MỘT BÀI VIẾT MỚI CỦA TÁC GIẢ NGUYỄN QUANG DY
@ Tác giả có gửi cho tôi cả bản tiếng Anh (tự viết thẳng bằng tiếng Anh), bạn nào quan tâm xin đọc văn bản post dưới bản tiếng Việt.
-----
Giải mã khủng hoảng truyền thông Mỹ: Một góc nhìn khác
Tác giả: Nguyễn Quang Dy
Không có một quốc gia nào trên thế giới có tần suất sự cố truyền thông nhiều như Mỹ. Khủng hoảng truyền thông thường xuyên làm người Mỹ cũng quen như “chuyện bình thường” (new normal). Đó là một đặc thù kiểu Mỹ không nên nhầm lẫn, làm cho nước Mỹ hấp dẫn và mạnh. Tu chính án Thứ nhất (the First Amendment) về tự do báo chí là một trụ cột của sức mạnh Mỹ (đang bị Trump thách thức). Đối với nhiều người, thật khó phân biệt khi nào khủng hoảng truyền thông biến thành khủng hoảng chính trị, hay khủng hoảng hiến pháp. Có lẽ bóng ma Watergate không bao giờ chết, và Tu chính án Thứ 25 là một răn đe đối với bất kỳ tổng thống nào không muốn làm theo luật chơi này. Đó là nghịch lý của hệ thống chính trị đã làm cho nước Mỹ trở thành độc đáo (exceptionalism), nhưng cũng dễ tổn thương.
Những quả bom truyền thông
Tuần qua có hai sự cố truyền thông lớn làm rung động chính quyền Trump, trong khi cuộc điều tra của Robert Mueller vẫn như “thanh gươm Damocles” đang treo lơ lửng trên đầu tổng thống. Thứ nhất là bài báo nặc danh (anonymous op-ed) đăng trên báo New York Times (5/8/2018) mà tác giả là “một quan chức cao cấp của chính quyền” (a senior administration official) cùng một nhóm phản kháng ngầm chống đối Trump. Tuy hiện tượng “dò rỉ thông tin” (leaking) là chuyện thường xuyên trong Nhà Trắng, nhưng sự kiện đầy kịch tính này đang làm cho các quan chức Nhà Trắng đau đầu đối phó, như phải dập một đám cháy lớn. Tuy các quan chức hàng đầu Nhà trắng đã lên tiếng phủ nhận (là “không phải tôi”), và Trump đã yêu cầu Bô trưởng Tư pháp phải điều tra, nhưng sau một tuần vẫn chưa biết ai là thủ phạm viết bài đó.
Sự kiện thứ hai là cuốn sách mới của nhà báo Bob Woodward (“Fear: Trump in the White House, Simon & Schuster”, September 11, 2018) như một quả bom truyền thông. Cuốn sách này được công bố chỉ một ngày sau sự kiện bài báo nặc danh trên New York Times. Sự trùng hợp về thời điểm, cũng như nội dung câu chuyện được kể lại làm cho đám cháy và quả bom này tai hại hơn nhiều đối với Trump (khi cuộc bầu cử giữa kỳ đang tới gần). Cách đây không lâu, có mấy sự cố truyền thông khác cũng làm dư luận xôn xao. Đó là cuốn sách của nhà báo Michael Wolff (“Fire and Fury”, Holt, January 5, 2018), và cuốn sách của Omarosa Manigault là một trợ lý Nhà Trắng bị sa thải, (“Unhinged: An Insider's Account of the Trump’s White House”, Simon & Schuster, August 14, 2018). Nhưng so với hai sự cố truyền thông đó, quả bom Woodward có sức công phá lớn hơn nhiều, như một quả “bom tấn” (blockbuster).
Bob Woodward là một nhà báo kỳ cựu của Washington Post, không phải là một tác giả bình thường mà là một tên tuổi lớn của báo chí Mỹ mà các tổng thống đều biết tiếng (và e ngại). Ông là tác giả của 18 cuốn sách viết về các đời tổng thống Mỹ, từ thời Richard Nixon (và bi kịch Watergate), trong đó có 12 cuốn được xếp hạng “bán chạy nhất toàn quốc” (number one national best seller). Woodward giành được 2 giải Pulitzer (một thành tích hiếm có đối với các nhà báo). Woodward nổi tiếng không phải chỉ vì viết nhiều về các nhân vật cung đình, mà còn do uy tín và tiếng tăm. Woodwar thường cẩn trọng kiểm tra lại các nguồn được trích, và trong cuốn sách mới ông đã trích dẫn theo cách gián tiếp (mà ông gọi là “deep background”).
