Thứ Bảy, 1 tháng 2, 2020

Lựa chon cách nào đối mặt với coronavirus?


      Lựa chon cách nào đối mặt với coronavirus? 
       Là một nước có đường biên giới rất dài với TQ, mà TQ lại đang phải chống trả gay gắt với mối đe dọa bùng phát của nạn dịc vi-rút corona hết sức nguy hiểm nên Việt Nam gặp không ít khó khăn để phòng chống nạn dịch lây lan này. Người qua lại các cửa khẩu trước nay giữa 2 nước VN và TQ là rất đông, chưa kể dòng người TQ đi du lịch VN cũng chiếm tỉ lệ cao nhất so với khách du lịch quốc tế khác. Vậy vấn đề phóng chống, và sau này giả thiết có người mắc dịch thì phải điều trị... những điều đó đặt ra cho VN rất nhiều vấn đề phải giải quyết.

  Ở khía cạnh người dân sẽ không thể đủ thông tin để nói đóng cửa biên giới lúc này là thích hợp hay là không thích hợp?
        Tuy nhiên lựa chọn giữa phát trciển và bảo vệ tính mạng con người thì tôi nghĩ nên chọn điều thứ 2.
        Đừng mắc kẹt vào dilemma, cũng đừng nghĩ hoặc đòi hỏi được cả 2 (mới là tốt như xưa nay ta hay có khẩu hiệu "vừa được cái này, vừa được cái kia). Đi theo cái cách muốn xơi cả 2 cửa ấy không chừng xôi hỏng bỏng không. Có khi còn phải nhận cả số âm nữa đấy!
        Ngẫm xưa nay, một khi còn con người thì con người "sẽ làm nên tất cả". Chứ phát triển, có của nả, tiền bạc vật chất đầy ra đấy mà người mất đi rồi thì phỏng mọi vật chất kia còn có ý nghĩa gì?!.
        Để hiểu thêm về chủ trương phòng, chống dịch coronavirus, xin mời bạn bè tham khảo bài viết dưới đây.
  Nguyễn Vĩnh g-th
------ 
BÀI VIẾT ĐĂNG TRÊN TRANG SPUTNIK
 Nguồn: --->>

Trong trường hợp đường link trên không vào được, mời đọc copy-paste toàn bộ bài viết post ở dưới đây: 


Việt Nam sẵn sàng đóng cửa biên giới với Trung Quốc vì coronavirus?


Trước tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán do coronavirus bùng phát và diễn biến phức tạp, Ban Bí thư yêu cầu huy động cả hệ thống chính trị, đặt ưu tiên cao nhất, sẵn sàng tạm dừng mọi hoạt động lễ hội, hội nghị, tránh tập trung đông người để phòng, chống dịch viêm đường hô hấp cấp liên quan nCoV.
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng Việt Nam cũng xem xét đến tình huống khẩn cấp nếu cần thiết có thể sẵn sàng tạm đóng các cửa khẩu biên giới với Trung Quốc tránh dịch bệnh lây lan.

Ban Bí thư: Chống dịch viêm phổi do coronavirus là ưu tiên cao nhất

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ngày 29.1 đã ký Công văn số 79 gửi các Tỉnh ủy, Thành ủy, các ban Đảng, ban cán sự Đảng, đảng đoàn, Đảng ủy trực thuộc Trung ương, các đảng ủy của đơn vị sự nghiệp Trung ương về việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do virus corona gây nên.
Công văn của Ban Bí thư đề cập đến tình hình dịch bệnh do chủng mới coronavirus (nCoV) gây ra đang gây lo ngại trên toàn thế giới và ở Việt Nam với số người nhiễm và số ca tử vong không ngừng tăng lên từng ngày.
Ban Bí thư nhận định, tính đến thời điểm hiện tại, dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) gây ra đã xảy ra tại Trung Quốc, lây lan ra 18 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Đây là dịch bệnh mới, nguy hiểm, có khả năng lây lan nhanh. Hiện dịch bệnh này chưa có vác-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Do đó, Ban Bí thư nhận định, tình hình dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, có khả năng lan rộng và bùng phát cao.
Tuy nhiên, chỉ thị của Ban Bí thư nêu rõ, trong tình hình này, càng phải hết sức bình tĩnh, phối hợp hặt chẽ, phòng ngừa và xử lý chính xác, hiệu quả, tránh bị động, bất ngờ.
Thực hiện công tác chủ động phòng, chống dịch bệnh do coronavirus, Ban Bí thư đưa ra những yêu cầu đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, mặt trận, đoàn thể quán triệt và tổ chức triển khai nghiêm túc chỉ thị của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc (số 05/ CT-TTg, ban hành ngày 28.1.2020) về việc phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của coronavirus gây nên.
Công văn số 79 do Thường trực Ban Bí thư Trần Quốc Vượng ký cũng nêu rõ, tất cả phải xác định công tác phòng, chống dịch do chủng mới corona là nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân khẩn trương thực hiện quyết liệt các biện pháp do Chính phủ và các bộ, ngành đề ra, huy động toàn hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang, toàn dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch.
“Quyết tâm kiểm soát, không để dịch lây lan, bảo đảm phát triển kinh tế, xã hội, trật tự, an toàn xã hội, ổn định đời sống nhân dân và tổ chức Đại hội Đảng bộ các cấp thành công”, Ban Bí Thư nhấn mạnh.
Đồng thời, đối với người đứng đầu cấp ủy trực tiếp chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác phòng, chống dịch, Ban Bí thư yêu cầu nhanh chóng và khẩn trương chỉ đạo các cấp, các ngành xây dựng kế hoạch, chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất cho việc dự phòng, cách ly, điều trị, chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc men y tế, trang bị phòng hộ cho nhân dân, bảo đảm đủ kinh phí, nhân lực cho công tác phòng, chống dịch theo phương châm tại chỗ.
Đặc biệt, công tác dự phòng, cách ly, điều trị tại chỗ, đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị, thuốc men, dụng cụ phòng hộ theo yêu cầu tại chỗ; kinh phí tại chỗ cũng như nhân lực tại chỗ cho những tình huống khẩn cấp, tránh bùng phát và lây lan dịch bệnh.
Tại các trung tâm thương mại Việt Nam nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng được trang bị khẩu trang khi làm việc
© ẢNH : THÀNH ĐẠT - TTXVN
Tại các trung tâm thương mại Việt Nam nhân viên bảo vệ, nhân viên bán hàng được trang bị khẩu trang khi làm việc
Theo Công văn số 79 của Ban Bí Thư, cần xây dựng phương án phòng, chống theo từng cấp độ lây lan dịch, thực hiện triệt để, tuân thủ các biện pháp dự phòng, cách ly theo yêu cầu của cơ quan chuyên môn.
“Trong trường hợp cần thiết, tạm dừng các hoạt động tập trung đông người, các lễ hội, các hội nghị, hội thảo để tập trung (ưu tiên cao nhất) phòng, chống dịch”, Ban Bí thư nêu rõ.
Đối với hoạt động đưa tin, báo chí truyền thông, Ban Bí thư cũng xác định những nhiệm vụ quan trọng, cần lưu ý. Theo đó, lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông đến từng cán bộ, đảng viên và nhân dân để mọi người đều nhận rõ tính chất nguy hiểm và tác hại nghiêm trọng của dịch do chủng mới virus corona gây ra, thông tin kịp thời, chính xác để nâng cao nhận thức, ý thức và trách nhiệm cho người dân tự dự phòng là chính. Theo đó, người dân Việt Nam cần dự phòng cho bản thân, gia đình và cộng đồng.
Theo chỉ đạo của Ban Bí thư, cần đấu tranh, xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân đưa các thông tin không chính xác, gây hoang mang, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân liên quan đến tình hình dịch viêm phổi cấp do coronavirus gây nên.
Theo Ban Bí thư, Ban Dân vận Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể nhân dân từ Trung ương đến địa phương có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền nâng cao nhận thức của nhân dân để thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch do chủng mới virus corona gây ra, phát huy vai trò, trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và nâng cao sức khỏe của mình và cộng đồng.
Bên cạnh đó, Ban Tuyên giáo Trung ương tập trung chỉ đạo các cơ quan báo chí, tăng cường tuyên truyền về công tác phòng, chống dịch do chủng mới corona gây ra, cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời. Chỉ đạo các cơ quan xử lý nghiêm các vi phạm về thông tin phòng, chống dịch bệnh.
Đáng chú ý, Công văn số 79 nêu rõ, Ban Tuyên giáo Trung ương sẽ giúp Ban Bí thư năm bắt tình hình triển khai thực hiện công tác phòng chống dịch cũng như báo cáo với Ban Bí thư về kết quả thực hiện công văn này.
Liên quan đến ý kiến chỉ đạo nêu trong Công văn của Ban Bí thư Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cũng đã có phản hồi về việc có xem xét dừng các hoạt động lễ hội, vui chơi tụ tập đông người tránh lây lan dịch bệnh hay không.
Trả lời về vấn đề này, ông Nguyễn Quốc Huy, Trưởng phòng Nếp sống Văn hóa – Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết, phía Bộ đã soạn thảo văn bản chỉ đạo chung đối với các hoạt động văn hóa thể thao và du lịch.
Trước tình hình dịch virus corona xuất hiện các em nhỏ nếu sốt sẽ không được tham gia tại nơi tụ tập đông người
© ẢNH : THÀNH ĐẠT - TTXVN
Trước tình hình dịch virus corona xuất hiện các em nhỏ nếu sốt sẽ không được tham gia tại nơi tụ tập đông người
Trong văn bản này có nội dung yêu cầu Sở văn hóa các địa phương thường xuyên theo dõi công tác chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Y tế, chính quyền địa phương, thực hiện các biện pháp phòng chống dịch viêm phổi có tên là Coronavirus để kịp thời tuyên truyền đến người dân, du khách và các biện pháp phòng ngừa trong các hoạt động văn hóa, tổ chức lễ hội. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phòng dịch, chủ động tránh gây hoang mang, dao động cho người dân.
Tuy nhiên, hiện tại, mọi thứ chỉ dừng lại ở mức tuyên truyền, công tác tổ chức lễ hội truyền thống vẫn diễn ra như thường kỳ. Quyết định có hủy bỏ lễ hội hay không phụ thuộc vào Chính phủ.
“Muốn công bố dịch hoặc phân vùng có dịch là phải do Bộ Y tế hoặc Chính phủ đưa ra. Hiện tại, chúng tôi đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, cách phòng dịch cho người dân chứ không thể quyết định được việc có hay không hạn chế công tác tổ chức các hoạt động văn hóa, lễ hội đầu năm”, ông Nguyễn Quốc Huy nhấn mạnh.

Việt Nam sẵn sàng đóng cửa khẩu biên giới với Trung Quốc nếu cần thiết?

Sau cuộc họp khẩn triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn dịch bệnh viêm phổi cấp do coronavirus gây ra trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam- Trung Quốc chiều 28.1, Bộ Tư lệnh, Bộ đội Biên phòng đã công bố quyết định thành lập tổ Công tác tiền phương chỉ đạo phòng chống dịch.

BỎ PHIẾU

Bạn thực hiện những biện pháp phòng chống dịch bệnh do virus corona gây ra như thế nào?
Trung tướng Hoàng Xuân Chiến, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng yêu cầu các đơn vị tổ chức quán triệt nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, đặc biệt là của Bộ Quốc phòng và hướng dẫn chỉ đạo của Cục Quân y, khuyến cáo của Bộ Y tế về việc phòng chống viêm phổi cấp do virus corona gây ra.
Đặc biệt, Trung tướng Hoàng Xuân Chiến cũng chỉ đạo các đơn vị tham mưu cho các cấp có thẩm quyền, trước mắt tham mưu cho ủy ban nhân dân các tỉnh có văn bản yêu cầu dừng qua lại ở tất cả các cửa khẩu phụ cũng như 44 lối mở biên giới.
“Ngoài ra, trong trường hợp cấp bách, cần thiết thì áp dụng điều 17, nghị định 112/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền, tham mưu cho Chính phủ, Bộ Quốc phòng, UBND cấp tỉnh tạm dừng, hoặc đóng cửa có thời hạn cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu phụ và các lối mở biên giới theo nội dung nghị định này”, Tư lệnh Bộ đội Biên phòng nêu rõ.
Chiều 29.1, Đoàn Công tác do Thiếu tướng Lê Đức Thái Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng phụ trách đã tới làm việc tại một số cửa khẩu, điểm xuất nhập hàng hóa trên tuyến biên giới Quảng Ninh nhằm kiểm tra, nắm tình hình và chỉ đạo phòng chống dịch.
Tại buổi làm việc với lãnh đạo thành phố Móng Cái, Hải quan, Kiểm dịch, Ban Quản lý các cửa khẩu trên địa bàn cùng nhiều lãnh đạo Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh và các đồn biên phòng, Thiếu tướng Lê Đức Thái, Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng nêu rõ, với tinh thần quyết liệt, tâm thế chủ động, sẵn sàng phòng chống và ứng phó với dịch, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh phải kịp thời tham mưu cho các cấp, nhất là Ủy ban nhân dân tỉnh có văn bản chỉ đạo theo thẩm quyền về việc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới để hạn chế dịch bệnh lây lan vào Việt Nam.
“Trong trường hợp cần thiết phải đóng cửa khẩu theo Nghị định 112 thì giao cho Cục Cửa khẩu Bộ đội Biên phòng chuẩn bị văn bản để Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng tham mưu cho Bộ Quốc phòng trình Chính phủ xem xét, quyết định. Đồng thời chỉ đạo Biên phòng các tỉnh chuẩn bị tham mưu cho địa phương trong việc đóng cửa khẩu nếu cần thiết theo tình hình thực tiễn và theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ”, TPO dẫn phát biểu của Thiếu tướng Lê Đức Thái khẳng định.
Tại cửa khẩu Móng Cái, cán bộ Kiểm dịch Y tế Quốc tế Quảng Ninh tăng cường giám sát khách nhập cảnh
© ẢNH : TTXVN PHÁT
Tại cửa khẩu Móng Cái, cán bộ Kiểm dịch Y tế Quốc tế Quảng Ninh tăng cường giám sát khách nhập cảnh
Báo cáo tình hình triển khai công tác phòng chống dịch bệnh với Thiếu tướng Lê Đức Thái, Đại tá Đặng Toàn Quân, Chỉ huy trưởng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Ninh thông tin,  những ngày này, đơn vị đã triển khai, quán triệt thực hiện nghiêm túc chỉ đạo về công tác phòng, chống dịch bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới gây ra.
Đặc biệt, thực hiện nghiêm Chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ, của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng qua đó chủ động nắm, chỉ đạo các đơn vị tăng cường quản lý biên giới, cửa khẩu, đặc biệt là đấu tranh, ngăn chặn các hoạt động xuất nhập cảnh trái phép, buôn lậu, vận chuyển hàng hóa, động vật, hải sản và các mặt hàng qua biên giới có nguy cơ lây truyền dịch bệnh.
Đồng thời, Bộ đội Biên phòng Quảng Ninh thông báo cho các cơ quan, ban, ngành, doanh nghiệp tuyên truyền cho các chủ hàng hóa hạn chế hoạt động tiếp xúc với người nước ngoài, nhất là người mang quốc tịch Trung Quốc.
Liên quan đến tình hình dịch viêm phổi Vũ Hán do virus corona đang gây lo ngại lớn, Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn cũng cho biết, từ ngày 30.1 (tức mùng 6 Tết) đã yêu cầu Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh Lạng Sơn tạm dừng cấp giấy thông hành xuất nhập cảnh cho người dân.
Đồng thời, chính quyền tỉnh Lạng Sơn cũng khuyến cáo những ai đã được cấp giấy thông hành trước khi có thông báo trên cũng không nên xuất cảnh sang Trung Quốc để phòng tránh dịch bệnh.

Tình hình dịch viêm phổi cấp do coronavirus ở Hà Nội

Liên quan đến tình hình dịch viêm phổi cấp Vũ Hán do virus corona gây ra tại Trung Quốc, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung ngày 30.1 đã chủ trì cuộc họp với Sở Y tế, các sở, ngành, quận, huyện của Hà Nội nhằm triển khai công tác phòng, chống dịch.
Báo cáo với Chủ tịch Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh cho hay, tính đến thời điểm hiện tại, tại Việt Nam, trên cả nước, đã ghi nhận 2 trường hợp mắc bệnh là 2 cha, con người Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam, mắc bệnh tại Nha Trang và được cách ly điều trị tại Bệnh viện Chợ Rẫy TP.HCM. Cập nhật tình hình sức khỏe hiện tại của cả 2 bệnh nhân thì đều đã hết sốt, tình trạng sức khỏe ổn định, người con đã khỏi bệnh (kết quả xét nghiệm lại khẳng định âm tính với coronavirus chủng mới).
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
© ẢNH : HOÀI THU – TTXVN
Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên đã cách ly toàn bộ Khoa Truyền nhiễm có sức chứa 200 bệnh nhân thành một khu vực riêng để ứng phó với bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona
Ở Hà Nội, tính đến ngày 30.1 vẫn chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nhiễm virus corona chủng mới, tuy nhiên, trên địa bàn thủ đô, đã có 14 ca nghi nhiễm với các biểu hiện như sốt, ho và có tiền sử đi từ vùng có dịch về. Hiện tại sức khỏe của tất cả trường hợp này đều ổn định, không có bệnh nhân nặng. Có 3 trường hợp đã khỏi bệnh, hết triệu chứng, một trường hợp đã có xét nghiệm âm tính với nCoV, các trường hợp khác đang chờ kết quả xét nghiệm.
Sở Y tế Hà Nội nhận định ba nguy cơ khiến dịch viêm phổi do coronavirus có thể xâm nhập vào Việt Nam đó là: điều kiện khí hậu mùa đông xuân lạnh ẩm rất thuận lợi cho tác nhân gây bệnh phát sinh, phát triển, khách du lịch, người lao động về từ vùng có dịch, trong thời điểm Tết Nguyên đán Canh Tý năm 2020 có sự gia tăng đi lại giữa các khu vực và các quốc gia.
“Bệnh chưa có vác-xin và thuốc điều trị đặc hiệu. Các biện pháp phòng bệnh hiện nay chủ yếu dựa vào vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân”, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Hoàng Đức Hạnh báo cáo cho biết.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền nhấn mạnh cần chú trọng đến khâu giám sát hành khách nhập cảnh qua sân bay quốc tế Nội Bài nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh. Sở đã chủ động thực hiện lấy mẫu 3 trường hợp nghi ngờ nằm điều trị tại bệnh viện Vinmec và bệnh viện E để gửi Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương xét nghiệm chẩn đoán tác nhân gây bệnh.
Đối với các trường hợp còn lại do Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương phối hợp với bệnh viện bệnh nhiệt đới Trung ương điều tra và thu thập mẫu bệnh phẩm. Sở Y tế cho biết đã tổ chức tập huấn, phổ biến hướng dẫn giám sát và điều trị cho các cán bộ tham gia công tác phòng chống dịch theo hướng dẫn của Bộ Y tế.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã yêu cầu các ban ngành, đặc biệt là ngành y tế, lãnh đạo các quận huyện, tập trung công tác phòng chống dịch.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo
© ẢNH : LÂM KHÁNH - TTXVN
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung phát biểu chỉ đạo
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội yêu cầu ngành y tế thông tin rộng rãi về các dấu hiệu nghi ngờ bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona, thông qua truyền thông hướng dẫn người dân các biện pháp phòng chống dịch bệnh.
“Hiện nay người dân đã đeo khẩu trang nhiều rồi, nhưng phải đeo khẩu trang ở mọi nơi, nhất là trên xe buýt, nơi công cộng. Cũng nhân triển khai các biện pháp, yêu cầu các cửa hàng ngừng buôn bán thịt động vật hoang dã, yêu cầu lực lượng quản lý thị trường kiểm tra việc buôn bán thịt động vật hoang dã” – Chủ tịch Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh.
Đặc biệt, thực hiện chung chỉ đạo của Thủ tướng, Chính phủ và Bộ Y tế, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung yêu cầu giám sát chặt những đối tượng lao động, du học sinh đi từ vùng có dịch qua cả đường hàng không và đường bộ.
“Trong phòng chống dịch có trách nhiệm của Sở Giáo dục và đào tạo. Tôi yêu cầu ngành giáo dục triệu tập hiệu trưởng các trường triển khai ngay các biện pháp phòng dịch, yêu cầu thực hiện phun khử trùng tại 3.000 trường học trên địa bàn thành phố, thực hiện ngay trong hai ngày nghỉ học cuối tuần này. Yêu cầu các trường triển khai các biện pháp vệ sinh tại trường, hướng dẫn con em thực hiện việc vệ sinh, rửa tay tại cơ sở giáo dục”, Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo.
Đáng chú ý, Hà Nội còn xem xét đến phương xây dựng bệnh viện dã chiến trong tình huống dịch bệnh bùng phát lan rộng trong cộng đồng.
Dự kiến, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội (CDC) sẽ tiếp nhận các thiết bị, quy trình của CDC thế giới trong ngày 31.1. Theo đó, ngay tại thành phố đã có thể tự tiến hành xét nghiệm nhanh các trường hợp nghi nhiễm Corona.

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...