Thứ Hai, 2 tháng 12, 2013

Chém gió

Chém gió

Mới đầu mình nghĩ từ ghép Chém gió chỉ dùng như thứ khẩu ngữ trong dân. Vừa đây một bài viết ở trên tờ báo điện tử chính thống (của nhà nước cho giấy phép mà) là Kiến thức (kienthuc.net.vn) chính thức đặt tít bài có dùng đến từ ngữ này --- >>> bài ĐÂY: http://kienthuc.net.vn/the-gioi-24h/trung-quoc-chem-gio-ve-kha-nang-kiem-soat-adiz-286502.html

Điều đó khiến mình muốn lược qua “câu chuyện” xung quanh từ ngữ ghép đôi này chút. Bởi nói gì thì nói, từ Chém gió trong khung cảnh xã hội lúc này chất chồng các dạng thông tin xuôi/và ngược, đúng/và chưa đúng, không đúng… thì việc nhận diện từ ngữ này không phải việc bao đồng, việc vô duyên đâu. Vả lại khi ta phát lên cái từ này nó cũng ngồ ngộ, hay hay... nên cũng nên biết chút lai lịch về nó ở ý nghĩa ngôn ngữ học.

Vậy mời bà con xóm Phây mình đọc cho vui Notes dưới đây:


Hàng ngày chúng ta ai cũng có thể một vài lần “chém gió” (trừ phi ốm đau); hoặc không tự chém thì chứng kiến ai đó chém gió.
Vậy từ chém gió bắt nguồn từ đâu,khi nào,trong hoàn cảnh nào nhỉ?

1- Theo giới mạng mủng đồn thổi là “chém gió” xuất phát từ hình ảnh một vị LĐ rất to nhà ta khi phát biểu trên tivi về nuôi con gì trồng cây gì thường hay chém tay vào không khí, các vị ngồi dưới ngạt thở do không khí không lưu thông vì gió bị vị kia dùng tay chém nát mất rồi. Từ đó bảo sinh ra từ Chém gió. Không cách kiểm chứng nào để biết có phải như thế không?

2-
Được cho thuộc trường phái sưu tầm từ ngữ hiện đại, nhất là “đương đại” ngay bây giờ, thì Chém gió theo người ta suy đoán lại có thể bắt nguồn từ dòng xe AIRBLADE của hãng Honda Nhật Bản...

Ghê chưa, "ghê răng" chưa!

Bởi vì : - AIR là không khí ; - BLADE là dao, chém ; vậy như => AIRBLADE là Chém gió!! :))

Phải thế chăng ? Chẳng dám chắc mà cũng chẳng nên bác bỏ.

3-
Tuy nhiên có một thực tế từ ngữ « chém gió » được dùng rất thông dụng trong ngôn ngữ miệng (khẩu ngữ) hiện nay, nhất là trong thế giới internet.

Đúng là trên các trang mạng xã hội chất đầy từ cặp đôi này. Có một facebooker đã cảm hứng “thành thơ” như đây :

- Khi tôi chém gió
- Chó ngừng sủa
- Rùa đứng im
- Chim khen hay
- Cù Trọng Xoay kính nể
- Pê-lê cúi đầu
- Gấu hoan hỉ
- Khỉ vỗ tay
- Máy bay nổ
- Hổ thót tim
- Bim bim nát
- Cát mịt mù
- (thằng) Gù xin số
- Bố chịu thua
- Cua toe càng
- Đại bàng té ngửa
- Ngựa hét ... AAA
- Obama…
xin làm đệ tử

Yếu tố quốc nội, quốc ngoại... có đủ, nhé.








4-
Song câu hỏi: “Ai là người khai sinh ra từ CHÉM GIÓ vậy?

Hồi đầu tháng 5 năm nay, 2013, mình thấy xuất hiện một thông tin từ Loa loa loa muốn hỏi thiên hạ… , đại khái như sau: Loa loa loa... Bà con xa gần có ai biết người đã khai sinh ra từ "chém gió" không? Không có định nghĩa cho từ này, nhưng có thể hiểu nôm ra rằng: "Chém gió" là những câu nói quá khả năng, quá sự thật.

Cái ý muốn giải thích về nguồn gốc từ Chém gió cũng như gần đây nhiều người muốn hiểu thêm ý nghĩa của đôi từ này đều lần lượt được đặt ra trên thế giới mạng.

Trên trang mạng 24H người ta có cho đăng một topic về Chém gió. Kết quả một loạt còm xuất hiện và từ đấy cũng có thể coi là các đóng góp ý kiến về cả ý nghĩa và cả nguồn gốc từ Chém gió, ghi lại đây như sau:

Trưởng Thôn:
@ bác Tuy Sắc... Túy: Chắc bác say nên mới nhớ đến từ này. Theo sự điều nghiên (điều tra nghiên cứu) của em thì từ này xuất phát từ phim Bao Công: Rút dao chém xuống nước nước càng chảy mạnh => tức mình ta rút dao chém gió :))

Hoanghakx:
Theo mình được biết thì người ta gọi là chém gió một phần để miêu tả cái hành động vừa nói vừa khua tay chém chém khi nói đấy. Không biết cách giải thích này mọi người có tán đồng không. Những người hay vừa nói vừa chém thường tính cách cũng khá bốc.

Chém gió nguồn gốc từ Hải Phòng:
Hải Phòng là đất biển, gió nhiều, ngư dân ta đem dao chém cho đứt hết gió độc để giong buồm ra khơi.

Nguồn gốc từ Chém Gió:
Chém gió có nguồn gốc từ xã hội đen, đuổi theo nó chém hụt, gọi là chém gió. Về sau những kẻ nói khoác cũng gọi là chém gió.

Kawaii:
Mình nghĩ chém gió là từ bắt nguồn từ xe Air Blade

Anhchangvuitinh:
Các ý kiến bình luận của các vị về định nghĩa chém gió đều không chuẩn: Chém gió là hành động nói quá nhằm đề cao bản thân và hạ thấp người khác. Nếu không có 1 trong 2 yếu tố này thì chỉ gọi là nói phét, nói khoác bình thường. Chém gió có rất nhiều cấp độ, nhưng phổ biến hiện nay mọi người biết đến chém gió mới chỉ ở cấp độ rất thấp tức người chém chỉ được cái to mồm, khua khoắng tay chân, nói những điều không có “chữ nghĩa” ở trong... Nguồn gốc của từ này như thế nào thì không ai có thể nói chính xác được.

Chém văn gió:
Chém gió là định nghĩa đơn giản của thể loại nói phét lại còn nói to, nói to còn đứng đầu gió khi gió tạt vào mặt người đối diện thì tiện gọi là chém gió.

Phú Lê:
Chém gió là chỉ hành động mà khi nói người ta thường lấy tay chém vào không khí. Những người đó thường phát biểu rất hùng hồn. Nhưng không biết có làm được những điều họ nói hay không. Thuật ngữ chém gió từ đó mà ra.

Thích thì chém:
Ui! Các bác lại chém rùi. Chém gió mà cũng không biết thì các bác còn biết cái gì nữa. Chém gió là: lúc nào thấy trời có gió thì cầm dao mà lao ra nhiệt tình... chém. Thế thôi. Cứ phải tranh cãi nhiều cho mệt làm chi. D)

Blogdieucay:
Gửi bác Tuy Sắc và độc giả Cười 24H: Em biết người khai sinh ra từ này, nhưng em chả nói (đấy cũng là một cách chém gió quá hay. Hehehe...).

Người không phổi:
Giờ là giờ nào rồi mà còn ở đó bình luận chém gió. thời đại bây giờ là phải dùng súng => chúng ta nên chuyển sang là bắn gió :)) còn cái từ chém gió là xuất hiện từ một cuộc đụng độ của hai đại ca xã hội đen Hồng Công. Một thằng cầm dao đuổi một thằng, thằng kia chạy và nhặt được khẩu súng quay lại chĩa súng vào thằng kia và bắt nó chém gió cho mỏi tay thì thôi để trả thù sau đó mới bắn chết :))

Đầu Gấu Thôn:
"Chém gió" chính xác là xuất phát từ miền Nam, sau đó “du di” dần dần ra Bắc, "play dân" (dân chơi) phía Bắc khoái quá nên dùng nhiều. Ấy là em chém thế, nếu không đúng thì sai! (cũng được ợ).

Chung phạm:
Theo mình thì chém gió có thể hiểu là từ nói xạo nhưng nói xạo ở đây người nghe khi nghe xong thì thường biết được là đó là nói xạo và người nói cũng không có ý nói thế cho mọi người tin mà chỉ là chọc vui thôi. Vì vậy được gọi là chém gió, mình nghĩ thế.

Gọi Chém Gió là sai:
Phải gọi là "chén gió" tức là đánh chén cả gió, nếu vác dao chém gió thì ai chả làm được, mà làm được thật chứ không phải khoác.

Nhan "nặng":
Chém gió: từ ghép của "Chém" và "Gió".
- Chém: chỉ hành động cầm sử dụng loại vũ khí sắc bén để "chém" @@!
- Gió: ai cũng biết, không phải giải thích.
=> Chém gió: chém vào những gì ai cũng biết, không cần phải giải thích.

Tớ là Dũng:
Chém gió là nói phét, nói quá,... chứ còn gì nữa, nó được các teen ngày nay sáng chế ra, và còn rất nhiều từ, vd: vãi...

TOM:
Theo tôi suy đoán thì từ "chém gió" bắt nguồn từ dòng xe AIRBLADE của Honda.AIR là không khí. Blade là dao,chém. Vậy nên xe AIRBLADE mới tạo nên cơn sốt trên thị trường thực ra giá trị thực của nó khoảng (...) triệu tại Vĩnh Phúc??? (nơi có nhà máy Honda).

haisv:
Hiểu theo nghĩa đen là lấy vật nhọn sắc ra chém cơn gió, còn nghĩa bóng là chỉ những người có trình độ nói phét tốt hay những người có tài nói thổi phồng sự thật.

Im lặng hết đi:
Sao ở đây nói nhiều thế? Im lặng hết đi, tui vác dao chém chết hết bây giờ. Grrrr... (Hehehe... Xin lỗi các bác, em CHÉM GIÓ tí, chứ em thì chỉ có chém thịt gà luộc rồi thôi, gà sống cũng không dám).

LÀ MÌNH CŨNG HỨNG LÊN THÌ TÌM HIỂU VẦY VẬY THẾ ... CỐNG HIẾN BÀ CON.

CŨNG LÀ THỨ "CHÉM GIÓ", CHO NÓ CÓ TÍ GIÓ MÁT... THẾ THÔI NHÉ. HẾT Ạ.



Vệ Nhi tổng hợp 

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...