Biển Đông, mối quan tâm của nhiều quốc gia
Nhiều năm trước đây TQ luôn muốn vấn đề Biển Đông chỉ giải quyết với từng nước ĐNÁ (song phương). Họ rất ngại các cuộc thương lượng, đàm phán đa phương. Gần đây thái độ của các nước ĐNÁ đã thay đổi, đặc biệt là những nước “có quyền lợi” biển đảo như Philippines, Malaysia, Indonesia và Brunei (đương nhiên có VN chúng ta nữa). Vì lẽ này TQ phải ở thế “buộc” phải chấp nhận chứ hoàn toàn họ không muốn.
Về Mỹ họ có thái độ quyết liệt, phản đối TQ độc chieweems Biển Đông và đòi tự do hàng hải trên vùng biển rộng lớn này. Từ khi ông Donald Trump ngồi vào Nhà Trắng, Mỹ liên tiếp điều chiến hạm và hàng không mẫu hạm (có lúc tới 3 chiếc) đến vùng biển này khiến Bắc Kinh vô cùng tức tối mà không làm được gì vì hành động trên của Mỹ là phù hợp với luật pháp quốc tế. Ít lâu nay Mỹ công khai tuyên bố “không công nhận” các yêu sách về biển đảo ở khu vực này (đường 9 đoạn). Lập trường này khiến TQ hết sức tức tối.
Nay không những chỉ các nước ĐN Á “quan tâm” đến Biển Đông mà cả các nước bên châu Âu cũng quan tâm đến Biển Đông và coi tự do hàng hải là quyền lợi hợp pháp của các quốc gia châu Âu.
Dưới đây là một bài viết trên đài RFA về chủ đề này.
Vinh Nguyen Van g-th
------
Cuộc chiến công
hàm: Biển Đông không còn là vấn đề giữa ASEAN và Trung Quốc
Ngày
16/9/2020, Anh, Pháp, Đức cùng lúc gửi công hàm riêng
nhưng thể hiện quan điểm chung về vấn đề Biển Đông lên Liên hợp quốc, trong đó
có các nội dung:
- Nhắc lại tính bao quát và thống nhất của UNCLOS trong việc thiết lập khuôn
khổ pháp lý cho các hoạt động trên các biển và đại dương.
- Nhấn mạnh tầm quan trọng của quyền tự do biển cả không bị cản trở đã nêu rõ
trong UNCLOS, bao gồm tự do hàng hải, hàng không và qua lại vô hại, trong đó có
Biển Đông.
-
Nhấn mạnh các điều kiện cụ thể và đầy đủ về việc áp dụng đường cơ sở thẳng,
đường cơ sở quần đảo được nêu rõ tại Phần II và Phần IV của UNCLOS. Do đó,
không hề có cơ sở pháp lý nào để các quốc gia có thể coi các thực thể trên biển
hoặc quần đảo là một thể thống nhất mà không dựa vào các điều khoản liên quan
tại Phần II của UNCLOS hoặc sử dụng các điều khoản tại Phần IV chỉ áp dụng với
các quốc gia quần đảo.
- Nhấn mạnh rằng các “quyền lịch sử: ở Biển Đông không tuân theo luật pháp quốc
tế, UNCLOS, và nhắc lại rằng Phán quyết của Tòa Trọng tài ngày 12/7/2016 đã
chứng minh điều này.
- Các tranh chấp tại Biển Đông cần phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa
bình, phù hợp với các nguyên tắc và quy định của UNCLOS.
- Anh, Pháp, Đức giữ lập trường trung tập đối với các tranh chấp tại Biển Đông.
- Công hàm này thể hiện lập trường pháp lý từ lâu của Anh, Pháp, Đức.
- Với tư cách là các quốc gia thành viên của UNCLOS, Pháp, Đức và Anh sẽ tiếp
tục thực thi các quyền tự do và quyền khác của mình theo UNCLOS và đóng góp vào
việc thúc đẩy hợp tác tại khu vực như đã ghi rõ tại Công ước.
Bắt đầu từ việc Malaysia đệ trình Báo cáo về thềm lục địa của họ đối với Uỷ ban
Ranh giới Thềm lục địa của Liên Hợp Quốc (Viết tắt tiếng Anh là CLCS) trên khu
vực Bắc Biển Đông vào ngày 12/12/2019. Ngay trong ngày hôm đó, Trung Quốc đã
gửi công hàm phản đối đệ trình này của Malaysia. Sau đó, lần lượt Philippines,
Việt Nam, Indonesia, Malaysia cùng gửi công hàm phản đối các lập luận của Trung
Quốc. Đồng thời, Trung Quốc cũng gửi công hàm đáp trả các quốc gia này và khẳng
định chủ quyền của Trung Quốc trên biển Đông. Ngày 1/6/2020, Hoa Kỳ cũng gửi
công hàm lên Liên Hợp Quốc, qua đó chỉ trích và phản đối các yêu sách đi ngược
lại với luật quốc tế và Công ước Luật biển của Liên Hợp Quốc năm 1982 (UNCLOS).
Ngày 23/7/2020, Australia cũng gửi một công hàm phản đối các luận điệu sai trái
của Trung Quốc về chủ quyền của họ trên biển Đông.
Ngoài ra, ngày 13/7/2020, Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã ban hành một Bản Tuyên bố về
lập trường của Hoa Kỳ đối với các yêu sách trên biển Đông, trong đó tập trung
chỉ trích các yêu sách phi lý và trái với luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Hoa
Kỳ cũng đã đưa ra danh sách 24 doanh nghiệp Trung Quốc bị trừng phạt do liên
quan đến hoạt động bồi lấp đảo nhân tạo trên biển Đông.
Ngày 3/9/2020, Vương Quốc Anh cũng cho ra một bản tuyên bố về các vấn đề pháp
lý phát sinh trong vấn đề biển Đông, trong đó cũng tập trung chỉ trích Trung
Quốc đã vi phạm UNCLOS và Phán quyết của Toà Trọng tài trong vụ Philippines
kiện Trung Quốc về vấn đề biển Đông.
Ý nghĩa của công hàm nhóm ba nước Châu Âu
Với việc cùng lúc 3 quốc gia châu Âu cùng lên tiếng về vấn đề này, thể hiện các
ý nghĩa sau:
- Vấn đề biển Đông đã không chỉ đơn thuần là vấn đề giữa ASEAN với Trung Quốc
mà còn là mối quan tâm của hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới, bởi vì tầm
quan trọng của biển Đông đối với an ninh và sự phát triển trên phạm vi toàn thế
giới. Việc Hoa Kỳ, Australia và Anh, Pháp, Đức cùng gửi công hàm lên Liên Hợp
Quốc để tỏ thái độ là minh chứng rõ ràng cho điều đó.
- Nội dung các công hàm của tất cả
các quốc gia kể trên gửi tới Liên Hợp Quốc đều có chung một số nội dung, bao
gồm: i) Thứ nhất, chỉ trích và lên án các yêu sách phi lý của Trung Quốc, trong
đó có “đường lưỡi bò” đi ngược lại với luật pháp quốc tế và UNCLOS; ii) Thứ
hai, khẳng định UNCLOS là văn bản pháp lý quan trọng, đóng vai trò nền tảng để
giải quyết các vấn đề liên quan đến biển và đại dương. Các quốc gia ASEAN và
Trung Quốc đều là thành viên của UNCLOS, cho nên phải có nghĩa vụ tuân thủ
UNCLOS; iii) Khẳng định Phán quyết của Toà Trọng tài năm 2016 là một phần quan
trọng của luật pháp quốc tế và UNCLOS, cho nên, Trung Quốc cần phải tôn trọng
Phán quyết này; iv) Các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi lấp trên biển Đông
không làm thay đổi bản chất thật sự của nó là các “bãi lúc nổi lúc chìm” hoặc
“đá", chứ không phải là “đảo” để có thể có các vùng biển kèm theo như
Trung Quốc thường rêu rao. Điều này cho thấy bản chất phi lý trong các yêu sách
của Trung Quốc ở biển Đông, cho dù Trung Quốc muốn lấp liếm sự thật.
- Các công hàm này đều là các văn bản chính thức được gửi lên Liên Hợp Quốc và
tất cả các thành viên, cho nên mang tính pháp lý cao nhất và rõ ràng nhất.
Trung Quốc khó mà biện giải cho các sự phản đối này.
- Trong bối cảnh ASEAN và Trung Quốc đang nối lại các cuộc đàm phán về nội dung
của Bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC) vào tháng 11 sắp tới. Các bản công
hàm mang tính pháp lý mạnh mẽ này sẽ giúp cho ASEAN và Việt Nam - nước Chủ tịch
ASEAN năm nay, có thể vận dụng trong việc yêu cầu các bên tham gia tuân thủ
UNCLOS và Phán quyết năm 2016 như một phần của luật biển quốc tế. Từ đó có thể
cho ra đời một COC mang tính ràng buộc pháp lý, hiệu quả và thực tiễn trong
việc ngăn ngừa việc nguy cơ xung đột gia tăng trên khu vực biển Đông.
Bài của Hoàng Sa trên trang RFA
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét