Võ Nguyên Giáp, xứng danh đại danh tướng nước Việt
(Những đoạn ghi để nhớ trên facebook)
Buổi tối 4/10 vừa từ Sài Gòn ra đến sân bay
Nội Bài hơn 3 giờ chiều thì buổi tối, chừng gần 9 giờ, nghe tin cụ Giáp
mất (tin đưa trên mạng). Xin thắp nén hương bái vọng Cụ, Võ Đại tướng.
Trong lịch sử hiện đại cụ Võ Đại tướng là một tượng đài hội đủ ý chí kiên cường chống các thế lực ngoại bang giành độc lập cho đất nước. Người Việt kính trọng Cụ. Thế giới tiến bộ văn minh mến phục đã đành mà phe địch thủ cũng một sự tôn trọng nhất định. Người xuất chúng như thế là hiếm, rất kiếm.
Trong lịch sử hiện đại cụ Võ Đại tướng là một tượng đài hội đủ ý chí kiên cường chống các thế lực ngoại bang giành độc lập cho đất nước. Người Việt kính trọng Cụ. Thế giới tiến bộ văn minh mến phục đã đành mà phe địch thủ cũng một sự tôn trọng nhất định. Người xuất chúng như thế là hiếm, rất kiếm.
TẦM VÓC TƯỚNG GIÁP
Sáng qua thứ bảy (5/10), gặp lại bè bạn ở nhà Hải-Tú thì một phần lớn thời gian dành nói về vị tướng VN huyền thoại vừa rời bỏ cõi trần thế.
Có người bạn từng nhiều nhiệm kỳ đại sứ và giữ các trọng trách ngoại giao khác nhận xét rằng, có đi và gặp gỡ các nhân vật, các chính khách bên ngoài nổi tiếng mới thấy hết tầm vóc của tướng Giáp, càng hiểu vì sao người ta gặp Việt Nam thì không hô chào mừng, hoan hô, muôn năm VN... mà lại hô to Hồ Hồ Giáp Giáp.
Đầu giờ chiều trên đường về nhà mình cố tạt qua 30 Hoàng Diệu, thấy sân vườn ngôi biệt thự cũ/cổ nổi tiếng này vẫn không khí vắng lặng. Tối nghe-xem tin từ báo đài biết chính thức là sẽ tổ chức quốc tang cho Đại tướng, lòng nhẹ vơi một cảm giác hơi lo lắng buồn phiền, không hiểu sao nó cứ vẩn vương đã từ lâu, rằng... nếu như...
Sáng qua thứ bảy (5/10), gặp lại bè bạn ở nhà Hải-Tú thì một phần lớn thời gian dành nói về vị tướng VN huyền thoại vừa rời bỏ cõi trần thế.
Có người bạn từng nhiều nhiệm kỳ đại sứ và giữ các trọng trách ngoại giao khác nhận xét rằng, có đi và gặp gỡ các nhân vật, các chính khách bên ngoài nổi tiếng mới thấy hết tầm vóc của tướng Giáp, càng hiểu vì sao người ta gặp Việt Nam thì không hô chào mừng, hoan hô, muôn năm VN... mà lại hô to Hồ Hồ Giáp Giáp.
Đầu giờ chiều trên đường về nhà mình cố tạt qua 30 Hoàng Diệu, thấy sân vườn ngôi biệt thự cũ/cổ nổi tiếng này vẫn không khí vắng lặng. Tối nghe-xem tin từ báo đài biết chính thức là sẽ tổ chức quốc tang cho Đại tướng, lòng nhẹ vơi một cảm giác hơi lo lắng buồn phiền, không hiểu sao nó cứ vẩn vương đã từ lâu, rằng... nếu như...
Tướng Giáp và Điện Biên Phủ
Cái địa danh để yên thì chắc sẽ bình
thường như nhiều nơi khác khi đọc tên nó lên... Nhưng với mảnh đất bạn nhìn
thấy đây, sau ngày 7/5/1954 bỗng sáng trưng, chói lòa - đó là ĐIỆN BIÊN PHỦ,
một chiến công lớn gắn liền với tên tuổi Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
(Ghi lại trong chuyến hành hương thăm ĐBP của CLB hưu trí BNG tổ chức vào năm ngoái, 6/2012). (2 photos)
(Ghi lại trong chuyến hành hương thăm ĐBP của CLB hưu trí BNG tổ chức vào năm ngoái, 6/2012). (2 photos)
Thế giới đưa nhiều thông tin về tướng Giáp mất
Mới đọc một thống kê, tính đến cuối
ngày hôm qua (5/10), đã thấy có 260.000 tin viết bằng tiếng Anh về sự kiện cụ
Giáp qua đời trên Google (nếu đánh vài chữ "General Giap died" ở ô
TÌM/SEARCH).
