Thứ Ba, 19 tháng 8, 2014

TPP & An ninh



TPP & An ninh

Thời cuộc lúc này mình chợt nghĩ cả 2 lĩnh vực thương mại và an ninh trong chiến lược tái cân bằng về châu Á của Mỹ tự nhiên liên hệ quá chặt với một cơ hội cho Việt Nam. Nước mình đừng kém thông minh mà để vuột mất một số advantage mà 2 việc trên đưa lại.

Với VN thì Thương mại ở đây chính là tham gia TPP. Còn An ninh là những vấn đề mới mà VN phải nhìn nhận đúng để phản ứng đúng. Đó là những động thái TQ ngang ngược bành trướng chiếm trọn Biển Đông; còn Mỹ thì xoay trục về châu Á với những động thái ngoại giao gần đây là cứng rắn ra mặt trước mối đe dọa ra đại dương của TQ, đó là phương cách để chặn đứng tham vọng TQ.

Hàng loạt những diễn biến mới đây, như những chuyến thăm con thoi của các Thượng nghị sĩ Mỹ, của Chủ tịch HĐ Tham mưu trưởng Liên quân Hoa Kỳ, rồi hé lộ Mỹ gỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho VN...

Riêng, nếu VN tham gia được vào TPP thì cũng đồng nghĩa VN tăng được lợi thế cạnh tranh. Hàng hóa VN có thể vào Mỹ, Nhật, Úc, Canada, Nhật, Malaysia, Mexico, Chile, New Zealand, Peru, Singapore, Brunei dễ dàng hơn các nước không thuộc TPP. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy tới quá trình cải tổ các cơ chế và cơ cấu kinh tế của mình để đón nhận các nguồn đầu tư mới. Quan trọng và cơ bản hơn cả là TPP sẽ mở ra một con đường mới, giúp VN chúng ta không phụ thuộc tiêu cực vào kinh tế Trung Quốc. 





Còn vấn đề An ninh, thì sau sự kiện giàn khoan HD 981 không người VN nào còn mơ hồ về mưu đồ chiếm trọn Biển Đông của giới cầm quyền Bắc Kinh nữa. Hơn nữa ngày càng thấy rõ Nga như bị lún sâu công việc làm ăn với TQ do bị Mỹ và châu Âu cấm vận sau sự kiện Ukraina. VN đương nhiên sẽ phải đối mặt với rủi ro nảy sinh trong quan hệ với Nga mà chính nước này được coi như nhà cung cấp vũ khí chính cho VN ở giai đoạn hiện nay. Vậy an ninh và chủ quyền đất nước cần một cách tiếp cận và giải quyết theo hướng mới vì lợi ích quốc gia. Những động thái ngoại giao mới giữa hai nước Mỹ và VN vừa diễn ra khá dồn dập giờ đã đến lúc cần được giới lãnh đạo của hai nước tính toán và triển khai vào thực tế.

Các cụ dạy, thực túc binh cường. Vào TPP, đổi mới kinh tế mạnh dạn, tìm các cơ hội mới để phát triển và tránh cái bẫy lệ thuộc vào TQ nhất là kinh tế là cách tốt nhất giải quyết "thực túc". Và khi đã mạnh thật sự về kinh tế thì quá trình "binh cường" sẽ đến.

Vì thế trên hết với VN, nay là lúc một tư duy mới và mở (open) về cả chính sách đối nội và đối ngoại, về xử lý các mối quan hệ quốc tế cho thời kỳ mới này “cần được xác định, xác định mau chóng”. Chần chừ chậm trễ là vuột mất cơ hội lịch sử.

Vệ Nhi
     

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...