PHÁC HỌA
CHÂN DUNG NGƯỜI PHỤ NỮ - CHÍNH KHÁCH ĐỈNH CAO ĐANG ĐỐI MẶT VỚI THẤT
BẠI
Chính
khách đó là Theresa May, nữ thủ tướng của nước Anh. Khi mới lên nắm
quyền, ở Anh ít ai nghĩ rằng một người tiếp thu bộ hồ sơ Brexit lại
sụp đổ sự nghiệp chính trị TỪ chính hồ sơ đó.
Tuy nhiên
với bà May, Brexit không phải là vấn đề gai góc nhất mà Madam Theresa
đảm nhận, bà luôn nghĩ thế. Bởi theo bà, đất nước còn tồn tại
những vấn đề xã hội nóng bỏng khác cần được vượt thoát. Nên ngay khi ngồi vào ghế thủ
tướng, trong đầu bà May đã có những kế hoạch rất lớn. Đó là ngoài
chuyện ra khỏi EU còn có cả loạt
những dự định - mà xuyên suốt là cuộc đấu tranh quyết
liệt với sự bất bình đẳng “quá bạo liệt” trong lòng nước
Anh.
Thế mà lúc này, vào buổi tối định mệnh 27/3
vừa qua - cũng giống như người tiền nhiệm từng ngã gục
trước Brexit -, bà May đã thừa nhận rằng
bà đã hết cơ hội để thực thi một công việc mà bà từng tâm
niệm. Đó là cuộc chiến với sự mọi
sự bất bình đẳng, là tạo
sức mạnh cho nữ giới và xây dựng một xã hội sung túc và công bằng hơn cho Vương quốc Anh.
Sau sự kiện trên ít ngày, trên báo
chí Anh cho rằng sự kiện đó (ngày hạ
viện bỏ phiếu lần thứ 3 về Brexit) chắc chắn là
một khoảnh khắc chua xót nhất đối với sự
nghiệp chính trị của bà May, người mà trong gần 3 năm qua đã gần như là “vắt kiệt sức lực” trên một con đường đơn độc để đạt được thỏa thuận Brexit với
EU.
So sánh với các tiêu chí tự
đặt ra qua 2 lần thất
bại nặng nề trước, bà May lần này đã “chơi
tất tay”, sẵn sàng đánh đổi nhiệm kỳ thủ tướng của mình để
có được sự ủng hộ cần thiết cho thỏa thuận Brexit. Thật là một phụ
nữ trí dũng và cũng đầy bản lĩnh với công việc và trách nhiệm mà
mình đảm nhiệm.
Tuy nhiên cái điều
mà bà Theresa May trông đợi như là “khoảnh khắc thắng lợi”, tức là hiện thực
hóa được Brexit lại biến
chuyển thành một điều đau sót, tủi hổ
như báo chí Anh thú nhận giúp bà.
Và cũng
giống như cựu thủ tướng tiền
nhiệm David Cameron (ở đảng đối lập
với bà), bà May cũng sẽ phải rời ngôi nhà 10 phố
Dowing sớm hơn dự định. Suy cho cùng cả hai đều là nạn nhân của một sự
chia rẽ hết sức trầm trọng trong nội bộ của
cả 2 đảng về vấn đề châu Âu.
*
Vậy vì sao bà May thất bại? Đây
chắc sẽ là một câu hỏi mà xã hội và dư luận Anh còn nhiều dịp đặt
ra.
Vốn có một cách tiếp cận rất
độc lập và minh triết, bà May đã luôn
xác định “phương
hướng cho các cuộc thương thảo Brexit” là bà sẽ “không tìm kiếm sự hợp tác xuyên đảng phái” cho mô hình Brexit. Trái lại bà May cho
rằng đây là vấn đề chủ quyền nước Anh, quyền lợi của dân tộc Anh và
cũng là danh dự nước Anh. Nên bà muốn cả 2 đảng đều cần “dấn thấn”
vào công việc chông gai Brexit chứ đừng chỉ lo vun vén cho lợi ích của
một đảng phái nào.
Để hiện thực hóa hồ sơ chông
gai Brexit, bà May còn tự đưa ra một loạt những “lằn
ranh đỏ” mà bà từng long
trọng cam kết với Quốc hội và người dân Anh là “sẽ
không bao giờ vượt qua”. Quái
ác thay, những lằn ranh đỏ này đã hạn chế lựa chọn của
bà thủ tướng Anh trong cuộc đàm phán
chông gai với EU.
Sự ngoan
cường và quyết tâm của bà May với “ý tưởng phục vụ công chúng”
hình như đã ngấm vào máu do bà
được nuôi dưỡng bởi một người cha là mục sư Anh giáo
khiến cho sự nghiệp của bà May đúng là không hề bị hoen ố. Những
câu chuyện về lòng tham cá nhân hay tham nhũng đều không hề liên
quan đến bà. Bà May cũng
được đồng bào bà ngợi khen là “con người kiên trì
trách nhiệm” ở một vị trí cực kỳ khó
khăn và nhạy cảm, dù bà May đang mắc chứng tiểu
đường type 1.
Với bức tranh hoạt động chính
trường đó, người ta phải đặt ra câu hỏi, hay đó (sự việc trên) chính
là thứ “ngây thơ chính trị” của người đàn bà đầy quyền lực này.
Thử đối chiếu xem:
- Bà May quyết
định rằng nước Anh sẽ rời thị trường chung và liên minh hải quan EU, cắt đứt
nhiều mối quan hệ kinh tế vốn đã ngày càng gắn chặt Anh quốc với châu Âu lục
địa hàng chục năm qua.
à
Liệu đây có phải là cách tiếp cận trong thời đại hội nhập và thức
thời?
- Cũng do kiên định theo đuổi những mục tiêu trên, cuối cùng bà May dẫn
đến một “thỏa thuận phức tạp”.
Đến thời điểm thỏa thuận được công bố thì “nhiều chi tiết” đã khiến ngay các nghị sĩ cổ súy Brexit mạnh mẽ nhất trong đảng Bảo thủ của bà, họ cũng nhất tề “nổi loạn”. Rồi
hàng loạt những hoạt động và tuyên
ngôn “bất hợp tác”, nhiều vụ từ chức của những nhân
vật nổi bật trong nội các của bà May đã liên tiếp được công
bố.
à
Điều này cho thấy sự đánh giá lực lượng, đội ngũ đi theo định hướng
của bà đã tỏ ra không đáng tin cậy.
- Một thực tế là chính phe
phái ủng hộ Brexit trong đảng bà May
nay lại cho rằng thỏa thuận này sẽ khiến nước Anh bị
chi phối bởi các quy định của EU sau khi ra đi. Trong khi phe
phái muốn ở lại EU thì chỉ trích bà May đã loại trừ
khả năng ‘Brexit mềm’ - mà theo đó Anh vẫn
nằm trong thị trường chung và liên minh hải quan của EU -, điều sẽ giúp nước Anh
tránh khỏi sụt giảm kinh tế do Brexit mà Ngân hàng Anh quốc đã cảnh báo mất đi
tới 8% GDP của Anh..
à
Tức là trên thực tế, bà May đã để mất phe chủ trương ‘Brexit cứng’ trong đảng của bà
trong khi lại không đưa ra được ‘Brexit mềm’ vốn đáp ứng mong đợi của các cử
tri Công đảng (đảng Lao động) mà bà cần
để bản kế hoạch của bà được Hạ viện phê chuẩn.
Thật đáng tiếc vì các tính
toán không được phù hợp của bà Theresa cũng từ sự ngây thơ chính trị
chăng?
Kết quả là
hoạt động lập pháp trì trệ và bà May phải từ chức
sớm.
Đó được
coi là một kết thúc ngược đời sau một khởi đầu đầy hứa
hẹn. Khi bà May lên nắm quyền hồi tháng 7/2016,
bà đi lên từ khối “trung dung” sau khi những nhân vật nổi bật hơn, bao gồm Thị trưởng
London khi đó là ông Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove đã
nhận thất bại cay đắng.
Bất kỳ ý
tưởng nào mà bà đều có thể dễ dàng thành công trước đó đã nhanh chóng tan thành
mây khói khi bà May đưa ra quyết định định
mệnh về việc tổ chức tổng tuyển cử sớm hồi tháng 6/2017, tức ba năm trước
thời hạn. Lúc đó bà May dường như là đã “tự mình
đưa ra quyết định quan trọng này” mà không
có góp ý nhiều từ các trợ lý trong khi – như báo chí Anh tiết
lộ -, là khi bà May đang lang thang cùng phu quân,
ông Philip, ở một vùng thôn quê xứ Wales trong một
kỳ nghỉ.
Chắc chắn ở một
chính trị gia uyển chuyển hơn có thể
quyết định rằng với vị thế thiểu số trong Quốc hội như đảng Bảo
thủ của bà May thì cần phải “tiếp cận các đảng phái khác”
trên một vấn đề gây chia rẽ như thỏa thuận Brexit. Tuy nhiên, bà May lại chọn “con đường một mình”.
Giống như cựu nữ thủ tướng Anh
Margarat Thatcher, bà May, 62 tuổi cũng là một
chính trị gia quả quyết và sắt thép. Nhưng như bà May thú nhận hôm 27/3, rằng
bà đã không ứng phó tốt khi trong nhiều
quán bar trên đất nước Anh người ta ồn
ào về Brexit. Điều đó có nghĩa là bà May cũng ít nhạy bén với mọi
luồng dư luận và tin đồn. Nên khi gặp phải trở ngại, cách làm của bà May
thường là “phản
công và phản công”, lặp đi lặp lại một thứ
lập luận, trưng ra một thứ chứng cứ,
“Brexit có nghĩa là Brexit”… khiến người
ta ít chú ý và không có hiệu quả..
Người ta bảo khoảnh
khắc xúc động là khi bà May nói trước các thành viên cùng đảng (vẫn vào
hốm đó, 27/3),
rằng bà sẽ từ chức sớm mặc dù ý định công khai rất rõ ràng của bà trước
nay là muốn được tại nhiệm. Nhưng cũng
chính bà May đã từng nói với các nghị sỹ thuộc đảng
Bảo thủ của bà, rằng bà sẽ ra khỏi dinh
thự số 10 ở phố Downing ngay sau khi
Brexit xong xuôi, và vì thế
sẽ để lại mớ hỗn loạn trong việc xây dựng mối quan hệ
tương lai với châu Âu cho một nhà lãnh đạo khác. Điều này chắc
chắn dọn đường cho cuộc tranh đấu quyết liệt để chọn
người kế nhiệm bà May trong đảng của bà.
Ông George
Freeman, một cựu cố vấn của bà May, cho biết khi thừa nhận rằng mình
“đã không đáp ứng được đòi hỏi”, bà May gần như muốn trào nước mắt. Ông còn nói rằng bà May
thừa nhận đã phạm “nhiều sai lầm” và nói rằng bà dầu sao “cũng chỉ là con người”. Cựu cố vấn Mr Freeman kể rằng sau cánh cửa phòng họp đóng kín, bà May đã nài nỉ: “Tôi van nài các vị đồng liêu hãy bỏ phiếu cho thỏa thuận Brexit; và như thế tôi sẽ ra
đi”, và “”cả căn phòng đông đúc
người bỗng như chùng
xuống trong im lặng”. Có thể như, ông Freeman kể tiếp, “như
thể bà ấy chết dưới chính lưỡi gươm của mình, bà
ấy muốn đặt đất nước lên trước đảng phái và sự nghiệp
và yêu cầu họ làm điều tương tự”, lúc đó “”căn phòng im phăng phắc đến mức mọi người có thể nghe thấy tiếng muỗi bay qua” ông Freeman như
kết thức câu chuyện.
Vệ Nhi tổng hợp
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét