Trung Quốc tự phá hỏng ván cờ toàn cầu
Covid-19 và các hệ lụy do TQ kém minh bạch lúc mở đầu đại
dịch, gần đây là những quyết sách sai lầm đối với vấn đề Biển Đông, Đài Loan,
rồi triển khai quá đà "ngoại giao chiến lang" (ý là đấu tranh NG phải
có tinh thần dũng mãnh, không nhân nhượng bảo vệ mình như các trận chiến của loài lang sói); và nhất là chính sách thắt chặt, gạt bỏ tự do, tự trị đối với Hong Kong diễn ra gần đây nhất qua đạo luật an ninh HK.... đã làm châu Âu nghi ngại, mất kiên nhẫn và
quyết định quay lưng lại Bắc Kinh trong hợp tác, làm ăn sau đại dịch này.
Vô hình trung ông Donald Trump cứng rắn, kiềm chế thật sự
TQ trong 3 năm nay "tự nhiên hưởng lợi" từ sự chuyển hướng bất ngờ
này của châu Âu (dĩ nhiên Nga còn đứng ngoài tiến trình này).
Thời gian sau đại dịch covid-19 TQ sẽ đứng trước sự cô lập đối với thế giới không khác gì so với sự cô lập mà TQ gặp phải sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989.
Thời gian sau đại dịch covid-19 TQ sẽ đứng trước sự cô lập đối với thế giới không khác gì so với sự cô lập mà TQ gặp phải sau sự kiện Thiên An Môn 6/1989.
Thế mới biết môtn nước cờ đi sai nó tai hại cho TQ đến thế nào
trong ván cờ toàn cầu!
Bạn nào quan tâm, vào đọc bài trên tờ The Guardian (Anh)
mà báo điện tử VnExpress biên tập lại. Bài viết với trình bày và
phân tích khá cặn kẽ về việc châu Âu phải tìm một con đường khác cho phát triển kinh tế và hợp tác làm ăn thay vì với
Bắc Kinh (trước đại dịch covid-19) mà là với các nước khác, nhất là
với Mỹ.
Nguyễn Vĩnh g-th
-----
Châu
Âu tìm đường trước trật tự Mỹ - Trung đổi ngôi
Trật tự thế giới do Mỹ dẫn đầu có thể sắp kết
thúc trước sự trỗi dậy của Trung Quốc, buộc châu Âu phải đưa ra lựa chọn, quan
chức EU cảnh báo.
"Giới phân tích từ lâu đã nói tới sự kết
thúc của hệ thống do Mỹ dẫn đầu, cũng như sự khởi đầu của thế kỷ châu Á.
Điều này đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta", Josep Borrell, đại diện
cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU) nói với
các nhà ngoại giao Đức hôm 25/5. Borrell cho rằng đại dịch Covid-19 có thể
là một bước ngoặt khiến châu Âu đứng trước áp lực "chọn phe"
ngày càng lớn.
EU tỏ ra miễn cưỡng ủng hộ Tổng thống Mỹ Donald
Trump trong cuộc đối đầu với Trung Quốc. Tuy nhiên, chính sách của Trung Quốc
với Hong Kong và việc nước này khăng khăng từ chối mở cửa thị trường khiến
châu Âu ngày càng thay đổi quan điểm về Bắc Kinh, theo giới chuyên gia.
Phát biểu của Borrell dường như cho thấy EU
sẽ thúc đẩy quan hệ độc lập và gay gắt hơn với Bắc Kinh trong thời gian tới.
"Các quốc gia thành viên cần theo đuổi lợi ích và giá trị riêng, tránh trở
thành công cụ cho người này hay người khác. Chúng ta cần chiến lược mạnh mẽ hơn
với Trung Quốc, trong đó đòi hỏi tăng cường quan hệ với phần còn lại của châu
Á", ông Borrell nói.
Margrethe Vestager, ủy viên cấp cao của EU, nhấn mạnh về tình hình mà bà mô tả là "thiếu sự có đi có lại" trong quan hệ với Trung Quốc. "Ở nơi tôi lớn lên tại Đan Mạch, chúng tôi được dạy rằng không nên mời chào những vị khách không biết đáp lễ", bà nói, khẳng định châu Âu cần có quan điểm cứng rắn và tự tin hơn về khối.
