Thứ Ba, 17 tháng 4, 2018

XỬ SỰ VỚI DANH NHÂN

XỬ SỰ VỚI DANH NHÂN

Chủ nhật đi loanh quanh thì thấy khu vực mình ở có khá nhiều danh nhân. Nhà thơ Anh nổi tiếng Thomas Stearms Eliot đã từng sống và mất tại một căn hộ của tòa nhà chung cư có ảnh chụp dưới đây.

Tấm biển màu xanh chữ trắng gắn ở bức tường không to tát lắm. Biển ghi rõ đây là một Di sản của nước Anh/English Heritage, và thống nhất một kích cỡ và hình thức trình bày như vậy với bất cứ danh nhân nào được người dân Anh ghi nhớ ở thủ đô London này. Đúng là một tấm biển chẳng đồ sộ, không khoa trương nhưng nó được gắn ở một vị trí đủ cao cần thiết, chất liệu làm ra tấm biển chắc chắn, bền đẹp nên vẫn gây cho những lớp người đời sau chúng ta cảm giác yêu quý, kính phục và tôn vinh được các danh nhân được nhớ tới mãi, như vĩnh viễn với thời gian...

Một ít dòng về nhà thơ Thomas Stearms Eliot: Sinh ngày 26/9/1888 tại Saint Louis, Missouri (Mỹ), mất ngày 4/1/1965 ở London (Anh).

Eliot sinh ra trong một gia đình cự phú và được giáo dục theo tinh thần Thanh giáo rất khắt khe. Năm 1906, ông vào Đại học Harvard học về triết học, tâm lý học và cả môn Đông phương học. Từ đó, ông sang Paris tiếp tục trau dồi học vấn và chuẩn bị cả một luận án tiến sĩ nhưng về sau đã không bảo vệ luận án này mà đi sâu vào sáng tác văn học.

Cách đây ít năm tại Anh đã tổ chức một cuộc thăm dò dư luận bình chọn thi sĩ vĩ đại nhất trong lịch sử đất nước này. Theo kết quả thu được trên cuộc bình chọn online của hãng BBC, trong con mắt ngườI Anh hiện nay, nhà thơ vĩ đại nhất của mọi thời chính là Thomas Steams Eliot (1888-1965), giải Nobel văn chương năm 1948.

Xin ghi lại đây một số tác phẩm tiêu biểu của Eliot: tác phẩm đầu tay là Bản tình ca của J. Alfred Prufrock (The Love Song of J. Alfred Prufrock) được coi là một kiệt tác của phong trào thơ hiện đại. Tiếp đến là những tác phẩm thơ được coi là quan trọng nhất trong thơ Anh ngữ. Tiếp đó là các tập: Đất hoang (The Waste Land, 1922); Ngày thứ Tư tro bụi (Ash Wednesday, 1930); Những kẻ rỗng tuếch (The Hollow Men, 1925); Bốn khúc tứ tấu (Four Quartets, 1945)....

Được biết những tác phẩm quan trọng nhất của T. S. Eliot đều đã được dịch hoặc trích dịch ra tiếng Việt và đã in trong cuốn Các nhà thơ giải Nobel, Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội 2006...

* 4 ảnh dưới đây thì 3 do mình mới chụp cuối tháng 4/2018, còn ảnh chân dung T.S. Eliot lấy ở nguồn internet.

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...