Thứ Năm, 30 tháng 5, 2013

Người Việt Nam qua nhiếp ảnh nước ngoài



Người Việt Nam qua nhiếp ảnh nước ngoài  


Thế giới ngạc nhiên khi ngày càng có nhiều những bức ảnh chụp con người, đất nước Việt Nam xuất hiện trong những cuộc thi của giới nhiếp ảnh toàn cầu. Người ta cũng có nhận xét chung là những tay máy đến từ nhiều quốc gia khác nhau có những cảm hứng và xây dựng tác phẩm theo góc nhìn riêng biệt của mình. 

Dưới đây là một số hình ảnh, chủ yếu là con người Việt Nam mà nét nổi bật là những góc nhìn đối với người gìa và người phụ nữ.

Vệ Nhi


-----



Chờ khách qua sông (Nhật)



Bóng bà già dưới ruộng (Bỉ)


Cựu chiến binh (Mehico)


Ảnh cạnh - Buổi sáng Hội An (Mỹ)




Ảnh dưới: Đào nương Bạch Vân ở Hà Nội (Ý)

 




 
 Đi câu ngoài biển (Canada)




 Đun nước pha trà (Bỉ)



Nếp nhăn thời gian (Mỹ)




Sau một ngày làm việc ở Phú Quốc (Anh)



Nụ cười (Việt kiều)




Tắm trong ngõ phố (Úc)




Thổi cơm (Ý)




Mặc cả mua hàng (Ý)



Truyền thần vẽ rong trên đường phố (Canada)

----

Nguồn email bạn bè

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2013

Người già sướng hay khổ?


Người già sướng hay khổ?
 
Nêu lên như một câu hỏi vậy thôi, chứ sướng khổ nói lúc này đối với người già và nhân quần nói chung cũng thấy khó nói. Lại như nêu lên vậy chẳng hợp thời hợp bối cảnh, bởi có bao điều không tiện khẳng định là thế nào bây giờ... Cứ nhìn những cảnh đời người già sống cô đơn, sự đối xử nhẫn tâm của những đứa con bất hiếu với bậc sinh thành xuất hiện trên nhiều trang báo thì cũng nản nói về sự vui sướng nếu như người già nào có vào lúc này...

Tuy nhiên nhìn đi cũng nên nhìn lại, nhìn thấy cái không hài lòng thì cũng nên nhìn cái hài lòng, tương đối hài lòng. Vì dù sao, với người cao tuổi, người đã già, thì cần một sự động viên tiếp sức ở tinh thần, sự củng cố những trợ lực đến từ mặt tích cực nhất có thể của đời sống, của cuộc đời. Chỉ nhằm để họ có thêm nghị lực bước tiếp chặng đường cuối cùng của chuỗi thời gian làm người...

Xuất phát từ bản thân đã là người già, thất thập cổ lai hy rồi, mình muốn lý sự - hoặc gọi là giãi bày thì đúng hơn - ít dòng nữa về cái lứa tuổi "biết chắc" đón đợi nhiều khúc ngoặt nhất của đời người này...

Trong một bài viết tổng hợp nói về những điều sướng (chỉ nói đến điều sướng thôi) của người già mà bạn bè gửi email cho, mình đọc được đoạn này thấy 'có lý' lắm: “Ở nhiều nước khi nền kinh tế và xã hội phát triển khá cao rồi người ta hướng dẫn và nếu cần thì chỉ bảo người già học vi tính để có thể sử dụng tốt các tiện ích từ internet như email, chat với nhau, chia sẻ tâm tình giải tỏa xì-chét (stress)… Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe!”.


Khoa học lập luận rằng, những dịp tương tác khi gặp gỡ nhau đó (trực tiếp hay trên mạng), là có dịp cho người ta giao lưu tranh luận cãi cọ với nhau, nó rất có ích cho người già. Khi đó các tế bào não sẽ được kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Chẳng hạn, tuyến thượng thận sẽ được khởi hoạt, tự nhiên làm việc năng nổ hơn lúc bình thường, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khoái. Ngay tuyến sinh dục tưởng như lão hóa rồi cũng vẫn còn khả năng tạo ra DHEA (dehydroepiandrosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ !…

Dĩ nhiên, như các thày thuốc khuyến cáo, phải chọn một nơi có không khí trong lành. Tốt hơn nữa là hoa cỏ thiên nhiên, phong cảnh xung quanh ưa mắt. Rồi dinh dưỡng. là phải được nguồn thức ăn đầy đủ theo sở nguyện người cao tuổi… Tất cả đặt trong khung gợi ý nhớ được về quá khứ, về thời trai trẻ, những kỷ niệm xưa đã trải qua của các cụ ... 

Chưa hết, tại những nơi đó, người ta còn khuyến khích hoặc hướng dẫn các cụ tự vẽ tranh, làm thơ, nặn tượng, rồi tổ chức trang hoàng bày biện triển lãm cho các cụ cùng xem. Những người có khiếu văn nghệ chút thì trình diễn ca hát đọc thư cây nhà lá vườn. Còn các cụ dư sức thì viết kịch bản và đạo diễn. Theo họ thì người già coi văn nghệ không sướng bằng tự làm … văn nghệ !


Đấy là nói đến mức độ lý tưởng nhất, chứ các cụ mình sống trên đất Việt, chung hưởng một điều kiện đời sống vật chất và tinh thần mức độ chung nhất của bà con mình đây thì đâu được thế. Thôi thì cũng liệu cơm gắp mắm, hoàn cảnh nào thì thu xếp lấy cuộc sống tinh thần tương ứng, miễn sao thoải mái về mặt "phi vật chất" này. Với rất nhiều người, bất chấp biết bao hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn vẫn có một đời sống tinh thần và nội tâm đẹp với tuổi già. 


Trên tất cả là người già đừng bao giờ nản lòng. Hãy tự tổ chức lấy đời sống của người già, nhất là những cán bộ hưu trí có điều kiện vật chất và tinh thần nhỉnh hơn chút sống trong các đô thị, để những năm tháng xế chiều chống cảnh cô đơn buồn bã hay đến với những người cao tuổi. Bài viết dưới đây chúng ta cùng chiêm nghiệm và ngẫm nghĩ...


Vệ Nhi

-----


Cái sướng của người lớn tuổi 


Già thì khổ, ai cũng biết. Sinh, lão, bệnh, tử ! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao !
Già có cái đẹp của già.
Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái dấm cho chín ép. 


Cái sướng đầu tiên của già là biết mình… già, thấy mình già, như trái chín cây thấy mình đang chín trên cây. Nhiều người chối từ già, chối từ cái sự thật đó và tìm cách giấu cái già đi, như trái chín cây ửng đỏ, mềm mại, thơm tho mà ráng căng cứng, xanh lè thì coi không có được. Mỗi ngày nhìn vào gương, người già có thể phát hiện những vẻ đẹp bất ngờ như những nếp nhăn mới xòe trên khóe mắt, bên vành môi, những mớ tóc bất chợt thấy bạc chỗ này chỗ nọ, cứng đơ, xơ xác … mà không khỏi tức cười ! Quan sát nhìn ngắm mình như vậy, ta mới hiểu hai chữ "sồng sộc" của Hồ Xuân Hương:
"Chơi xuân kẻo hết xuân đi.
Cái già sồng sộc nó thì theo sau !".

Có lẽ nữ sĩ lúc đó mới vào lứa tuổi 40 ! Thời ta bây giờ, 40 tuổi lại là tuổi đẹp nhất. Phải đợi đến 70, thất thập cổ lai hy, thì mới gọi là bắt đầu già (?) Nếu trong tương lai, khi con người sống đến 160 tuổi thì 80 lại là tuổi đẹp nhất !

*                                                                                                                     

Tuy nói vậy, thực tế, già thì khó mà sướng. Con người ta có cái khuynh hướng dễ thấy khổ hơn. Khổ dễ nhận ra, còn sướng thì khó biết ! Một người luôn thấy mình …sướng thì không khéo người ta nghi ngờ hắn có vấn đề … tâm thần ! Nói chung, người già có 3 nỗi khổ thường gặp nhất, nếu giải quyết đựơc sẽ giúp họ sống "trăm năm hạnh phúc":



1 - * Một là thiếu bạn !
Nhìn qua nhìn lại, bạn cũ rơi rụng dần… Thiếu bạn, dễ hụt hẫng, cô đơn và dĩ nhiên… cô độc. Từ đó dễ thấy mình bị bỏ rơi, thấy không ai hiểu mình ! Quay quắt, căng thẳng, tủi thân. Lúc nào cũng đang như "Gặm một khối căm hờn trong cũi sắt / Ta nằm dài nghe ngày tháng dần qua…!".
Người già chỉ sảng khoái khi được rôm rả với ai đó, nhất là những ai "cùng một lứa bên trời lận đận"… Gặp được bạn tâm giao thì quả là một liều thuốc bổ mà không bác sĩ nào có thể biên toa, tức cho đơn để họ mua được !
Để giải quyết chuyện này, ở một số nước tiên tiến, người ta mở các phòng tư vấn, giới thiệu cho những người già cùng sở thích, cùng tánh khí, có dịp làm quen với nhau. Người già tự giới thiệu mình và nêu "tiêu chuẩn" người bạn mình muốn làm quen. Nhà tư vấn sẽ "matching" để tìm ra kết quả và làm … môi giới … Dĩ nhiên môi giới cho họ kết bạn. Còn sau này họ thấy tâm đầu ý hợp tiến tới hôn nhân (nếu còn độc thân) thì họ tự quyết định và đương nhiên sướng/khổ hơn thì hưởng hoặc ráng chịu ! Ngày trước, Uy Viễn tướng công  Nguyễn Công Trứ mà còn phải than:
"Tao ở nhà tao tao nhớ mi
Nhớ mi nên phải bước chân đi
Không đi mi bảo rằng không đến
Đến thì mi hỏi đến mần chi
Mần chi ông đã mần chi đặng
Mần đặng ông mần đã chán khi…

Rồi họ dạy người già học vi tính để có thể "chat", "meo" với nhau chia sẻ tâm tình, giải tỏa xì-chét (stress)… Thỉnh thoảng tổ chức cho các cụ họp mặt đâu đó để được trực tiếp gặp gỡ, trao đổi, tò mò để mà khen ngợi hoặc… chê bai lẫn nhau. Khen ngợi chê bai gì đều có lợi cho sức khỏe ! Có dịp tương tác, có dịp cãi nhau là sướng rồi. Các tế bào não sẽ được kích thích, được hoạt hóa, sẽ tiết ra nhiều kích thích tố. Tuyến thượng thận sẽ hăng lên, làm việc năng nổ, tạo ra cortisol và epinephrine làm cho máu huyết lưu thông, hơi thở trở nên sảng khoái, rồi tuyến sinh dục tạo ra DHEA (dehydroepiandrosterone), một kích thích tố làm cho người ta trẻ lại, trẻ không ngờ !…Dĩ nhiên phải chọn một nơi có không khí trong lành. Hoa cỏ thiên nhiên. Thức ăn theo yêu cầu. Gợi nhớ những kỷ niệm xưa ... Rồi dạy các cụ vẽ tranh, làm thơ, nắn tượng … Tổ chức triển lãm cho các cụ. Rồi trình diễn văn nghệ cây nhà lá vườn. Các cụ dư sức viết kịch bản và đạo diễn. Coi văn nghệ không sướng bằng làm … văn nghệ !

2 - Cái thiếu thứ hai là thiếu … ăn !
 
Thực vậy. Ăn không phải là tọng, là nuốt, là xực, là ngấu nghiến …cho nhiều thức ăn ! Ăn không phải là nhồi nhét cho đầy bao tử ! Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều thứ nuốt không trôi lắm ! Chẳng hạn ăn trong nỗi sợ hãi, lo âu, bực tức; ăn trong nỗi chờ đợi, giận hờn thì nuốt sao trôi ? Nuốt là một phản xạ đặc biệt của thực quản dưới sự điều khiển của hệ thần kinh. Một người trồng chuối ngược vẫn có thể nuốt được dễ dàng ! Nhưng khi buồn lo thì phản xạ nuốt bị cắt đứt !
Nhưng các cụ thiếu ăn, thiếu năng lượng, phần lớn là do sợ bệnh, kiêng khem quá đáng. Bác sĩ lại hay hù dọa, làm cho họ sợ thêm ! Nói chung, chuyện ăn uống nên nghe theo mệnh lệnh của… bao tử :
"Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xam hề khốn tắc miên.."
[Ở đời vui đạo hãy tùy duyên
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền..]

 (Trần Nhân Tông)
" Listen to your body". Hãy lắng nghe sự mách bảo của cơ thể mình ! Cơ thể nói… thèm ăn cái gì thì nó đang cần cái đó, thiếu cái đó ! Nhưng nhớ ăn là chuyện của văn hóa (!), chuyện của ngàn năm, đâu phải một ngày một buổi. Món ăn gắn với kỷ niệm, gắn với thói quen, gắn với mùi vị từ thuở còn thơ ! Người già có thể thích những món ăn … kỳ cục - không sao ! Đừng ép ! Miễn đủ bốn nhóm: bột, đạm, dầu, rau… Mắm nêm, mắm ruốc, mắm sặt, mắm bồ hóc, tương chao… đều tốt cả. Miễn đừng quá mặn, quá ngọt … là đựơc. Cách ăn cũng vậy. Hãy để các cụ tự do tự tại đến mức có thể được. Đừng ép ăn, đừng đút ăn, đừng làm "hư" các cụ !
Cũng cần có sự hào hứng, sảng khoái, vui vẻ trong bữa ăn. Con cháu hiếu thảo phải biết …giành ăn với các cụ. Men tiêu hoá được tiết ra từ tâm hồn chớ không chỉ từ bao tử.

3 -  Cái thiếu thứ ba là thiếu vận động !

Già thì hai chân trở nên nặng nề như mọc dài ra, biểu không chịu nghe lời ta nữa! Các khớp cứng lại, sưng lên, xương thì mỏng ra, dòn tan, dễ vỡ, dễ gãy ! 



Bác sĩ thường khuyên vận động mà không hướng dẫn kỹ thì dễ làm các cụ ráng quá sức chịu đựng, sẽ lâm bệnh thêm. Phải làm sao cho nhẹ nhàng mà hiệu quả, phù hợp với tuổi tác, với sức khỏe. Phải từ từ và đều đều. Ngày xưa người ta săn bắn, hái lượm, đánh cá, làm ruộng, làm rẫy… lao động suốt ngày. Bây giờ chỉ ngồi quanh quẩn trước TV , computer ! Có một nguyên tắc: "Use it or lose it !" Cái gì không xài thì teo ! Thời đại bây giờ người ta xài cái đầu nhiều quá, nên "đầu thì to mà đít thì teo". Thật đáng tiếc !
Không cần đi đâu xa, có thể tập trong nhà. Nếu nhà có cầu thang thì đi cầu thang ngày mươi bận rất tốt. Đi vòng vòng trong phòng cũng được. Đừng có ráng lập "thành tích" làm gì ! Tập cho mình thôi. Từ từ và đều đều… Đến lúc nào thấy ghiền , bỏ tập một buổi chịu hổng nổi là được !
Nguyên tắc chung là kết hợp hơi thở với vận động. Chậm rãi, nhịp nhàng. Lạy Phật cũng phải đúng … kỹ thuật để khỏi đau lưng, vẹo cột sống. Đúng kỹ thuật là giữ tư thế và kết hợp với hơi thở. Đó cũng chính là thiền, là yoga, dưỡng sinh...! Vận động thể lực đúng cách thì già sẽ chậm lại. Giảm trầm cảm, buồn lo. Phấn chấn, tự tin. Dễ ăn, dễ ngủ…

Tóm lại, giải quyết đựơc "ba cái lăng nhăng" đó thì có thể già mà …sướng vậy !

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Nghĩ về đời người

 Nghĩ về đời người

Hôm trước có bạn gửi cho những dòng chữ kèm ảnh dưới đây. Thấy nó hay đưa lên bà con và bạn bè cùng xem và ngẫm nghĩ. Mình nghĩ đều là những điều răn ta, chí lý chí tình.

Vệ Nhi

-----

    Lìa đời là trắng cả hai tay 
    Tại sao cứ mãi nhặt cho đầy?
 
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho 
đầy..
         Túi đời như mây bay........
..
Thiền Ngôn
 

alt

 
Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai... Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ.

Viên Minh
alt

“ Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát. Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhịn.”
Dalai Lama 
alt

Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng.
Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng.

Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân-si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm "ta, của ta, tự ngã của ta" được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là "ta thấy", tai nghe mà cho là "ta nghe"... rồi "đây là con ta", "đây là tài sản của ta"... nên mới khổ.
Viên Minh
alt

Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”.
                         Ra đời hai tay trắng
                         Lìa đời trắng hai tay
                         Sao mãi nhặt cho đầy
                         Túi đời như mây bay...
Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình.
Dalai Lama

alt

Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi ...
Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý... Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi.
Viên Minh

alt

Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta? Nhận thức rằng “ Vạn vật đồng nhất ”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài.
Dalai Lama
alt

Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế định (paññatti) với khái niệm.
Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).
Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.
Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất yếu từ sự thấy biết này.
Viên Minh
alt

“Sống với đạo Phật:
- Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp; đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác.
- Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”.
Dalai Lama
alt

Trí tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng
luân hồi sinh tử.
Viên Minh 
alt

“Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.
- Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô.
- Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”.
Dalai Lama
alt

- Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới.
- Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.
- Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.
Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi...

Viên Minh

alt

 
“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.
Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.”

Dalai Lama
alt

Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…
Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng.
Nhưng cẩn thận đấy, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại...
Viên Minh

alt
"Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn.. .
Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt. 
Dalai Lama

-----

Đọc một mạch toàn bộ lời văn --->>> tại đây:



Lìa đời trắng hai tay, Sao mãi nhặt cho đầy ?


Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho
đầy.
Túi đời như mây bay…

Thiền Ngôn
***
Tất cả chân lý đều ở trong cuộc sống này, khi sống với tham sân si thì đó là luân hồi đau khổ, khi đoạn tận tham sân si thì đó là Niết-bàn tịch tịnh. Vậy bài học là thấy ra đâu là đau khổ, đâu là Niết-bàn và nguyên nhân của nó ngay trong chính mình và cuộc sống chứ không phải cố gắng cho những ảo tưởng ở tương lai… Lắng nghe, quan sát lại chính mình trong tương giao với cuộc sống, sẽ thấy ra (vipassati) mọi chân lý mà chư Phật đã chứng ngộ. Viên Minh

“ Sức mạnh của trẻ thơ là tiếng khóc. Sức mạnh của đàn bà là phẩn nộ. Sức mạnh của người ăn trộm là vũ khí. Sức mạnh của vua chúa là quyền uy. Sức mạnh của kẻ ngu là áp đảo. Sức mạnh của bậc hiền trí là cảm hóa. Sức mạnh của người đa văn là thẩm sát.
Sức mạnh của sa môn là nhẫn nhịn.” Dalai Lama

Phần lớn chúng ta khổ vì muốn được thường, lạc, ngã mà không thấy vô thường, khổ, vô ngã trong vạn pháp. Trong vô thường mà muốn thường hằng, trong khổ đau mà muốn hạnh phúc, trong vô ngã mà muốn đó là ta, của ta và tự ngã của ta: Đây được gọi là những điên đảo tưởng.
Mọi sự mọi vật do duyên sinh đều có biến đổi, có thành hoại, có sinh diêt. Do đó ai muốn chúng thường còn thì tự chuốc lấy khổ đau. Ví dụ như hoa Mai có nở có tàn nhưng ai muốn hoa Mai nở mãi không tàn thì sẽ khổ đau thất vọng .
Mọi sự mọi vật do ái dục + vô minh, tức tham-sân + si chi phối trong các hành động tạo tác mà đưa đến sầu khổ. Ví dụ như đời người có sinh, già, đau, chết nhưng ai tham sống sợ chết thì sẽ khổ đau phiền muộn.
Mọi sự mọi vật vốn vận hành theo quy luật tự nhiên của chúng, còn ý niệm “ta, của ta, tự ngã của ta” được gán ghép vào đó chỉ là ảo tưởng. Và chính ảo tưởng này đem lại khổ sầu. Ví dụ như mắt thấy mà cho là “ta thấy”, tai nghe mà cho là “ta nghe”… rồi “đây là con ta”, “đây là tài sản của ta”… nên mới khổ. Viên Minh


Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ”.
Ra đời hai tay trắng.
Lìa đời trắng hai tay.
Sao mãi nhặt cho đầy.
Túi đời như mây bay.
Hãy thành thật đối diện với mâu thuẫn và khuyết điểm trong tâm mình, đừng lừa dối chính mình. Dalai Lama
Thiên Đàng, Cực Lạc, chỉ là cách gọi tên thôi. Phật giáo, Thiên Chúa giáo chỉ là hệ thống tổ chức Tôn giáo và Giáo lý thôi. Trên thực tế Chân Lý vẫn là một đối với người đã giác ngộ. Giống như người miền Trung gọi là củ sắn thì người miền Nam gọi là củ mì, còn người nào ăn củ đó rồi thì mới thấy chỉ là một củ thôi …
Khi còn tranh cãi nhau về cách lập ngôn hay còn chấp giữ hệ thống lý thuyết riêng của mình thì vẫn còn chưa thấy Chân Lý… Chính ý niệm của con người chia cắt manh mún Sự Thật thành cái của tôi và của anh mà thôi. Viên Minh

Sự khác biệt giữa con người là do mức tiến hóa khác nhau qua các kiếp sống. Có khi nào ta thù ghét một kẻ kém ta? Nhận thức rằng “ Vạn vật đồng nhất ”, ta sẵn sàng tha thứ cho kẻ khác, vì họ không hiểu biết, không ý thức hành động của mình, vả lại họ và ta nào có khác nhau đâu. Khi ta hiểu rằng vạn vật như chính mình, từ loài người qua loài thú, thảo mộc, kim thạch, và ý thức rằng mọi vật đều có sự sống, đều có Thượng đế ngự ở trong, ta sẽ cởi bỏ thành kiến, mở rộng lòng thương đến muôn loài. Dalai Lama
Có hai cách biết: Một là cái biết thực tính (paramattha), hai là cái biết chế định (paññatti) với khái niệm.
Khi biết thực tính thì không qua khái niệm và không phản ứng tạo tác (không làm: vô vi, hoặc làm mà không tạo tác: duy tác).
Khi biết chế định với khái niệm thì có hai cách: Một là làm thiện theo nhu cầu cần thiết, hai là làm bất thiện theo tà kiến và tham ái.
Vì vậy, thấy biết chân thật là chính, còn làm hay không là một động lực tất yếu từ sự thấy biết này. Viên Minh

“Sống với đạo Phật:
- Nếu không nói được những gì Phật nói, hãy im lặng như chánh pháp; đừng nói những lời ác, xuyên tạc, bịa đặt, vu khống, làm tổn hại kẻ khác.
- Nếu không làm được những gì Phật làm, hãy im lặng và lắng nghe, quán sát, học hỏi những thiện tri thức; đừng vọng động làm những điều thương tổn đến tha nhân”. Dalai Lama

Trí tuệ không để bản ngã xen vào (= chấp thủ của các tư kiến) sự vận hành của các Pháp được gọi là Minh. Chỉ có Minh mới chấm dứt được toàn bộ tiến trình của bản ngã trói buộc con người, làm cho con người bị động trong vòng luân hồi sinh tử. Viên Minh

 “Ác khẩu, mãi mãi đừng để nó thốt ra từ miệng chúng ta, cho dù người ta có xấu bao nhiêu, có ác bao nhiêu.
- Anh càng nguyền rủa họ, tâm anh càng bị nhiễm ô.
- Anh hãy nghĩ, họ chính là thiện tri thức của anh”. Dalai Lama

- Trong lành là tuyệt đỉnh của Giới. Định
- Tĩnh lặng là tuyệt đỉnh của Định.
- Sáng suốt là tuyệt đỉnh của Tuệ.
Thực ra, chỉ có buông xả mới đạt được tuyệt đỉnh của Giới Định Tuệ mà thôi… Viên Minh

“Người mà trong tâm chứa đầy cách nghĩ và cách nhìn của mình thì sẽ không bao giờ nghe được tiếng lòng người khác.
Ví như trong tay anh nắm chặt một vật gì mà không buông xuống, thì anh chỉ có mỗi thứ ấy, nếu anh chịu buông xuống, thì anh mới có cơ hội chọn lựa những thứ khác.
Vì thế, nếu một người luôn khư khư với quan niệm của mình, không chịu buông xuống thì trí tuệ chỉ có thể đạt đến ở một mức độ nào đó mà thôi.” Dalai Lama

Hãy tin vào tất cả nhưng cũng đừng tin vào điều gì cả, hay nói chính xác hơn là đừng bám víu vào bất cứ điều gì. Tin vào mọi sự, mọi người, mọi vật… vì tất cả điều gì đến với mình đều có nhân duyên với mình, đều là bài học giúp mình học ra cái đúng cái sai, cái xấu cái tốt, cái chân cái giả…
Do đó phải biết ơn và phải học cho thật nhiệt tình, tận tâm và chuyên chú… chứ không nên chểnh mảng.
Nhưng cẩn thận đấy, đừng bám víu vào điều gì, vì bám víu là dính mắc, dính mắc là trói buộc, trói buộc là đau khổ, là không còn thong dong tự tại… Viên Minh
“Hạnh phúc không phải là thứ có sẵn, Nó đến từ chính hành động của bạn.. .
Tín ngưỡng của tôi rất đơn giản. Không cần có các chùa chiền, không cần các triết lý cao siêu. Tim và óc của tôi là các chùa chiền; triết lý của tôi là lòng tốt.  Dalai Lama


  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...