Tuy hãy còn quá sớm để đánh giá hệ quả của các sự cố truyền thông nói trên, nhưng có thể hình dung rằng nước Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng truyền thông, gắn liền với một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, đụng chạm đến những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Có lẽ đây là vấn đề toàn cầu chứ không riêng nước Mỹ, nhưng nó được bộc lộ rõ hơn ở Mỹ. Những giá trị cơ bản của dân chủ tự do (liberal democracy) và tự do ngôn luận (freedom of speech) đang bị thách thức. Không phải ngẫu nhiên mà Trump tỏ ra thù địch với báo chí, thường gọi báo chí là “tin vịt” (fake news) và gọi các nhà báo là “kẻ thù của nhân dân” (enemy of the people). Không phải chỉ tự do ngôn luận, mà “chính trị bản sắc” (identity politics) cũng bị thách thức, phản ánh xu hướng bảo thủ mới (neo-conservatism) và dân túy (populism).
Một nước Mỹ bị chia rẽ
Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới (11/2018) có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nó định vị lại tâm trạng và thái độ của cử tri Mỹ đối với Trump mà họ đã bỏ phiếu ủng hộ cách đây gần hai năm, và dự báo xu hướng chính trị hai năm tới khi cử tri Mỹ bầu lại Tổng thống. Thứ hai, nó xác lập lại cán cân chính trị giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội. Trump dễ sa vàò một cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp, nếu phe Dân chủ chiếm được đa số, và nếu điều tra của Robert Mueller khẳng định sự dích líu của Trump với người Nga trong tranh cử năm 2016, mở ra khả năng phế truất (theo Tu chính án Thứ 25).
Ngày 16/8/2018, có 343 tờ báo khắp nước Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của báo Boston Globe, cùng đăng xã luận để phản đối “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” (dirty war) của Trump chống lại tự do báo chí. Tuy có rất nhiều báo tham gia, trong đó có những báo lớn như New York Times, nhưng cũng còn nhiều báo khác không tham gia (như Wall Street Journal). Không phải chỉ nước Mỹ bị chia rẽ mà báo chí Mỹ cũng đang bị phân hóa. Có lẽ đó là “hệ quả không định trước” của bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016 như một sự kiện chính trị chia rẽ nước Mỹ chưa từng có, làm nhiều người gọi nước Mỹ là “the Divided States of America”.
Trong bài xã luận với tiêu đề “Báo chí Tự do cần các bạn”, báo New York Times viết rằng nếu gọi sự thật mà mình không thích là “tin vịt” (fake news) “là nguy hiểm cho dòng chảy của dân chủ” (dangerous to the lifeblood of democracy), và gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân” là nguy hiểm cho các nhà báo. Khi gặp riêng Tổng thống Trump (tháng 7/2018), ông AG. Sulzberger (Chủ báo New York Times) đã nói “ngôn từ của tổng thống đang góp phần làm tăng nguy cơ đối với các nhà báo, và dẫn đến bạo lực”. Tuy Trump nổi tiếng hay nói dối, nhưng ông cũng hay dùng những từ ngữ thô thiển để thóa mạ những người mà ông không thích, thậm chí cả phụ nữ như Omarosa Manigault, là “hạ đẳng” (lowlife) và “đồ chó” (dog).
Theo kết quả khảo sát dư luận của đại học Quinnipiac University, trong khi “51% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, thì 65% cử chi nói chung cho rằng báo chí là một phần quan trọng của nền dân chủ. Một khảo sát khác trong tháng này cũng có kết quả tương tự: 48% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng báo chí là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”, và 28% bất đồng. Trong khi đó, 23% những người ủng hộ đảng Cộng hòa (và 1/8 người Mỹ nói chung) cho rằng Trump nên đóng cửa CNN, Washington Post và New York Times.
Đổi mới tư duy và hệ quy chiếu
Đó là vắn tắt mấy nét (hơi tiêu cực) về bức tranh chính trị nội bộ của Mỹ vào thời điểm này, trong khi bức tranh kinh tế và chính trị quốc tế của chính quyền Trump có vẻ sáng sủa và tích cực hơn, nhất là về triển vọng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đang bước vào giai đoạn hai (từ 6/9/2018). Thành tích đối ngoại của Trump (với Triều Tiên chẳng hạn) cũng không thể phủ nhận. Trong số các tổng thống Mỹ còn sống, chỉ có Trump dám đối đầu với Trung Quốc. Nhưng các thực tế đó có thể bị hình ảnh tiêu cực trong nước làm lu mờ và méo mó. Đó là những khác biệt dễ nhầm lẫn, cũng như tính cách bất thường, khó đoán của Trump.
Vì vậy, đánh giá về Trump là một việc khó, dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. Gần đây, quan điểm đánh giá về Trump có sự phân hóa theo hướng hơi vũ đoán (như “thầy bói sờ voi”). Một số người chỉ trích Trump thậm tệ (bất chấp những thành tích khó phủ nhận), trong khi một số khác khen ông hết lời (bất chấp những bê bối cũng khó phủ nhận). Không phải chỉ có Trump (hay Trumpism) có vấn đề, mà cả những người ủng hộ hay phản đối Trump cũng vậy, vì thế giới này không chỉ có sự thật, mà còn có nửa sự thật (half-truth), hay “hậu sự thật” (post-truth).
Muốn hiểu và lý giải được những biến đổi chính trị đang diễn ra tại Mỹ và trên thế giới với những ẩn số và biến số khó lường (giống như biến đổi khí hậu hiện nay), người ta cần đổi mới tư duy và hệ quy chiếu (paradigm). Nếu muốn hướng tới thế giới công nghệ 4.0 mà vẫn bám giữ vào hằng số tư tưởng 0.4 của thế giới cũ, người ta sẽ tiếp tục mắc kẹt vào tư duy nguyên trạng (status quo mindset) của trật tự thế giới cũ (như tù binh của quá khứ), và lạc trong ma trận của trật tự thế giới mới vẫn chưa định hình, nên càng dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. Không chỉ Mỹ và trật tự thế giới đang bị đảo điên, mà tư duy con người đang bị khủng hoảng.
NQD. 11/9/2018
------
Decoding American Media Crisis: A Different Perspective
Nguyen Quang Dy
There is no other country in the world having such a high frequency of communication hiccups as the US. News media crisis, in fact, has become so frequent that people would get used to it as the “new normal”. It is an exceptional paradox that would make America attractive and strong. The First Amendment on the freedom of speech is a key pillar for the power of the US as a nation, but now being challenged by Trump. For many people, it is quite difficult to make sure when a communication crisis is turning into a political crisis or constitutional crisis. Perhaps, the ghost of Watergate never dies, and the 25th Amendment is the only available deterrence to any president who is not following the rules of the game. That is a typical paradox of the political system that makes America so exceptional, yet so vulnerable to crises.
Communication bombshells
Last week, there were two major communication events exploding like bombshells shaking the Trump administration, while Robert Mueller’s investigation seems like the Damocles Sword hanging over Trump. First, the anonymous op-ed in the New York Times (August 5, 2018) reportedly penned by “a senior administration official” is like a bushfire raging in Washington. While leaking may be a common game in the White House, this dramatic event is giving White House officials a big headache as they try to put out this bushfire. As senior White House officials denied it (that “it wasn’t me”), Trump has asked the Attorney General to investigate, but after one week nobody has been identified as the one (who did it).
The second event was a new book by senior journalist Bob Woodward (“Fear: Trump in the Whitehouse”, Simon & Schuster, September 11, 2018) as a communication bombshell just exploding. The book was announced only one day after the anonymous op-ed in the New York Times. The coincidence in the timing and content of the story has made this fire and bomb much more damaging for Trump (as the mid-term election is coming soon). Not long ago, two other communication events also touched on some nerves in Washington. It was a book by journalist Michael Wolff (“Fire and Fury”, Holt, January 5, 2018), and another by (fired) White House assistant Omarosa Manigault (“Unhinged: An Insider's Account of the Trump White House”, Simon & Schuster, August 14, 2018). But compared with these communication events, the Woodward bombshell is much more devastating (as a “blockbuster”).
Bob Woodward (a veteran journalist from the Washington Post) is not just another author, but a big name in American journalism that most presidents knew (though reluctant to associate). Woodward is the author of 18 books written about American presidents since Richard Nixon (and the Watergate drama), among them 12 were number one national best sellers. Woodward won 2 Pulitzers (that few other journalists could). He was known not only for writing big stories, but also for his reputation and credibility, as he was meticulous about sources to be quoted. In this new book (Fear), Woodward has resorted to “deep background”.
While it is still too early to gauge the impact of these events, it seems the US is undergoing a major communication crisis, associated with a profound political crisis, touching on basic values of political institutions. Perhaps, this is a global problem (not just in the US) but it gets more exposure there. As the basic values of liberal democracy and freedom of speech are challenged, Trump seems so hostile to the news media that he often called “fake news” and called journalists “enemy of the people”. Not only freedom of speech but also identity politics is attacked, leading to the rise of neo-conservatism, excessive nationalism and populism
.
The Divided States of America
In that context, the up-coming mid-term election (in November 2018) is significant. First, it would redefine the mood and attitude of American voters as many of them had voted for Trump nearly two years ago, and refocus on the political trend in the next two years when voters are supposed to choose their next president again. Second, it would reset the political balance between the Republican and Democratic parties in Congress. Trump may be in trouble in a new political and constitutional crisis if the Democrats gets the majority, and if Robert Mueller’s investigation confirms Trump’s collusion with the Russians during the 2016 campaign, leading to possible impeachment process (according to the 25th Amendment).
On August 16, 2018, 343 news media outlets across America responded to the Boston Globe’s call to run editorials protesting Trump’s “dirty war” against press freedom. While many news organizations joined this effort, including some major newspapers like the New York Times, many others did not participate, including the Wall Street Journal. Not only America is divided but also the news media is polarized. Perhaps, this is an unintended consequence of the 2016 presidential election which has been seen as one of the most divisive political events in electoral history, ironically leading to “the Divided States of America”.
In an editorial headlined “A Free Press Needs you”, the New York Times wrote that calling the truth you don’t like as “fake news”, is “dangerous to the lifeblood of democracy”, and calling journalists as “enemy of the people” is dangerous to them. During a private meeting with Trump (in July 2018), AG. Sulzberger (owner of the New York Times) said that the President’s words are “contributing to the rise of threats to journalists, and leading to violence”. While Trump is well known for his big ego and lies, he often used dirty words (as “lowlife” and “dog”) to insult people he did not like, including women (as Omarosa Manigault).
According to a public opinion poll conducted by Quinnipiac University, “51% of Republican voters believed the news media was the “enemy of the people”, while 65% of voters in general believed the press was an important part of democracy. Another survey this month also came up with similar results that 48% of Republican voters agreed that the news media was the “enemy of the American people”, with 28% disagreeing. And 23% of Republican supporters (and about 1/8 of Americans in general) believed Trump should close down such mainstream news media as the CNN, the Washington Post, and the New York Times, etc…
Changing mindset and paradigm
Those are some quick (and critical) review of the broad picture of domestic politics, while the picture of Trump’s economics and international politics seem better and positive, especially the prospects of the Sino-US trade war now in the second phase (since September 6, 2018). Trump’s record of achievements in international relations (with North Korea, for example) cannot be denied. Among living US Presidents, only Trump could stand up to China. But these facts could easily be colored and distorted by negative images at home. These contrasts could be easily confused, like the unusual and unpredictable character of Trump.
That is why it is difficult to assess Trump (on face values) as it could easily be confused. Recently, assessments of Trump have been polarized to some extremes (like blind men describing an elephant). Some would criticize Trump so severely, despite his obvious achievements, while others would praise him so much, despite his obvious follies. Not only Trump (or Trumpism) is at fault, but also those who support or oppose him may be mistaken in a world based not only on truth but also on half-truth or “post-truth”.
For better understanding and explanation of those political changes in the US and the rest of the world with hidden factors and changing variables (like climate change going on right now), people should change their mindset and paradigm. If they want to join the new world of 4.0 technologies, they cannot hold on to the old world of 0.4 permanent ideologies. They would get trapped in the status quo mindset (like prisoners of the past), and get lost in the matrix of the new world order (or disorder) that is yet to be defined, and further confused. Not only the US and world order is in turmoil, but also the human mind is in crisis.
NQD. September 11, 2018
@ Tác giả có gửi cho tôi cả bản tiếng Anh (tự viết thẳng bằng tiếng Anh), bạn nào quan tâm xin đọc văn bản post dưới bản tiếng Việt.
-----
Giải mã khủng hoảng truyền thông Mỹ: Một góc nhìn khác
Tác giả: Nguyễn Quang Dy
Không có một quốc gia nào trên thế giới có tần suất sự cố truyền thông nhiều như Mỹ. Khủng hoảng truyền thông thường xuyên làm người Mỹ cũng quen như “chuyện bình thường” (new normal). Đó là một đặc thù kiểu Mỹ không nên nhầm lẫn, làm cho nước Mỹ hấp dẫn và mạnh. Tu chính án Thứ nhất (the First Amendment) về tự do báo chí là một trụ cột của sức mạnh Mỹ (đang bị Trump thách thức). Đối với nhiều người, thật khó phân biệt khi nào khủng hoảng truyền thông biến thành khủng hoảng chính trị, hay khủng hoảng hiến pháp. Có lẽ bóng ma Watergate không bao giờ chết, và Tu chính án Thứ 25 là một răn đe đối với bất kỳ tổng thống nào không muốn làm theo luật chơi này. Đó là nghịch lý của hệ thống chính trị đã làm cho nước Mỹ trở thành độc đáo (exceptionalism), nhưng cũng dễ tổn thương.
Những quả bom truyền thông
Tuần qua có hai sự cố truyền thông lớn làm rung động chính quyền Trump, trong khi cuộc điều tra của Robert Mueller vẫn như “thanh gươm Damocles” đang treo lơ lửng trên đầu tổng thống. Thứ nhất là bài báo nặc danh (anonymous op-ed) đăng trên báo New York Times (5/8/2018) mà tác giả là “một quan chức cao cấp của chính quyền” (a senior administration official) cùng một nhóm phản kháng ngầm chống đối Trump. Tuy hiện tượng “dò rỉ thông tin” (leaking) là chuyện thường xuyên trong Nhà Trắng, nhưng sự kiện đầy kịch tính này đang làm cho các quan chức Nhà Trắng đau đầu đối phó, như phải dập một đám cháy lớn. Tuy các quan chức hàng đầu Nhà trắng đã lên tiếng phủ nhận (là “không phải tôi”), và Trump đã yêu cầu Bô trưởng Tư pháp phải điều tra, nhưng sau một tuần vẫn chưa biết ai là thủ phạm viết bài đó.
Sự kiện thứ hai là cuốn sách mới của nhà báo Bob Woodward (“Fear: Trump in the White House, Simon & Schuster”, September 11, 2018) như một quả bom truyền thông. Cuốn sách này được công bố chỉ một ngày sau sự kiện bài báo nặc danh trên New York Times. Sự trùng hợp về thời điểm, cũng như nội dung câu chuyện được kể lại làm cho đám cháy và quả bom này tai hại hơn nhiều đối với Trump (khi cuộc bầu cử giữa kỳ đang tới gần). Cách đây không lâu, có mấy sự cố truyền thông khác cũng làm dư luận xôn xao. Đó là cuốn sách của nhà báo Michael Wolff (“Fire and Fury”, Holt, January 5, 2018), và cuốn sách của Omarosa Manigault là một trợ lý Nhà Trắng bị sa thải, (“Unhinged: An Insider's Account of the Trump’s White House”, Simon & Schuster, August 14, 2018). Nhưng so với hai sự cố truyền thông đó, quả bom Woodward có sức công phá lớn hơn nhiều, như một quả “bom tấn” (blockbuster).
Bob Woodward là một nhà báo kỳ cựu của Washington Post, không phải là một tác giả bình thường mà là một tên tuổi lớn của báo chí Mỹ mà các tổng thống đều biết tiếng (và e ngại). Ông là tác giả của 18 cuốn sách viết về các đời tổng thống Mỹ, từ thời Richard Nixon (và bi kịch Watergate), trong đó có 12 cuốn được xếp hạng “bán chạy nhất toàn quốc” (number one national best seller). Woodward giành được 2 giải Pulitzer (một thành tích hiếm có đối với các nhà báo). Woodward nổi tiếng không phải chỉ vì viết nhiều về các nhân vật cung đình, mà còn do uy tín và tiếng tăm. Woodwar thường cẩn trọng kiểm tra lại các nguồn được trích, và trong cuốn sách mới ông đã trích dẫn theo cách gián tiếp (mà ông gọi là “deep background”).
Tuy hãy còn quá sớm để đánh giá hệ quả của các sự cố truyền thông nói trên, nhưng có thể hình dung rằng nước Mỹ đang trải qua một cuộc khủng hoảng truyền thông, gắn liền với một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc, đụng chạm đến những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Có lẽ đây là vấn đề toàn cầu chứ không riêng nước Mỹ, nhưng nó được bộc lộ rõ hơn ở Mỹ. Những giá trị cơ bản của dân chủ tự do (liberal democracy) và tự do ngôn luận (freedom of speech) đang bị thách thức. Không phải ngẫu nhiên mà Trump tỏ ra thù địch với báo chí, thường gọi báo chí là “tin vịt” (fake news) và gọi các nhà báo là “kẻ thù của nhân dân” (enemy of the people). Không phải chỉ tự do ngôn luận, mà “chính trị bản sắc” (identity politics) cũng bị thách thức, phản ánh xu hướng bảo thủ mới (neo-conservatism) và dân túy (populism).
Một nước Mỹ bị chia rẽ
Trong bối cảnh đó, cuộc bầu cử giữa kỳ sắp tới (11/2018) có ý nghĩa quan trọng. Thứ nhất, nó định vị lại tâm trạng và thái độ của cử tri Mỹ đối với Trump mà họ đã bỏ phiếu ủng hộ cách đây gần hai năm, và dự báo xu hướng chính trị hai năm tới khi cử tri Mỹ bầu lại Tổng thống. Thứ hai, nó xác lập lại cán cân chính trị giữa hai đảng Cộng hòa và Dân chủ trong Quốc hội. Trump dễ sa vàò một cuộc khủng hoảng chính trị và hiến pháp, nếu phe Dân chủ chiếm được đa số, và nếu điều tra của Robert Mueller khẳng định sự dích líu của Trump với người Nga trong tranh cử năm 2016, mở ra khả năng phế truất (theo Tu chính án Thứ 25).
Ngày 16/8/2018, có 343 tờ báo khắp nước Mỹ đã hưởng ứng lời kêu gọi của báo Boston Globe, cùng đăng xã luận để phản đối “cuộc chiến tranh bẩn thỉu” (dirty war) của Trump chống lại tự do báo chí. Tuy có rất nhiều báo tham gia, trong đó có những báo lớn như New York Times, nhưng cũng còn nhiều báo khác không tham gia (như Wall Street Journal). Không phải chỉ nước Mỹ bị chia rẽ mà báo chí Mỹ cũng đang bị phân hóa. Có lẽ đó là “hệ quả không định trước” của bầu cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016 như một sự kiện chính trị chia rẽ nước Mỹ chưa từng có, làm nhiều người gọi nước Mỹ là “the Divided States of America”.
Trong bài xã luận với tiêu đề “Báo chí Tự do cần các bạn”, báo New York Times viết rằng nếu gọi sự thật mà mình không thích là “tin vịt” (fake news) “là nguy hiểm cho dòng chảy của dân chủ” (dangerous to the lifeblood of democracy), và gọi báo chí là “kẻ thù của nhân dân” là nguy hiểm cho các nhà báo. Khi gặp riêng Tổng thống Trump (tháng 7/2018), ông AG. Sulzberger (Chủ báo New York Times) đã nói “ngôn từ của tổng thống đang góp phần làm tăng nguy cơ đối với các nhà báo, và dẫn đến bạo lực”. Tuy Trump nổi tiếng hay nói dối, nhưng ông cũng hay dùng những từ ngữ thô thiển để thóa mạ những người mà ông không thích, thậm chí cả phụ nữ như Omarosa Manigault, là “hạ đẳng” (lowlife) và “đồ chó” (dog).
Theo kết quả khảo sát dư luận của đại học Quinnipiac University, trong khi “51% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng báo chí là “kẻ thù của nhân dân”, thì 65% cử chi nói chung cho rằng báo chí là một phần quan trọng của nền dân chủ. Một khảo sát khác trong tháng này cũng có kết quả tương tự: 48% cử tri đảng Cộng hòa cho rằng báo chí là “kẻ thù của nhân dân Mỹ”, và 28% bất đồng. Trong khi đó, 23% những người ủng hộ đảng Cộng hòa (và 1/8 người Mỹ nói chung) cho rằng Trump nên đóng cửa CNN, Washington Post và New York Times.