Borrell thừa nhận EU từng ngây thơ về một số mặt
của Trung Quốc, nhưng cho rằng điều này đang chấm dứt. Hàng loạt chính trị gia
cấp cao tại Pháp và Mỹ đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, cáo buộc nước này
đang lặp lại hành động của Nga khi gây chia rẽ toàn khối EU thông qua tin tức
giả và ủng hộ các lãnh đạo theo chủ nghĩa dân túy.
Không ai biết liệu "thực tế mới" này
sẽ ảnh hưởng thế nào tới quan hệ thương mại giữa châu Âu và Trung Quốc. Mỗi
ngày EU nhập khẩu lượng hàng hóa có giá trị gần 1,1 tỷ USD từ Trung Quốc, nhưng
các chuyên gia kinh tế cho rằng nhiều hoạt động thương mại sẽ không được nối
lại sau đại dịch Covid-19.
Châu Âu đang theo đuổi "đa dạng hóa"
trong hàng loạt lĩnh vực từ chuỗi cung ứng đến an ninh viễn thông. Borrell từng
rất ngạc nhiên khi biết nguồn cung paracetamol cho châu Âu đến từ Trung Quốc.
Nội các Đức hôm 20/5 thông qua quy định cho phép chính phủ chặn nhà đầu tư
ngoài EU tiếp quản công ty y tế, để đảm bảo nguồn cung không gián đoạn
trong đại dịch.
Pháp cũng có quan điểm tương tự khi Bộ trưởng
Tài chính Bruno Le Maire nói "nhiều công ty và công nghệ dễ tổn thương có
thể bị đối thủ nước ngoài thâu tóm với giá rẻ", đồng thời khẳng định sẽ
không để điều đó xảy ra. Quan hệ Thụy Điển - Trung Quốc cũng đang căng thẳng và
có nguy cơ tan vỡ.
Andrew Small, chuyên gia tại Hội đồng Quan hệ
Đối ngoại châu Âu, cho rằng Trung Quốc từ lâu đã tìm cách "ẩn núp"
đằng sau mối nghi kỵ của EU với Nga.
"Họ hưởng lợi từ cách nghĩ của nhiều người
EU rằng Trung Quốc khác Nga. Những người này nghĩ rằng trong khi Nga có thái độ
thù địch với EU, Trung Quốc chỉ tìm cách cản trở sự đoàn kết của châu Âu trong
một vài vấn đề hẹp liên quan đến người Hoa. Họ ngỡ rằng trong khi Nga lợi dụng
tình cảnh hỗn loạn để trỗi dậy, Trung Quốc có thể là một điểm tựa trong khủng
hoảng. Họ cho rằng Nga chỉ tung ra thông tin sai lệch nhắm vào công dân châu Âu
và đưa những người theo chủ nghĩa dân túy lên nắm quyền, còn Trung Quốc chỉ tập
trung xây dựng hình ảnh tích cực".
Trung Quốc trên thực tế từng giúp kinh tế châu
Âu phục hồi trong giai đoạn 2007-2008 bằng cách mua lại các khoản nợ và
doanh nghiệp phá sản sau khủng hoảng kinh tế. Bắc Kinh cũng tránh ủng hộ Moskva
trong xung đột tại Ukraine và vấn đề Brexit.
Một số lãnh đạo châu Âu từng muốn cứng rắn hơn
với Trung Quốc, nhưng họ ngần ngại khi chứng kiến các hành động của Tổng
thống Mỹ Donald Trump, lo sợ rằng nếu cắt quan hệ với Trung Quốc, họ chỉ còn
đối tác chính là Trump.
Thay đổi then chốt diễn
ra đầu năm 2019, khi Ủy ban châu Âu (EC) ngày càng giận dữ với thực tế rằng họ
rất khó tiếp cận thị trường Trung Quốc và cách lãnh đạo theo chủ nghĩa dân tộc
của Chủ tịch Tập Cận Bình. EC ra thông cáo mô tả Trung Quốc là "đối thủ có
hệ thống thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế".
Hàng loạt yếu tố dẫn tới thay đổi quan điểm của
châu Âu, trong đó lợi ích từ Sáng kiến Vành đai và Con đường đã không trở thành
hiện thực do nền kinh tế Trung Quốc chững lại. "Giai đoạn tích cực
một cách lãng mạn đã kết thúc", Ngoại trưởng Latvia Edgars Rinkēvičs nhận
xét.
"4 năm trước chúng ta chỉ nói về kinh tế,
thương mại, Sáng kiến Vành đai và Con đường, gia tăng đầu tư. Giờ đây tình hình
sẽ cân bằng hơn", Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay, hối thúc châu
Âu tìm đến Nga như một đối tác mới.
Hiện chưa rõ chiến lược được EC công bố năm 2019
sẽ được áp dụng như thế nào ở cấp quốc gia. Không lâu sau khi thông cáo được
đưa ra, Italy trở thành nước châu Âu đầu tiên ký biên bản ghi nhớ đầu tư cho
Sáng kiến Vành đai và Con đường. Nhiều quốc gia trong khu vực cũng cấp phép cho
tập đoàn Huawei xây dựng mạng 5G.
Bản thân Trung Quốc cũng muốn ngăn quan hệ với
EU xấu đi, khẳng định 2020 sẽ là năm của châu Âu với hai hội nghị thượng đỉnh
lớn và nhiều lễ ký thỏa thuận quan trọng. Bắc Kinh cũng trông đợi vào khu vực
Đông Âu với nhóm 17+1.
Philippe Le Corre, nhà phân tích tại châu Âu,
cho rằng Covid-19 là "yếu tố thay đổi cuộc chơi", thúc đẩy sự chuyển
dịch quan điểm của EU với Trung Quốc. "Chính sách ngoại giao Trung Quốc đã
phản tác dụng, nhất là khi họ không thừa nhận sự giúp đỡ ban đầu của châu Âu.
Dường như Bắc Kinh không thoải mái với việc được nước ngoài hỗ trợ", ông
nhận xét.
Borrell gọi "chính sách hào phóng" của
Trung Quốc chỉ là "màn biểu diễn", trong khi Cơ quan Đối ngoại châu
Âu (EEAS) cáo buộc Bắc Kinh đang thực hiện chiến dịch tung tin giả nhằm
"tránh bị đổ lỗi vì đại dịch và cải thiện hình ảnh với quốc tế".
Hành động của Trung Quốc trong Covid-19 cũng
thay đổi quan điểm của công chúng châu Âu. Khảo sát của tổ chức Korber-Stiftung
cho thấy 71% người Đức tin rằng "thiệt hại từ đại dịch có thể được hạn chế
nếu Trung Quốc minh bạch hơn". Cuộc thăm dò ý kiến tại Pháp cuối tháng 4
cho thấy chỉ 12% người dân cho rằng Trung Quốc là nơi tốt nhất để đối phó các
thách thức trong 10 năm tới.
Ngoại lệ duy nhất là Italy, quốc gia từ lâu đã
thể hiện thiện cảm với Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra cho các chính trị gia châu Âu là
làm thế nào để tận dụng cơ hội nhằm tăng tính độc lập với Bắc Kinh nhưng không
bị kéo vào cuộc đối đầu Mỹ - Trung. Bước đầu tiên là xây dựng danh sách những
ngành phụ thuộc vào Trung Quốc, quá trình đánh giá đang diễn ra ở Pháp, Đức,
Italy và Tây Ban Nha.
Bộ trưởng Le Maire hứa hẹn sẽ "tăng cường
chủ quyền trong những chuỗi giá trị chiến lược" như ngành công nghiệp ôtô,
không gian và dược phẩm.
Bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào hướng đi của
Trung Quốc. Nhiều cựu quan chức cảnh báo mục tiêu chiến lược của Bắc Kinh có
thể bị đe dọa nếu nước này biến EU thành vùng đệm trong cạnh tranh với
Washington.
Long Yongtu, người tham gia đàm phán để Trung
Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001, cho rằng Bắc Kinh có
nguy cơ tự tách biệt khỏi trật tự kinh tế toàn cầu mới. "Trung Quốc là
thành phần quan trọng trong toàn cầu hóa. Chúng ta phải cảnh giác khi ai đó đề
cập tới đảo ngược quá trình này", ông nói.
Tuy nhiên, trong bối cảnh Trump tìm cách tập hợp
nhóm G7 và các cường quốc châu Âu đối phó Trung Quốc, dường như Bắc Kinh đã quá
chậm trễ trong việc thay đổi suy nghĩ của châu Âu.
(VŨ ANH, theo The Guardian)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét