ là tự do, phẩm giá cao hơn hẳn… Trừ lợn và chó, súc vật trong trại chẳng con nào khấm khá lên. Tầng lớp đặc quyền, đặc lợi đua nhau hưởng thụ, uống rượu bia xả láng. Chúng còn liên kết với kẻ thù là Người để trục lợi. Chúng tập đi hai chân và sửa điều răn thứ nhất và hai thành « Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn ! » để rồi cuối cùng chỉ còn một điều răn duy nhất : « Mọi loài đều bình đẳng, nhưng một số loài bình đẳng hơn các loài khác ».
Chuyện kể rằng ở trong trang trại của ông Jones có con lợn đầu đàn, thấy mình sắp đến lúc về cõi, tập hợp súc vật trong trại để răn dạy và kêu gọi khởi nghĩa loại bỏ Người để giành lại tự do, bình đẳng và tương lai tươi sáng cho súc vật. Sau đó ba ngày lợn đầu đàn chết, những con lợn, được coi là thông minh nhất trong trang trại, đã đúc kết lời dạy của lợn đầu đàn thành một hệ tư tưởng hoàn chỉnh gọi là Chủ nghĩa súc vật. Bị ông Jones bỏ đói, lũ súc vật không chịu đựng nữa, chúng phá nhà kho, tràn vào ăn thỏa thuê, rồi đuổi ông bà Jones cùng những người làm khỏi trang trại. Cuộc khởi nghĩa thành công, các nguyên lí của Chủ nghĩa súc vật được đúc kết thành Bảy điều răn : hai chân là kẻ thù (ám chỉ Người) ; bốn chân hay có cánh là bạn ; không được mặc quần áo ; không được ngủ trên giường ; không uống bia rượu ; không giết lẫn nhau ; mọi loài đều bình đẳng.
Mọi việc ở nông trại đều chạy răm rắp, súc vật phấn khởi lao động, được ăn no hơn. Nhưng rồi bầy lợn cậy thế là lãnh đạo dần dần thâu tóm lợi ích cho nhóm mình, sống xa hoa, vi phạm cả Bảy điều răn. Ngay trong nhóm lợn lãnh đạo cũng chia bè phái tranh giành ảnh hưởng giữa một bên là Napoleon, to lớn, dữ tợn, không có tài ăn nói lắm nhưng quyết đoán và một bên là Snowball, sôi nổi, nói năng lưu loát và nhiều sáng kiến hơn nhưng tỏ ra kém sâu sắc. Napoleon đã dùng mọi thủ đoạn đuổi được Snowball, độc chiếm quyền lãnh đạo và trừng trị tàn bạo những súc vật đã từng theo phe Snowball.
Từ đó, tệ sùng bái cá nhân hoành hành : « Napoleon lúc nào cũng đúng ! » Bài thơ « Đồng chí Napoleon » được sáng tác để ca ngợi công lao và được viết lên tường nhà kho bên dưới bức chân dung nhìn nghiêng của lãnh tụ. Cuộc sống súc vật khổ cực, cơ hàn, nhưng so với thời trước vẫn hơn vì trước là nô lệ bây giờ là tự do, phẩm giá cao hơn hẳn… Trừ lợn và chó, súc vật trong trại chẳng con nào khấm khá lên. Tầng lớp đặc quyền, đặc lợi đua nhau hưởng thụ, uống rượu bia xả láng. Chúng còn liên kết với kẻ thù là Người để trục lợi. Chúng tập đi hai chân và sửa điều răn thứ nhất và hai thành « Bốn chân tốt, hai chân tốt hơn ! » để rồi cuối cùng chỉ còn một điều răn duy nhất : « Mọi loài đều bình đẳng, nhưng một số loài bình đẳng hơn các loài khác ».
(Còn tiếp)
"TRẠI SÚC VẬT" VÀ NỖI SỢ BÓNG SỢ GIÓ (tiếp theo)
Mình đọc truyện và khoái chí lắm. Mình bảo với Nàng tiên cá sẽ dịch ra tiếng Việt. Nàng bảo bao giờ in tặng nàng một cuốn làm kỉ niệm. Mình bảo nhất định rồi. Mình trình bày ý tưởng ấy với một vài vị, để độc giả Việt Nam được đọc một kiệt tác văn học thế giới đã được dịch ra 70 thứ tiếng và cũng là cuốn tiểu thuyết đứng ở vị trí 31 trong “Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 (100 Books of the Century) do Nhà sách Fnac và báo Le Monde (Pháp) bầu chọn. Các vị ngần ngại bảo chưa được đâu, nhạy cảm đấy, dễ suy diễn lung tung mệt lắm. Mình vẫn biết ở ta có tự do sáng tác, tự do dịch thuật…nhưng là tự do kiểu ta, nghĩa là sáng tác xong, dịch xong muốn in lại phải có giấy phép của các nhà xuất bản. Các nhà xuất bản có các biên tập viên rất thạo việc cắt gọt các tác phẩm cho thật tròn trịa, phù hợp với chủ trương đường lối. Mà ai đó còn nói rằng trong mỗi nhà văn VN đều có một cái kéo kiểm duyệt. Nhà văn tự cắt câu này, đoạn nọ, chữ này, chữ kia trong tác phẩm của mình trước khi được/bị nhà xuất bản cắt tiếp. Việc dịch các tác phẩm nước ngoài ra tiếng Việt cũng vậy. Không phải cứ thấy bên ngoài khen là dịch được. Một lần mình cũng ti toe viết một truyện ngắn. Mình đưa cho một vài tờ báo. Họ bảo được lắm, nhưng phải cắt chỗ này, sửa chỗ kia cho bớt « đụng chạm » mới đăng được. Mà những chỗ cắt, sửa mình lại rất tâm đắc. Thế là mang truyện về bỏ ngăn kéo. Biết ta đang ở thời kì « quá độ», nên mình cất sách chờ thời. Vài tháng sau đó, Nàng tiên cá sốt ruột hỏi dịch xong chưa. Mình đành ậm ừ kêu bận quá, bận quá, chả nhẽ lại nói huỵch toẹt ra rằng đó là sách « nhạy cảm » ở nước mình.
Thế rồi, mấy chục năm trôi qua, mình cũng đã mất liên lạc với Nàng tiên cá, cuốn sách ấy tưởng lãng quên thì đùng cái, nghe tin mới được dịch và in ở ta. Mình tức tốc đến phố Đinh Lễ và thấy quả đúng vậy. « Chuyện ở nông trại » được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản. Mình vốn không khoái cái Hội Nhà văn lắm với ông Chủ tịch kiên cường bám trụ mấy khóa liền mặc dù có những ì xèo này nọ về tư cách. Nhiều xì căng đan trong Hội mà gần đây nhất là vụ GSTS Viện sĩ nhà thơ Hoàng Quang Thuận được Hội xưng tụng hết lời và tác phẩm của ông còn được đề cử đi dự giải Nobel Văn học té ra chỉ là kẻ đạo văn đã làm giảm uy tín c ủa Hội. Ai đó còn bảo : « Ghét nhau chung chiếu không nằm/Chung chăn không đắp, chung nồi không ăn/Chỉ trừ cái Hội nhà văn/Ghét nhau như chó vẫn lăn xả vào. » Thế nhưng, với việc Hội cho xuất bản cuốn sách này thì mình bỗng thấy những xì căng đan kia như tan biến và sẵn sàng cho Hội điểm tối ưu 10/10. Nhiệt liệt hoan nghênh Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ! Mong Hội và Công ty tiếp tục tạo điều kiện cho độc giả VN được thưởng thức những tinh hoa văn hóa của nhân loại mà vì một lí do nào đó vẫn chưa được in ở VN.
Mình đọc truyện và khoái chí lắm. Mình bảo với Nàng tiên cá sẽ dịch ra tiếng Việt. Nàng bảo bao giờ in tặng nàng một cuốn làm kỉ niệm. Mình bảo nhất định rồi. Mình trình bày ý tưởng ấy với một vài vị, để độc giả Việt Nam được đọc một kiệt tác văn học thế giới đã được dịch ra 70 thứ tiếng và cũng là cuốn tiểu thuyết đứng ở vị trí 31 trong “Danh sách Tiểu thuyết hay nhất thế kỷ 20 (100 Books of the Century) do Nhà sách Fnac và báo Le Monde (Pháp) bầu chọn. Các vị ngần ngại bảo chưa được đâu, nhạy cảm đấy, dễ suy diễn lung tung mệt lắm. Mình vẫn biết ở ta có tự do sáng tác, tự do dịch thuật…nhưng là tự do kiểu ta, nghĩa là sáng tác xong, dịch xong muốn in lại phải có giấy phép của các nhà xuất bản. Các nhà xuất bản có các biên tập viên rất thạo việc cắt gọt các tác phẩm cho thật tròn trịa, phù hợp với chủ trương đường lối. Mà ai đó còn nói rằng trong mỗi nhà văn VN đều có một cái kéo kiểm duyệt. Nhà văn tự cắt câu này, đoạn nọ, chữ này, chữ kia trong tác phẩm của mình trước khi được/bị nhà xuất bản cắt tiếp. Việc dịch các tác phẩm nước ngoài ra tiếng Việt cũng vậy. Không phải cứ thấy bên ngoài khen là dịch được. Một lần mình cũng ti toe viết một truyện ngắn. Mình đưa cho một vài tờ báo. Họ bảo được lắm, nhưng phải cắt chỗ này, sửa chỗ kia cho bớt « đụng chạm » mới đăng được. Mà những chỗ cắt, sửa mình lại rất tâm đắc. Thế là mang truyện về bỏ ngăn kéo. Biết ta đang ở thời kì « quá độ», nên mình cất sách chờ thời. Vài tháng sau đó, Nàng tiên cá sốt ruột hỏi dịch xong chưa. Mình đành ậm ừ kêu bận quá, bận quá, chả nhẽ lại nói huỵch toẹt ra rằng đó là sách « nhạy cảm » ở nước mình.
Thế rồi, mấy chục năm trôi qua, mình cũng đã mất liên lạc với Nàng tiên cá, cuốn sách ấy tưởng lãng quên thì đùng cái, nghe tin mới được dịch và in ở ta. Mình tức tốc đến phố Đinh Lễ và thấy quả đúng vậy. « Chuyện ở nông trại » được Nhà xuất bản Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam liên kết xuất bản. Mình vốn không khoái cái Hội Nhà văn lắm với ông Chủ tịch kiên cường bám trụ mấy khóa liền mặc dù có những ì xèo này nọ về tư cách. Nhiều xì căng đan trong Hội mà gần đây nhất là vụ GSTS Viện sĩ nhà thơ Hoàng Quang Thuận được Hội xưng tụng hết lời và tác phẩm của ông còn được đề cử đi dự giải Nobel Văn học té ra chỉ là kẻ đạo văn đã làm giảm uy tín c ủa Hội. Ai đó còn bảo : « Ghét nhau chung chiếu không nằm/Chung chăn không đắp, chung nồi không ăn/Chỉ trừ cái Hội nhà văn/Ghét nhau như chó vẫn lăn xả vào. » Thế nhưng, với việc Hội cho xuất bản cuốn sách này thì mình bỗng thấy những xì căng đan kia như tan biến và sẵn sàng cho Hội điểm tối ưu 10/10. Nhiệt liệt hoan nghênh Hội Nhà văn và Công ty Văn hóa & Truyền thông Nhã Nam ! Mong Hội và Công ty tiếp tục tạo điều kiện cho độc giả VN được thưởng thức những tinh hoa văn hóa của nhân loại mà vì một lí do nào đó vẫn chưa được in ở VN.
(Còn tiếp)
"TRẠI
SÚC VẬT" VÀ NỖI SỢ BÓNG SỢ GIÓ (Tiếp theo và hết)
Kiệt tác Animal Farm xuất bản năm 1945 ở Anh mà mãi đến hôm nay (2013) mới ra mắt ở nước ta. Thế đã là quá muộn. nhưng muộn còn hơn không bao giờ. Tại sao lại như thế nhỉ ? Sợ gì nhỉ ? Nỗi sợ cụ thể thì có giới hạn và chủ động tránh được. Tỉ dụ như sợ rắn thì tránh đi vào bụi rậm, hang hốc, sợ thú dữ thì tránh vào rừng rú… Nhưng nỗi sợ mơ hồ, sợ bóng sợ gió thì vô hạn. Tỉ như ta sợ ma, nhưng lại không biết hình thù con ma ra sao. Cứ đi đêm, đi một mình, nhất là nơi đồng không mông quạnh thì sợ lắm. Tiếng gió thổi, cành cây kẽo kẹt, một con đom đóm bay cũng làm ta run rẩy, đứng tim. Nỗi sợ này mơ hồ nhưng lại lớn lắm, thâm căn cố đế, như mọc rễ trong mỗi chúng ta, khiến chúng ta cứ tin là sống để bụng, chết mang theo. Chả thế mà bức tranh Tiếng thét (The Scream) của danh họa Na Uy Edward Munch
Kiệt tác Animal Farm xuất bản năm 1945 ở Anh mà mãi đến hôm nay (2013) mới ra mắt ở nước ta. Thế đã là quá muộn. nhưng muộn còn hơn không bao giờ. Tại sao lại như thế nhỉ ? Sợ gì nhỉ ? Nỗi sợ cụ thể thì có giới hạn và chủ động tránh được. Tỉ dụ như sợ rắn thì tránh đi vào bụi rậm, hang hốc, sợ thú dữ thì tránh vào rừng rú… Nhưng nỗi sợ mơ hồ, sợ bóng sợ gió thì vô hạn. Tỉ như ta sợ ma, nhưng lại không biết hình thù con ma ra sao. Cứ đi đêm, đi một mình, nhất là nơi đồng không mông quạnh thì sợ lắm. Tiếng gió thổi, cành cây kẽo kẹt, một con đom đóm bay cũng làm ta run rẩy, đứng tim. Nỗi sợ này mơ hồ nhưng lại lớn lắm, thâm căn cố đế, như mọc rễ trong mỗi chúng ta, khiến chúng ta cứ tin là sống để bụng, chết mang theo. Chả thế mà bức tranh Tiếng thét (The Scream) của danh họa Na Uy Edward Munch
được coi như một biểu tượng của
nghệ thuật đương đại, khắc họa xuất sắc sự lo lắng, nỗi sợ hãi luôn hiện hữu
trong cuộc sống. "The Scream" miêu tả một người bịt tai, miệng mở rộng
như thét lên kinh hãi, bất lực trước cảnh thiên nhiên rợn màu máu. Mình chợt nhận
ra chả có văn bản nào cấm dịch, in quyển này, quyển nọ, mà chỉ có nỗi sợ là thường
trực. Giá như chúng ta cùng can đảm bước qua nỗi sợ ! Giá như ngày ấy mình cứ dịch
và đưa một nhà xuất bản nào đó có ông thủ trưởng như ông Phạm Trung Đỉnh thì độc
giả Việt đã có cơ may thưởng thức kiệt tác này sớm hơn mấy chục năm rồi ! Mà
thôi, giá như chả giải quyết được gì. Người Pháp chả bảo «Với những cái nếu, ta
có thể bỏ cả Paris vào một cái chai » cơ mà.
Điều quan trọng là thực sự đã có bản tiếng Việt của Animal Farm do Nhà xuất bản của Hội Nhà văn, đại diện chính thống cho quan điểm văn chương nước nhà cùng với Công ty Nhã Nam, cũng rất có uy tín cho dịch và in. Mình đã đọc qua bản dịch thấy văn vẻ cũng nuột nà. Không dám có nhận xét sâu hơn, tỉ mỉ hơn mà mình chỉ có vài ý kiến nhỏ nhỏ thế này. Giá là mình, mình sẽ dịch cái tít là Trại súc vật. (*) Mình sẽ để nguyên tên các nhân vật bằng ngôn ngữ gốc, chứ không phiên âm hoặc dịch nghĩa. Hoặc nếu dịch nghĩa thì để trong ngoặc và lần đầu thôi. Trong bản dịch của An Lý, điểm không thống nhất là có những tên để nguyên gốc (Jones, Mollie, Muriel, Benjamin…), có những tên dịch nghĩa (Tuyết Cầu, Đấu Sĩ, Cỏ Ba Lá…), còn tên nhân vật chính thì lại phiên âm thành Nã Phá Luân, tức là không trực tiếp từ ngôn ngữ gốc mà lại thông qua âm Hán Việt. Kiểu như Kha Luân Bố cho Columbus, Mã Khắc Tư cho Mars, Mạnh Đức Tư Cưu cho Montesquieu, Lư Thoa cho Rousseau… nghe nó cổ cổ và là lạ thế nào ấy, mà lại xa với âm gốc nữa chứ. Sao không để nguyên là Napoleon hoặc có phiên âm thì trực tiếp thành Na-pô-lê-ông chẳng hạn ? Cuối cùng là cách dịch cái câu « đinh » của cuốn truyện : « ALL ANIMALS ARE EQUAL, BUT SOME ANIMALS ARE MORE EQUAL THAN OTHERS ». An Lý dịch là: “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác”. Còn mình thích dịch là : “Mọi loài đều bình đẳng, nhưng một số loài lại bình đẳng hơn những loài khác”. George Owell hẳn muốn ám chỉ rằng Người cũng là một loài vật, nhưng là loài vật có tư duy, mà chữ loài ở đây có thể chỉ chung cho người và vật.
Điều quan trọng là thực sự đã có bản tiếng Việt của Animal Farm do Nhà xuất bản của Hội Nhà văn, đại diện chính thống cho quan điểm văn chương nước nhà cùng với Công ty Nhã Nam, cũng rất có uy tín cho dịch và in. Mình đã đọc qua bản dịch thấy văn vẻ cũng nuột nà. Không dám có nhận xét sâu hơn, tỉ mỉ hơn mà mình chỉ có vài ý kiến nhỏ nhỏ thế này. Giá là mình, mình sẽ dịch cái tít là Trại súc vật. (*) Mình sẽ để nguyên tên các nhân vật bằng ngôn ngữ gốc, chứ không phiên âm hoặc dịch nghĩa. Hoặc nếu dịch nghĩa thì để trong ngoặc và lần đầu thôi. Trong bản dịch của An Lý, điểm không thống nhất là có những tên để nguyên gốc (Jones, Mollie, Muriel, Benjamin…), có những tên dịch nghĩa (Tuyết Cầu, Đấu Sĩ, Cỏ Ba Lá…), còn tên nhân vật chính thì lại phiên âm thành Nã Phá Luân, tức là không trực tiếp từ ngôn ngữ gốc mà lại thông qua âm Hán Việt. Kiểu như Kha Luân Bố cho Columbus, Mã Khắc Tư cho Mars, Mạnh Đức Tư Cưu cho Montesquieu, Lư Thoa cho Rousseau… nghe nó cổ cổ và là lạ thế nào ấy, mà lại xa với âm gốc nữa chứ. Sao không để nguyên là Napoleon hoặc có phiên âm thì trực tiếp thành Na-pô-lê-ông chẳng hạn ? Cuối cùng là cách dịch cái câu « đinh » của cuốn truyện : « ALL ANIMALS ARE EQUAL, BUT SOME ANIMALS ARE MORE EQUAL THAN OTHERS ». An Lý dịch là: “Mọi con vật đều bình đẳng, nhưng một số con vật bình đẳng hơn những con khác”. Còn mình thích dịch là : “Mọi loài đều bình đẳng, nhưng một số loài lại bình đẳng hơn những loài khác”. George Owell hẳn muốn ám chỉ rằng Người cũng là một loài vật, nhưng là loài vật có tư duy, mà chữ loài ở đây có thể chỉ chung cho người và vật.
Catherine, Nàng tiên cá hiện ở đâu? Mình vẫn nhớ lời hứa năm xưa. Nay chỉ thực hiện được một nửa. Mình gửi cho bạn một cuốn “Chuyện ở nông trại” do An Lý dịch. Bạn hãy thông cảm cho mình và vào mạng mà nhận nó nhé. Bye, Bye.
VĐT
4/4/2013
Tiếng thét
(The Scream) của danh họa Na Uy Edward Munch
(*) Tại Việt Nam Nhà xuất bản Giấy vụn (do ông Bùi Chát, nhà thơ tự lập ra không được nhà nước cấp phép vì luật pháp VN không có NXB tư nhân) đã cho dịch và in cuốn sách này với tên sách là "Trại súc vật" (vào năm 2010). --->>> Chú thích của Vệ Nhi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét