Thứ Hai, 13 tháng 11, 2017

Voi Mỹ vào cửa hàng đồ sứ

Bài mới của tác giả Nguyễn Quang Dy. Entry này có cả tiếng Việt và tiếng Anh.

-----



Voi Mỹ vào cửa hàng đồ sứ

Nguyễn Quang Dy

Khi Tổng thống Donald Trump bước lên máy bay Air-Force One để đến thăm năm thủ đô Châu Á trong 11 ngày (như một kỷ lục), những người trong cuộc cũng như các nhà quan sát bên ngoài chắc đều cảm thấy hồi hộp như đang xem con voi Mỹ vào cửa hàng đồ sứ. Ông Trump sẽ đọc diễn văn (được chuẩn bị) tại diễn đàn APEC, nhưng ông cũng có thể phát biểu tùy hứng (ngoài chuẩn bị) tại các cuộc gặp song phương khác. Liệu ông Trump có thể nói hay làm gì để làm yên lòng các lãnh đạo Châu Á đang lo ngại, hay sẽ làm cho họ lo ngại hơn? Tại sao ông Trump đến Manila dự Thượng đỉnh ASEAN nhưng lại không dự Thượng đỉnh Đông Á? Tại sao cô Ivanka không đi Châu Á cùng với ông, và tại sao bà Melania không đến Việt Nam? Tại sao trong đoàn tùy tùng đông đảo không có Mark Zuckerberg (của Facebook), Tim Cook (của Apple) và Satya Nadella (của Microsoft)? Liệu chuyến thăm dài nhất của một tổng thống Mỹ sẽ thành công như người ta mong đợi, hay chỉ là một dịp để “học hỏi kinh nghiệm”?

Bối cảnh bất ổn

Sau gần một năm cầm quyền, chính quyền Trump vẫn chưa định hình được chính sách châu Á và Biển Đông. Có thể do chia rẽ giữa các phe trong chính quyền, và do ông Trump cam kết vì “America First” nên bỏ rơi châu Á (rút khỏi TPP). Tình trạng lộn xộn “trống đánh xuôi kèn thổi ngược” làm các nước châu Á nhận được những tín hiệu trái ngược về cách Mỹ tiếp cận Trung Quốc. Trong khi Steve Bannon (chief advisor), Robert Lighthizer (trade representative), và Peter Navarro (director of trade council) thích đe dọa chiến tranh thương mại, thì Jared Kushner (senior advisor) muốn tiếp cận mềm dẻo với Bắc Kinh, còn John Kelly (Chief of Staff) cho rằng Trung Quốc không phải là đối thủ cạnh tranh, mà chỉ là “một cường quốc khác”. Có người nói rằng Nhà Trắng đã biến thành trung tâm “đào tạo người lớn”.

Trong khi đó, James Mattis (defense secretary) và Rex Tillerson (state secretary) đề cập một tầm nhìn truyền thống về vai trò của Mỹ ở châu Á, dựa trên quan hệ đồng minh do Mỹ cầm đầu, theo ý tưởng về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”. Năm 2007, ông Shinzo Abe đã đề xuất ý tưởng này nhằm liên kết bốn cường quốc Châu Á-Thái Bình Dương là Mỹ, Nhật, Ấn độ, và Úc. Tại APEC summit 2017, ông Trump có cơ hội nói rõ hơn về một tầm nhìn toàn diện về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở ” mà các cố vấn chủ chốt của ông đề xuất.  

McMaster (NSC) nói, “chuyến đi này là một cơ hội tốt để chứng tỏ sự cam kết của Mỹ và chính quyền Trump đối với khu vực Ấn độ-Thái Bình Dương”. (What China Wants From Trump, Mira Rapp-Hopper, Foreign Affairs, November 7, 2017).

Sự trỗi dậy hung hãn của Trung Quốc (cả về quân sự và kinh tế) cùng với tầm nhìn “America first” của Trump, đang đe dọa an ninh khu vực và lợi ích sống còn của các nước nhỏ hơn tại Biển Đông. Môi trường địa chính trị bất ổn này chính là bối cảnh thúc đẩy Ấn Độ “xoay trục” sang phía Đông và sẵn sàng tham gia “Đối thoại Chiến lược Bốn bên” (QSD) như ông Shinzo Abe đã đề xướng. Đáng tiếc trước đây (2007), người Nhật chưa sẵn sàng ủng hộ việc sửa đổi hiến pháp (điều 9) để tái vũ trang, và người Úc (dưới thời thủ tướng Kevin Rudd) đã quyết định rút khỏi QSD vì sợ Trung Quốc phản ứng. Nhưng các nước càng sợ và lùi bước thì Trung Quốc càng lấn tới. Sắp tới đây, Trung Quốc sẽ đưa tàu nạo vét khổng lồ (Tiankong dredger) đến Hoàng Sa để tiếp tục thay đổi thực địa, thách thức Mỹ và đồng minh.  

Gần đây, chính quyền Trump càng bê bối do Robert Mueller (special counsel) điều tra sự dính líu của Nga vào tranh cử năm 2016, nên Trump cần một thành tích ngoại giao. Người Việt vẫn lo ngại Trump có thể mặc cả với Trung Quốc để đối phó với Bắc Triều Tiên, làm phương hại đến lợi ích an ninh tại Biển Đông. Từ lâu, Bắc Kinh vẫn gạ gẫm Washington về “quan hệ nước lớn kiểu mới” theo khuôn khổ “G-2”. Các nhà ngoại giao Trung Quốc đã vận động hành lang để tiếp cận trung tâm quyền lực Nhà Trắng qua quan hệ gia đình. Theo Bill Hayton (BBC), “Chính quyền Trump chứng tỏ rằng họ hoặc không hiểu hoặc không quan tâm đến bạn bè và đối tác tiềm năng ở Đông Nam Á để bảo vệ họ trước Trung Quốc.” (The Week Donald Trump Lost the South China Sea, Bill Hayton, Foreign Policy, July 31, 2017).

Ám ảnh Bắc Triều Tiên

Chắc Bắc Triều Tiên sẽ ám ảnh đầu óc ông Trump trong suốt chuyến đi Châu Á dài ngày, đặc biệt là tại Tokyo, Soul, và Beijing. Theo Michael Green (phó chủ tịch CSIS), “một trong những mục tiêu chính của chuyến đi là để gây sức ép với Bắc Triều Tiên”. (Press Briefing on President Trump’s Trip to Asia, CSIS, 1/11/2017). Tuy đó là việc “cấp thiết”, nhưng những lợi ích lớn hơn của Mỹ ở Châu Á sẽ trường tồn và vượt ra ngoài cuộc khủng hoảng tên lửa Bắc Triều Tiên hiện nay cũng như chế độ Kin Jong-un tại Bình Nhưỡng. Sẽ là một sai lầm và tai họa, nếu ông Trump bị ám ảnh thái quá bởi mối đe dọa của Bắc Triều Tiên (như bị blackmail) mà coi nhẹ nguy cơ lớn hơn từ Trung Quốc, và khủng hoảng an ninh tại Biển Đông.

Có ba kịch bản chiến tranh. Thứ nhất là bảo vệ nước Mỹ và đồng minh khi bị tấn công. Thứ hai là ngăn chặn Bắc Triều Tiên tấn công Mỹ. Thứ ba là chiến tranh phòng ngừa (preventive war). McMaster (cố vấn an ninh quốc gia) tuyên bố Mỹ sẵn sàng chiến tranh nếu ngoại giao thất bại, và Washington đã điều ba nhóm tàu sân bay tới khu vực. Nhưng ông Trump sẽ giải thích lập trường này thế nào? Liệu ông có thể đề cập đến chiến tranh phòng ngừa khi Nhật và Hàn Quốc chưa sẵn sàng tham gia? Trong khi đó Bắc Triều Tiên vẫn theo đuổi chiến lược “phân hóa” (decoupling) đe dọa Washington sợ bị tấn công nên không dám bảo vệ Nhật và Hàn Quốc. Chiến lược hù dọa bên miệng hố chiến tranh nhằm làm Mỹ mất thăng bằng. 

Có lẽ thành công chính của chuyến thăm là Tổng thống Mỹ có mặt tại Châu Á. Người ta nói rằng ở Châu Á, chỉ cần có mặt là đã thành công (tới 80%). Còn ông ấy có làm được gì không là chuyện khác, vì chưa biết chắc điều gì (much in doubt). Nếu tại Tokyo, Soul, và Beijing, quan tâm chính của hội đàm là nguy cơ Bắc Triều Tiên, thì tại APEC Summit ở Đà Nẵng, ông Trump sẽ đọc diễn văn tuyên bố tầm nhìn mới về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” (để thay thế chủ trương “Asia pivot” của ông Obama?). Tại Tokyo, chắc ông Trump đã tham khảo ông Abe vì tầm nhìn này chính là ý tưởng của ông ấy. Trong khi người ta nóng lòng chờ đợi ông Trump nói rõ về tầm nhìn mới, thì ông ấy đã không giải thích rõ liệu ý tưởng về “Indo-Pacific” của ông có gì khác với ý tưởng về “Asia pivot” của ông Obama, tuy trong bài diễn văn ông Trump đã nhiều lần nhắc đến cụm từ “Indo-Pacific”.   

Người ta vẫn chưa rõ ý tưởng về một “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở” là một chiến lược xoay trục nhất quán hay chỉ là một khẩu hiệu. Vì ông chủ Nhà Trắng là một người tính khí thất thường khó đoán (unpredictable), nên “trục người lớn” phải làm nhiệm vụ “kiềm chế” và thuyết phục, nhưng tùy từng vấn đề và tùy lúc (như một sàn chứng khoán). Dường như họ vẫn chưa thuyết phục được ông chủ Nhà Trắng quan tâm đến Trung Quốc (là cái gốc) nhiều hơn Bắc Triều Tiên (là cái ngọn), và chưa thuyết phục được ông Trump dự Thượng đỉnh Đông Á là nơi thảo luận vấn đề Biển Đông. Hy vọng ít nhất họ cũng thuyết phục được ông Trump mặc áo do nước chủ nhà phát để chụp ảnh kỷ niệm.    

Tại các cửa hàng đồ sứ

Tại Tokyo, nơi chuyến thăm châu Á bắt đầu, ông Trump đã khẳng định vai trò của Mỹ, “không ai, không nhà đôc tài nào, không quốc gia nào được coi nhẹ quyết tâm của Mỹ”. Trump cũng khẳng định vai trò của Nhật là một “đối tác quý giá” và “đồng minh cốt yếu” của Mỹ. Đặc biệt Trump khẳng định cam kết của Mỹ và liên minh Mỹ-Nhật đối với “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương”. Trump cuối cùng đã thấy sự cần thiết phải hợp tác an ninh Mỹ-Nhật, làm cho hiệp ước an ninh chung giữa hai nước “đột nhiên sống lại” như một “yếu tố sống còn” trong chính sách đối ngoại của Mỹ. Trump nói, “Tôi tin là chưa bao giờ quan hệ chặt chẽ như vậy”…“Mỹ và Nhật gắn kết 100%”…“Tôi phấn khích đến thăm Nhật trước tiên”. Và cuối cùng, để bày tỏ tình cảm thân mật, ông Abe đã tặng ông Trump món quà lưu niệm là cái mũ bóng chày với dòng chữ đầy ẩn dụ, “Donald and Shinzo: Make Alliance Even Greater”. (Japan Knows How to Pet the Donald, Orville Schell, Foreign Policy, November 7, 2017).

Ngay sau khi ông Trump đắc cử, ông Abe đã vận dụng “ngoại giao cá nhân” để lấy lòng một tổng thống có tính khí thất thường nhất nước Mỹ (và tranh thủ “trục người lớn” trong Nhà Trắng). Trong khi đó, ông Tập Cận Bình không chịu thua kém, nhưng với một phong cách ngoại giao khác và động cơ khác. Tại Beijing, ông trùm bất động sản Mỹ đang thực tập làm tổng thống đã gặp hoàng đế Trung Hoa vừa đăng quang. Hai nguyên thủ của hai đế chế mạnh nhất hành tinh là một “cặp đôi kỳ quặc” đang sa vào một trò chơi quyền lực nguy hiểm để làm bá chủ thế giới, với giấc mơ đầy tham vọng của mình. Họ ứng xử như hai người máy thuộc hai thế hệ khác nhau, được lập trình và chạy bằng hai hệ điều hành khác nhau.  

Còn Việt Nam thì sao? Cách đây hơn nửa thế kỷ, người dân Đà Nẵng đã ngơ ngác chào đón những người lính Mỹ đầu tiên đổ bộ lên bãi biển Non Nước (China beach). Tuần này, người dân Đà Nẵng lại ngơ ngác chào đón một cuộc đổ bộ khác của gần 10.000 khách quý đến dự APEC. Có người nói Đà Nẵng phải trải qua hai cơn bão liên tiếp: bão Damrey và bão APEC. Hậu quả của bão Damrey tại miền Trung đã rõ (27 người chết), nhưng kết quả của APEC vẫn còn chưa rõ. APEC summit giống như một gánh xiếc khổng lồ với 21 diễn viên là nguyên thủ các quốc gia thành viên (trong đó có 7 siêu sao) chiếm tổng cộng 39% dân số thế giới, 59% GDP toàn cầu, và 48% thương mại quốc tế. Việt Nam đã tham gia APEC gần 20 năm nay, nhưng kinh tế Việt Nam vẫn tụt hậu. APEC hay ASEAN hay ODA không phải là cứu cánh, nếu Việt Nam không đổi mới thể chế và phát huy nội lực. Tại APEC Summit Đà Nẵng, TPP-11 (thiếu Mỹ) đã gặp sóng gió và Canada có thể biến TPP-11 thành TPP-10 (hay TPP-0). Với những diễn biến mới, Việt Nam có thể trắng tay, chẳng có TPP hay EVFTA nào cả. 

Tại APEC Đà Nẵng, ông Trump là siêu sao số một. Việt Nam là nước Đông Nam Á đầu tiên Trump đến thăm, và ông ấy là tổng thống Mỹ đầu tiên thăm Việt Nam trong năm đầu. Sang năm, tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm Cam Ranh (lần đầu tiến sau chiến tranh) như một cử chỉ  “tượng trưng” cho hợp tác quốc phòng, và một dấu hiệu Việt Nam hết rụt rè (nhưng chưa hết đu dây). Sau khi Philippines (dưới thời Duterte) xoay trục sang Trung Quốc thì Việt Nam bỗng nhiên trở thành đồng minh chính của Mỹ, như một nước “tuyến đầu” đối phó với bành trướng quân sự của Trung Quốc tại Biển Đông. Hy vọng tầm nhìn chiến lược của Hà Nội song trùng với tầm nhìn mới của Washington về “khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở”.  Tuy người Việt cần học hỏi người Nhật về ngoại giao cá nhân để lấy lòng ông Trump (và các cố vấn chủ chốt), nhưng đừng ảo tưởng mà quên bài học xương máu trong quá khứ. Giữa ông Tập Cận bình và ông Donald Trump, không ai đáng tin hơn ai.   

Mỹ lại xoay trục

Theo CSIS, có ba trụ cột để Mỹ xoay trục sang Châu Á. Trụ cột thứ nhất là về an ninh, như “sáng kiến an ninh hàng hải” để năng cao năng lực. Trụ cột thứ hai là về kinh tế. Sau khi ông Trump quyết định rút khỏi TPP, trụ cột này đã mất, không có gì thay thế. Trụ cột thứ ba rộng lớn hơn, tập trung vào Đông Nam Á, bao gồm ASEAN và Thượng đỉnh Đông Á. Ông Trump không dự Thượng đỉnh Đông Á sẽ làm phương hại động lực ngoại giao này. Michael Green cho rằng ông Trump đã từng lắng nghe ông Abe tại Mar-a-Lago. Hy vọng sau chuyến đi này, chính quyền Trump sẽ bắt đầu điều chỉnh chính sách Châu Á.

Gía trị của chuyến đi Châu Á lần này là giúp tổng thống hiểu tại sao Châu Á lại quan trọng như vậy. Hy vọng đây là điều ông Trump đang nhận ra. Cách đây khoảng hai tuần, Ngoại trưởng Rex Tillerson đã đến CSIS nói chuyện. Ông đã dùng thuật ngữ “kinh tế chụp giật” (predator economics) để nói về cách người Trung Quốc đang triển khai các dự án hạ tầng lớn (cho “Một Vành đai Một Con đường”) với những thỏa thuận tài chính làm phương hại các quy chuẩn quốc tế. Đã đến lúc Mỹ phải có chiến lược đối phó với Trung Quốc về kinh tế. Nếu ông Trump không quay lại với TPP thì phải có một chiến lược mới thay thế. 

Theo Michael Green, trong chính quyền Mỹ có ba quan điểm khác nhau tranh luận về chính sách đối với Trung Quốc. Quan điểm thứ nhất về cơ bản ủng hộ thuyết “bẫy Thucydide” của Graham Allison (trong đó có Jared Kushner). Quan điểm thứ hai cho rằng Mỹ nên liên kết với các đồng minh và đối tác hàng hải khác như Nhật, Ấn Độ, Úc (trong đó có Rex Tillerson và McMaster). Quan điểm thứ ba cho rằng Mỹ nên chơi với Trung Quốc theo kiểu quan hệ nước lớn (G-2). Hiện nay, quan điểm thứ ba đã suy yếu, trong khi quan điểm thứ hai đang thắng thế, với cộng đồng chính sách đối ngoại ủng hộ tầm nhìn “Indo-Pacific”.  

Có lẽ vì vậy mà ngoại trưởng Rex Tillerson đã đề cập đến “khu vực Indo-Pacific tự do và cởi mở” nhằm đối phó với trật tự mới do Trung Quốc thao túng (Sino-centric order). Mỹ cần ủng hộ Nhật khôi phục lại một liên minh khu vực không chính thức (informal regional grouping) gồm bốn nước dân chủ (Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc). Đây là ý tưởng mà Shinzo Abe đã đề xướng từ năm 2007 (nhưng đã bị chết yểu). Một trong những lý do Shinzo Abe đã vận dụng tối đa ngoại giao cá nhân để lấy lòng Donald Trump (và tranh thủ “trục người lớn”) vì ông lo ngại Washington có thể đi đêm với Bắc Kinh vì động cơ “America first”. (US Allies Fear Trump Will Pull a Nixon in China, Andrew Browne, Wall Street Journal, November 7, 2017). 

Việt Nam cần làm gì

Lúc này Việt Nam có hai việc quan trọng nhất phải làm ngay. Thứ nhất (về đối nội) Việt Nam phải đổi mới thể chế toàn diện (cả về kinh tế, chính trị và dân chủ hóa). Càng để lâu càng phải trả giá đắt hơn. Đừng chờ và theo đuôi Trung Quốc. Trước sau Trung Quốc cũng sẽ phải đổi mới. Nhưng để đến lúc đó ta mới đổi mới thì chắc quá muôn. Thứ hai (về đối ngoại) Việt Nam cần thúc đẩy và tham gia một liên minh chiến lược (ngoài ASEAN) gồm các đối tác chiến lược có chung lợi ích an ninh tập thể (về kinh tế, chính trị và quốc phòng). Để giữ độc lập và chủ quyền quốc gia, không một nước thành viên nào trong ASEAN (hay cả khối ASEAN) có đủ khả năng đương đầu với Trung Quốc một mình (nhất là tại Biển Đông). 

Về cách thức, phải làm hai việc nói trên một cách cấp bách nhưng thận trọng. Nếu trì hoãn đổi mới, tiến hành “quá chậm và quá ít” (too little too late) sẽ thành vô nghĩa. Nhưng nếu vội vàng muốn đốt cháy giai đoạn và không theo quy luật khách quan, thì cũng thất bại. Chủ đề đổi mới thể chế toàn diện đã được bàn nhiều rồi và hiện nay đã có những đề cương đổi mới được soạn thảo công phu (như báo cáo “Việt Nam 2035”). Vì vậy lúc này không cần trao đổi vấn đề đó, mà cần tập trung bàn xem làm thế nào để có một liên minh chiến lược như vậy. Đây là một liên minh “trên thực tế” (de facto) để phòng vệ, chứ không nhằm chống ai.

Định hướng hợp tác chiến lược Việt-Mỹ đã được phản ánh trong Bản Ghi nhớ (MOU) về Hợp tác Quốc phòng Song phương (2011), Tuyên bố về Tầm nhìn Chung cho Quan hệ Quốc phòng (2015), và Tuyên bố Chung về Tăng cường Đối tác Toàn diện (2017). Tuy hầu hết quan hệ hợp tác quốc phòng giữa hai nước tập trung vào các lĩnh vực “phi truyền thống”, nhưng ý nghĩa chiến lược của đối tác toàn diện đã được tăng cường, nhất là hợp tác về an ninh hàng hải. Ví dụ, “Sáng kiến An ninh Hàng hải” đã giúp Việt Nam nâng cao năng lực hải quân. Cuối 5/2017, Mỹ đã chuyển giao cho Việt Nam chiến hạm Morgenthau (Coast Guard cutter, Hamilton class, đặt tên lại là CBS-8020) là tàu tuần tra biển lớn nhất của Việt Nam Coast Guard (trọng tải 3200 tấn), và 6 tàu tuần tra tốc độ cao. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã chuyển giao cho lực lượng Cảnh sát Biển Việt Nam 4 tàu tuần tra DN-2000 (trọng tải 2500 tấn).

Vì tam giác chiến lược Mỹ-Trung-Việt ngày càng bất ổn và nội bộ ASEAN ngày càng bị Trung Quốc phân hóa, Việt Nam cần đẩy mạnh quan hệ hợp tác chiến lược với các cường quốc ngoài ASEAN (như Mỹ, Nhật, Ấn, Úc) đang hình thành một tứ giác mới. Trong chuyến thăm Việt Nam (5/2016) ông Obama đã tuyên bố bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương, mở ra cơ hội mới cho hợp tác chiến lược Mỹ-Việt. Trong chuyến thăm Mỹ của thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (5/2017) và bộ trưởng quốc phòng Ngô Xuân Lịch (8/2017) hai bên đã có những thỏa thuận hợp tác chiến lược quan trọng, bao gồm việc tàu sân bay Mỹ sẽ đến thăm cảng quốc tế Cam Ranh (2018). Vì vậy, APEC Summit 2017 là một dịp tốt để ông Trump cam kết hợp tác chiến lược tại Biển Đông, làm tiền đề cho đối tác chiến lược “trên thực tế” (de facto). 

Lời cuối

Liệu APEC 2017 sẽ qua đi như “cuộc tình một đêm”, như một gánh xiếc lớn vừa xong một đợt lưu diễn, hay được ghi nhớ như một bước ngoặt quan trọng giúp Việt Nam đổi mới? Liệu ông Trump sẽ được nhớ đến như một con voi Mỹ vào cửa hàng đồ sứ, với bài diễn văn “America First” và điệp khúc “Indo-Pacific” được nhắc lại hơn 10 lần nhưng vẫn chưa rõ nghĩa, hay như một người bạn lớn đáng tin, góp phần thiết thực làm đất nước này tốt đẹp hơn, và làm Biển Đông bớt nguy hiểm cho ASEAN? Liệu môi trường Đà Nẵng (và miền Trung) có tốt hơn như một nơi đáng sống, để người Việt khỏi phải di cư, và để loài vooc Sơn trà khỏi bị tuyệt chủng? Nếu không đả động gì đến vấn đề môi trường, nhân quyền và Biển Đông thì sẽ vô nghĩa. Nếu những điều đó không diễn ra thì câu chuyện APEC cũng như câu chuyện “Indo-Pacicfic dream” của ông Trump cũng chỉ là một giai thoại hão huyền chóng quên.   

Tham khảo
1. Press Briefing on President Trump’s Trip to Asia, CSIS, November 1, 2017
2. Shinzo Abe’s Strategic Diamond, Rory Medcalf, Diplomat, January 15, 2013
3. Trump Goes to China, Richard N. Haass, Project Syndicate, November 6, 2017
4. The Week Donald Trump Lost South China Sea, Bill Hayton, Foreign Policy, July 31, 2017
5. What China Wants From Trump, Mira Rapp-Hopper, Foreign Affairs, November 7, 2017
6. Japan Knows How to Pet the Donald, Orville Schell, Foreign Policy, November 7, 2017
7. US Allies Fear Trump Will Pull a Nixon in China, Andrew Browne, WSJ, November 7, 2017

NQD. 10/11/2017

-----

 

American bull in china shops

By Nguyen Quang Dy

As President Donald Trump boarded Air-Force One last week for a presidential escapade to cover five Asian capitals in 11 days (as a record), both insiders and outside observers got nervous watching an American bull coming to china shops. Trump is expected to stick to a prepared script when he delivers his address to the APEC summit, but he is likely to go off-script (or nod off) in some bilateral talks. What could he say or do to reassure nervous Asian leaders, or would he make them even more nervous? Why does he join the ASEAN summit but not the East Asia summit in Manila? Why Ivanka is not coming to Asia with him, and Melania not coming to Vietnam? Why Mark Zuckerberg (of Facebook), Tim Cook (of Apple) and Satya Nadella (of Microsoft) are not joining his large entourage? Would the longest trip by a US President be successful as expected or just a learning trip? 

Troubled background 
After nearly a year in office, the Trump administration is still unable to define a policy for Asia and the South China Sea. It is partly due to internal rifts among factions in the administration, as well as to Trump’s “America First” commitment, thus neglecting Asia (withdrawing from TPP). The confusion with conflicting views means Asian countries receive confusing and conflicting signals about how the US approaches China. While Steve Bannon (chief advisor), Robert Lighthizer (trade representative), and Peter Navarro (trade council director) prefer threatening China with a trade war, Jared Kushner (senior advisor) wants a flexible approach to Beijing, and  John Kelly (chief of staff) thinks China is not a competitor but simply “another power”. Some say the White House has become a center for “adult education”.
Meanwhile, James Mattis (defense secretary) and Rex Tillerson (state secretary) offer a more traditional view of America in Asia based on a US-lead alliance along the line of an “Indo-Pacific framework”. In fact, this vision was originally initiated by Japanese Prime Minister Shinzo Abe (back in 2007) to connect four Asia-Pacific powers (including the US, Japan, India, and Australia). At APEC Summit in Da Nang 2017, Trump has the chance to clarify the new vision of a “free and open Indo-Pacific region” as recommended by his key advisors. McMaster (national security advisor) said, “This trip is a great opportunity to demonstrate America’s, and the Trump administration’s, commitment to the Indo-Pacific”. (What China Wants From Trump, Mira Rapp-Hopper, Foreign Affairs, November 7, 2017).
The aggressive rise of China (both militarily and economically), accompanied by Trump’s “America First”, now threatens regional security and vital interests of smaller states in the South China Sea. This troubled geo-strategic environment is the background for India’s pro-active willingness to “pivot” to East Asia and join the renewed concept of “Quadrilateral Strategic Dialogue” (QSD) initiated by Shinzo Abe in 2007. The Japanese were then not ready to support constitutional amendment (article 9) to rearm Japan, and the Australians (under Kevin Rudd) decided to withdraw from the QSD for fear of China’s reaction. But the more they fear China, the further China keeps pushing. China will soon move the giant Tiankong dredger to Paracel islands for continued dredging work, challenging the US and allies.
Recently, as the Trump presidency is weakened by Robert Mueller’s investigations into Russian involvement in the 2016 election, Trump is looking for a foreign policy scoop. The Vietnamese are concerned that he is tempted to strike a bargain with China over North Korea at the expense of security in the South China Sea. For long, Beijing keeps pushing Washington for “a new type of great power relations” along the line of “G-2 diplomacy”. In fact, Chinese diplomats have lobbied hard to get access to the inner circle of the presidency through family contacts. Bill Hayton (BBC/Chatham House) commented, “The Trump administration demonstrated that it either does not understand or sufficiently care about the interests of its friends and potential partners in Southeast Asia to protect them against China,” (The Week Donald Trump Lost the South China Sea, Bill Hayton, Foreign Policy, July 31, 2017).  

North Korea on his mind
North Korea would be on top of Trump’s mind during his long trip to Asia, especially in Tokyo, Soul, and Beijing. According to Michael Green (CSIS vice president), “one of the key purposes of the trip is to pressurize North Korea”. (Press Briefing on President Trump’s Trip to Asia, CSIS, November 1, 2017). While this pressure is “absolutely essential”, broader American interests in Asia should endure well beyond the on-going Korean missile crisis and the Kim Jong-un regime in Pyongyang. Therefore, it would be a big folly and disaster if Mr. Trump is over obsessed by North Korea’s nuclear threat (as blackmail) and underestimates the larger danger from China and the growing threats in the South China Sea.
There are three basic scenarios for war: The first would be how to defend the US and allies against an attack. The second would be how to preempt North Korea from attacking. The third would be how to prevent war. McMaster has said the US is prepared for war if diplomacy doesn’t work, and Washington has sent three carrier battle groups to the region. But how can Trump articulate this position? Can he talk about a preventive war when Japan and South Korea are not ready to sign on? Now North Korea still pursues the “decoupling” strategy to make the US so scared of a nuclear attack that it will not risk defending Japan and South Korea. This blackmail and brinkmanship game is to keep the US off balance. 
Perhaps the key achievement of this trip is for the American President to show up in Asia. People say in Asia the fact that he shows up there would be 80% of success. What exactly he can do is another matter, for much is still in doubt. While in Tokyo, Soul, and Beijing, the focus of discussion would be on the North Korea danger, at APEC Summit in Da Nang, Trump was expected to announce his new vision of a “free and open Indo-Pacific region” (to replace Obama’s Asia Pivot policy). Earlier in Tokyo, Trump was believed to have consulted Shinzo Abe as this concept was his original idea. As people are anxiously waiting for Trump to clarify the new vision, he has failed to explain how his new Indo-Pacific concept is different from Obama’s Asia Pivot, though in the speech he mentioned it many times.  
Now, it is still unclear if the idea of a “free and open Indo-Pacific region” is a consistent strategy or just a mere slogan. As the White House boss is an unpredictable character, the job of the “axis of adults” is to restrain and persuade him, though depending on which issue at a certain time (like managing the stock exchange). It seems they have not been able to persuade their boss to focus more on China (as the roots) than on North Korea (as the top of the tree) and join the East Asia summit where the South China Sea is discussed. Hopefully, at least, they can persuade Trump to wear the local shirt issued by the host for a photo-op.     

At china shops  
In Tokyo where the Asia trip would start, Trump affirmed the role of the US, “No one, no dictator, no regime, and no nation should underestimate ever American resolve”. Trump also affirmed the role of Japan as a “treasured partner” and “crucial ally” of the US. Particularly Trump affirmed the US-Japan alliance and America’s commitment to the “Indo-Pacific region”. Trump at last understood the fundamental need for US-Japan security cooperation, thus the mutual security treaty is “suddenly coming back to life” as a “critical element” of US foreign policy. Trump said, “I believe that there never have been such close bonds”… “The US and Japan are 100% together” and “I am thrilled my first stop was with you”… Finally, in a public display of affection, Abe gave Trump a baseball cap as souvenir, inscribed with something symbolic: “Donald and Shinzo: Make Alliance Even Greater”.  (Japan Knows How to Pet the Donald, Orville Schell, Foreign Policy, November 7, 2017).
Since Donald Trump was elected, Shinzo Abe has quietly resorted to personal diplomacy to make friend with the most unpredictable president of the US (and connect with the “axis of adults” in the White House). Xi Jinping would try to do more or less the same, though with a different style of diplomacy and for a different motivation. In Beijing, the American real estate king now practicing as the US President would meet the newly crowned Emperor of China. The two heads of state of the most powerful empires of the world seem to be “strange bed fellows” locked in a dangerous “Game of Thrones” for world supremacy, with their ambitious dreams. They would act like the two bif robots of different generations, programmed differently and operated by two different operating systems.    
What about Vietnam? Over half a century ago, people of Da Nang were puzzled to welcome the first Americans marines landing on the China beach. This week, people of Da Nang are puzzled again to welcome another invasion of some 10.000 guests landing there for the APEC summit. Some say Dà Nang has experienced two repeated typhoons: the Damrey and the APEC. While the toll of Damrey in central Vietnam is known (with 27 deaths), the result of APEC is not. The APEC summit is like a big circus with 21 players as heads of member states (including 27 super stars) with 39% of global population, 59% of global GDP, and 48% of international trade. Vietnam has joined APEC for 20 years or so, but its economy keeps falling behind. APEC or ASEAN or ODA cannot help if Vietnam fails to execute a comprehensive institutional reform and mobilize its inner strength. At the APEC Summit, TPP-11 (without the US) was in trouble as Canada might turn TPP-11 into TPP-10 (or TPP-0). Given new developments, Vietnam may end up empty-handed without any TPP or EVFTA.
At the APEC summit, Donald Trump is a superstar. Vietnam is the first Southeast Asian nation to welcome him for a state visit. He is the first American president to visit Vietnam during the first year in office. Next year, an American aircraft carrier is expected to visit Cam Ranh (for the first time after the war) as a symbolic gesture of stronger military cooperation and a new sign of Vietnam’s departure from timidity (while still walking the tight rope). As the Philippines (under president Duterte) has pivoted to China, Vietnam has suddenly become the US’s key strategic partner in the region as a “frontline” state against China’s military expansion in the South China Sea. Hopefully, Hanoi’s strategic vision would be well aligned with Washington’s strategic vision of a “free and open Indo-Pacific region”.  While the Vietnamese should learn from the Japanese in personal diplomacy to win the heart and mind of Trump (and his key advisors), they should not harbor any illusion and forget the expansive lessons of the past. Neither Xi Jinping nor Donald Trump should be taken for granted as a reliable partner.    

America pivots again  
According to SCIS, there are three basic pillars for the US pivot to Asia. The first was security (such as the “maritime security initiative” to build capabilities). The second pillar was about economics. That was gone when Trump withdrew from TPP without anything to replace it. The third pillar was much more intensive focusing on Southeast Asia, including ASEAN and East Asia Summit. Trump’s absence from the East Asia Summit will go a long way to undercut regional diplomatic momentum. This depends on how much Trump listens. Michael Green said Trump listened to Abe at Mar-a-Lago and he would not rule out that the Trump Administration would come back from this trip and starts refining its Asia policy.
The value of this first trip to Asia is to give the new president a chance to focus on why Asia is so important. Hopefully, this is what Mr Trump is finding out. A couple of weeks ago, State Secretary Rex Tillerson came to CSIS to give a speech. He used the term “predator economics” to refer to the way China is rolling out its ambitious infrastructural plan (for “One Belt One Road” program) with concessional finance undercutting international norms. It is time for the US to develop a strategy to push back what China is trying to do economically.  If  Trump does not return to TPP, he should come up with a new strategy in its place.
According to Michael Green, there are three basic schools of thought in the US administration debating China policy. The first one basically agrees with the “Thucydide’s trap” theory by Graham Allison (including Jared Kushner). The second one believes the US should stick with other key allies and partners as Japan, India, Australia (including Rex Tillerson and H.R. McMaster). The third one believes the US should deal with China along the line of “great power relations” (G-2). Now, the third one is diminished while the second one prevails, with the foreign policy establishment supporting the Indo-Pacific concept.   
That is why state secretary Rex Tillerson spoke of a “free and open Indo-Pacific region” as against the Sino-centric order. The US supports Japan to revive the informal regional grouping of four democratic powers (including America, Japan, India, Australia). This concept was proposed by Shinzo Abe in 2007 (but short-lived). The reason for Abe to resort to personal diplomacy to attract Trump (and the axis of adults) is his long fear that Washington may be attempted to cut a deal with Beijing for “America first”. (US Allies Fear Trump Will Pull a Nixon in China, Andrew Browne, Wall Street Journal, November 7, 2017).

What should Vietnam do
Now, the Vietnamese have two critical tasks to undertake. First (domestically) Vietnam should focus on a comprehensive institutional reform (in economics, politics, and democratization). The later they do the higher price to pay. Vietnam should not wait and follow China. Sooner or later China must change. By then, it would be too late for Vietnam.  Secondly (externally) Vietnam should support and join a strategic framework (beyond ASEAN) to include key strategic partners sharing collective security interests (in economics, politics, defense). To protect national independence and sovereignty, no member country in ASEAN (or ASEAN itself) is capable of standing up to China on its own (especially in the South China Sea). 
To these ends, the Vietnamese should undertake these tasks urgently yet carefully. If reform was delayed and changed too little too late, it would be meaningless. However, if it was done in a rush without due diligence and consideration of objective rules, it would easily fail. The topic of comprehensive institutional reform has been discussed extensively and the frameworks for change have been carefully drafted (as the Report “Vietnam 2035”). Now, we should focus on discussing how to build such a strategic concept of alliance. This informal “de facto” alliance is created for self-defense, not against any other party.
The development of US-Vietnam strategic cooperation has been reflected in the MOU on Bilateral Defense Cooperation (2011), the Joint Vision Statement on Defense Relations (2015), and the Joint Statement for Enhancing the Comprehensive Partnership (2017). While most of defense cooperation matters between the US and Vietnam have focused on non-traditional areas, the strategic significance of the comprehensive partnership has been growing, especially on maritime security cooperation in the South China Sea. For example, the “Maritime Security Initiative” has assisted Vietnam to build maritime capabilities. In May 2017, the US transferred to Vietnam the Hamilton-class cutter Morgenthau (renamed CBS-8020) as the largest VCG vessel (3.200 tons), and six high-speed patrol boats. Japan has also transferred to Vietnam Coast Guard (VCG) four DN-2.000 patrol boats (2.500 tons).   
As the US-China-Vietnam strategic triangle is more unstable and ASEAN is more polarized by Chinese influence, Vietnam should intensify its strategic cooperation with other powers beyond ASEAN (including America, Japan, India, Australia) as a new Quadrilateral partnership.  During his visit to Vietnam (May 2016) President Obama announced the lifting of the arms ban, thus opening up a new opportunity for enhanced strategic cooperation. During the visits to the US by Prime Minister Nguyen Xuan Phuc (May 2017) and Defense Minister Ngo Xuan Lich (August 2017), both sides reached new agreements on strategic cooperation, including the visit of a USS aircraft carrier to Cam Ranh (in 2018). Therefore, APEC summit 2017 is a good opportunity for President Trump to make new commitments for strategic cooperation in the South China Sea as the basis for a “de facto” US-Vietnam strategic partnership.

End notes
Would APEC Summit 2017 pass as “one night stand” and as a big circus running another show, or be remembered as an important turning point for Vietnam to change? Would Trump be remembered as an American bull in china shops with an “America First” speech, featuring “Indo-Pacific” repetoire (10 times without a clear meaning), or as a reliable partner whose contributions would make this country a better place for Vietnamese people and the South China Sea less dangerous for ASEAN? Could the environment in Da Nang (and central Vietnam) be improved as a good place to live, so people do not have to migrate and the cute monkeys in Sơn Tra are not extinct? It would be meaningless without refereeing to environmental, human right and South China Sea problems. If these things are not going to happen, APEC and Trump’s “Indo-Pacicfic dream” will be another anecdote to be forgotten soon.    


References
1. Press Briefing on President Trump’s Trip to Asia, CSIS, November 1, 2017
2. Shinzo Abe’s Strategic Diamond, Rory Medcalf, Diplomat, January 15, 2013
3. Trump Goes to China, Richard N. Haass, Project Syndicate, November 6, 2017
4. The Week Donald Trump Lost South China Sea, Bill Hayton, Foreign Policy, July 31, 2017
5. What China Wants From Trump, Mira Rapp-Hopper, Foreign Affairs, November 7, 2017
6. Japan Knows How to Pet the Donald, Orville Schell, Foreign Policy, November 7, 2017
7. US Allies Fear Trump Will Pull a Nixon in China, Andrew Browne, WSJ, November 7, 2017

NQD. November 12, 2017

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...