Đổi mới tư duy và hệ quy chiếu
Đó là vắn tắt mấy nét (hơi tiêu cực) về bức tranh chính trị nội bộ của Mỹ vào thời điểm này, trong khi bức tranh kinh tế và chính trị quốc tế của chính quyền Trump có vẻ sáng sủa và tích cực hơn, nhất là về triển vọng chiến tranh thương mại Mỹ-Trung, đang bước vào giai đoạn hai (từ 6/9/2018). Thành tích đối ngoại của Trump (với Triều Tiên chẳng hạn) cũng không thể phủ nhận. Trong số các tổng thống Mỹ còn sống, chỉ có Trump dám đối đầu với Trung Quốc. Nhưng các thực tế đó có thể bị hình ảnh tiêu cực trong nước làm lu mờ và méo mó. Đó là những khác biệt dễ nhầm lẫn, cũng như tính cách bất thường, khó đoán của Trump.
Vì vậy, đánh giá về Trump là một việc khó, dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. Gần đây, quan điểm đánh giá về Trump có sự phân hóa theo hướng hơi vũ đoán (như “thầy bói sờ voi”). Một số người chỉ trích Trump thậm tệ (bất chấp những thành tích khó phủ nhận), trong khi một số khác khen ông hết lời (bất chấp những bê bối cũng khó phủ nhận). Không phải chỉ có Trump (hay Trumpism) có vấn đề, mà cả những người ủng hộ hay phản đối Trump cũng vậy, vì thế giới này không chỉ có sự thật, mà còn có nửa sự thật (half-truth), hay “hậu sự thật” (post-truth).
Muốn hiểu và lý giải được những biến đổi chính trị đang diễn ra tại Mỹ và trên thế giới với những ẩn số và biến số khó lường (giống như biến đổi khí hậu hiện nay), người ta cần đổi mới tư duy và hệ quy chiếu (paradigm). Nếu muốn hướng tới thế giới công nghệ 4.0 mà vẫn bám giữ vào hằng số tư tưởng 0.4 của thế giới cũ, người ta sẽ tiếp tục mắc kẹt vào tư duy nguyên trạng (status quo mindset) của trật tự thế giới cũ (như tù binh của quá khứ), và lạc trong ma trận của trật tự thế giới mới vẫn chưa định hình, nên càng dễ ngộ nhận và nhầm lẫn. Không chỉ Mỹ và trật tự thế giới đang bị đảo điên, mà tư duy con người đang bị khủng hoảng.
NQD. 11/9/2018
------
Decoding American Media Crisis: A Different Perspective
Nguyen Quang Dy
There is no other country in the world having such a high frequency of communication hiccups as the US. News media crisis, in fact, has become so frequent that people would get used to it as the “new normal”. It is an exceptional paradox that would make America attractive and strong. The First Amendment on the freedom of speech is a key pillar for the power of the US as a nation, but now being challenged by Trump. For many people, it is quite difficult to make sure when a communication crisis is turning into a political crisis or constitutional crisis. Perhaps, the ghost of Watergate never dies, and the 25th Amendment is the only available deterrence to any president who is not following the rules of the game. That is a typical paradox of the political system that makes America so exceptional, yet so vulnerable to crises.
Communication bombshells
Last week, there were two major communication events exploding like bombshells shaking the Trump administration, while Robert Mueller’s investigation seems like the Damocles Sword hanging over Trump. First, the anonymous op-ed in the New York Times (August 5, 2018) reportedly penned by “a senior administration official” is like a bushfire raging in Washington. While leaking may be a common game in the White House, this dramatic event is giving White House officials a big headache as they try to put out this bushfire. As senior White House officials denied it (that “it wasn’t me”), Trump has asked the Attorney General to investigate, but after one week nobody has been identified as the one (who did it).
The second event was a new book by senior journalist Bob Woodward (“Fear: Trump in the Whitehouse”, Simon & Schuster, September 11, 2018) as a communication bombshell just exploding. The book was announced only one day after the anonymous op-ed in the New York Times. The coincidence in the timing and content of the story has made this fire and bomb much more damaging for Trump (as the mid-term election is coming soon). Not long ago, two other communication events also touched on some nerves in Washington. It was a book by journalist Michael Wolff (“Fire and Fury”, Holt, January 5, 2018), and another by (fired) White House assistant Omarosa Manigault (“Unhinged: An Insider's Account of the Trump White House”, Simon & Schuster, August 14, 2018). But compared with these communication events, the Woodward bombshell is much more devastating (as a “blockbuster”).
Bob Woodward (a veteran journalist from the Washington Post) is not just another author, but a big name in American journalism that most presidents knew (though reluctant to associate). Woodward is the author of 18 books written about American presidents since Richard Nixon (and the Watergate drama), among them 12 were number one national best sellers. Woodward won 2 Pulitzers (that few other journalists could). He was known not only for writing big stories, but also for his reputation and credibility, as he was meticulous about sources to be quoted. In this new book (Fear), Woodward has resorted to “deep background”.
While it is still too early to gauge the impact of these events, it seems the US is undergoing a major communication crisis, associated with a profound political crisis, touching on basic values of political institutions. Perhaps, this is a global problem (not just in the US) but it gets more exposure there. As the basic values of liberal democracy and freedom of speech are challenged, Trump seems so hostile to the news media that he often called “fake news” and called journalists “enemy of the people”. Not only freedom of speech but also identity politics is attacked, leading to the rise of neo-conservatism, excessive nationalism and populism
.
The Divided States of America
In that context, the up-coming mid-term election (in November 2018) is significant. First, it would redefine the mood and attitude of American voters as many of them had voted for Trump nearly two years ago, and refocus on the political trend in the next two years when voters are supposed to choose their next president again. Second, it would reset the political balance between the Republican and Democratic parties in Congress. Trump may be in trouble in a new political and constitutional crisis if the Democrats gets the majority, and if Robert Mueller’s investigation confirms Trump’s collusion with the Russians during the 2016 campaign, leading to possible impeachment process (according to the 25th Amendment).
On August 16, 2018, 343 news media outlets across America responded to the Boston Globe’s call to run editorials protesting Trump’s “dirty war” against press freedom. While many news organizations joined this effort, including some major newspapers like the New York Times, many others did not participate, including the Wall Street Journal. Not only America is divided but also the news media is polarized. Perhaps, this is an unintended consequence of the 2016 presidential election which has been seen as one of the most divisive political events in electoral history, ironically leading to “the Divided States of America”.
In an editorial headlined “A Free Press Needs you”, the New York Times wrote that calling the truth you don’t like as “fake news”, is “dangerous to the lifeblood of democracy”, and calling journalists as “enemy of the people” is dangerous to them. During a private meeting with Trump (in July 2018), AG. Sulzberger (owner of the New York Times) said that the President’s words are “contributing to the rise of threats to journalists, and leading to violence”. While Trump is well known for his big ego and lies, he often used dirty words (as “lowlife” and “dog”) to insult people he did not like, including women (as Omarosa Manigault).
According to a public opinion poll conducted by Quinnipiac University, “51% of Republican voters believed the news media was the “enemy of the people”, while 65% of voters in general believed the press was an important part of democracy. Another survey this month also came up with similar results that 48% of Republican voters agreed that the news media was the “enemy of the American people”, with 28% disagreeing. And 23% of Republican supporters (and about 1/8 of Americans in general) believed Trump should close down such mainstream news media as the CNN, the Washington Post, and the New York Times, etc…
Changing mindset and paradigm
Those are some quick (and critical) review of the broad picture of domestic politics, while the picture of Trump’s economics and international politics seem better and positive, especially the prospects of the Sino-US trade war now in the second phase (since September 6, 2018). Trump’s record of achievements in international relations (with North Korea, for example) cannot be denied. Among living US Presidents, only Trump could stand up to China. But these facts could easily be colored and distorted by negative images at home. These contrasts could be easily confused, like the unusual and unpredictable character of Trump.
That is why it is difficult to assess Trump (on face values) as it could easily be confused. Recently, assessments of Trump have been polarized to some extremes (like blind men describing an elephant). Some would criticize Trump so severely, despite his obvious achievements, while others would praise him so much, despite his obvious follies. Not only Trump (or Trumpism) is at fault, but also those who support or oppose him may be mistaken in a world based not only on truth but also on half-truth or “post-truth”.
For better understanding and explanation of those political changes in the US and the rest of the world with hidden factors and changing variables (like climate change going on right now), people should change their mindset and paradigm. If they want to join the new world of 4.0 technologies, they cannot hold on to the old world of 0.4 permanent ideologies. They would get trapped in the status quo mindset (like prisoners of the past), and get lost in the matrix of the new world order (or disorder) that is yet to be defined, and further confused. Not only the US and world order is in turmoil, but also the human mind is in crisis.
NQD. September 11, 2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét