Và các nhà quản lý, hoạch định chính sách, các nhà kiến trúc và giới trí thức Việt nói chung..., mọi người hãy cùng nhau lên tiếng trước khi sự việc quá muộn! (Nguyễn Vĩnh Blog)
-----
Bài đăng trên ngườidothi online. Xin phép tác giả post lại để bạn bè quan tâm trên blog của tôi cùng đọc.
Đà Lạt đang tan rã?
10:12 | Thứ năm, 04/04/2019 0- Khu Hòa Bình - một không gian lịch sử, nhân văn đặc thù Đà Lạt
- Khu trung tâm Hòa Bình - Đà Lạt: Ai phải đi để ai sẽ đến?
- Hai kiến trúc sư phản biện giám đốc Sở Xây dựng Lâm Đồng về quy hoạch Đà Lạt
- Hiểu sai về “phát triển” đô thị ở Đà Lạt
Năm 1976 Đà Lạt vẫn còn nguyên vẹn một đô thị
mang phong cách phương Tây giữa trời Đông, một đô thị xinh đẹp mát
lành, tôn trọng đặc trưng núi đồi. Cho đến năm 2004, hình thái đô thị và
quỹ đô thị trong nó vẫn đủ đầy. Và ngay cả ba bản quy hoạch mới Đà Lạt
kể từ sau năm 1992, cũng không hề định hướng cho một Đà Lạt phá cũ làm
mới mà đều thừa nhận những giá trị đô thị đã có của Đà Lạt và con đường
phát triển cho nó là tiếp nối, xem đấy như công thức, tầm nhìn thông
minh, bất di bất dịch.
Các chuyên gia đô thị người Việt từ trước 1975 và cho đến gần đây đều thừa nhận Đà Lạt là một thành phố quý báu đặc biệt (“Tiểu Paris ở phương Đông”) được quy hoạch chuẩn mực, bài bản, khoa học, nhất là trong hội thảo khoa học quy mô nhất diễn ra hồi năm 2004 do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức. Ở đó tất cả các nhà khoa học hàng đầu của quốc gia đều thừa nhận và khuyến nghị phải gìn giữ cho được tầm nhìn phát triển cũng như quỹ quy hoạch và quỹ kiến trúc mà người Pháp đã nghiêm cẩn tạo ra trước đó, đến mức họ đề xuất lập hồ sơ “Thành phố di sản” cho phố núi này.
Nhưng thực tế thì mọi thứ đã diễn ra hoàn toàn ngược lại.
Rừng thông đặc trưng của Đà Lạt thì từ “Rừng cấm quốc gia” đã rớt hạng dần, xuống thành “Rừng đặc dụng”, rồi “Rừng phòng hộ cảnh quan, môi trường” bằng các dạng văn bản hành chánh để dễ bề can thiệp vào nó. Trước kia người ta nhẹ nhàng tựa vào địa hình đồi núi cao thấp kia để kiến tạo. Nay thì núi đồi cho thả ga hạ cốt san bằng để xây dựng nên những con phố giống đô thị đồng bằng, còn hệ thống khe suối cùng những vùng trũng sình tự nhiên đã cho san lấp, chặt đứt những dòng lưu thủy, vốn là lưới lọc và cân bằng sinh thái. Quỹ quy hoạch bài bản tôn trọng thiên nhiên và hệ thống công trình kiến trúc cổ đặc biệt riêng có của Đà Lạt thì đập bỏ tràn lan với tốc độ chóng mặt, mạnh ai nấy phá, phần thì từ tư nhân các dạng được bố trí cho vào ở sau 1975, phần thì các cơ quan, sở ngành, doanh nghiệp quốc doanh được giao quản lý, phần thì trực tiếp từ chính quyền. Những dự án resort, lập khu dân cư, cho xây khách sạn mọc lên khắp nơi, chen cài vào hoặc dội xuống những quần thể kiến trúc “Tây” xưa.
Giờ, năm 2019, theo tôi, khối di sản khổng lồ đó chỉ còn tản mác, đơn chiếc đây đó. Những gì diễn ra cho thấy nhà đương cục chưa bao giờ coi quý những quỹ quy hoạch, kiến trúc thời thuộc Pháp mà thành phố mình có (bởi nếu có họ không dễ dàng cho đập bỏ ở khắp nơi, và từ lâu đã lập hồ sơ di sản cho đô thị này rồi). Và nếu tôn trọng khoa học đô thị thật thì họ đã lĩnh hội, sử dụng những khối hiểu biết, tri thức, kiến nghị, đề xuất của những khoa học gia đô thị uy tín chỉ ra.
Và nếu những bản quy hoạch tổng thể đô thị Đà Lạt thời gian qua được xem là mệnh lệnh thì người ta đã triển khai quy hoạch chi tiết cho từng khu vực của Đà Lạt rồi. Nên nhớ, trong các bản quy hoạch đó, bản nào cũng nêu nguyên tắc: “hạn chế xây dựng ở khu trung tâm”, “kéo giãn đô thị ra ngoại vi”, vì nếu không nó sẽ phá hỏng hình thái đô thị, bế tắc giao thông và không bảo tồn được những giá trị đô thị đã định hình. Nhưng khu trung tâm với hình hài phố phường định dạng bài bản ngày càng nhồi nhét công trình lớn vào, những mảnh đất trống luôn được “nhà đầu tư” nhắm đến, không có đất trống thì đập bỏ những công trình cổ để lòi ra đất trống mà xây mới.
Quy hoạch để làm gì khi trong thực tế người ta không xài đến quy hoạch?
Nên, bản quy hoạch khu trung tâm - mà nhiều người gọi là quy hoạch khu Hòa Bình - cũng chỉ là định mệnh tiếp diễn với Đà Lạt. Công việc gấp và chiến lược nhất trong nhiệm vụ kiến tạo ở Đà Lạt là kéo giãn đô thị ra bên ngoài, hình thành đô thị vệ tinh, giải cứu áp lực cho khu trung tâm, đã không được làm, thậm chí làm ngược lại.
Chính giá trị đất đai ở khu trung tâm đang giết chết Đà Lạt bằng những bài tính phi khoa học, và dĩ nhiên nó phải được khoác tấm vải mỏng là “chỉnh trang đô thị”. Nếu chỉnh trang, thì trong mười năm qua người ta đã không cho “mưa” khách sạn đổ xuống khu trung tâm Đà Lạt, khủng khiếp nhất là những khách sạn khổng lồ nuốt chửng, phá nát toàn bộ không gian khu vực trung tâm, và mới đây là công trình tổ hợp Chợ Mới to cao chưa từng thấy ở phố núi hùng hổ đè bẹp công trình kiến trúc chợ Đà Lạt nền nã hài hòa xưa nay. Cho xây dựng những công trình vô tiền khoáng hậu đó là nhà chức trách bóp nghẹt thêm khu trung tâm, làm khổ cho Đà Lạt và tự làm khó mình.
Nếu không cần đến những giá trị thời “thuộc địa Pháp” ở Đà Lạt thì nói một tiếng cho mọi người rõ, để cứ thế từ nay thẳng đường làm, nó sẽ là chương hoàn toàn mới cho một xứ sở, và sự ồn ào sẽ được chấm dứt. Còn không hãy thành tâm với đặc trưng của mình, đô thị sinh thái, di sản, văn hóa, văn minh. Nhưng cho dù có làm gì, thì cũng xin nhớ một điều: suốt hơn tám mươi năm qua, từ khi Đà Lạt được biết đến với tư cách thành phố du lịch, thì những giá trị kia đã rõ là một nguồn sữa nuôi sống hệ thống du lịch ở thành phố này và làm nó nổi tiếng, được người gần xa trân quý.
Nếu xem một thành phố cũng là một cơ thể sống và luôn có linh hồn, thì Đà Lạt đầy di sản tinh tế trong tâm thức mọi người suốt 126 năm qua kia đang bị tan rã, phân hoại.
Nguyễn Hàng Tình
-----
Ảnh trong bài: Một số di sản kiến trúc cổ và thực trạng kiến trúc Pháp ở Đà Lạt mà tác giả chụp được trong những thập niên qua. Ảnh thứ 4 từ trên xuống: Tòa kiến trúc dinh thự lộng lẫy của Pháp thời thuộc địa nằm trên ngọn đồi cao nhất khu trung tâm Hoa Bình, đứng trước nguy cơ nhường chỗ cho một đại khách sạn
Các chuyên gia đô thị người Việt từ trước 1975 và cho đến gần đây đều thừa nhận Đà Lạt là một thành phố quý báu đặc biệt (“Tiểu Paris ở phương Đông”) được quy hoạch chuẩn mực, bài bản, khoa học, nhất là trong hội thảo khoa học quy mô nhất diễn ra hồi năm 2004 do Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức. Ở đó tất cả các nhà khoa học hàng đầu của quốc gia đều thừa nhận và khuyến nghị phải gìn giữ cho được tầm nhìn phát triển cũng như quỹ quy hoạch và quỹ kiến trúc mà người Pháp đã nghiêm cẩn tạo ra trước đó, đến mức họ đề xuất lập hồ sơ “Thành phố di sản” cho phố núi này.
Nhưng thực tế thì mọi thứ đã diễn ra hoàn toàn ngược lại.
Rừng thông đặc trưng của Đà Lạt thì từ “Rừng cấm quốc gia” đã rớt hạng dần, xuống thành “Rừng đặc dụng”, rồi “Rừng phòng hộ cảnh quan, môi trường” bằng các dạng văn bản hành chánh để dễ bề can thiệp vào nó. Trước kia người ta nhẹ nhàng tựa vào địa hình đồi núi cao thấp kia để kiến tạo. Nay thì núi đồi cho thả ga hạ cốt san bằng để xây dựng nên những con phố giống đô thị đồng bằng, còn hệ thống khe suối cùng những vùng trũng sình tự nhiên đã cho san lấp, chặt đứt những dòng lưu thủy, vốn là lưới lọc và cân bằng sinh thái. Quỹ quy hoạch bài bản tôn trọng thiên nhiên và hệ thống công trình kiến trúc cổ đặc biệt riêng có của Đà Lạt thì đập bỏ tràn lan với tốc độ chóng mặt, mạnh ai nấy phá, phần thì từ tư nhân các dạng được bố trí cho vào ở sau 1975, phần thì các cơ quan, sở ngành, doanh nghiệp quốc doanh được giao quản lý, phần thì trực tiếp từ chính quyền. Những dự án resort, lập khu dân cư, cho xây khách sạn mọc lên khắp nơi, chen cài vào hoặc dội xuống những quần thể kiến trúc “Tây” xưa.
Đến giữa những năm 1990, Viện Nghiên cứu kiến trúc quốc gia đã nhận định có “Cả một bảo tàng kiến trúc Pháp cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX ở Đà Lạt”. Ngay cả những con phố dành cho người Việt ở khu vực trung tâm như trên đường Ba Tháng Hai, Trương Công Định, Nguyễn Văn Trỗi, Tăng Bạt Hổ đến năm 2004 nhà nghiên cứu đô thị và lý luận kiến trúc, cũng là người từng làm chuyên gia cho nhiều thành phố ở châu Phi - KTS. Nguyễn Luận đã phải thốt lên là nó chuẩn mực và đẹp đến ngỡ ngàng như những đô thị châu Âu thời Trung cổ. Nay thì diện mạo đó cũng tan vỡ rồi, vì nhà đương cục không nhìn thấy giá trị và khả năng sinh lợi lớn từ nó, họ chỉ nhìn thấy giá trị bất động sản. Họ không làm được như nhà đương cục Quảng Nam với Hội An, như Hà Nội với 36 phố phường xưa.Nếu xem một thành phố cũng là một cơ thể sống và luôn có linh hồn, thì Đà Lạt đầy di sản tinh tế trong tâm thức mọi người suốt 126 năm qua kia đang bị tan rã, phân hoại.
Giờ, năm 2019, theo tôi, khối di sản khổng lồ đó chỉ còn tản mác, đơn chiếc đây đó. Những gì diễn ra cho thấy nhà đương cục chưa bao giờ coi quý những quỹ quy hoạch, kiến trúc thời thuộc Pháp mà thành phố mình có (bởi nếu có họ không dễ dàng cho đập bỏ ở khắp nơi, và từ lâu đã lập hồ sơ di sản cho đô thị này rồi). Và nếu tôn trọng khoa học đô thị thật thì họ đã lĩnh hội, sử dụng những khối hiểu biết, tri thức, kiến nghị, đề xuất của những khoa học gia đô thị uy tín chỉ ra.
Và nếu những bản quy hoạch tổng thể đô thị Đà Lạt thời gian qua được xem là mệnh lệnh thì người ta đã triển khai quy hoạch chi tiết cho từng khu vực của Đà Lạt rồi. Nên nhớ, trong các bản quy hoạch đó, bản nào cũng nêu nguyên tắc: “hạn chế xây dựng ở khu trung tâm”, “kéo giãn đô thị ra ngoại vi”, vì nếu không nó sẽ phá hỏng hình thái đô thị, bế tắc giao thông và không bảo tồn được những giá trị đô thị đã định hình. Nhưng khu trung tâm với hình hài phố phường định dạng bài bản ngày càng nhồi nhét công trình lớn vào, những mảnh đất trống luôn được “nhà đầu tư” nhắm đến, không có đất trống thì đập bỏ những công trình cổ để lòi ra đất trống mà xây mới.
Quy hoạch để làm gì khi trong thực tế người ta không xài đến quy hoạch?
Nên, bản quy hoạch khu trung tâm - mà nhiều người gọi là quy hoạch khu Hòa Bình - cũng chỉ là định mệnh tiếp diễn với Đà Lạt. Công việc gấp và chiến lược nhất trong nhiệm vụ kiến tạo ở Đà Lạt là kéo giãn đô thị ra bên ngoài, hình thành đô thị vệ tinh, giải cứu áp lực cho khu trung tâm, đã không được làm, thậm chí làm ngược lại.
Chính giá trị đất đai ở khu trung tâm đang giết chết Đà Lạt bằng những bài tính phi khoa học, và dĩ nhiên nó phải được khoác tấm vải mỏng là “chỉnh trang đô thị”. Nếu chỉnh trang, thì trong mười năm qua người ta đã không cho “mưa” khách sạn đổ xuống khu trung tâm Đà Lạt, khủng khiếp nhất là những khách sạn khổng lồ nuốt chửng, phá nát toàn bộ không gian khu vực trung tâm, và mới đây là công trình tổ hợp Chợ Mới to cao chưa từng thấy ở phố núi hùng hổ đè bẹp công trình kiến trúc chợ Đà Lạt nền nã hài hòa xưa nay. Cho xây dựng những công trình vô tiền khoáng hậu đó là nhà chức trách bóp nghẹt thêm khu trung tâm, làm khổ cho Đà Lạt và tự làm khó mình.
Nếu không cần đến những giá trị thời “thuộc địa Pháp” ở Đà Lạt thì nói một tiếng cho mọi người rõ, để cứ thế từ nay thẳng đường làm, nó sẽ là chương hoàn toàn mới cho một xứ sở, và sự ồn ào sẽ được chấm dứt. Còn không hãy thành tâm với đặc trưng của mình, đô thị sinh thái, di sản, văn hóa, văn minh. Nhưng cho dù có làm gì, thì cũng xin nhớ một điều: suốt hơn tám mươi năm qua, từ khi Đà Lạt được biết đến với tư cách thành phố du lịch, thì những giá trị kia đã rõ là một nguồn sữa nuôi sống hệ thống du lịch ở thành phố này và làm nó nổi tiếng, được người gần xa trân quý.
Nếu xem một thành phố cũng là một cơ thể sống và luôn có linh hồn, thì Đà Lạt đầy di sản tinh tế trong tâm thức mọi người suốt 126 năm qua kia đang bị tan rã, phân hoại.
Nguyễn Hàng Tình
-----
Ảnh trong bài: Một số di sản kiến trúc cổ và thực trạng kiến trúc Pháp ở Đà Lạt mà tác giả chụp được trong những thập niên qua. Ảnh thứ 4 từ trên xuống: Tòa kiến trúc dinh thự lộng lẫy của Pháp thời thuộc địa nằm trên ngọn đồi cao nhất khu trung tâm Hoa Bình, đứng trước nguy cơ nhường chỗ cho một đại khách sạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét