Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2020

“QUYỀN LỰC MỀM” CỦA TQ HIỆN NAY TẠI ANH… RA SAO?

“QUYỀN LỰC MỀM” CỦA TQ HIỆN NAY TẠI ANH… RA SAO?
Theo dõi về sự “xâm nhập” của Bắc Kinh vào đời sống kinh tế của nhiều nước phương Tây thì đã khá rõ. Chính “chuỗi cung ứng toàn cầu” và “công xưởng thế giới” đã gây sự phụ thuộc quá lớn vào hàng tiêu dùng 'made in china' và làm mất đi cân đối cung-cầu rất trầm trọng mà hồi đại dịch chỉ đưa lại thêm cơ hội cho TQ thủ lợi.
Tuy nhiên còn một vấn đề khác còn đáng lo lắng hơn đời sống kinh tế, đó là TQ cố ý gây ảnh hưởng mạnh mẽ từ “quyền lực mềm” ngay trong đời sống văn hóa-tinh thần tại các quốc gia phương Tây. Đây ghật sự là điều đáng rất đáng báo động khẩn cấp!
Quan sát kỹ sẽ thấy một điều là TQ mưu đồ đi từ giáo dục. Họ đưa thật nhiều sinh viên sang các nước có nền giáo dục tiên tiến học tập, nghiên cứu. Họ lập ra các viện Khổng Tử để bề ngoài ngụy trang “truyền bá ngôn ngữ” của TQ nhưng thực chất là gây ảnh hưởng tư tưởng, triết lý và lối sống của TQ tới các tầng lớp cư dân, đặc biệt nhắm vào giới trẻ các ở nước sở tại.
Về giáo dục, nếu nhìn vào các con số sinh viên TQ theo học tại các trường đại học ở London cũng như trên cả nước Anh, chúng ta sẽ thấy một con số gây sửng sốt. Theo bản tin của “Breitbart News” thuật lại, thì hiện tại người ta ước tính “có khoảng 120.000 sinh viên Trung Quốc” đang học tập tại Vương quốc Anh.
Mỹ vẫn được coi là nơi đào tạo nhiều sinh viên TQ nhất thế giới, nhưng con số đó cũng chỉ chừng 300.000 người, tức là hơn 2 lần một chút. Nếu so sánh quy mô đất nước, sức mạnh kinh tế và quy mô nền giáo dục giữa hai nước thì con số sinh viên Mỹ hơn Anh có trên 2 lần thì với Anh là "con số quá cao".
Tuy nhiên vấn đề không chỉ là số lượng thanh niên TQ đến học đông đảo mà ở chỗ Bắc Kinh có những mưu đồ rõ ràng và lâu dài trong việc đưa thật nhiều thanh niên TQ đi du học này.
Trước đại dịch Covid-19, vào khoảng tháng 11/2019, một cơ chế theo dõi về đối ngoại ở nước Anh đã phát hiện sinh viên đến từ Trung Quốc “hết sức tích cực tham gia vào nỗ lực tuyên truyền” trong các trường học để thúc đẩy sự ủng hộ cho Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đồng thời có ý “bóp nghẹt tự do ngôn luận” về các vấn đề nhạy cảm như vấn đề Đài Loan hay Hồng Kông chẳng hạn (đòi độc lập với Bắc Kinh). Nói là bóp nghẹt nghĩa là 2 vấn đề trên bị cấm đưa ra thảo luận trong các hội đoàn sinh viên TQ hoặc trong khuôn khổ hoạt động của các viện Khổng Tử.
Lại nói về các viện Khổng Tử. Rất nhiều viện Khổng Tử của TQ đã đặt trong các trường học ở nước Anh với sự “chịu trách nhiệm tổ chức” và “điều phối” các hoạt động tuyên truyền của du học sinh. Và nó luôn luôn đưa ra chiêu bài rằng “các viện này đơn thuần chỉ là phương tiện lan tỏa ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc” mà thôi. Tuy vậy trên thực tế, các viện này nằm dưới quyền thao túng của bộ Giáo dục TQ, đúng hơn là nó “đặt dưới sự giám sát của ban Tuyên giáo trung ương của ĐCSTQ”, theo nhiều tờ báo Anh chỉ ra.
Trung Quốc đã thành lập các viện Khổng Tử trên khắp thế giới trong một thập kỷ rưỡi qua để quảng bá ngôn ngữ và văn hóa Trung Quốc thông qua các lớp học và sách giáo khoa do các viện này cấp.
Cơ sở đầu tiên được thành lập là tại Seoul, Hàn Quốc, năm 2004. Đến năm 2018, tổng cộng đã có 548 học viện và gần 2.000 phòng học Khổng Tử ở 154 quốc gia, hầu hết được đặt tại khuôn viên các trường đại học hoặc tổ chức giáo dục ở nước ngoài.
Trung Quốc luôn lên tiếng khẳng định mục tiêu của các viện Khổng Tử là giảng dạy, đào tạo ngôn ngữ, văn hóa, thúc đẩy giao lưu trao đổi, nhưng ngày càng có nhiều cáo buộc cho rằng đây là nơi thực hiện ý đồ tuyên truyền, tăng cường ảnh hưởng chính trị, gieo rắc nhiều thông tin sai lệch của ĐCSTQ.
Tại Anh Quốc hiện có 29 viện Khổng Tử trong các trường học trên khắp cả nước. Số lượng Viện Khổng Tử tại Anh được cho là nhiều thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.
Những người quản lý viện Khổng Tử tại Anh đã bị cáo buộc tiến hành tịch thu các giấy tờ tài liệu đề cập tới Đài Loan, cũng như ngăn cản các sự kiện trong trường đại học khi trường nào muốn thảo luận các vấn đề Đài Loan hay Tây Tạng.
Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sớm (SCMP) vào ngày 4/7 vừa qua cho biết, trước làn sóng phản đối và tẩy chay tại nhiều nước trên thế giới về các cơ sở viện Khổng Tử núp bóng gián điệp và thực hiện các hành vi tuyên truyền cho ĐCSTQ, mới đây bộ Giáo dục TQ đã đổi tên các viện Khổng Tử này thành “Trung tâm hợp tác và giáo dục ngôn ngữ”. Trong một chỉ thị cho các cơ quan cấp dưới của bộ Giáo dục TQ lan truyền trên mạng, việc đổi tên được thực hiện từ ngày 24/6.
Bắc Kinh mới đây đã cảnh báo London sẽ “phải hứng chịu tất cả hậu quả” vì thủ tướng nước này, ông Boris Johnson đã quyết định mở đường cho khoảng 3 triệu người Hồng Kông được xin nhập quốc tịch Anh sau khi Luật an ninh quốc gia mới chính thức có hiệu lực tại hòn đảo bán tự trị này từ ngày 1/7/2020.
Phản ứng với quyết định của thủ tướng Anh, phát ngôn viên bộ Ngoại giao TQ Triệu Lập Kiên trong cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh ngày 2/7 đã tuyên bố: “Trung Quốc mạnh mẽ lên án điều này và có quyền thực hiện các biện pháp tiếp theo. Phía Anh Quốc sẽ phải hứng chịu tất cả hậu quả”.
Đại sứ TQ tại Anh Lưu Hiểu Minh sau đó phát đi tuyên bố nói thêm rằng: “Chúng tôi cực lực phản đối điều này và có quyền thực hiện các biện pháp tương ứng. Chúng tôi kêu gọi phía Anh phải đánh giá khách quan và công bằng luật an ninh quốc gia đối với Hồng Kông, tôn trọng lập trường và các quan ngại của TQ, đồng thời phải ngừng can thiệp vào các sự vụ của Hồng Kông dưới bất kỳ hình thức nào”.


Trong quan hệ ngoại giao, phát biểu của đại sứ phản ứng lại người đứng đầu chính phủ của nước sở tại mà không hề kiêng dè như thế này đương nhiên họ biết họ đang đứng ở "thế" như thế nào.
Nên cũng không hiểu được về thực chất nước Anh đang ở thế đứng thế nào trước TQ (về tương quan quyền lực mềm và cả sự phụ thuộc làm ăn, kinh tế) thì TQ họ mới dám ăn, dám nói một cách không úp mở, thậm chí “chẻ hoe” ra như vậy!? Thật đáng báo động.
Nước Anh, và hầu hết các nước Tây Âu Bắc Mỹ (không nói đến Nhật, Hàn và nhất là Australia) đều đang xem xét lại các mối quan hệ làm ăn với TQ với tinh thần chung là nghi ngại và muốn hạn chế hợp tác vì "lợi bất cập hại" với đối tượng này. Hạ hồi có thể được phân giải sau thời Covid.

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...