Thứ Sáu, 17 tháng 3, 2017

Dân túy nổi lên - Nỗi lo châu Âu

Dân túy nổi lên - Nỗi lo châu Âu

Làn sóng dân túy ở nhiều nước công nghiệp phát triển Âu-Mỹ đang dâng cao. Hướng quay lại với dân tộc mình, với đất nước của mình và giảm phối hợp, tương trợ quốc tế... đã khiến môi trường liên minh, liên kết quốc tế bị ảnh hưởng mạnh (như Liên minh châu Âu đang muốn cải tổ căn bản lại sau Brexit; và nhiều hiện tượng khác lạ như đã bầu cử ở Mỹ; sắp bầu cử ở Hà Lan, Pháp, Đức...).

Vậy là chủ nghĩa biệt lập không còn là nỗi ám ảnh chung chung, một thứ dự cảm phòng ngừa trước như xưa nay quan niệm nữa mà đã trở thành hiện thực trong ngay các quốc gia công nghiệp phát triển. 

Có người nói, nếu cụ Các Mác nếu sống ở thời nay thì có thể đã nhắc loài người thêm một khẩu hiệu: TƯ BẢN TOÀN THẾ GIỚI, HÃY BUÔNG NHAU RA!

Nói vui, chém gió thế thôi, chứ thực ra đây là nỗi lo lắng thật sự của nhiều tầng lớp người "ưu thời mẫn thế" trên trái đất này. Xin đưa bài viết dưới đây như sự minh chứng điều lo lắng trên đang xảy ra trên đất Pháp, một quốc gia lâu đời ở châu Âu...

Vệ Nhi/Nguyễn Vĩnh

------

Bầu cử Tổng thống Pháp: Sau Brexit là Frexit?

Sau Brexit, giới chính khách lo ngại sẽ xảy ra hiệu ứng domino ở châu Âu khiến nhiều nước có thể “ngấp nghé” rời bỏ EU bất cứ lúc nào. Theo đánh giá mới nhất, dù nguy cơ Pháp rút khỏi EU “không cao nhưng đang gia tăng”.

Ảnh: Reuters


Đánh giá của hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's công bố ngày 11/3, sau cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới, nguy cơ Pháp rời khỏi Liên minh châu Âu EU và rút khỏi khu vực đồng tiền chung Euro (còn gọi là Frexit) tuy không cao nhưng đang có xu hướng gia tăng.

Moody’s cũng đưa ra giả thuyết kịch bản Pháp rời khỏi EU và cho rằng thông qua các sự kiện chính trị, trưng cầu dân ý, nhất là sắp tới bầu cử Tổng thống Pháp thì “vụ việc bất ngờ” có thể xảy ra.
Giữa năm 2016, tờ Washington Post cũng đưa ra dự đoán các nước có “nhu cầu” bỏ phiếu rời khỏi EU giống Anh, trong đó có Pháp. Washington Post đưa ra số liệu 61% người Pháp nhìn liên minh EU bằng con mắt thiếu thiện cảm. Do đó Pháp trở thành một trong những quốc gia hay hoài nghi nhất về Liên minh châu Âu EU.

Trong năm ngoái, lãnh đạo đảng Mặt trân Dân tộc, ứng cử viên cho chức vụ Tổng thống Pháp – bà Marine Le Pen đã bị bắt vì kêu gọi một cuộc bỏ phiếu tương tự nếu thắng cử. Bà Marine Le Pen cho rằng Pháp có hơn 1.000 lý do để rút khỏi EU. “Chúng ta đã tham gia EU, khối Schengen. Cho dù kết quả của cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh Brexit có như thế nào thì nó cũng chứng tỏ rằng Liên minh châu Âu EU đang thực sự chia rẽ, các vết nứt đang ở khắp nơi” – bà nhấn mạnh.

Ngoài Đức, Pháp là quốc gia đóng góp nhiều nhất vào động lực phát triển của châu Âu. Tuy nhiên, nước này cũng phải đối mặt với vô số vấn đề gồm nền kinh tế yếu kém, đe dọa khủng bố cao.

Nguyên nhân của hiện trạng này được đổ do EU hoặc các điều kiện mà các thành viên khác đặt ra. Do đó, một cuộc trưng cầu với kết quả Pháp rút khỏi EU được nhiều người coi là cách giúp nước này thoát khỏi tình hình hiện nay. Một cuộc thăm dò hồi tháng 3 của Đại học Edinburgh cho thấy, 53% người Pháp ủng hộ việc tổ chức trưng cầu rút khỏi EU.

Ứng cử viên Marine Le Pen từng nhiều lần tuyên bố nếu đắc cử Tổng thống, bà sẽ tổ chức trưng cầu dân ý về việc Pháp rời bỏ “con tàu đang đắm” EU. Việc bà giành được sự ủng hộ cao thời gian qua với chương trình tranh cử theo đường lối dân túy, phản đối tình trạng nhập cư tràn lan, yêu cầu trục xuất người nhập cư trái phép, nêu cao chủ nghĩa biệt lập, đi ngược lại toàn cầu hóa được cho là sẽ mang đến nhiều rủi ro cho nước Pháp và EU.

Moody’s sẽ tiến hành một phân tích mới đánh giá về tình hình nước Pháp, các triển vọng liên quan đến cuộc bầu cử Tổng thống và bầu cử Quốc hội sắp diễn ra. Theo nhận định hiện tại của Moody’s, nếu không có thay đổi mục tiêu đột ngột, các cuộc tranh luận của ứng cử viên Tổng thống sẽ tập trung vào các vấn đề tăng trưởng kinh tế và sử dụng ngân sách, chứ không đề cập đến vấn đề Frexit.

Theo Đài, Báo chí nước ngoài... 

Dân túy xịn đây nhá! (Chủ nghĩa Dân túy: Populism)

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...