Trong lúc các tin tức về VN vắng lặng đi nhiều vào thời gian gần đây trên truyền thông quốc tế thì hiện tượng bùng lên tin tức cùng bình luận về tướng Giáp và Việt Nam càng thấy hơn tầm vóc lớn rộng của tài năng và đức độ của một con người vừa mới nằm xuống, thật xứng đáng dùng từ: VĨ ĐẠI.
Trong lúc các tin tức về VN vắng lặng đi nhiều vào thời gian gần đây trên truyền thông quốc tế thì hiện tượng bùng lên tin tức cùng bình luận về tướng Giáp và Việt Nam càng thấy hơn tầm vóc lớn rộng của tài năng và đức độ của một con người vừa mới nằm xuống, thật xứng đáng dùng từ: VĨ ĐẠI.
Vệ Nhi
Ảnh dưới: Bức điện khẩn đánh đi đã làm nức lòng các cán bộ chiến sĩ vào trận đánh cuối cùng để có chiến thắng 30/4/1975.
T
-----
Mời đọc tham khảo
THẾ GIỚI VIẾT VỀ ĐẠI TƯỚNG
(GDVN) -Theo Tân Hoa
xã, là một nhân vật khai quốc công thần có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam,
Đại tướng Võ Nguyên Giáp có danh tiếng và vai trò ảnh hưởng to lớn ở
Việt Nam. Đại tướng cũng đã chứng kiến sự thay đổi to lớn trăm năm qua
của Việt Nam, mọi người đặc biệt quan tâm đến những câu chuyện về ông.
Cựu bộ trưởng QP Mỹ McNamara gặp gỡ Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: AFP |
Tân Hoa xã ngày 5 tháng 10 có bài viết tiêu đề “Cựu lãnh đạo Đảng, Chính phủ, Quân đội Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời”. Bài viết cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà sáng lập và nhà lãnh đạo chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng tham gia cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đã qua đời tại Hà Nội vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, hưởng thọ 102 tuổi.
Theo bài báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt đầu được điều trị tại Viện Quân y Trung ương 108 của Việt Nam vào năm 2009 và mất tại bệnh viện này chiều ngày 4 tháng 10/2013. Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25 tháng 8 năm 1911 tại tỉnh Quảng Bình, năm 1938 gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam), năm 1946 làm Bộ trưởng Quốc phòng, năm 1947 kiêm Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, năm 1955 (số liệu đúng là năm 1948- PV) được phong quân hàm Đại tướng, trúng cử Ủy viên Bộ Chính trị. Năm 1990, Đại tướng Võ Nguyên Giáp tham dự Á vận hội Bắc Kinh, đã nỗ lực không ngừng cho cải thiện quan hệ Việt-Trung.
Theo Tân Hoa xã, là một nhân vật khai quốc công thần có tuổi thọ lâu nhất Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có danh tiếng và vai trò ảnh hưởng to lớn ở Việt Nam. Đại tướng cũng đã chứng kiến sự thay đổi to lớn trăm năm qua của Việt Nam, mọi người đặc biệt quan tâm đến những câu chuyện về ông.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp |
Tờ “Nhật báo Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết “Nhà lãnh đạo quân sự quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ Việt Nam Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời”. Bài viết cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhân vật có tuổi thọ lâu nhất trong lịch sử quân sự Việt Nam và thế giới. Ban đầu, Đại tướng không phải xuất thân từ quân nhân, ông đã học qua luật pháp và kinh tế học chính trị, sau này gia nhập lực lượng Việt Minh do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo.
Bài báo cho rằng, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều năm chỉ huy tác chiến trên cương vị Bộ trưởng Quốc phòng và Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã đánh bại quân xâm lược Pháp trong Chiến dịch Điện Biên phủ Năm 1954, gây kinh hoàng thế giới. Như ông nói: “Đây là đại thắng lần đầu tiên đối với phương Tây (của Việt Nam)”.
Tờ “Nhân Dân” Trung Quốc có bài viết “‘Con hổ’ Điện Biên Phủ quá đời”. Theo bài viết, Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nhà nho tại làng An Xã, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình. Thời học sinh, ông từng nhiều lần tham gia lãnh đạo hoạt động bãi khóa chống nhà cầm quyền thực dân Pháp và bị bắt. Năm 1938, ông gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương và là một trong những nhà sáng lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Ông từng đảm nhiệm các chức vụ như Chủ tịch Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng trong các cuộc kháng chiến chống Nhật, chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam, trong đó nổi tiếng nhất là Chiến dịch Điện Biên Phủ từ ngày 13 tháng 3 đến ngày 8 tháng 5 năm 1954.
Bài báo cho rằng, ông Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy “quân đội Bắc Việt” giành được thắng lợi này, đánh dấu chấm dứt sự thống trị thực dân của Pháp tại Việt Nam. Ông Võ Nguyên Giáp cũng vì vậy đã giành được danh tiếng “Con hổ Điện Biên Phủ”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Hà Nội (8/1945) |
Mạng tiếng Trung udn.com ngày 5 tháng 10 có bài viết nhan đề “Danh tướng Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời ở tuổi 102”. Bài viết ca ngợi Đại tướng là anh hùng dân tộc và kỳ tài quân sự, như “Napoléon Đỏ”. Theo bài báo, Đại tướng là một trong những nhân vật của Việt Nam nổi tiếng nhất thế kỷ 20. Ông từng chỉ huy quân đội tiến hành Chiến dịch Điện Biên Phủ, giành độc lập cho Việt Nam, giành được danh hiệu “Con hổ Điện Biên Phủ”. Ông giỏi chiến thuật du kích, đánh bại quân Pháp năm 1954, đánh bại Mỹ-ngụy năm 1975. Các nhà sử học đặt ông ngang hàng với các danh tướng như Montgomery của Anh, Rommel của Đức và MacArthur của Mỹ.
Theo bài báo, khi còn trẻ, ông Võ Nguyên Giáp dạy lịch sử ở trường tư thục, quan tâm nghiên cứu chiến thuật quân sự của Napoléon. Ông có thể giảng kế hoạch tác chiến của Napoléon trong các chiến dịch khác nhau, được gọi là “Napoléon Đỏ” (từ chỉ vị tướng làm cách mạng, cũng giống như từ Hồng Quân của Liên Xô).
Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ra trong một gia đình nông dân tỉnh Quảng Bình, miền trung Việt Nam, 14 tuổi tham gia hoạt động “chủ nghĩa dân tộc” ngầm, năm 1938 tham gia Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập, năm sau – trước khi Nhật Bản xâm lược Việt Nam, ông cùng Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Trung Quốc thành lập “Việt Nam độc lập đồng minh hội”, triển khai cuộc chiến tranh du kích chống Pháp.
Học giả Carle Thayer của Australia nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng: “Đối với Việt Nam, ông ấy (Võ Nguyên Giáp) là nhân vật huyền thoại, anh hùng”.
Theo bài báo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật rất được tôn kính của Việt Nam thời cận đại, địa vị chỉ sau lãnh tụ Hồ Chí Minh. Ông hoàn toàn không phải xuất thân từ quân nhân, từng học luật pháp và kinh tế học chính trị, từng sống ở Trung Quốc. Năm 1990, ông Võ Nguyên Giáp đại diện cho Chính phủ Việt Nam, tham dự Á vận hội tổ chức tại Bắc Kinh, đã gặp gỡ các nhà lãnh đạo Trung Quốc, đóng góp rất lớn cho thúc đẩy quan hệ Việt-Trung.
Tờ “Nhật báo Trung Quốc” ngày 4 tháng 10 cho rằng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những nhà sáng lập của Quân đội Nhân dân Việt Nam, từng đánh bại hai cường quốc quân sự (Pháp, Mỹ). Theo bài báo, Đại tướng đã chỉ huy quân và dân Việt Nam tiến hành một loạt chiến dịch chống Pháp, đặc biệt là chiến dịch Điện Biên Phủ, nên được mệnh danh là “Con hổ Điện Biên Phủ”. Năm 1961, Việt Nam triển khai cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước – giải phóng miền nam, thống nhất Tổ quốc. Tháng 3 năm 1972, Võ Nguyên Giáp đã phát động cuộc tổng tiến công quy mô lớn, khiến cho Mỹ bắt đầu quyết định thoát khỏi vũng lầy lâu dài. Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Mỹ và Việt Nam ký hiệp định đình chiến, quân Mỹ bắt đầu rút toàn diện.
Tờ “Thời báo New York” có bài viết nhan đề “Tướng Võ Nguyên Giáp – người đuổi Mỹ khỏi Việt Nam – qua đời”, đã nhớ lại những tư tưởng tác chiến quân sự và phong cách cá nhân của ông. Bài viết cho rằng, tướng Võ Nguyên Giáp có tác phong cứng rắn, ông từng tuyên bố: Để giành thắng lợi, để đánh bại Mỹ, dù phải hy sinh lớn hơn nữa cũng không tiếc.
Theo mạng “Tin tức Trung Quốc”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã viết tác phẩm quân sự về chiến tranh du kích. Ông nổi tiếng thế giới nhờ Chiến dịch Điện Biên Phủ, bắt đầu trở thành nhân vật quân sự Việt Nam được tập trung quan tâm của các nước phương Tây. Khi ông 60 tuổi, tạp chí “Thời đại” Mỹ bình luận về ông coi ông là “núi lửa phủ đầy tuyết”, hình dung ông bề ngoài bình tĩnh nhưng trong lòng rực cháy; cho rằng ông kiểm soát chắc chắn tình hình quân sự của Việt Nam.
Đ.B.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét