Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Về các mối quan hệ: Việt Nam-Hoa Kỳ & Việt Nam-Trung Quốc


Việt Nam-Hoa Kỳ & Việt Nam-Trung Quốc


 Đầu Xuân mới xin mở đầu đề cập đến 2 mối quan hệ song phương có thể nói là quan trọng bậc nhất với Việt Nam hiện nay (trước đây cũng từng là vậy) trong công tác đối ngoại và ngoại giao - là mối quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với mối quan hệ Việt Nam và Trung Quốc.

Xét về hoạt động và đời sống ngoại giao thì có thể xem bài viết mới đây đăng trên Website của Đài tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) là cách thức “cùng bày tỏ” và “cùng làm thêm cho công khai, rõ ràng hơn” về mối quan hệ Việt Nam – Mỹ. Cách thức mà Đài Hoa Kỳ đề cập là một lối đưa tin,  trích từng đoạn nội dung lời phát biểu của vị Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ hiện nay – ông Nguyễn Quốc Cường - ; và xen vào thỉnh thoảng lại dẫn dắt câu chuyện rồi bình luận theo những kiểu riêng mà báo chí và truyền thông nước Mỹ thường hay sử dụng.

Ngoài quan hệ hai nước, bài viết còn trích dẫn ý kiến của ông Đại sứ Việt Nam về một mối quan hệ song phương quan trọng khác, đó là mối quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Và chính tổng hợp lại cách thức trình bày mối quan hệ giữa Việt Nam với Mỹ và với Trung Quốc, bài viết này vô hình trung đóng vai trò như “một sự bắn tin”, “một sự gợi ý ngầm” đối với chuyến công chu châu Á của Tổng thống Mỹ Obama dự định vào tháng 4/2014 tới đây.

Xin mời mọi người cùng tham khảo tại chính nguyên văn bài viết đó.

Vệ Nhi

 ----- 

 

Về các mối quan hệ:

Việt Nam-Hoa Kỳ & Việt Nam-Trung Quốc

Đại sứ Việt Nam Nguyễn Quốc Cường nói đại ý rằng, Việt Nam muốn làm việc với Mỹ và các đối tác khác để hoàn tất TPP sớm nhất có thể.

Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Nguyễn Quốc Cường mới nói như vậy tại một cuộc hội thảo nhận định về tình hình khu vực châu Á – Thái Bình Dương trong năm 2014 tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế ở Washington DC.




Tin cho hay ông Obama sẽ công du tới một số nước châu Á vào tháng Tư tới đây, và nhà ngoại giao của Việt Nam đánh giá đây là chuyến thăm ‘hết sức quan trọng’, cho thấy sự chú tâm của Washington dành cho khu vực châu Á – Thái Bình Dương.

Đại sứ Việt Nam bày tỏ hy vọng về một điểm mà phía Hà Nội đã vận động ráo riết thời gian qua, đó là Hiệp định Đối tác Kinh tế xuyên Thái Bình Dương (tức TPP).
Phía Việt Nam chúng tôi muốn làm việc với Mỹ và các đối tác TPP khác để hoàn tất TPP sớm nhất có thể.

Ông Nguyễn Quốc Cường nói.
Ông nói: “Khi Tổng thống Obama tới thăm khu vực vào tháng Tư tới, chúng tôi kỳ vọng rằng sẽ có thông báo quan trọng về TPP.  Phía Việt Nam chúng tôi muốn làm việc với Mỹ và các đối tác TPP khác để hoàn tất TPP sớm nhất có thể”.

Trong khi đó, mới đây, lãnh đạo khối chiếm đa số thuộc phe Dân chủ tại Thượng viện Mỹ, ông Harry Reid, cho biết ông phản đối dự luật liên quan tới TPP.

Có nhận định cho rằng dự luật liên quan, được đưa ra Quốc hội Mỹ hồi đầu tháng Một, ‘sẽ không đi tới đâu’.

Nhiều người trong chính đảng Dân chủ của ông Obama cũng cùng với các liên đoàn lao động Mỹ phản đối việc hạ thấp rào cản thương mại vì họ cho rằng nó sẽ gây ra tình trạng mất việc làm do tình trạng cạnh tranh gia tăng.

Một số nhà hoạt động có tiếng nói trái chiều với Hà Nội thời gian qua cũng lên tiếng kêu gọi Mỹ dùng TPP để gây áp lực yêu cầu Việt Nam chấm dứt các vụ vi phạm nhân quyền.
Tiến bộ sẽ tăng tốc chừng nào hai nước chúng ta tiếp tục nhận thức được các quyền lợi chung về các vấn đề kinh tế, môi trường và an ninh trong khi thấu hiểu các quan ngại của nhau về nhân quyền.
Ông Nguyễn Quốc Cường viết.
Trong một bài mới đăng trên tờ The Hill của Quốc hội Mỹ, Đại sứ Nguyễn Quốc Cường viết rằng các cuộc đàm phán về TPP đang ‘tiến triển’.

“Tiến bộ sẽ tăng tốc chừng nào hai nước chúng ta tiếp tục nhận thức được các quyền lợi chung về các vấn đề kinh tế, môi trường và an ninh trong khi thấu hiểu các quan ngại của nhau về nhân quyền”, ông Cường viết.

Hiện có 12 nước đang tham gia đàm phán về TPP, trong đó có Việt Nam và Mỹ, chiếm tới 40% tổng sản phẩm quốc nội toàn cầu.

Ngoài TPP, phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, ông Cường nói thêm rằng Việt Nam và các nước khác ‘hoan nghênh chính sách chuyển trọng tâm sang châu Á của Mỹ, chừng nào chính sách đó đóng góp vào hòa bình, an ninh và phát triển của khu vực’.

Theo nhà ngoại giao này, Hà Nội ‘muốn chứng kiến thêm nữa sự hợp tác về kinh tế và thương mại của Mỹ’.

Ông Cường nói: “Không phải mọi quốc gia trong khu vực đều là thành viên của TPP. Tôi nghĩ rằng Mỹ và các nước khác trong khu vực nên đổ nhiều công sức thêm nữa vào sáng kiến E3 của Mỹ [về kinh tế, năng lượng và môi trường]. Có rất nhiều vấn đề mà chúng tôi muốn Hoa Kỳ quan tâm hơn nữa”.
Chúng tôi đã thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước nhiều năm qua, nhưng nó chưa bao giờ được sử dụng. Năm ngoái, chúng tôi đã bắt đầu sử dụng đường dây này. Hiện nay chúng tôi cũng đã thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện với Trung Quốc.
Ông Nguyễn Quốc Cường nói.

Ngoài ra, ông Cường còn đề cập tới mối quan hệ mà ông nói là ‘truyền thống với lịch sử hàng nghìn năm’ với Bắc Kinh.




Nhà ngoại giao này nói rằng Hà Nội muốn có mối bang giao tốt đẹp với nước láng giềng lớn của Việt Nam.

Ông cũng cho rằng trong năm 2013, quan hệ song phương ‘đã cải thiện’ với các chuyến thăm cấp cao và các cuộc tiếp xúc thường xuyên giữa Hà Nội và Bắc Kinh.

Đại sứ Việt Nam nói: “Chúng tôi đã thiết lập đường dây nóng giữa lãnh đạo hai nước nhiều năm qua, nhưng nó chưa bao giờ được sử dụng. Năm ngoái, chúng tôi đã bắt đầu sử dụng đường dây này. Hiện nay chúng tôi cũng đã thiết lập mối quan hệ đối tác toàn diện với Trung Quốc. Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Việt Nam".

Ông Cường nói thêm: "Dẫu vậy, tôi cũng phải nói rằng chúng tôi [Việt Nam – Trung Quốc] vẫn có quan điểm hết sức khác nhau về các tuyên bố chủ quyền ở biển Đông. Chúng tôi đã  thể hiện mối quan ngại của chúng tôi. Chúng tôi đã nhiều lần lặp lại quan ngại của chúng tôi về các động thái gần đây của Trung Quốc ở biển Đông như lệnh cấm đánh bắt cá chẳng hạn”.

Ông Cường cũng nói rằng vấn đề tranh chấp ở biển Đông ‘rất phức tạp’, và Việt Nam không kỳ vọng các tranh chấp sẽ được giải quyết một sớm một chiều.

Nhà ngoại giao này cũng kêu gọi các bên liên quan giữ ‘cái đầu lạnh’ trong bối cảnh ‘chủ nghĩa dân tộc gia tăng trong khu vực’.

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...