Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Vẫn chuyện góp ý

Vẫn chuyện góp ý

Hôm viết Entry “Góp ý và lắng nghe góp ý” (15/9) là nhân việc Đảng công bố 3 văn kiện xin ý kiến toàn dân góp cho ĐH-XI.

Vế “Góp ý” thì được rồi. Nhưng góp rồi có để ý tới, có tiếp thu hay không còn là chuyện của “hồi sau”. Nên ở ngay tên bài tôi đã có vế tiếp là “Lắng nghe góp ý” (Góp ý và lắng nghe góp ý). Góp và Nghe tưởng là một chuyện nhưng ngẫm ra lại có sự khác nhau, đôi khi không thân quyến họ hàng gì với nhau cả. Vì góp người ta có thể nghe, có thể không nghe. Hoặc là để đấy xem đã. Cái sự treo giò để đấy, nghiên cứu ngâm cứu thường là chuyện hết sức chối tỉ.
Đâu phải suy diễn mà đã vô khối tiền lệ. Là góp để mà góp. Góp cho đủ lệ bộ. Cơ quan đơn vị công quyền xin dân góp ý, đúng quá. Dân hồ hởi đóng góp nhưng rồi góp xong đâu vẫn vào đấy. Đôi khi chẳng nghe chẳng tiếp thu sửa chữa cái gì. Dẫn chứng về việc này đâu có thiếu.

Chẳng hạn một chuyện có thật mới xảy ra ở Bộ Xây dựng.

Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam ngày 10/9/2010 có bài viết "Trục Hồ Tây - Ba Vì không có cơ sở để tồn tại" nêu thông tin về việc quy hoạch vẫn dành khu đất dự trữ tại Ba Vì, xây dựng cơ quan Chính phủ sau năm 2050". Trước những thông tin này, Thủ tướng đã có văn bản 6504/VPCP-KTN yêu cầu Bộ Xây dựng báo cáo rõ về việc trên. Bộ Xây dựng đã có văn bản 1782/BXD-PTĐT gửi Thủ tướng giải trình cụ thể về việc trên.
Theo Bộ Xây dựng, những phản hồi của dư luận về việc Bộ Xây dựng có chủ trương dành khu đất dự trữ ở Ba Vì để xây dựng cơ quan của Chính phủ sau này có liên quan đến văn bản ý kiến đóng góp ý kiến của Hội Kiến trúc sư Việt Nam (do Văn phòng Trung ương gửi). Nhưng cũng lại chính là Bộ Xây dựng cho biết, đây là hồ sơ cũ, được lập trong giai đoạn rà soát trình Hội đồng Thẩm định, do đó vẫn còn ý tưởng "dành khu đất dự trữ tại Ba Vì, xây dựng các cơ quan Chính phủ sau năm 2050".

Câu hỏi đặt ra là, tại sao Bộ Xây dựng nộp hồ sơ (là hồ sơ cũ rich bỏ đi được, hoặc là cố ý cẩu thả) gửi lên Văn phòng Trung ương Đảng và Thành phố Hà Nội, rồi sau đó lại có ý kiến là các bên phát biểu trên “một bộ hồ sơ cũ”!? Thật là lòng vòng, oái oăm và mua việc. Chưa nói là có sự trở tráo đánh lừa nhau ở đây, ai mà biết được nếu không người trong cuộc.

Phải chăng đây là cách làm nhằm vô hiệu hóa các ý kiến góp ý?

Phải chăng cũng giống như việc xin ý kiến Quốc hội, ý kiến Trung ương Đảng "cũng chỉ để tham khảo", chiếu lệ?

Phải chăng đây cũng là một hình ảnh điển hình về cách làm việc tùy tiện, cẩu thả, không tôn trọng các bên có liên quan, hay là coi thường kỷ cương phép nước? (NV nhấn mạnh).

"Phải chăng" là cách dè dặt hỏi, chứ có thể lược hai từ đó đi. Xin dành các câu hỏi trên cho công luận và các nhà chức trách trả lời như cách đặt vấn đề của chính tờ báo lề phải kia.

Nguyễn Vĩnh

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Trở về nguồn

Trở về nguồn

Tuần trước anh em chúng tôi gần ba mươi cán bộ ngoại giao đã nghỉ hưu có chuyến trở về nguồn trên chiến khu Việt Bắc. Chính xác là về với ATK – An toàn khu – nơi vốn là cái nôi che chở cuộc Cách mạng mùa Thu 1945 và sau đó là cuộc Kháng chiến 9 năm gian khổ chống thực dân Pháp. Bác Trần Tam Giáp, Chủ nhiệm câu lạc bộ cán bộ hưu trí Bộ ngoại giao làm trưởng đoàn. Bác trưởng đoàn hồi tại chức là vụ trưởng và từng làm đại sứ nước ta tại Ai Cập. Trong số anh em đi thăm ATK lần này có nhiều người đã trở đi trở lại các chốn này vài ba lần, hoặc nhiều hơn nữa. Nhưng mỗi chuyến trở lại chiến khu xưa lại có một cảm xúc mới, một cách nghĩ mới về vùng đất gắn bó với kháng chiến và với ngành ngoại giao…
Trở lại chuyến đi, chúng tôi xuất phát từ Hà Nội theo quốc lộ số 3 bắt vào địa phận tỉnh Thái Nguyên sau khi qua cầu Trung Giã. Và rồi tiếp tục hướng bắc qua huyện Định Hóa, nơi có rất nhiều di tích lịch sử của ATK. Từ đất “thủ đô gió ngàn” này chúng tôi đi xuyên về hướng tây bắc để tiến vào tỉnh Tuyên Quang mà đích cuối là hai huyện Tân Trào và Sơn Dương. Chả là Tân Trào ngoài “mái đình Hồng Thái cây đa Tân Trào” - nơi có Quốc dân Đại hội để từ đó khai sinh nước Việt Nam mới, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Còn Sơn Dương là địa phương đặt trụ sở của Bộ ngoại giao hoạt động trong nhiều năm tháng kháng chiến.
Giờ đây đến Tân Trào, Sơn Dương những cán bộ đã về nghỉ ngành ngoại giao cùng bồi hồi nhớ lại, vào những ngày đầu năm 1947, các đồng nghiệp bậc đàn anh ít ỏi năm xưa ấy đã từ thủ đô Hà Nội di chuyển lên chiến khu. Mới đầu các vị đi lên Hòa Bình rồi từ đấy lấy thuyền đi Việt Trì, tiếp theo là những ngày cuốc bộ lên Phú Thọ rồi mới rẽ lên Tuyên Quang. Đoàn cán bộ của Bộ khi ấy ở lại thị xã Tuyên Quang chừng mươi ngày sau đó ba lô khăn gói tiến vào ATK.
Thấm thoắt mà đã hơn 63 năm trôi qua kể từ ngày ấy.
Nơi gọi là địa điểm đầu tiên đóng quân của Bộ ngoại giao là làng Hản, xã Kim Quan Thượng (nay là xã Kim Quan, huyện Yên Sơn). Sau khi ở đây vài tuần, để thuận tiện cho công việc, Bộ ngoại giao đã chuyển sang xã Minh Thanh, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang.
Minh Thanh được cái có địa thế hiểm yếu, nhân dân địa phương một lòng trung thành với cách mạng, bảo đảm an toàn bí mật, tiện đường giao thông đi lại, có điều kiện hậu cần tốt. Trong kháng chiến chống Pháp, xã Minh Thanh được chọn làm nơi ở và làm việc của rất nhiều các cơ quan Bộ, Ban, Ngành của Trung ương Đảng và Chính phủ kháng chiến.
Khi mới chuyển từ Kim Quan sang Minh Thanh, cơ quan Bộ ở nhờ nhà dân trong xóm Dõn. Bộ trưởng Hoàng Minh Giám cùng gia đình ở nhờ nhà ông giáo Hội, cán bộ nhân viên của Bộ ở nhờ nhà ông Nguyễn Minh Châu (còn gội là ông Cốc). Đây là hai ngôi nhà sàn to của đồng bào dân tộc Tày. Khi Bộ ngoại giao đến các gia đình dành một nửa nhà cho Bộ làm nơi ở và làm việc.
Thời kỳ đầu tiên như vậy theo ghi chép và hồi ký của các chứng nhân, ngoài bộ trưởng mới chỉ có 7 cán bộ, trong đó có một người đánh máy và một người làm “anh nuôi”.
Mãi hơn ba năm sau, cuối năm 1950, Bộ ngoại giao chuyển địa điểm đến xã Đông Lý, huyện Yên Bình, Tuyên Quang nay thuộc tỉnh Yên Bái và xã Yên Nguyên huyện Chiêm Hóa cũng thuộc Tuyên Quang. Nhưng đầu năm 1951 lại di chuyển trở về xóm Dõn.
Là nơi Bộ ngoại giao Việt Nam đặt trụ sở ăn ở và làm việc với thời gian dài nhất trong kháng chiến chống Pháp, xóm Dõn xã Minh Thanh nói riêng và Tuyên Quang nói chung là nơi chứng kiến những bước xây dựng, trưởng thành của ngành ngoại giao Việt Nam.

Nguyễn Vĩnh
* Phần sử liệu là dựa vào Website BNG (MOFA)

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Một nhà ngoại giao đáng kính trọng (3)

Bài phát biểu tại tiệc chia tay của Đại sứ Sakaba
16/9

Tôi muốn bày tỏ lòng cảm kích trước sự có mặt đông đủ của các quí vị trong buổi tiệc chia tay tôi ngày hôm nay. Là một Đại sứ, tôi vẫn biết rằng đến một ngày nào đó, tôi cũng phải chia tay đất nước nơi mà mình được cử tới, thế nhưng khi giờ phút phải nói lời chia tay đã đến, tôi vẫn không thể cảm nhận được, trong tôi thấy rất buồn. Thời gian mà tôi và nhà tôi được làm việc ở Việt Nam trong vòng hai năm bảy tháng qua thật ngắn ngủi nhưng chúng tôi lấy làm hài lòng đã hoàn thành nhiệm vụ nhờ sự ân cần và giúp đỡ to lớn của tất cả các quí vị. Một lần nữa, tôi xin được vô cùng cảm ơn tất cả các quí vị có mặt tại đây.

Trong những tuần gần đây khi mà thông tin về việc tôi sắp hết nhiệm kỳ được công bố, tôi rất biết ơn đông đảo các đồng nghiệp đã tổ chức tiệc chia tay tôi. Trong các buổi tiệc đó, họ thường hỏi tôi “ Điều gì khiến Ngài nhớ nhất trong thời gian công tác tại Việt Nam?” Khi đó tôi đã trả lời “Đó là việc tôi đã đi thăm được toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam”. Mặc dù sứ mệnh của nhà ngoại giao thường hay hướng trọng tâm vào các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh, tôi lại cố gắng đi về các miền quê được càng nhiều càng tốt và tôi cũng thỉnh thoảng đi tới các địa bàn vùng sâu vùng xa ở miền núi. Tôi sẽ không bao giờ quên từng gương mặt rạng rỡ của người dân các dân tộc thiểu số mà tôi có dịp gặp họ trong các chuyến đi công tác địa phương tới tỉnh Kon Tum hay Sơn La. Tôi tin tưởng rằng đa dạng sắc tộc và sự chung sống hòa bình giữa các dân tộc là nét độc đáo nhất của Việt Nam. Tôi hy vọng Việt Nam sẽ cố gắng gìn giữ lâu dài truyền thống quý báu đó.

Tiếp theo đó, tôi cũng được hỏi “Đối với Ngài, ở Việt Nam đâu là nơi đẹp nhất?” Đây là câu hỏi rất tế nhị và để trả lời thì tôi nghĩ rằng, là một nhà ngoại giao tôi phải trả lời “Tôi không thể nói cụ thể một nơi nào vì mỗi vùng miền đều có nét hấp dẫn riêng”, nhưng từ cách mà tôi và vợ tôi lựa chọn đi nghỉ thì thành phố Hội An là địa điểm ưa thích nhất. Hội An không những có khu nghỉ dưỡng cao cấp hàng đầu mà là địa điểm đi dạo phố thật thú vị, đặc biệt Hội An còn có “Khu phố Cổ” được Tổ chức UNESCO công nhận là di sản thế giới. Trong khu vực phố cổ có một chiếc cầu mang tên “Cầu Nhật Bản”. Chiếc Cầu này gợi cho chúng tôi nhớ về khu phố Nhật Bản, nơi các thương gia Nhật Bản sinh sống hồi thế kỷ thứ 16 - 17. Mùa hè năm nay, tôi và nhà tôi đã có hai chuyến đi nghỉ ngắn và cả hai kỳ nghỉ đều hướng tới Hội An.
Câu hỏi thứ ba tôi hay nhận được là “Món ăn Việt Nam Ngài ưa thích nhất là gì?” Câu hỏi này được đặt ra không đúng lắm, vì nó đương nhiên coi người được hỏi là người yêu thích món ăn Việt Nam, tuy nhiên, là một người rất mê ẩm thực Việt Nam, tôi không ngần ngại gì khi trả lời câu hỏi. Món khoái khẩu của tôi là “Bún riêu” và “Bún bò Huế” và “Cao lâu”. Bún riêu – món canh cua nấu chua vị tuyệt hảo; Bún bò Huế chứa nhiều gia vị cay đặc trưng. Cao lâu là món đặc sản của Hội An, và tôi thích chất mì cao lâu dai và cứng giống kiểu mì Udon của Nhật. Tôi ngẫu nhiên chỉ nêu tên ở đây những món Việt Nam mà tôi ưa thích nhất, còn chắc chắn rồi, Việt Nam là thiên đường cho tất cả các bạn yêu mến các món mì bún phở.

Và rồi câu hỏi cuối cùng là một câu hỏi khá khó, “Ngài suy nghĩ thế nào về đất nước hoặc con người Việt Nam?” Trên thực tế, tôi nhận được câu hỏi như thế này vô cùng nhiều trong thời gian công tác hai năm rưỡi tại Việt Nam, mỗi khi nhận được câu hỏi tôi laị tự hỏi mình sẽ trả lời thế nào. Đặt câu hỏi này cho 100 người nước ngoài thì sẽ nhận được 100 câu trả lời khác nhau. Đối với tôi, không khí đô thị tràn đầy sức sống của thanh niên Việt Nam cùng với sự ồn ào và hỗn độn của họ là những yếu tố làm cho Việt Nam hấp dẫn lạ thường. Về con người Việt Nam, có vẻ như họ luôn có cái nhìn lạc quan về phía trước và tôi cảm nhận được sinh lực mạnh mẽ toát lên từ phong cách sống của họ. Như tôi đã từng nói điều này với giới trẻ, tôi muốn giới trẻ Việt Nam phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn, có tinh thần kỷ luật hơn và có tính tuân thủ hơn. Nếu tôi trả lời câu hỏi này một cách quá thẳng thắn, là một nhà ngoại giao, tôi có nguy cơ bị “không được chấp thuận” và có lẽ tự dấn mình vào nguy cơ bị trục xuất. Tuy vậy, trong trường hợp của tôi, nếu tôi bị yêu cầu trục xuất thì tôi cũng không sao bởi vì tôi sẽ đi về trong vòng vài ngày nữa. (Tôi nói đùa một chút thôi).

Bài phát biểu của tôi cũng đã khá dài. Giờ đây, tôi đã sẵn sàng chuẩn bị rời Việt Nam, trong tôi có hai cảm xúc đan xen, một là cảm xúc hoàn thành công việc, tôi đã làm tất cả những gì mà tôi có thể ở cương vị là một Đại sứ, và cảm xúc thứ hai là mong muốn được làm việc ở đây thêm chút nữa. Nhìn chung, tôi cảm thấy hoàn toàn hài lòng bởi vì tôi đã được làm việc và sống trong vòng hai năm rưỡi qua ở Việt Nam với sự giúp đỡ tận tình và nồng nhiệt của tất cả các quý vị có mặt trong buổi tiệc ngày hôm nay. Xin cảm ơn các quí vị thật nhiều.

Xin chào. Hẹn gặp lại.

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Một nhà ngoại giao đáng kính trọng (2)

Lá thư cuối cùng của Đại sứ Sakaba gửi người Việt Nam

(hay là 9 việc làm của ông Đại sứ Nhật Bản trước khi rời VN)

Hà Nội với tôi như một giấc mơ
Ngày 16 tháng 9 năm 2010


Hai tuần cuối ở Hà Nội trôi đi thật nhanh. Mỗi ngày trôi qua nhanh khi tôi chỉ có thể đến chào tạm biệt những người đã từng giúp đỡ tôi trong thời gian tôi công tác tại Hà Nội. Thời gian là một cái gì đó rất lạ, khi người ta mong chờ điều gì thì rất lâu, nhưng khi nhìn lại những gì đã qua thì cảm thấy thời gian trôi đi rất nhanh. Không phải là câu nói trăn trối của tướng Toyotomi Hideyoshi, nhưng “Hà Nội là giấc mơ của giấc mơ” là những cảm nhận thực tế của tôi. Tôi sẽ trở về Nhật Bản vào chuyến bay tối ngày mai. Công việc ở Tokyo cũng đã được giao vì thế những gì đã có ở Hà Nội sẽ là những kỷ niệm đáng nhớ trong tôi, phấn chấn lại, tôi sẽ cố gắng hết sức mình còn lại để cống hiến cho đất nước mình.

Chuyến thăm Hà Nội của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt

Vào ngày 7~ 9 tháng 9, 6 hạ nghị sĩ do Ông Takebe Tsutomu làm Chủ tịch nhóm nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt (nguyên là Trưởng ban thư ký Đảng Dân chủ Tự do), đã đến thăm Hà Nội. Khá lâu rồi đây là chuyến thăm Việt Nam lại của Đoàn, bản thân Ông Takebe Tsutomu cũng đã 2 năm rồi mới lại sang thăm Việt Nam . Cấu tạo của nhóm không theo một đảng phái nào, trong chuyến thăm này có 1 nghị sĩ của Đảng Dân Chủ và 1 nghị sĩ của Đảng Công Minh đã thay đổi. Ngoài cuộc hội đàm với Ngài Trương Tấn Sang, Thường trực ban bí thư Trung ương Đảng (tương đương với chức Trưởng ban thư ký Đảng của Nhật Bản), Đoàn còn có cơ hội hội đàm với các thành viên của Nhóm nghị sĩ hữu nghị Việt – Nhật (phía Việt Nam) do Ngài Hồ Đức Việt (Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Đảng), làm chủ tịch nhóm. Về phía Chính phủ Việt Nam , Đoàn đã có buổi gặp mặt trao đổi với Ngài Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ. Ngoài ra Đoàn có lịch trình dày đặc dành một ngày để đi thăm các tỉnh gần Hà Nội, gặp gỡ các chủ tịch tỉnh và đi thị sát các khu công nghiệp. Vào ngày 10, Đoàn đã đi thăm tỉnh Miền Trung như Đà Nẵng và Miền Nam như Sài Gòn. Đoàn đã về nước vào chuyến bay tối ngày hôm đó.
Tôi đã có dịp ngồi ăn tối cùng Đoàn tại Nhà riêng vào tối ngày 7/9. Vì tôi đã có mối quan hệ thân quen cũ với Chủ tịch Takebe Tsutomu và các thành viên của Đoàn, nên đó là một buổi ăn tối rất vui vẻ, mọi người nói chuyện rất sôi nổi. Các vấn đề tình hình chính trị của Nhật Bản, ngoại giao, đảm bảo an ninh v.v. được trao đổi rất thẳng thắn, các nghị sĩ đã cảm nhận được những nguy cơ về tình hình chính trị trong và ngoài Nhật Bản. Một vấn đề được quan tâm nhiều nhất đó là một nghị sĩ của Đảng Dân chủ Tự do nói rằng “Khi Đảng Dân chủ Tự do còn là Đảng cầm quyền, cho dù là có nói về vấn đề đảm bảo an ninh ngoại giao đi nữa, thì cũng sẽ không được những người ủng hộ ở địa phương quan tâm, còn khi họ ở vị trí của Đảng đối lập, nếu nói như vậy thì sẽ nhận được phản ứng của những người dân bầu cử”. Điều đó có nghĩa là gì? Nghị sĩ của Đảng cầm quyền thường được những người ủng hộ quan tâm theo hướng đem lợi ích về đia phương, ngược lại thì Đảng đối lập không hề có điều này và họ có thể nói tự do hay phê phán về vấn đề an ninh ngoại giao.


Hội liên hợp kinh tế miền trung Nhật Bản đến thăm Việt Nam


Vào ngày 3 tháng 9, tôi đã mời 32 thành viên của Đoàn kinh tế do Ông Kawaguchi Fumio, Tổng Giám đốc tập đoàn Năng lượng điện ChuBu, làm chủ tịch hội tới Nhà riêng của tôi và đã có buổi nói chuyện thân mật tại đây. Lịch trình ở Hà Nội của Đoàn trùng với 4 ngày nghỉ liên tiếp của Việt Nam tính từ ngày Quốc khánh 2/9, vì thế tôi đã rất lo lắng Đoàn sẽ khó có thể gặp được các vị lãnh đạo của Chính phủ Việt Nam, nhưng tôi đã yên tâm bởi lịch trình không bị hoãn lại. Trong bài phát biểu tôi đã bày tỏ mong muốn rằng Việt Nam là một nước dân số trẻ, có khuynh hướng tiêu dùng rất nhiều vì thế nhu cầu là rất lớn, các doanh nghiệp Nhật Bản cần thiết phải nắm bắt các cơ hội kinh doanh ở đây. Ông Kawaguchi cũng nói rằng mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và giới kinh tế miền trung Nhật Bản sẽ ngày càng mở rộng vì thế Đoàn cũng rất muốn phát triển hơn nữa mối quan hệ này.
Sau khi đến Việt Nam , Đoàn sẽ thăm Campuchia và Singapore , sau đó sẽ đến miền nam của Trung Quốc. Khoảng 2,3 năm trước, tôi rất không bằng lòng bởi trong giới kinh tế của Nhật Bản, họ nói về kinh doanh tại Việt Nam với quan điểm tránh rủi ro có tên là “Chine + 1”, tôi đã đề nghị rằng Việt Nam là một nước đang phát triển và hãy nhìn nhận đúng ý nghĩa tích cực của nó với nền kinh doanh của một nước đang phát triển như vậy. Ông Kawaguchi có nói rằng “Đến bây giờ không còn một nhà kinh tế nào nhìn Việt Nam với quan điểm tránh các rủi ro nữa”, tôi thật sự đã rất vui mừng vì việc này.

Kỉ niệm ngày Quốc khánh 2/9 lần thứ 65

Ngày 1/9, lễ kỉ niệm ngày Quốc khánh 2/9 hàng năm đã được tổ chức tại Hà Nội, tôi với tư cách là một thành viên của Đoàn ngoại giao, đã tham dự sự kiện này. So với các sự kiện 2 năm trước đó khi tôi tham dự, sự kiện lần này khá là lớn hơn bởi nhân dịp kỉ niệm tròn 65 năm Quốc khánh. Cũng như hàng năm Đoàn ngoại giao có đến viếng Lăng Bác và Đài tưởng niệm liệt sĩ, sau đó có buổi lễ kỉ niệm được tổ chức tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Ngoại giao, các vị lãnh đạo trong quá khứ và hiện tại đều có mặt đông đủ, Ngài Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch nước Việt Nam đã có bài diễn thuyết tại đây. Sau đó là đại diện cho các Đảng viên trẻ ưu tú có bài “tuyên thệ” được diễn ra rất trang nghiêm. Trước lễ khai mạc, các bạn trẻ biểu diễn ca nhạc và múa, trên màn hình chính diện có chiếu hình ảnh ghi lại “Chủ tịch Hồ Chí Minh khi còn đương thời”, phần chiếu sau cùng là những hình ảnh mới nhất về “Việt Nam ngày nay”, hình ảnh cây cầu Cần Thơ (được xây dựng bằng nguồn vốn ODA của Nhật Bản mới được hoàn thành gần đây) được chiếu rất rõ đã làm tôi rất ngạc nhiên và vui mừng.
Vào buổi tối ngày hôm đó, như thường lệ, buổi chiêu đãi mời Đoàn ngoại giao tại Trung tâm hội nghị Quốc tế tại Hà Nội. 2 năm trước dịp này là “Sự kiện của Chính phủ” do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng làm chủ trì, nhưng năm nay thì hơi khác, đầu tiên kể đến là Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh, Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Ngài Trương Vĩnh Trọng, Chủ tịch Quốc hội, 4 vị lãnh đạo đứng đầu đều có mặt đầy đủ, khiến buổi lễ này thành một “Sự kiện quốc gia”. Ngoài ra còn có các quan chức khác của Đảng, Chính phủ và Quốc hội đều là những người quen đã giúp đỡ tôi trong thời gian tôi công tác tại Hà Nội, cũng có mặt đông đủ. Vì thế, đối với một người sắp về nước như tôi, đây là một cơ hội rất tốt để tôi cùng một lúc có thể chào tạm biệt mọi người. Tôi thấy rất cảm ơn phía Việt Nam hàng năm tổ chức những sự kiện như này nhằm tăng thêm mối quan hệ mật thiết với các Đoàn ngoại giao.

Những cuộc gặp cuối cùng tại Việt Nam với nhiều người Nhật

Sáng 8/9, Lễ khai trương Trung tâm Risupia đã diễn ra tại Hà Nội với sự tham dự của ông Nakamura Kunio (Chủ tịch HĐQT Công ty Panasonic). Như tôi đã giới thiệu trong Câu chuyện số 58, Trung tâm Risupia là cơ sở giáo dục nhằm khơi dậy niềm đam mê và sự quan tâm của các em học sinh (chủ yếu là cấp 2, cấp 3) đối với vật lý và toán học. Hà Nội là địa điểm xây dựng Trung tâm Risupia thứ 2 trên thế giới, sau Odaiba ở Tokyo . Tôi như cảm nhận được cảm tình đặc biệt mà Công ty Panasonic dành cho Việt Nam . Đại diện Chính phủ Việt Nam tới tham dự buổi lễ là Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân - đương nhiên rồi, vì việc Trung tâm Risupia được mở tại Hà Nội bắt nguồn từ chuyến đi khảo sát cơ sở ở Odaiba của Phó Thủ tướng, khi ông sang Nhật Bản hồi tháng 3/2008. Về phần mình, tôi mong rằng các em học sinh Việt Nam sẽ đến Trung tâm thật đông, thật vui.
Ngày 10/9, tôi có buổi nói chuyện với ông Morisaki Takashi (Trưởng bộ phận Châu Á của Ngân hàng Mitsubishi Tokyo UFJ). Thị trường Việt Nam với các hoạt động thương mại mở rộng nhanh chóng đang được giới tài chính Nhật quan tâm. Như ông nói “Sau Trung Quốc, Ấn Độ, bây giờ là Việt Nam !”, tôi kỳ vọng vào sự phát triển của các dự án đồng hành cùng Việt Nam . Tôi cũng nêu nguyện vọng muốn giới tài chính có chính sách hỗ trợ đối với các doanh nghiệp Nhật hoạt động tại Việt Nam .
Cũng trong ngày 10/9, đã lâu tôi mới gặp lại ông Iida Nobuyasu (Phó Giám đốc Công ty Khai thác dầu khí JX Nippon), nhân dịp ông tới thăm Đại sứ quán. Đây là công ty mới thành lập trên cơ sở sáp nhập Công ty Dầu mỏ Shin-Nihon và Công ty Khai khoáng Nippon, đang tiến hành dự án khai thác dầu khí tại Vũng Tàu (miền Nam Việt Nam). Ông cho biết mỏ Rạng Đông đi vào khai thác đã 12 năm nay, với sản lượng hiện giảm xuống còn 30.000 thùng mỗi ngày (chiếm 9% tổng sản lượng của Việt Nam). Công ty cũng có những khu vực khác đang được tiến hành thăm dò, nên tôi mong rằng họ sẽ tìm ra những mỏ dầu ưng ý.
Ngày 14/9, tôi nói chuyện với ông Murata Keiichi (Giám đốc Công ty Nissan Techno) tại Đại sứ quán. Đây là công ty được thành lập năm 1985 nhằm phát triển công nghệ xe hơi cho Tập đoàn Nissan, 9 năm trước thành lập công ty con ở Việt Nam với một số công việc bổ sung như thiết kế máy móc, thiết bị điện/điện tử các loại hay CAD design... Tôi khá bất ngờ khi nghe ông nói đây là công ty con lớn nhất ở nước ngoài, với 1150 nhân viên. Trong tương lai gần, công ty có kế hoạch mở văn phòng tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (cách Hà Nội 30km về phía Tây) và sẽ là doanh nghiệp Nhật đóng vai trò khai thác phát triển lĩnh vực mới. Đường từ Hà Nội tới Khu công nghệ cao này đã gần hoàn thành, bên trong Khu công nghệ cũng đang dần hoàn thiện, nhưng thiết kế chi tiết hạ tầng cơ sở vẫn đang được JICA tiến hành, nên phải mất 4 - 5 năm nữa thì các hạng mục bằng vốn ODA của Nhật mới chính thức hoàn thành. Tuy vậy, đã xuất hiện những công ty nước ngoài quyết định đầu tư hoạt động tại đây, và cũng có khả năng ai nhanh hơn thì thắng, nên kế hoạch lần này của Nissan Techno khá được chú ý.

Tạm biệt nhiều người Việt

Ngày 11/9 tại một khách sạn ở Hà Nội, Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật (Chủ tịch: ông Hồ Đức Việt), Liên hiệp các Tổ chức hữu nghị Việt Nam (Chủ tịch: ông Vũ Xuân Hồng), Hội Hữu nghị Nhật-Việt (Chủ tịch: ông Nghiêm Vũ Khải) và Hội Cựu du học sinh Nhật Bản (Chủ tịch: ông Nguyễn Ngọc Bình) đã tổ chức “Tiệc chia tay Đại sứ”. Tôi bất ngờ khi được nhận thư cảm ơn và huy chương hữu nghị, lại có cả quay phim rất chuyên nghiệp của Đài truyền hình đến tác nghiệp. Trong bài phát biểu, tôi có nói đến 1 chuyện vui và 2 việc đáng tiếc - những kỷ niệm trong thời gian công tác của mình. Chuyện vui là tôi đã hoàn thành mục tiêu đi thăm hết 63 tỉnh thành của Việt Nam . Còn việc đáng tiếc là tôi không thể thực hiện được mong muốn làm Đại sứ đến năm 2013, là năm kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật-Việt. Một việc đáng tiếc còn lại là “Chưa lần nào chơi tennis thắng được Ngài Hồ Đức Việt (Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt-Nhật)!” - câu này khiến quan khách cười nghiêng ngả. Tuy nhiên, nói thực lòng, điều làm tôi vui nhất chính là tình cảm nồng hậu mà những người bạn Việt Nam luôn dành cho mình, như bữa tiệc chia tay này cũng vậy. Là một Đại sứ, còn gì vui và ý nghĩa hơn chứ!
Ngày 13 tháng 9, tôi đến chào Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trước khi về nước và trao đổi về sự hợp tác của Nhật Bản trong Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long. Ông Chủ tịch Ủy ban đánh giá cao sự hợp tác về tài chính và nhân lực của Nhật Bản trong công tác khai quật, bảo tồn di tích Hoàng thành Thăng Long và hoan nghênh các hoạt động văn hóa Nhật Bản hầu như được tổ chức mỗi tháng một lần. Ông cũng tỏ ra rất thích thú trước tờ rơi quảng cáo “Hà Nội và Nhật Bản” được các tổ chức người Nhật Bản tại đây tự nguyện phát hành. Tôi đã đề nghị hai phía Nhật Bản và Việt Nam sẽ cùng hợp tác xây dựng khu vườn Nhật Bản trong lòng Hà Nội cho tới năm 2013, kỷ niệm 40 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Nhật Việt, một việc và tôi chưa thể thực hiện trong thời gian tại nhiệm. Ông Nguyễn Thế Thảo đã trả lời tôi “Việc đó nhất định sẽ được thực hiện, mong Ngài đại sứ yên tâm”. Không rõ mọi việc sẽ diễn ra thế nào.
Ngày 14 tháng 9, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Ngô Thịnh Đức đã tới thăm Đại sứ quán để nói lời chào tạm biệt với tôi. Thứ trưởng Ngô Thịnh Đức phụ trách công tác hoàn thiện, nâng cấp hạ tầng giao thông trong đấy có mảng xây dựng hệ thống đường bộ, Ngài Thứ trưởng là một đối tác thường xuyên cộng tác với tôi trong các dự án ODA của chính phủ Nhật Bản. Ngài Thứ trưởng đã sang thăm Nhật Bản nhiều lần và có nhiều bạn ở Nhật Bản. Tôi đã nêu lên ý kiến sau cùng cho rằng việc hoàn thiện hạ tầng giao thông là điều không thể thiếu để phát triển kinh tế ở Việt Nam, trong tương lai Chính phủ Nhật Bản vẫn tiếp tục hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này thông qua nguồn vốn ODA. Tuy nhiên cần làm rõ mức độ ưu tiên của các dự án, triển khai từng dự án một cách thiết thực, bên cạnh đó phải đảm bảo trình tự thực hiện nghiêm minh, đảm bảo không có các nghi vấn tham nhũng, hối lộ xảy ra. (Bên cạnh đó, ngày 16 tháng 9, tôi rất cảm kích trước việc Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Thành phố Hội An, Ông Lê Văn Giảng đã từ nơi xa xôi tới tận Hà Nội để chào từ biệt tôi. Tôi đã khẳng định với Ông sẽ tiếp tục hợp tác để Lễ hội Nhật bản tại Hội An có thể tổ chức hàng năm).

Chào từ biệt các lãnh đạo Việt Nam

Ngày 3 tháng 9, tôi đã tới chào từ biệt Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết tại Phủ Chủ tịch. Từ sau lễ trình quốc thư nhân dịp tôi mới sang nhậm chức 2 năm trước đến nay, tôi đã có nhiều cơ hội được chào hỏi Ngài Chủ tịch nước trong những sự kiện khác nhau. Kỷ niệm mà tôi nhớ nhất chính là sự quan tâm đặc biệt của Ngài nhân chuyến thăm Việt Nam của Hoàng Thái tử điện hạ vào tháng 2 năm 2009. Theo nghi lễ ngoại giao, Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan mới là người mời Hoàng Thái tử sang thăm Việt Nam, tuy nhiên Ngài Chủ tịch nước vừa mới tới thăm chính thức Nhật Bản với tư cách là quốc khách, để cảm tạ sự tiếp đón thịnh tình của Thiên hoàng và Hoàng hậu, Ngài đã nhất định muốn được tiếp đãi Hoàng Thái tử, Ngài đã quan tâm đến từng chi tiết nhỏ của chương trình chuyến thăm và đã đón tiếp Hoàng Thái tử một cách vô cùng nồng hậu. Nhân dịp tới chào từ biệt, tôi cũng đã bầy tỏ lòng biết ơn trước sự tiếp đón trọng thị và chu đáo của Ngài Chủ tịch nước đối với Hoàng Thái tử Nhật Bản. Mặt khác, khi nghe tôi nói mình đã tới thăm hết 63 tỉnh thành trên cả nước, Ngài Chủ tịch nước đã nói những lời làm tôi thấy vô cùng cảm động: “Cảm ơn Ngài đại sứ đã rất quan tâm tới Việt Nam và đã đóng góp cho sự phát triển của mối quan hệ Việt Nhật”. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết sẽ tham dự Hội nghị cấp cao APEC được tổ chức vào tháng 11 tới tại Nhật Bản, có thể khi đó tôi sẽ lại có dịp gặp lại Ngài tại Tokyo.
Trong hai tuần đầu tiên của tháng 9, tôi đã lần lượt đến chào từ biệt các vị lãnh đạo của chính phủ Việt Nam đứng đầu là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Văn Phong, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên thiên nhiên và môi trường Phạm Khôi Nguyên, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Quốc Triệu, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Hồ Nghĩa Dũng, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Võ Văn Thưởng và nhiều cán bộ đã giúp đỡ tôi trong nhiệm kỳ công tác vừa qua. Đặc biệt hơn nữa tôi đã được Ngài Nguyễn Xuân Phúc, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, đại diện cho Chính phủ Việt Nam, trao tặng “Huân chương Hữu nghị”. Tôi cảm thấy rất biết ơn vì đây chính là huân chương cao quý nhất dành cho người nước ngoài. Ngoài ra tôi còn được Bộ Tài nguyên Thiên nhiên và Môi trường, Bộ Y tế, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Công thương, Đoàn Thanh niên trao tặng nhiều bằng khen, kỷ niệm chương v.v… Tại Nhật Bản không có chế độ khen thưởng như vậy đối với các cán bộ ngoại giao kết thúc nhiệm kỳ về nước nên không thể thực hiện việc đãi ngộ tương đương. Đây quả thật là điều đáng tiếc.

“Tiệc chia tay”

Ngày 6 tháng 9 năm 2010, tôi đã mời những người đã giúp đỡ tôi trong thời gian công tác tại Việt Nam như các lãnh đạo cấp cao của Việt Nam, đại diện những người Nhật Bản đang công tác tại Việt Nam, đại sứ các nước vv.. đến dự “Tiệc chia tay” tại một khách sạn trong thành phố Hà Nội. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải Việt Nam Hồ Nghĩa Dũng đại diện cho Chính phủ Việt Nam phát biểu chia tay và Đai sứ Marốc, Trưởng đoàn ngoại giao tại Việt Nam, đã trao cho tôi đĩa kỷ niệm bằng bạc trên đó có chữ ký của đại sứ của tất cả các nước. Tôi cũng đã đề nghị Cựu đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Võ Văn Sung lên bục phát biểu với tư cách là khách mời đặc biệt. Đại sứ Võ Văn Sung hiện đã 81 tuổi, năm 1973 ông là trưởng phái đoàn đàm phán của phía Việt Nam để thiết lập lại quan hệ ngoại giao giữa Nhật Bản và Việt Nam, vì vậy có thể nói “Ông là một nhân vật lịch sử”. Hơn nữa, đến dự tiệc chia tay tôi còn có 6 chủ tịch ủy ban nhân dân của các tỉnh, thành lân cận với Hà Nội, đây thực sự là một cuộc hội ngộ “buồn”. Hai nữ nghệ sỹ tiêu biểu của Việt Nam là Lê Vân và Lê Khanh cũng đã đến dự, bày tỏ sự đáng tiếc khi phải chia tay khiến tôi rất cảm động. Vợ tôi mặc chiếc áo dài do Nghệ sỹ Chu Thúy Quỳnh (Chủ tịch Hội nghệ sỹ múa Việt Nam , Cựu đại biểu quốc hội) gửi tặng dành riêng cho lễ chia tay này để đón khách và bà ấy đã nhận được rất nhiều lời khen ngợi.
Tôi đã phát biểu chia tay trong phần đầu của buổi tiệc, trong đó tôi cũng đưa ra 4 câu hỏi mà tôi thường xuyên bị hỏi ở Việt Nam và cũng trình bày cả câu trả lời của mình cho từng câu hỏi đó. Nội dung các câu hỏi đó là (trong ngoặc là câu trả lời của tôi): Điều gì khiến ngài nhớ nhất trong thời gian công tác tại Việt Nam ? (Đó là việc tôi đã đi thăm được toàn bộ 63 tỉnh thành của Việt Nam ), ‚ Đối với Ngài, ở Việt Nam đâu là nơi đẹp nhất? (Nếu để đi nghỉ thì Hội An là nơi mà tôi thích nhất), Món ăn Việt Nam Ngài ưa thích nhất là gì? (các món bún như “Bún riêu”, “Bún bò huế”, “Cao lầu”), „
Ngài suy nghĩ thế nào về đất nước hoặc con người Việt Nam ? (không khí đô thị tràn đầy sức sống của thanh niên Việt Nam cùng với sự ồn ào và hỗn độn của họ là những yếu tố làm cho Việt Nam hấp dẫn lạ thường. Về con người Việt Nam , có vẻ như họ luôn có cái nhìn lạc quan về phía trước và tôi cảm nhận được sinh lực mạnh mẽ toát lên từ phong cách sống của họ). Tuy nhiên, cuối cùng tôi cũng phải nói ra về một điều khó nói với các bạn Việt Nam là các bạn cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ hơn, có tinh thần kỷ luật hơn và có tính tuân thủ cao hơn. Phần cuối cùng này trong bài phát biểu của tôi có thể “không được phải phép lắm”. Vì tôi thực sự thích Việt Nam nên tôi mới nói những điều khó nghe như vậy, nếu có ai đó cảm thấy bị tổn thương thì cho phép tôi xin lỗi trước.

“Đêm chung kết cuộc thi Cosplay”, sự kiện văn hóa cuối cùng

Tối chủ nhật ngày 12 tháng 9, tại cung văn hóa thiếu nhi đã diễn ra “Đêm chung kết cuộc thi cosplay” do Đại sứ quán Nhật Bản lần đầu tiên tổ chức. “Cosplay” là viết tắt của “Costume Play” tạm dịch nôm na là “Cuộc thi hóa trang”. Có người nghĩ rằng hơi khác lạ khi Đại sứ quán lại đứng ra tổ chức những sự kiện như thế này, tuy nhiên, “Sức mạnh mềm” của Nhật Bản hiện nay đang được toàn thế giới quan tâm và đang trở thành trụ cột quan trọng trong quan hệ ngoại giao văn hóa. Mấy năm trở lại đây, trào lưu học tiếng Nhật trong giới trẻ lại bùng nổ và động lực hàng đầu của họ là mong muốn đọc hiểu được nguyên bản chuyện tranh và phim hoạt hình của Nhật Bản. Tuy nhiên, “thế hệ trung niên” như tôi vì khác biệt về cảm nhận và thiếu kiến thức nên để có thể bắt kịp được những sự kiện như thế này thì quả là một việc khó khăn.
Tại cung thiếu nhi tối 12 vừa qua, sân khấu ngoài trơi nơi diễn ra sự kiện đã ngập tràn nhiệt huyết của các bạn trẻ. Tôi đã đọc diễn văn khai mạc cuộc thi nhưng tôi nghĩ rằng các em không có tâm trí để nghe những lời phát biểu của tôi. Khi hai vị khách tham gia đặc biệt từ Nhật Bản là cô Yuri và cô Shiguma được biết đến như một nữ hoàng trong giới cosplay xuất hiện thì hội trường gần như bùng nổ. Tại đêm chung kết ngày hôm đó, đã có biểu diễn đầy nhiệt tình của 6 nhóm được gọi là “Cosplayer” sau khi vượt qua được vòng sơ khảo chấm qua các đoạn phim. Ở Nhật Bản, cosplay được chú trọng đánh giá theo các kiểu tạo mẫu qua ảnh thì tại Việt Nam , sự quan tâm được hướng tới thưởng thức biểu diễn (Biểu diễn tập thể). Tuy nhiên, đối với một người không am hiểu về chuyện tranh, hoạt hình như tôi thì tôi rất lấy làm tiếc là không thể đánh giá “hóa trang” như thế là giỏi và chỉ biết ngồi theo dõi tiết mục mà thôi.

“Họp báo chia tay” với phóng viên báo chí Việt Nam

Ngày 14 tháng 9, tôi đã tổ chức cuộc họp cuối cùng với phóng viên báo chí Việt Nam tại Đại sứ quán. Tôi rất cảm động vì đã có nhiều phóng viên đến để lấy tin “Lời chia tay” của đại sứ Nhật Bản. Tôi đã nêu cảm xúc của mình trong thời gian nhậm chức tại Việt Nam trong 30 phút đầu. Trong phần mở đầu, sau khi tôi giải thích về tình hình qua lại của các quan chức cấp cao, sự phát triển trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và thành tích của dự án ODA, tôi cũng đã thể hiện nguyện vọng của mình như sau: “Việt Nam hiện nay đang trong giai đoạn chuyển từ nước nông nghiệp sang quốc gia công nghiệp hiện đại, nên tôi mong rằng Việt Nam sẽ tăng cường khả năng cạnh tranh quốc tế trong công nghiệp và mong Việt Nam sẽ vượt qua được cạnh tranh tự do khốc liệt trong khu vực.” Mặt khác, sau cùng phần mở đầu, tôi có nêu thêm “Để xây dựng xã hội hiện đại, Việt Nam cần xem lại các tập quán xã hội cũ dẫn đến tham nhũng và hối lộ, cần nâng cao ý thức vệ sinh, hình thành ý thức tuân thủ quy định và luật lệ xã hội, và cần hoàn thiện cách ứng xử trong xã hội”, tuy nhiên tôi lo lắng không biết ý nguyện của mình đã truyền đạt đến các bạn phóng viên được bao nhiêu.
Hồi tưởng lại 2 năm rưỡi nhậm chức vừa qua, tôi đã trả lời hơn 120 phỏng vấn của các phóng viên. Mặt khác tôi đã tổ chức 7 lần “Tour Báo chí” đi cùng các phóng viên đến khảo sát tại địa phương nhận viện trợ không hoàn lại quy mô nhỏ, do đó tôi có quan hệ thân thiết với nhiều phóng viên. Các phóng viên đã tổ chức một buổi tiệc trưa chia tay dành cho tôi. Tất cả các bạn đều là những thế hệ trẻ nghiêm túc, chân thật, làm việc đầy nhiệt huyết và có quan tâm mạnh mẽ đến “hình ảnh của đất nước Việt Nam trong con mắt đại sứ nước ngoài”. Hiện nay Việt Nam chưa phải là một đất nước “Tự do ngôn luận” như các nước phát triển phương tây nhưng khi nhìn thấy những ánh mắt sáng ngời của các phóng viên trẻ, tôi tin rằng “Việt Nam sẽ có một tương lai tươi sáng”. Tôi mong chờ thành công của từng bạn phóng viên.

Một nhà ngoại giao đáng kính trọng (1)

Một nhà ngoại giao đáng kính trọng (1)

Bạn Hà Minh Thanh làm việc ở Nhật Bản có gửi vào Blog tôi mấy bài viết gần đây cho công bố của Ngài Đại sứ Nhật Bản Sakaba vừa kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam . Qua những dòng tâm sự của một người bạn Nhật Bản trên cương vị người đại diện cho đất nước và nhân dân xứ Hoa Anh Đào, mặc dầu tôi chưa được tiếp xúc và quen biết ông một lần nào, nhưng tự nhiên trong tôi có tình cảm quý mến, và đúng hơn là kính trọng trước những suy nghĩ và việc làm gần 3 năm qua của ông tại đất nước chúng ta.
Bữa nay tôi muốn post lên đây những dòng “Tạm biệt Việt Nam ” của chính ông viết trước lúc rời Việt Nam.
Hai bài khác, “Lá thư cuối cùng” của ông viết gửi người Việt Nam và “Bài phát biểu” cũng của ông trong tiệc chia tay nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, tôi sẽ lần lượt đưa lên để bạn đọc thấy một phần công việc không phải là không nhọc nhằn, lao tâm khổ tứ của một nhà ngoại giao muốn làm tốt phận sự quan trọng của họ ở một nước ngoài.



Nguyễn Vĩnh
-----------

Tạm biệt Việt Nam

Ngày 17 tháng 9 năm 2010

1. Tối nay tôi sẽ lên máy bay rời Việt Nam về nước. Hai năm và 7 tháng công tác tại Việt Nam trôi qua như một giấc mơ. Hiện giờ tôi mang tâm trạng nửa tiếc nuối những gì còn sót lại và nửa hoàn toàn thỏa mãn với những gì mình đã làm được. Nếu được hỏi: “Ông có muốn công tác ở Việt Nam lâu hơn nữa không?” thì tất nhiên câu trả lời của tôi là “có” nhưng đồng thời với thâm niên 37 năm rưỡi làm việc trong ngành ngoại giao tôi thực sự cảm nhận rõ rằng “Sứ mệnh nghề nghiệp của một cán bộ ngoại giao là đi khắp thế giới, dù bạn có muốn đến đâu thì cũng không được phép dừng chân tại một nơi nào được”. Với ý nghĩa đó việc được làm việc tại một nơi trong 2 năm 7 tháng thực sự là sự may mắn đối với tôi.
2. Đây là bài viết cuối cùng của tôi được đăng trên mục “Câu chuyện đại sứ”. Từ đáy lòng mình tôi chân thành cảm ơn những độc giả trong một thời gian dài đã yêu mến chuyên mục này của tôi. Tôi đã bắt đầu viết chuyên mục này với mục đích cùng chia sẻ những thông tin về những việc mình làm được hàng ngày, những điều mà mình nghe thấy, nhìn thấy hay tự đi đến tìm hiểu và những cảm nhận của mình tại thời điểm đó dưới góc nhìn của một “đại sứ”, thông qua đó góp phần thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau giữa Nhật Bản và Việt Nam, mở rộng và phát triển quan hệ giữa hai nước. Thực sự mà nói có những lúc tôi đã định bỏ giữa chừng nhưng tôi đã tự nhủ với mình rằng “sức mạnh là ở sự tiếp tục” và đã đến được với câu chuyện thứ 60 này. Nếu tôi là nhà phê bình nghệ thuật thì có lẽ tôi đã có thể viết hay hơn, vui nhộn hơn nhưng tiếc là trên cương vị của mình tôi có nhiều cam kết cần phải giữ. Có nhiều nôi dung liên quan đến quan hệ ngoại giao với chính phủ Việt Nam tôi không thể viết ra được và cũng có nhiều câu chuyện liên quan đến doanh nghiệp tôi cũng không thể đưa lên mạng được. Những điều mà mình cảm thấy không hài lòng hay muốn phê phán tôi cũng cố tránh không đề cập đến tại nơi gọi là ‘cổng thông tin đại chúng”. Tuy nhiên với mong muốn chia sẻ và gửi gắm tới độc giả một số thông tin nên cứ cuối tuần là tôi lại ngồi trước máy vi tính tại nhà riêng để viết, mong muốn mọi người hiểu được một số tình hình.
3. Tính cách của tôi khi sinh ra đã là lười biếng nên thường không hoạch định trước mục tiêu mà cứ để thời gian dần dần trôi qua. Khi sang công tác tại Việt Nam tôi cũng tự đưa ra cho mình một số mục tiêu hoạt động và bắt mình tuân theo những kế hoạch đó. Tôi đã đặt ra cho mình một số mục tiêu khó để tự ràng buộc mình cũng như là tạo hưng phấn cho mình những khi tôi trở nên lười biếng như phải đi thăm 63 tỉnh thành của Việt Nam, tiếp nhận 100 cuộc phỏng vấn trong thời gian công tác tại Việt Nam, tổ chức 100 lần một năm tiệc tại nhà riêng của mình. Việc cứ hai tuần một lần viết “Câu chuyện đại sứ” cũng là một trong những mục tiêu đó. Tôi đã tự quyết định là “sẽ không chơi golf trong năm thứ nhất” mặc dù chơi golf là một trong những sở thích ít ỏi của tôi. Tôi nghĩ rằng cố gắng đặt ra cho mình những mục tiêu không thiết thực rồi lại phải gồng mình lên để thực hiện những mục tiêu đó là việc không nên làm, tuy nhiên đối với một người lười biếng như tôi thì điều đó là cần thiết. Bản thân tôi cũng đã cố gắng không đặt ra những mục tiêu quá quắt để làm phiền những người xung quanh, nhưng tôi băn khoăn không biết các cộng sự trong Đại sứ quán đã mang những tâm tư gì khi cùng tôi làm việc.
4. Mấy tuần trở lại đây, tôi thường xuyên nhận được câu hỏi “Ông còn vương vấn điều gì ở Việt Nam không?” từ nhiều người. Tất nhiên, tôi còn rất nhiều điều chưa thực hiện được. Có không ít việc tôi đang làm dở dang và đang chuẩn bị bắt tay vào làm. Tuy nhiên, tôi không thể làm Đại sứ tại Việt Nam đến 10 năm hay 20 năm, nên tôi sẽ bàn giao lại một phần nguyện vọng của tôi cho người kế nhiệm. Có một số việc đang dở dang chưa hoàn thành như nuôi dưỡng ngành công nghiệp hỗ trợ, tiếp nhận y tá và hộ lý sang Nhật Bản, gia tăng lượng học sinh đi du lich học tập của Nhật Bản sang Việt Nam . Điều đó cũng đúng đối với nâng cao và phát triển dự án ODA và lĩnh vực thương mại, đầu tư. Mặt khác, có những việc đang dự kiến triển khai như chính sách đối phó với biển đối khí hậu và môi trường cùng vấn đề phát triển nguồn nhân lực (Giáo dục và đào tạo nghề). Đặc biệt, tôi tin rằng vấn đề giáo dục không chỉ là vấn đề lớn đối với tương lai của Việt Nam mà là vấn đề chung trong quan điểm phát triển quan hệ Nhật Bản và Việt Nam . Mặt khác, về các dự án riêng lẻ thì việc hợp tác của Nhật Bản trong dự án xây dựng đường sắt cao tốc Bắc Nam và nhà máy điện nguyên tử cũng chưa được định hình. Đây là những dự án dài hạn nên chỉ có thể bàn giao cho người kế nhiệm để tiếp nối mà thôi.
5. Cuối cùng, tôi xin có đôi lời đến người dân Việt Nam . Việt Nam đang dần thoát ra khỏi cái “gông cùm” (về mặt tinh thần) của chiến tranh Việt Nam (“Kháng chiến chống Mỹ” theo cách gọi của người Việt Nam ). Việt Nam là một thành viên của ASEAN và về mặt kinh tế đã gia nhập WTO, do đó tôi nghĩ rằng Việt Nam cần thể hiện được vai trò của mình trong cộng đồng quốc tế và phải cạnh tranh bình đẳng và thắng trong các cuộc cạnh tranh kinh tế quốc tế. Tôi mong rằng về mặt đạo đức Việt Nam sẽ khắc phục ý thức hệ của “thời kỳ chiến tranh và nghèo đói” và xây dựng quốc gia hiện đại. Trong thời gian nhậm chức, tôi có rất nhiều băn khoăn về tệ nạn tham nhũng, ý thưc vệ sinh công cộng và tuân thủ quy định. Từ cuộc sống cá nhân đến đường lối của đất nước, (mặc dù có các kế hoạch dài hạn) người dân Việt Nam có xu hướng suy nghĩ ngắn hạn, do đó để ổn định và phát triển bền vững của đất nước mình, tôi mong Việt Nam có tầm nhìn dài hơn về tương lai và xây dựng chế độ. Theo suy nghĩ của tôi thì người Việt Nam có bản chất lạc quan tuy nhiên, nếu bản chất đấy không đi song song cùng trách nhiệm của từng cá nhân thì rất dễ thành “hời hợt”. Việt Nam giống nhưng khác Nhật Bản nên sự quan tâm của tôi không bao giờ hết. Hiện nay, mối quan tâm lớn nhất của tôi đối với Việt Nam là “Hình ảnh của Việt Nam trong 10 năm tới”. Khi đó, sẽ có những thay đổi gì, có những gì vẫn còn tồn tại. Tôi nhất định muốn đến thăm lại Việt Nam vào năm 2020.


Nguyên văn bản tiếng Nhật

さらば、ベトナム
 
1.今晩のフライトでベトナムを離任、帰国します。2年7ヵ月の在勤はあっと言う間に、夢のように過ぎてしまいました。今は、名残惜しい気持ちが半分、しかし私に出来ることはやったという完全燃焼感が半分というところでしょうか。「もっと長くベトナムに勤めていたかったとは思いませんか?」と聞かれれば、答えは勿論「イエス」なのですが、同時に、37年半に及ぶ外交官生活の中で「世界を放浪するのが職業的宿命であり、どんなに気に入っても1ヵ所に止まることは許されない」ということを感覚的に知っています。その意味で、2年7ヵ月も在勤出来たのはむしろ幸運だったと思っています。
  2.この「大使のよもやま話」というコラムも今回が最終回になります。長らく愛読いただいた方々に心から感謝します。私が「大使」という立場で見たり聞いたり、あるいは自ら行ったりした日々の出来事やその都度の私の感想を広くお知らせし、情報を共有したい、そしてそれがひいては日本とベトナムとの間の相互理解の促進と幅広い関係発展に役立つ筈であるという思いがこのコラムを書き始めた動機でした。正直のところ、途中で挫折しそうになったこともありましたが、「継続は力なり」と自分に言い聞かせて何とか60回目まで辿り着きました。私が文芸評論家であればもっと面白可笑しい書き方も出来たと思いますが、残念ながら立場上多くの制約があったことも事実です。ベトナム政府との機微な外交上のやりとりは書けませんでしたし、企業関係者とのお話にもネット上で紹介出来ないことは沢山ありました。私が折々に抱いた不満や批判も「公の通信」の場で触れることは憚られました。それでも、少しでもメッセージ性のあることを読者にお伝えしたいという気持ちを持ち続けて毎週末に自宅のパソコンに向かって来たつもりです。どうかこの辺りの事情を御理解下さい。
  3.私は生来怠惰な性格ですので、何事も「目標」を設定しないとダラダラと時間を過ごしてしまう傾向があります。ベトナム在勤に当たってもいくつかの活動目標を自らに課して、自分をそこに追い込むような生活をして来ました。ベトナム全国の63省・市を訪問することや、在勤中にプレスのインタビューを100回以上受けることや大使公邸での設宴を年100回以上主催することなどまで、怠けそうになる自分を叱咤し鼓舞するような目標をいくつも設定したのです。この「大使のよもやま話」を隔週ペースで書き続けることもその一つですね。無趣味の私にとって週末のゴルフは数少ない気晴らしの一つなのですが、「在勤1年目はゴルフをしない」と勝手に決めて自己抑制したりもしました。まあ、こうした差して意味のない目標を無理に設定したり、自己管理するのはそれ自体馬鹿げたことのようにも思うのですが、怠け者の私の場合は仕方ありませんね。本人としては「他の方々に迷惑をかけない範囲で目標を設定しよう」と心掛けてきたつもりなのですが、果たして大使館の同僚諸兄はどういう思いで付き合ってくれていたのでしょうか・・・。
  4.ここ数週間、多くの方から「ベトナムを去るに当たって思い残すことは何か」という質問を受けました。勿論、思い残すことは沢山あります。やり掛けのままになっていることや、これから着手しようかなと思っていたことなど少なくありません。ただ、大使という立場で10年も20年もベトナムにいられる訳ではないので、思いの一端は後任に託するしかありません。やりかけて未達になっていることに裾野産業の育成、看護師・介護士の受け入れ、日本からの修学旅行生の増加などがあります。ODA事業や貿易・投資の拡充についても同様です。他方、これから本気で取り組みたいと思っていたことは何かというと、それは環境・気候変動対策や人材育成(教育・職業訓練)の問題です。特に、教育の問題はベトナムの将来にとって大きな問題であるのみならず、日本とベトナムの関係発展という視点からも重要なテーマであると確信します。また、個別の案件としては、ハノイ・ホーチミン間の高速鉄道や原子力発電所の建設に日本としてどのように協力するのかが未決着のままになっています。これは長期的な事業ですので、後任に託するしかありませんね。
  5.最後にベトナムの人々に一言。ベトナムはもうそろそろ「ベトナム戦争」(ベトナム人の言う「抗米戦争」)のくびきから(精神的な意味で)抜け出る時だと思います。ASEANの加盟国になり経済面ではWTOにも加盟して、国際社会の一員として大きな役割を積極的に果たすべきだし、経済面での国際競争も対等に戦って勝ち抜いて行かねばなりません。モラルの面でも「戦争と貧困の時代」の精神構造を克服して、近代国家を築いていってほしいと思います。汚職・腐敗の問題や公衆衛生の観念、規則順守の精神(モラル)など在勤中に気になったことが沢山あります。個人の生活から国のあり方に至るまで、ベトナムの方々は(長期計画はあるものの)実際には短期的な「物差し」で考える傾向が強いので、国が平和で安定し経済も発展する今となってはもう少し長い視野で将来を見据え、制度設計を考えていくことを望みます。「ベトナム人は楽観主義者である」というのが私の持論であり、それはベトナム人の大いなる美徳だと思うのですが、同時に個人レベルでの責任感のようなものでしっかりと裏打ちされないと「軽薄」になってしまいます。ベトナムは日本とは似て非なる国であり、興味が尽きません。今、私の最大の関心は「10年後のベトナム」です。その時、この国は何が変わり、何が今と同じなのでしょうか。2020年に私は必ずベトナムを再訪したいと思っています。(了)

Thứ Tư, 22 tháng 9, 2010

Điều quan trọng nhất phải chăng là dân chủ và nhân dân

Điều quan trọng nhất phải chăng là
dân chủ và nhân dân

Sau khi post bài “Góp ý và lắng nghe góp ý” (15/9) http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1421&prev=1422&next=1419 trong đó có đường link 3 văn kiện của Đảng đưa ra cho toàn dân góp ý, bạn bè quen đọc blog nhắn email hoặc gọi điện, bảo tôi này, “ông có dở người không”, hay, “ông mắc hội chứng quên từ bao giờ vậy”… Vì, theo các bạn một là bọn tôi đều đã được nhà nước cho nghỉ ngơi, thế thì gái góa lo chuyện triều đình làm chi nữa, chỉ có người điên người dở mới tự ôm việc vào mình như thế. Điều nữa là bạn cũng nhắc, ừ thì mấy kỳ ĐH rồi, góp ý cả đấy, vô khối ý kiến đúng đắn và tâm huyết, nhưng nào mấy khi được ghi nhận để đi đến sửa đổi tiếp thu nghiêm túc.

Tôi mới nghe cũng thấy ức, nhưng trấn tĩnh thấy bạn hữu phản ứng vậy có lý cả. Chỉ có điều từ những nhận xét có phần “xóc óc” đó, tôi càng chịu khó tìm đọc các bài viết về chủ đề này công bố trên các phương tiện báo chí truyền thông.

Ngoài các tờ báo lớn (phần bài vở đưa lên mạng cũng của mấy tờ báo này), tôi còn chú ý đọc thêm nhiều trang web và blog cá nhân có tiếng khác nhau. Nhận xét đầu tiên là thấy khối lượng các bài vở tài liệu mới chỉ có 5 ngày sau khi Đảng đưa ra lấy ý kiến cho 3 văn kiện là đa dạng về cách đề cập vấn đề và phong phú về nội dung góp ý.

Bài vở tư liệu như vậy là có rất nhiều. Tôi chỉ lựa bài viết của ông Bùi Đức Lại post lên dưới đây. Bài có 3 phần, tôi chỉ đưa lên 2 phần là thấy đã đủ ý mà tác giả muốn góp lần này (phần 1 và 2).

Cũng cần biết thêm, ông Bùi Đức Lại từng là chuyên viên cao cấp về công tác tổ chức nhân sự (cán bộ ban tổ chức trung ương), nên từ đó suy ra bài viết xuất phát từ một người hiểu rất rõ các vấn đề về đảng và công tác của đảng cầm quyền thời gian qua và lúc này. Hơn nữa bài viết của ông lại được tờ báo điện tử chính thức hàng đầu của ta đăng chứ đâu phải đăng trên các blog hoặc web “lề trái”.

Thế mà lạ một điều là trong bài viết này của tác giả có rất nhiều ý kiến, những nhận xét và bình luận mạnh bạo, nói thẳng vào các vấn đề rất nhạy cảm, thậm chí được coi là húy kỵ mà tác giả này vẫn đề cập một cách khá sâu sắc và thuyết phục người đọc.

Nói như vậy vì mới đây được biết ban tuyên giáo trung ương có văn bản hướng dẫn về việc thông tin các góp ý kể trên – cụ thể văn bản số 112-HD/BTGTW, trong đó có đoạn “không đăng và phát trên các phương tiện thông tin đại chúng những ý kiến phản bác chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về học thuyết Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, về vai trò lãnh đạo của Đảng; những vấn đề cần giữ bí mật về quốc phòng, an ninh đối ngoại, những ý kiến đả kích cá nhân hoặc tổ chức đảng cơ quan nhà nước”.

Thế mà tác giả, một con người nguyên là chuyên gia cao cấp của công tác đảng vẫn nói và vẫn phân tích vào các điều “không được”, "không nên" kể trên. Và một cơ quan báo chí lề phải vẫn cứ đăng những ý kiến như vậy thì đủ thấy các vấn đề góp ý với đảng lần này có một nội dung và cung bậc có thể không giống các kỳ đại hội trước? Có gì mới ở đây, chúng ta chưa thể khẳng định, nhưng thờ ơ bảo rằng đâu thì vẫn vậy thôi, không thay đổi về thực chất đâu... thì cũng không nên vội vàng phán vậy.

Có một niềm hy vọng nhen lên, là nhiều ý kiến tương tự như ý kiến của ông Bùi Đức Lại là người ta rất hay nhắc đến tinh thần lời văn và ý tứ thực chất của hai vấn đề Dân chủ và Nhân dân cần được quán xuyến xuyên suốt khi góp ý và tiếp thu cho dự thảo các văn kiện đảng, nhất là Cương lĩnh sửa đổi bổ sung lần này. Làm được điều đó theo mọi người là cách trở lại một cách trung thành và có ý nghĩa nhất với tư tưởng Hồ Chí Minh khi Người khai sinh một đất nước kiểu mới kể từ 2/9/1945. Đó là một nhà nước của dân theo chế độ cộng hòa dân chủ, trong đó đề lên rất cao vai trò của nhân dân.

Nhắc lại tư tưởng và con đường Cụ Hồ mong mỏi đất nước và dân tộc ta đi tới đích "sánh vai với các cường quốc năm châu" thiết tưởng không nên rời xa hoặc lướt qua hai nội hàm hết sức sâu sắc mà Hồ Chí Minh và các bậc tiền bối đã một thời nêu lên trong hai cụm từ dân chủ và nhân dân, điều cốt lõi cho một nhà nước của dân do dân và vì dân.


Nguyễn Vĩnh

-----------------

Bài của ông Bùi Đức Lai đăng trên VietnamNet:

Bài 1 (nằm ở phần 1 trong loạt bài của tác giả)
Cần một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân
Cập nhật lúc 05:50, Thứ Ba, 21/09/2010 (GMT+7)

- Đất nước đang cần một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Chính công cuộc đổi mới đã tạo những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho một cương lĩnh như vậy. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước cũng đã đề cập về nguyên tắc những nét cơ bản nhất về một chế độ dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân.
LTS: Trong các dự thảo văn kiện được công bố để lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi Cương lĩnh 1991 được xem là văn kiện quan trọng nhất, bởi Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới.
Trong bài viết mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.
Ông Bùi Đức Lại, từng công tác nhiều năm tại Ban Tổ chức Trung ương đã gửi tới VietNamNet loạt bài góp ý cho dự thảo Cương lĩnh. Góc nhìn của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự của Đảng, có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng như ông Bùi Đức Lại đã nhấn mạnh, với tư cách một đảng viên gắn bó sâu sắc với Đảng, ông cũng mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc và xây dựng, trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi.
VietNamNet giới thiệu bài viết thứ hai của ông Bùi Đức Lại. Mời bạn đọc cùng tranh luận.
1- Cương lĩnh là văn kiện chính trị quan trọng nhất của một chính đảng. Nó trình bày quan điểm, các chủ trương, chính sách cơ bản của đảng trước hiện tình đất nước.
Trong các thể chế chính trị dân chủ phổ biến ở nhiều nước hiện nay trên thế giới, cương lĩnh của mỗi chính đảng thường là cương lĩnh tranh cử, phục vụ trực tiếp cho việc giành phiếu trong bầu cử. Do đó, các quan điểm, chính sách được trình bày trong cương lĩnh phải đề cập có sức thuyết phục những vấn đề mà xã hội và cử tri quan tâm. Nhân dân - cử tri lựa chọn chính đảng cầm quyền thông qua bầu cử, cũng là thừa nhận cương lĩnh của đảng đó.
Cách làm này, có thể có những mặt yếu như khuyến khích những khuynh hướng và thủ đoạn mị dân, hứa hẹn những điều không khả thi nhưng hợp với tâm trạng cử tri tại thời điểm đó… Nhưng đó vẫn là cách làm khả dĩ tốt hơn cả. Việc lạm dụng chính sách mị dân, hứa suông, nói mà không làm có thể nhất thời lừa phỉnh dư luận xã hội, đưa một chính đảng vào vị trí cầm quyền… sẽ nhanh chóng trở thành gánh nặng, thành mối nợ chính trị mà nó phải trả giá trong thời gian cầm quyền và trong kỳ bầu cử sau.
Đảng Cộng sản Việt Nam là chính đảng duy nhất cầm quyền chính trị và lãnh đạo toàn xã hội, do đó cương lĩnh của Đảng mặc nhiên trở thành cương lĩnh chung của cả đất nước, liên quan đến vận mệnh của cả dân tộc. Xây dựng cương lĩnh trở thành vấn đề của nhân dân; nhân dân cần tham gia quyết định. Việc này không chỉ có tính đạo lý, mà tiến tới còn phải mang tính pháp lý nữa.
Đưa dự thảo cương lĩnh của Đảng để nhân dân thảo luận, tham gia ý kiến trước Đại hội Đảng là một chủ trương đúng đắn theo tinh thần đó. Những tổ chức và cá nhân có chức năng chuẩn bị dự thảo cần nghiêm chỉnh thực sự tiếp thu các ý kiến xác đáng của nhân dân để bổ sung, sửa chữa; thẳng thắn, công khai tranh luận, trao đổi về những ý kiến khác trên tinh thần bình đẳng, cầu thị. Cần tập hợp và trình bày trung thực, đầy đủ những vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau để Đại hội thảo luận và cho ý kiến quyết định.
Mặt khác, để giảm bớt nguy cơ chậm nhận biết và khắc phục những sai lầm, trong điều kiện đảng duy nhất cầm quyền, một mặt cần có sự thận trọng cao nhất khi xây dựng cương lĩnh, mặt khác không nên xem nó là khuôn vàng thước ngọc, nhất thành bất biến. Trái lại, sau khi có cương lĩnh cần thực sự mở rộng dân chủ, lắng nghe các ý kiến phê bình, phản biện, đi sát thực tiễn, lấy thực tiễn kiểm nghiệm cương lĩnh, sẵn sàng bổ khuyết, sửa đổi những điều không sát đúng. Cần xây dựng và thực hiện các quy chế khuyến khích thảo luận thường xuyên, công khai, không hạn chế về các nội dung của cương lĩnh trong quá trình thực hiện.


Cương lĩnh nên tập trung đề cập những vấn đề chiến lược, những nhiệm vụ trung tâm, những giải pháp lớn, dự kiến trong khoảng thời gian mươi mười lăm năm (hai, ba kỳ đại hội). Chưa có điều kiện xây dựng một cương lĩnh với tầm xa hơn.
Không “gài” vào cương lĩnh và những văn kiện có tầm chiến lược nói chung những vấn đề quá cụ thể dù lớn. Cố gắng tránh cách diễn đạt “chiết trung”, nước đôi, mập mờ, sử dụng những khái niệm và thuật ngữ chưa có nội hàm rõ ràng.
Chỉ đưa vào cương lĩnh những nội dung đã được thực tiễn chứng minh
2- Ban Chấp hành Trung ương đã đưa ra quan điểm chỉ đạo là chỉ đưa vào cương lĩnh những nội dung đã rõ, đã được thực tiễn chứng minh. Một thái độ thận trọng như vậy là sự lựa chọn hợp lý hơn cả trong điều kiện hiện nay, cần thực sự quán triệt đầy đủ và sâu sắc khi tiếp cận và giải quyết vấn đề trung tâm của cương lĩnh là nhận thức về CNXH và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam.
Sự sụp đổ của Liên Xô và chế độ XHCN ở Đông Âu đã phủ định mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực đã từng tồn tại gần ¾ thế kỷ, kéo theo sự đổ vỡ của tòa nhà lý luận đồ sộ gắn liền với nó. Nhiều vấn đề một thời được xem là nguyên lý học thuyết Mác - Lênin về CNXH, là quy luật khách quan đã không được thực tiễn khẳng định. Thực tế đó đặt ra yêu cầu xem xét lại một cách khách quan nhiều điều cơ bản trong tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi tới của loài người. Chọn lọc, bảo vệ đúng những giá trị đích thực mà Mác, Lênin và những người khác đã góp vào kho tàng trí tuệ của nhân loại, nằm lẫn trong cái đống đổ nát của toà nhà đã sụp đổ này là một công việc to lớn, đòi hỏi sự tham gia của nhiều nguồn trí tuệ, đòi hỏi thời gian và sự phát triển của thực tiễn, là một con đường dài và đầy khó khăn.
Từ yêu cầu chỉ đạo thực tiễn, qua tổng kết kinh nghiệm bước đầu, đã có những bước tiến nhất định đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội, nhưng chỉ mới là những khám phá, thể nghiệm ban đầu. Tư duy lý luận mới chưa hình thành, còn rất nhiều mảng trống chưa thể san lấp trong tương lai gần. Đó không chỉ do sự thiếu hụt những trí tuệ kiệt xuất, mà còn vì thực tiễn chưa phát triển đủ mức.
Trong điều kiện đó, vội vàng minh định một cách chủ quan, phiến diện, cái này là chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH đích thực; cái kia là chủ nghĩa Mác - Lênin, CNXH đã bị xuyên tạc, biến dạng là một cách làm cẩu thả, không thể chấp nhận.
Cách làm đó dẫn đến một thái độ cơ hội nguy hiểm: treo biển Mác - Lênin nhưng tùy tiện bán trong cửa hàng các món thời trang; cái gì muốn giữ thì dán nhãn trung thành với học thuyết, cái gì muốn bỏ, cắt xén, thêm bớt thì dán nhãn phát triển. Cách làm đó nhất định cuối cùng bị phá sản về lý luận và thực tiễn, nhưng trước khi phá sản, nó cũng kịp gây tác hại, tổn thất to lớn cho sự nghiệp chung.
Nhận thức về CNXH và con đường đi tới đó vốn đã là vấn đề phức tạp trong lịch sử nhiều thế kỷ. Đã có không ít trào lưu, khuynh hướng khác nhau, thậm chí thù địch với nhau, dán nhãn hiệu CNXH, mà Mác chỉ kịp “điểm danh” một số trong Tuyên ngôn đảng cộng sản. Sau khi ông qua đời đã nảy nở nhiều “chủng loại” mới. Việc nhận diện đúng sai, thật giả tưởng như đã được giải quyết xong về cơ bản cùng với sự ra đời của mô hình XHCN Liên Xô; nhưng lịch sử đã không chứng minh như vậy.
Cũng có nước lớn trên thế giới hiện đang nói về một mô hình XHCN mang đặc sắc của họ (nghĩa là có thể chẳng giống ai, chẳng giống cái gì) và cho đó là chuyện của hàng trăm năm (nghĩa là việc còn đang dò dẫm). Ở Việt Nam, sau nhiều năm sau đổi mới, dù có nhiều cố gắng tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận, nhưng cho đến nay, về cơ bản chưa hình thành nhận thức mới về CNXH và con đường đi lên CNXH. Mô hình XHCN đề cập trong dự thảo cương lĩnh nặng về mô tả một xã hội lý tưởng muốn có hơn là thiết kế một chế độ, một hình thái kinh tế - xã hội theo quan điểm chủ nghĩa duy vật lịch sử.
Ở Việt Nam, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ, được sự ủng hộ và giúp đỡ của các nước XHCN, đặt vào trong những điều kiện lịch sử nửa sau thế kỷ 20, từng được xem là nằm trong dòng thác cách mạng trong cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Còn trên thực tế thì gần một nửa thế kỷ sau 1945, đất nước vẫn chủ yếu chiến đấu cho nền độc lập, tự do của mình. Có thể nói CNXH ở Việt Nam trước hết là một lý tưởng và là một chế độ chính trị, từng thời điểm đã phần nào là một thể chế kinh tế bước đầu hình thành theo mô hình Liên Xô. Những thiếu sót của mô hình đó, phần nào bị khúc xạ, che lấp trong điều kiện chiến tranh, đã lập tức hiện hình rõ rệt và tác hại trong điều kiện hòa bình.
Đổi mới 1986 thực chất là sự khước từ mô hình chính trị - kinh tế XHCN kiểu Xô viết. Việc đó không phải do ý muốn chủ quan của ai, do sức ép của thế lực nào, không là sự dao động, mất phương hướng nào mà là hành động chính trị có ý thức, thuận theo yêu cầu phát triển khách quan của đất nước. Vì vậy, sự nghiệp đổi mới đã nhanh chóng đi vào cuộc sống và tạo nên thành tựu to lớn.
Dứt khoát từ bỏ mô hình XHCN kiểu Xô viết
3- Thực tế đặt ra đối với Việt Nam hiện nay là phải dứt khoát và hoàn toàn từ bỏ mô hình XHCN kiểu Xô viết.
Đối với nhiều người Việt Nam, lý tưởng XHCN được nhận thức đồng nhất với lý tưởng về một xã hội dân chủ, công bằng, tự do, hạnh phúc. Hướng tới một lý tưởng như vậy có ý nghĩa nhân văn sâu sắc và vẫn có sức mạnh động viên tinh thần to lớn. Nhưng thực tế là chưa có tiền đề, chưa đủ căn cứ lý luận và thực tiễn để xây dựng một cương lĩnh quá độ lên CNXH đúng với ý nghĩa một chương trình chính trị hiện thực.
Nếu cứ theo đuổi ý tưởng đề ra một cương lĩnh quá độ lên CNXH, thì không thể tránh khỏi việc gò ép đưa vào cương lĩnh những điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh, trái với tinh thần chỉ đạo đã đề ra. Có thể điểm ra một số vấn đề sau đây làm ví dụ:
- Dự thảo phải khăng khăng khẳng định quan điểm xem thời đại hiện nay là thời đại quá độ lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới, xem đó là xuất phát điểm của việc lựa chọn định hướng XHCN ở Việt Nam. Đây là điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh, đã được phân tích chi tiết hơn trong bài trước.
- Dự thảo phải tiếp tục nhắc lại mệnh đề “lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động”. Không ai có thể phủ định sạch trơn giá trị của học thuyết Mác - Lênin, nhưng không thể không thừa nhận rằng học thuyết này chẳng những không toàn bích, mà còn đã bị biến dạng, bị tổn thất nặng nề từ thất bại của mô hình XHCN Liên Xô. Chưa lọc ra được những hạt nhân hợp lý, vượt qua thử thách của thời gian, mà cứ khăng khăng lấy nó làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động là việc làm thiếu tinh thần cách mạng và khoa học, chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh.
- Dự thảo phải tiếp tục nêu cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, một điều chưa rõ, thậm chí thực tế chứng minh điều ngược lại. Khu vực này chiếm một khối lượng vốn và lao động xã hội to lớn, được hưởng ưu đãi hơn so với các khu vực khác, nhưng hiệu quả kinh tế và xã hội thấp, ngày càng bị thu hẹp tương đối so với các khu vực khác, đang phải đối mặt với những nan đề chưa có lời giải. Không nên lẫn lộn vấn đề nhà nước hướng các nguồn lực của mình vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
- Dự thảo phải tiếp tục gắn mác “xã hội chủ nghĩa” cho một loạt khái niệm mà nội hàm không rõ, chưa được (và chưa thể) xác định như: Tổ quốc XHCN, cơ chế thị trường (định hướng) XHCN, dân chủ XHCN, nhà nước pháp quyền XHCN… Nói cho cùng, giả sử có minh định được nội hàm của các khái niệm đó, thì cũng không có ý nghĩa gì, trong khi cả xã hội đang trong giai đoạn hướng tới sự phát triển XHCN (có nghĩa là nó chưa có) mà các thể chế của nó thì đã là XHCN rồi.
Đưa vào dự thảo cương lĩnh những điều như vậy là chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh.
- Dự thảo phải tiếp tục đề cập nhiều về một chính sách xã hội đậm màu sắc “xã hội chủ nghĩa” như đảm bảo công bằng xã hội, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, chính sách giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội… Không thể phủ nhận những nguồn tài lực lớn đã bỏ ra theo hướng này, đã có tác động nhất định đến một số mặt xã hội, nhưng hiệu quả tổng quát chưa rõ, nhiều khi còn là một phân phối lại bất công, không đến các đối tượng cần đến. Trong thể chế hiện hành, nhiều lợi ích cơ bản, chính đáng của công nhân, nông dân, trí thức chưa được bảo đảm. Sự ưu việt “biểu kiến” được xem là làm nên nét riêng của CNXH, chưa được thể hiện, chưa được thực tế chứng minh.
Mời bạn đọc gửi góp ý cho các dự thảo văn kiện của Đảng về địa chỉ banchinhtri@vietnamnet.vn
Việc biện hộ cho những điều chưa rõ, chưa được thực tế chứng minh nói trên, là những thiếu sức thuyết phục về lý luận, không được thực tiễn chứng minh.
Rõ ràng một cương lĩnh như vậy khó có sức thuyết phục thực sự, không phù hợp với yêu cầu khách quan đối với sự phát triển của Việt Nam hiện nay.
Tưởng cũng cần nói thêm rằng:
- Mác chưa bao giờ đặt ra vấn đề khả năng đi lên CNXH đối với các nước kém phát triển, chưa công nghiệp hóa như Việt Nam.
- Luận điểm nổi tiếng (thường được cho của Lênin), từng làm xuất phát điểm cho cương lĩnh của các nước kém phát triển đi lên CNXH đề ra những điều kiện tiền đề là: Có hệ thống XHCN thế giới đã hình thành; có sự giúp đỡ quốc tế của các nước XHCN phát triển đi trước. Các tiền đề đó hiện nay không còn nữa và chắn chắn sẽ không xuất hiện lại trong các thập kỷ tới đây.
Tiền đề cương lĩnh xây chế độ dân chủ nhân dân
4- Đất nước đang cần có một bản cương lĩnh xây dựng và hoàn thiện chế độ dân chủ nhân dân. Đây là yêu cầu thiết thực nhất, không mâu thuẫn với lý tưởng XHCN, là cái mà Đảng lãnh đạo cần chủ trương và đưa ra trình bày trước nhân dân trong thời điểm hiện nay, là việc Đảng đã khởi xướng từ 1930, đặt nền tảng từ 1945, đã tạo ra sức mạnh cách mạng to lớn của dân tộc ta. Do những lý do khách quan và chủ quan, việc thực hiện một cương lĩnh như vậy đã bị gián đoạn, đã phải chịu những “quanh co của lịch sử”, là những thử nghiệm theo mô hình Xô viết.
Chính công cuộc đổi mới đã tạo ra được những tiền đề chính trị, kinh tế, xã hội cho một cương lĩnh như vậy. Đã hình thành kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế sâu rộng; hình thành các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, ngoài công hữu, quyền cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế được thừa nhận về pháp lý. Đã có tiền đề thực tiễn để xóa bỏ các ưu đãi về chính sách và nguồn lực đối với khu vực kinh tế nhà nước, từ bỏ việc nhà nước can thiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm đúng chức năng quản lý nhà nước.
Đổi mới cũng đã tạo ra những cơ sở lý luận đủ làm khung cơ bản cho một chế độ chính trị dân chủ nhân dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh và kinh nghiệm quốc tế. Các văn kiện của Đảng và Nhà nước đã đề cập về nguyên tắc những nét cơ bản nhất về một chế độ như vậy. Đó là chế độ dân chủ, nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; mọi quyền lực thuộc về nhân dân. Đảng lãnh đạo là để thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân về mọi mặt chính trị, kinh tế, xã hội. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực của cách mạng. Đó là đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam không phân biệt chính kiến, tôn giáo… Đảng lãnh đạo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và luật pháp, Đảng không làm thay nhà nước; Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào dân để xây dựng Đảng; trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ..
Phải chăng đó không phải là những nét cơ bản nhất của một cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam.
Vấn đề là thống nhất nhận thức, nhất quán thực hiện đúng những nguyên tắc đã được vạch ra đó trong toàn bộ đời sống chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước thông qua các thiết chế, chính sách cụ thể.
Các giai cấp và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước mong muốn có một chế độ như vậy, một chế độ mà dân tộc đã cảm nhận được tính ưu việt và sức mạnh của nó trong những năm tháng đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám.
Với một chế độ như vậy, Việt Nam có nhiều thuận lợi hơn trong việc hòa nhập với cộng đồng thế giới, giữ vững và phát triển bản sắc.
Nhưng trong nhiều năm nay, các quan điểm đó vẫn chưa được luật pháp hóa, thể chế hóa và tổ chức thực hiện đúng những quan điểm cơ bản nói trên.
Sự chậm chạp đó có nhiều nguyên nhân, trước hết là tư tưởng bảo thủ, vẫn kiên trì tư duy cũ, không dứt khoát từ bỏ về thực chất mô hình XHCN kiểu cũ, tìm cách ngụy trang bằng vỏ ngôn từ mới và một số điều chỉnh chi tiết. Những quan điểm bảo thủ đó được gán cho cái nhãn mác đẹp đẽ là trung thành với lý tưởng XHCN, đã bị lợi dụng cho những lợi ích phe nhóm với những đặc quyền đặc lợi phát sinh trong cơ chế thị trường. Nó hù dọa xã hội về mọi tai ương đe dọa, bóp nghẹt mọi ý kiến đòi thực hiện đúng nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước, chụp cho nó mọi cái mũ xấu xa… Đã có một bộ phận miệng nói XHCN, nhưng chân bước đi theo con đường man rợ mà chủ nghĩa tư bản từng bắt buộc phải đi qua vào một thời điểm lịch sử khác, trong giai đoạn tích lũy ban đầu: bóc lột, tàn phá thiên nhiên, bóc lột sức lao động, chiếm đoạt đất đai, của cải, tài sản nhà nước, lũng đoạn quyền lực. Đối với nó, XHCN là một khái niệm hoàn toàn trống rỗng, nhưng nó muốn lợi dụng đến cùng để che đậy bản chất thật và trục lợi, trước khi công khai xé bỏ hoàn toàn khi đủ điều kiện.
5- Một số kiến nghị.
Một là, xây dựng cương lĩnh chế độ dân chủ nhân dân ở Việt Nam, trên cơ sở tổng kết thực tiễn, tiếp thu giá trị của các cương lĩnh của Đảng trong 80 năm qua, tham khảo và vận dụng các kinh nghiệm quốc tế. Đó là cương lĩnh chỉ đạo và tổ chức hành động trong khoảng thời gian 15 - 20 năm. Tính tới một thời đoạn dài hơn là chưa đủ điều kiện, cũng không phải là việc cần thiết.
Hai là, nếu từ nay đến Đại hội XI không đủ điều kiện và thời gian vật chất để xây dựng một bản cương lĩnh như vậy, thì Đại hội có thể quyết định một số quan điểm lớn chỉ đạo chuẩn bị chu đáo hơn, đưa ra thảo luận dân chủ công khai trong toàn Đảng, toàn dân, để trình ra Đại hội XII, hoặc Đại hội bất thường tổ chức 2, 3 năm sau Đại hội XI.
Ba là, đồng thời với chuẩn bị cương lĩnh, xúc tiến việc xây dựng Hiến pháp mới.
Bốn là, nếu với nội dung như dự thảo hiện nay, kiến nghị Đại hội XI không thảo luận việc sửa đổi bổ sung Cương lĩnh 1991 như dự kiến. Vì:
- Những nội dung “mới” so với Cương lĩnh 1991 đều đã được đề cập trong các Văn kiện Đại hội Đảng từ sau 1991, bản dự thảo hiện nay chỉ tập hợp lại, thay đổi một số cách diễn đạt, đôi chỗ còn mơ hồ hơn.
- Đối với nhiều vấn đề lớn, bức xúc trong trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dự thảo hoặc né tránh hoặc giữ cách tiếp cận và quan điểm cũ, nên không có lời giải đáp không thuyết phục.
Sửa đổi, bổ sung Cương lĩnh như tinh thần dự thảo vì vậy không mang lại lợi ích thiết thực, cụ thể nào. Trái lại, một khi Đại hội XI thông qua dự thảo thì cũng có nghĩa khép lại mọi việc thảo luận về cương lĩnh trong hàng chục năm tiếp theo, tạo ra những trì trệ không thể chấp nhận trong điều kiện mới.

• Bùi Đức Lại

---------

Bài 2 (nằm ở phần 3 loạt bài của tác giả)

Đảng lãnh đạo trong chế độ dân chủ nhân dân
Cập nhật lúc 06:08, Thứ Tư, 22/09/2010 (GMT+7)

- Cần sớm đổi mới chế độ bầu cử theo hướng đảm bảo thực sự dân chủ; bãi bỏ các quy định và việc làm hạn chế ứng cử, đề cử, thực hiện quyền tranh cử công khai...

LTS: Trong các dự thảo văn kiện được công bố để lấy ý kiến nhân dân, dự thảo Cương lĩnh bổ sung sửa đổi Cương lĩnh 1991 được xem là văn kiện quan trọng nhất, bởi Cương lĩnh là tuyên ngôn chính trị của Đảng, xác lập con đường xây dựng, lãnh đạo đất nước trong 10 năm tới.
Trong bài viết mới đây, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh bổ sung, phát triển Cương lĩnh năm 1991 phải phản ánh được ý chí, nguyện vọng của nhân dân, tạo động lực mạnh để đưa đất nước đi lên.
Ông Bùi Đức Lại, từng công tác nhiều năm tại Ban Tổ chức Trung ương đã gửi tới VietNamNet loạt bài góp ý cho dự thảo Cương lĩnh. Góc nhìn của một chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực tổ chức, nhân sự của Đảng, có thể có nhiều chỗ cần phải tranh luận, bàn thảo thêm để làm sáng tỏ vấn đề. Nhưng như ông Bùi Đức Lại đã nhấn mạnh, với tư cách một đảng viên gắn bó sâu sắc với Đảng, ông cũng mạnh dạn đưa ra, như một sự xới xáo vấn đề một cách nghiêm túc và xây dựng, trên tinh thần tôn trọng những ý kiến khác biệt mà người đứng đầu Đảng luôn kêu gọi.
VietNamNet giới thiệu bài viết thứ ba của ông Bùi Đức Lại. Mời bạn đọc cùng tranh luận.

Sự suy thoái của đảng cộng sản cầm quyền là nguyên nhân chính trị quan trọng và trực tiếp nhất dẫn đến sự sụp đổ của mô hình cũ của chủ nghĩa xã hội. Các khuyết tật có bản chất như nhau đã phát sinh khá phổ biến trong nhiều đảng, chứng tỏ rằng cần tìm nguyên nhân suy thoái trong những vấn đề tầm nguyên lý, nguyên tắc. Tất nhiên không thể bỏ qua trách nhiệm của tập đoàn lãnh đạo và cá nhân người đứng đầu về những sai lầm, thậm chí tội lỗi họ phạm phải, nhưng nếu chỉ dừng lại ở việc tìm và quy trách nhiệm cá nhân thì không thể chỉ đúng nguyên nhân cơ bản, không tránh được nguy cơ lặp lại sai lầm tương tự.
Ngăn chặn nguy cơ suy thoái
1- Trong mô hình cũ của CNXH, đảng lãnh đạo trên thực tế hoạt động như một thực thể chính trị nắm toàn bộ quyền lực, đứng trên hiến pháp, luật pháp và các cơ quan nhà nước, làm thay nhà nước; các cơ quan nhà nước (lập pháp, hành pháp, tư pháp) trở thành công cụ chấp hành trực tiếp thực hiện ý chí của đảng; các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội trở thành cánh tay nối dài của đảng. Nhiều việc, nhiều mối quan hệ vốn mang tính đặc thù, là giải pháp tình thế trong giai đoạn giành chính quyền được thể chế hóa, nâng lên thành thể chế, thành nguyên lý, nguyên tắc tổ chức quyền lực trong điều kiện xây dựng xã hội thời bình. Nắm trọn quyền bố trí, sử dụng cán bộ trên tất cả các lĩnh vực hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội là công cụ quan trọng nhất để ban lãnh đạo áp đặt và thực hiện thể chế này, vô hiệu hóa những mẩu vụn dân chủ còn sót lại trong luật pháp và các định chế xã hội.
Được coi là bộ phận ưu tú của giai cấp tiên phong nhất, cách mạng nhất - giai cấp công nhân, là trí tuệ và lương tâm của thời đại, đảng xem trọng tâm lãnh đạo là khai hóa, giáo dục giai cấp công nhân và nhân dân lao động, tổ chức, dắt dẫn họ đấu tranh cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới theo đường lối do mình đề ra.
Trong một hệ thống như vậy, sớm muộn đảng trở thành nhà nước (quan liêu) trong một nhà nước, đứng trên nhân dân, trên mọi thiết chế chính trị, thành quyền lực vô hạn không bị giám sát và không thể giám sát, trừ sự giám sát của bản thân đảng đối với các cá nhân và tổ chức của mình.
Nhưng chính sự giám sát đó đã dần bị vô hiệu hóa bởi bộ phận lãnh đạo của đảng nhân danh sự tập trung, biến nguyên tắc tập trung dân chủ thành tập trung quan liệu, thành sự phục tùng vô điều kiện của cấp dưới đối với cấp trên, chủ yếu là với người đứng đầu; các thiết chế dân chủ và giám sát trong đảng dần bị bóp nghẹt, không vận hành được, chế độ lãnh đạo tập thể bị biến dạng, trên thực tế bị xóa bỏ; đại hội đảng chỉ còn là cơ quan lãnh đạo trên hình thức. Nắm trong tay quyền lực nhà nước, ban lãnh đạo đảng không ngần ngại sử dụng quyền lực đó để xử lý các mối quan hệ nội bộ đảng, thủ tiêu phê bình, đàn áp về tinh thần và thể chất mọi người có ý kiến khác.
Bước cuối cùng là hình thành một cấu trúc chính trị độc đoán, độc tài của một vài cá nhân trên đỉnh chóp quyền lực, với một bộ máy trung thành với cá nhân đó, nắm quyền hành từ trên xuống dưới. Họ cấu thành một tập đoàn cai trị, một tầng lớp đặc quyền, có các lợi ích ngày càng tách rời thậm chí đối lập với nhân dân, với giai cấp, với đa số đảng viên của đảng, nhưng lại nắm quyền hành động và phát ngôn nhân danh đảng, nhân danh lợi ích giai cấp và nhân dân. Họ đưa đảng đến đáy của sự suy thoái, bị giai cấp công nhân và nhân dân quay lưng, dẫn đến sự sụp đổ của chế độ. Nói cho đúng ra, giai cấp công nhân đã bị mất chính đảng của mình, nhân dân đã bị mất người lãnh đạo chân chính từ trước khi diễn ra sụp đổ.


Đó là sự thật và bài học lịch sử không thể bác bỏ. Các đảng cầm quyền chân chính cần tìm mọi cách để tránh rơi vào vết xe đổ này.
Đề ra và thực hiện đường lối đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam trong các văn kiện chính thức, quan trọng nhất như Cương lĩnh, Điều lệ Đảng, các Nghị quyết Đại hội đã dựng lên một hệ quan điểm cơ bản về đảng lãnh đạo đất nước trong thời kỳ mới, về nguyên tắc khác với các quan điểm về một đảng cầm quyền kiểu cũ nói trên. Một số nội dung chính của hệ quan điểm này là:
- Đảng tự xác định là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong (của nhân dân lao động và) của dân tộc Việt Nam.
- Đảng lãnh đạo hệ thống chính trị, đồng thời là một bộ phận trong hệ thống ấy (gồm Đảng, Nhà nước, các đoàn thể nhân dân). Đảng lãnh đạo không làm thay công việc của nhà nước (và các tổ chức khác trong hệ thống chính trị). Đảng hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Đảng chịu sự giám sát của nhân dân, dựa vào nhân dân để xây dựng Đảng.
- Nhân dân là người chủ đích thực của xã hội; Đảng lãnh đạo là để thực hiện quyền làm chủ của nhân dân. Dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển.
Một cấu trúc chính trị được hình dung và thiết kế với vị thế của đảng lãnh đạo như vậy là phù hợp với bản chất dân chủ của thể chế chính trị mà chúng ta chủ trương, phù hợp và đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới, phù hợp với xu thế thời đại.
Thực thi một cấu trúc như vậy giúp cho tránh được những khuyết tật đã nêu trên, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân, góp phần to lớn củng cố khối đại đoàn kết đân tộc, giải phóng sức sáng tạo của xã hội.
Nó cũng chính là biện pháp quan trọng nhất ngăn chặn nguy cơ suy thoái của đảng lãnh đạo, đảm bảo sự gắn bó của đảng với nhân dân.
Đó chính là những quan điểm cơ bản có tính nguyên tắc về đảng lãnh đạo trong chế độ dân chủ nhân dân.
Không trì hoãn đổi mới chính trị
2- Qua gần một phần tư thế kỷ thực hiện đường lối đổi mới, những quan điểm nói trên dần được bổ sung, điều chỉnh, hoàn thiện. Một số nội dung đã được thực hiện một phần, tạo ra chuyển biến tích cực nhất định trong đời sống chính trị đất nước, góp phần vào thành tựu chung, được nhân dân thừa nhận và ủng hộ.
Tuy nhiên, xét tổng quát, việc cụ thể hóa, thực hiện các quan điểm nói trên còn chậm; trên nhiều phương diện còn bị chi phối bởi tư duy và cách làm cũ.
Chưa làm rõ nội hàm cụ thể của quan điểm đảng lãnh đạo là bộ phận của hệ thống chính trị, hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật, nên chưa luật hóa, chưa hình thành chuẩn mực luật pháp để thực hiện và kiểm tra việc thực hiện quan điểm này trong thực tế. Nhiều việc tổ chức đảng còn làm các cơ quan nhà nước, ra các quyết định từ bên ngoài, từ trên, đưa các cơ quan nhà nước rơi vào vị trí bị động chấp hành quyết định đó.
Chưa có thể chế thực hiện việc nhân dân giám sát Đảng. Quyền làm chủ, quyền dân chủ, tự do của nhân dân còn nhiều hạn chế, chưa được đảm bảo. Các phương tiện thông tin đại chúng chưa làm được chức năng diễn đàn, là nơi nhân dân bày tỏ ý kiến, nguyện vọng, yêu cầu, phê bình, chất vấn… Sự xuất hiện các loại chủ đề “nhạy cảm”gần đây - nhiều khi quá rộng, có phần tùy tiện - thực chất là khoanh vùng cấm đối với sự tham gia giám sát của nhân dân và dư luận xã hội.
Sinh hoạt trong Đảng, nhất là tự do tư tưởng, đảm bảo quyền của đảng viên thảo luận dân chủ về đường lối, chính sách; phê bình, chất vấn tổ chức đảng và đảng viên ở mọi cấp; bảo lưu ý kiến… hầu như chưa có chuyển biến. Đại hội đảng các cấp vẫn chưa làm được vai trò cơ quan lãnh đạo, hoạt động hình thức, không ít trường hợp quá lệ thuộc vào cấp ủy.
Công tác cán bộ chậm đổi mới, nhất là chậm đổi mới bầu cử, nhân tố quan trọng bậc nhất đảm bảo quyền dân chủ. Tiếng nói quyết định trong việc lựa chọn người lãnh đạo chưa thuộc về những người đi bầu - một yêu cầu cơ bản của bầu cử dân chủ - mà vẫn chủ yếu thuộc về cấp trên - một việc dễ dẫn đến tập trung quan liêu.
Bộ máy ngày càng phình to, chấp lượng và hiệu quả hoạt động giảm sút. Tệ quan liêu, tham nhũng không giảm mà diễn biến phức tạp, nghiêm trọng hơn. Ngày càng hiển hiện nguy cơ hình thành bộ phận đặc quyền, đặc lợi, câu kết với nhau, thâu tóm quyền lực, chi phối các hoạt động lãnh đạo, quản lý, chiếm đoạt của cải xã hội.
3- Vì sao các quan điểm về đổi mới trên lĩnh vực chính trị đã được đề ra, nhưng chậm được thực hiện? Có thể điểm ra một số nguyên nhân như:
Một là, về nhận thức. Chưa thực sự thấy tính tất yếu và cấp bách của yêu cầu từ bỏ mô hình cũ, thực hiện những quan điểm đổi mới đã đề ra. Tuy phải thừa nhận những đổi mới cơ bản trên lĩnh vực kinh tế, nhưng nhiều người không thực tâm tán thành đổi mới trên lĩnh vực chính trị, muốn duy trì thể chế chính trị cũ, do tình thế bắt buộc thì chỉ chịu “lùi từng bước” hoặc chỉ chấp nhận thay đổi kiểu “bình mới rượu cũ”, sẵn sàng quay lại thực hiện thể chế cũ nếu có điều kiện.
Với họ, giữ vững “ổn định chính trị” gần như là duy trì hệ thống chính trị cũ, chứ không phải là chủ động tạo ra các điều kiện phù hợp cho công cuộc đổi mới phát triển thuận lợi, tránh được những xung động xã hội gay gắt. Họ không chịu thừa nhận rằng, sự phát triển đã đến giai đoạn không thể giữ vững ổn định chính trị nếu không thực sự đổi mới trên lĩnh vực chính trị.
Họ giải thích sự biến thái của đảng lãnh đạo trong mô hình cũ của CNXH bằng những nguyên nhân như sai lầm cá nhân, khuyết điểm trong việc lựa chọn cán bộ…Từ đó, họ đề cao quá mức các biện pháp giáo dục chính trị, nâng cao đạo đức cá nhân, nhưng lại phản đối mọi biện pháp mở rộng và thực hành dân chủ rộng rãi trong công tác cán bộ, nhất là dân chủ bầu cử.
Hai là, về bản lĩnh, kiến thức. Đổi mới trên lĩnh vực chính trị là việc rất khó khăn, mỗi sai lầm đều có thể gây tổn thất lớn, rất cần thiết sự thận trọng cao nhất. Nhưng là việc không thể trì hoãn, không làm thì không thể tránh khỏi tổn thất lớn nhất. Đề ra được các quan điểm mới là việc khó, nhưng thực hiện đúng các quan điểm đề ra khó hơn nhiều, đòi hỏi bản lĩnh và năng lực cao của lãnh đạo.
Nếu thiếu bản lĩnh, thiếu kiến thức, sợ trách nhiệm thì không thể nhìn ra và nắm bắt những tiền đề khách quan đã hình thành, nhưng hướng đi mà “cuộc sống đã gợi ý” cho hành động. Trái lại, họ bị nhiều nỗi sợ ám ảnh. Sợ mở rộng dân chủ thì “tuột tay”; sợ các “thế lực chống đối” lợi dụng; sợ nhân dân chưa sẵn sàng, đảng viên chưa “trưởng thành” đủ mức để sử dụng đúng đắn quyền dân chủ; sợ bị “tấn công” ngay từ nội bộ, bị chụp mũ là dao động, là mất phương hướng, là chịu ảnh hưởng của “các thế lực thù địch”; sợ đổ vỡ... Không thể bỏ qua hoặc xem thường những yếu tố đó, nhưng cũng không thổi phồng quá mức để tự hù dọa mình và người khác, không dám hành động vì thiếu lòng tin vào sức mạnh của nhân dân, của đông đảo đảng viên, của lương tri lành mạnh.
Ba là, muốn duy trì đặc quyền, đặc lợi. Về nguyên tắc, Đảng không có đặc quyền, đặc lợi. Điều này cũng đúng trên thực tế đối với đa số đảng viên, những người đã chiến đấu, lao động, sống như mọi công dân khác, không dành cho mình một ưu tiên, ưu đãi nào.
Nhưng trong Đảng còn có một bộ phận khác. Họ lợi dụng chức quyền, tham nhũng, làm giàu cho bản thân và những người cùng phe cánh. Họ rất muốn duy trì tình trạng yếu kém, sơ hở trong lãnh đạo, quản trị.
Mọi công việc liên quan đến đổi mới về chính trị chỉ có thể triển khai nghiên cứu, luật pháp hóa và tổ chức thực hiện khi những quan điểm đã được đề ra lâu nay về đảng lãnh đạo được cụ thể hóa và trở lý kinh tế để tiếp tục trục lợi. Họ càng muốn giữ mô hình chính trị như cũ để thao túng, tiếp tục giữ quyền lực, che giấu bản chất thật của mình. Họ là thế lực lớn nhất cản trở đổi mới, trước khi để rơi mặt nạ, lộ nguyên hình phản bội khi xã hội rơi vào khủng hoảng.
Đổi mới thể chế bầu cử
4- Thực hiện những quan điểm đã được đề ra về đảng lãnh đạo là vấn đề trọng tâm đổi mới về chính trị thành hiện thực trong đời sống chính trị của đất nước. Nếu không làm việc này thì không thể tính tới bất cứ sự đổi mới về chính trị nghiêm túc nào.
Trong 5, 10 năm tới, cần thực hiện xong về cơ bản những quan điểm, chủ trương lớn đó gắn với cải cách Hiến pháp và thể chế chính trị.
Cùng với cương lĩnh xây dựng chế độ dân chủ nhân dân, cần ra đời bản Hiến pháp mới, bộ luật mới về tổ chức và hoạt động của các cơ quan lập pháp, hành pháp, tư pháp, về đảng lãnh đạo và về các tổ chức quần chúng. Hiến pháp và luật pháp phải được thực thi nghiêm chỉnh và bình đẳng đối với mọi chủ thể, mọi tổ chức và cá nhân, theo đúng nguyên tắc nhà nước pháp quyền.
Đây là việc khó, nhưng nếu không làm, thì không thể nói đến nhà nước pháp quyền, nói đến việc đảng lãnh đạo hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.
Những việc trên chỉ có thể thực hiện được nếu đồng thời thực hiện đổi mới công tác cán bộ.
Nhiều việc trong lĩnh vực này còn vẫn làm lối cũ, kìm hãm sự ra đời và phát huy tác dụng của các thể chế gắn với mô hình mới.
Việc đầu tiên cần quan tâm là đổi mới thể chế bầu cử.
Bầu cử dân chủ vốn được xem là một trong những đặc điểm quan trọng nhất của chế độ dân chủ. Ở nước ta, nó là phương thức thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, đồng thời là phương thức có hiệu lực để nhân dân giám sát đảng. Cần sớm đổi mới chế độ bầu cử theo hướng đảm bảo thực sự dân chủ; bãi bỏ các quy định và việc làm hạn chế ứng cử, đề cử, bầu cử; thừa nhận quyền ứng cử ngoài danh sách Mặt trận giới thiệu; thực hiện quyền tranh cử, quyền tự chọn khu vực ứng cử; tiến tới chế độ mỗi khu vực bầu một đại biểu…
Thực hiện bầu cử dân chủ trong Đảng theo đúng tinh thần và lời văn của Điều lệ; đổi mới quy chế đại hội đảng và quy chế bầu cử, tiến tới bãi bỏ mọi quy định hạn chế quyền bầu cử, thực hiện quyền tranh cử công khai, đảm bảo cho đại hội đảng thực sự là cơ quan lãnh đạo, có đủ thẩm quyền và năng lực chủ động quyết định việc bầu ra các cơ quan và chức danh lãnh đạo.
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng trong công tác cán bộ.
Mời bạn đọc gửi góp ý cho các dự thảo văn kiện của Đảng về địa chỉ banchinhtri@vietnamnet.vn
Đảng không chỉ lãnh đạo công tác cán bộ, trong phạm vi khu vực công, mà cả trong các khu vực ngoài công, trong các lĩnh vực hoạt động. Dù trong khu vực nào, cán bộ đều có vai trò quan trọng đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sự dịch chuyển cán bộ giữa các khu vực công và ngoài công cần được khuyến khích, tạo điều kiện, cần xem là một yếu tố quan trọng tăng cường chất lượng cán bộ.
Công tác cán bộ cần theo đúng quan điểm đề ra trong Cương lĩnh “Đảng giới thiệu những đảng viên ưu tú có đủ năng lực và phẩm chất vào hoạt động trong các cơ quan lãnh đạo chính quyền và đoàn thể. Đảng không làm thay công việc của các tổ chức khác trong hệ thống chính trị”.
Đảng lãnh đạo, không làm chức năng quản lý nhà nước, kể cả trong lĩnh vực cán bộ. Tổ chức đảng không thay các cơ quan nhà nước và các đoàn thể nhân dân quản lý đội ngũ cán bộ của họ.
Vì vậy, cần sớm bãi bỏ những quy định không còn phù hợp với quan điểm cơ bản của Đảng, không phù hợp với tính chất nhà nước pháp quyền của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Đồng thời thông qua việc tổng kết những kinh nghiệm thực tiễn, ban hành những quy định, quy chế mới về công tác cán bộ.

Bùi Đức Lại

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

Vẫn câu chuyện Mô hình Cu Ba

Vẫn câu chuyện Mô hình Cu Ba
Bài viết "Mô hình Cu Ba, tạm biệt" post hôm 10/9 http://vn.360plus.yahoo.com/nguyenvinh-nguyenvinh/article?mid=1419&prev=1421&next=1417 nhận được nhiều ý kiến (comment, email, điện thoại, tin nhắn...) từ bạn đọc của 'hầu chuyện blog" cho rằng nhân dân Cu Ba hào hiệp thủy chung với VN, những người bạn tốt ấy thật xứng đáng được hưởng một cuộc sống đầy đủ tốt đẹp hơn nhiều chứ không phải khó khăn thiếu thốn như mấy chục năm qua. Thôi thì thế nào, đấy là công việc nội bộ, là việc riêng của các bạn Cu Ba, ta đâu có quyền can dự vào. Đúng là chính các bạn, không ai khác, phải là người quyết định lấy vận mệnh, tương lai của mình. Người ta vẫn nói "cách mạng" (là sự thay đổi lớn, với ý tốt đẹp nhất) không bao giờ là thứ xuất khẩu chính vì có ý tứ như vậy.
Bữa nay 10 ngày trôi qua rồi, tôi post lên 2 bài viết khác xung quanh đề tài Cu Ba mà tôi đã nêu trong Entry 10/9. Dù là cách đề cập của người phương Tây (đài Mỹ và đài Pháp), nhưng những gì là tính khách quan và độc lập của truyền thông các nước này có thể nó cũng có ích với ai muốn theo dõi thêm, hiểu sâu các vấn đề về một mô hình Cu Ba đã qua trải nghiệm nhiều thập kỷ. Vì những nhận xét này là của giới báo chí chứ chưa phải sự đánh giá của giới chính trị chính thức nên hãy coi đó là thứ tài liệu tham chiếu tham khảo... Cái nội tình bên trong của đất nước và nhân dân Cu Ba - một "xứ sở đẹp" với một "dân tộc đẹp" ấy - thực sự là như thế nào cũng như những khát vọng lớn lao đưa đất nước Cu Ba tiến lên ra sao thì phải chính do nhân dân Cu Ba, toàn dân tộc "Hòn đảo tự do" đó tự quyết định lấy cho mình. Bao giờ và ở nơi đâu trên hành tinh này cũng là như thế và phải như thế mới đúng quy luật.
Nguyễn Vĩnh
------------------
Xin tham khảo hai bài dưới đây:
VÌ SAO CU BA PHẢI SA THẢI 1 TRIỆU CÔNG CHỨC?
(Phỏng vấn của của đài RFA)
Sau khi lên nắm quyền Chủ tịch Raul Castro quyết định phải cắt giảm số người do bộ máy nhà nước trả lương, và xem việc đó như một trong những biện pháp nhằm vực dậy nền kinh tế trong nước.
Quyết định gây chấn động
Kế hoạch sa thải một triệu người lao động, tức là khoảng một phần năm tổng số công nhân viên chức nhà nước trong toàn bộ các lĩnh vực của nền kinh tế vừa được Liên đoàn Lao động Cuba loan báo đã gây một chấn động. Trước mắt nửa triệu nhân viên trong tổng số khoảng 5 triệu người ăn lương nhà nước sẽ buộc phải thôi việc trước tháng 3 năm 2011.Giới phân tích cho rằng đây cuộc cải tổ bộ máy nhà nước lớn nhất ở Cuba kể từ sau cuộc cách mạng 1959.
Quỳnh Như có cuộc phỏng vấn Giáo sư Brian Latell, Chuyên gia nghiên cứu về Cuba của Đại học Miami, Hoa Kỳ về biện pháp khuyến khích doanh nghiệp tư nhân của nước Cộng sản ở Châu Mỹ này.
Quỳnh Như: Thưa Giáo sư Brian Latell, ông nghĩ sao về quyết định mới đây của chính phủ Cuba – cải cách bộ máy do nhà nước quản lý, cắt giảm trước mắt là 500.000 nhân viên do chính phủ trả lương. Là người nghiên cứu vấn đề Cuba từ nhiều năm qua, ông đánh giá việc này như thế nào?
Brian Latell: “Đây là một bước tiến rất đáng kể của người em trai của ông Fidel Castro khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước Cuba, cũng như của nhà nước cộng sản ở Cuba sau hơn nửa thế kỷ thống trị theo đường lối của một nền kinh tế tập trung do nhà nước quản lý. Chính quyền của Chủ tịch Raul Castro sẽ phá bỏ các quy định về lao động đã có từ bao năm nay, và chấm dứt các hợp đồng lao động của nhân viên lần này. Điều gì sẽ xảy ra đối với khoảng nửa triệu công nhân viên chức bị sa thải khỏi các đơn vị do nhà nước quản lý lần này. Ông Raul Castro hy vọng họ sẽ gia nhập vào đội ngũ lao động của các doanh nghiệp tư nhân. Nhưng nói chung giai đoạn chuyển tiếp này sẽ rất khó khăn đới với họ.”
Quỳnh Như: Theo ông vì sao Cuba quyết định thực hiện việc cải cách bộ máy nhân viên trong biên chế lúc này mà không phải trước đây, hay lúc nào khác?
Brian Latell: “Phải nói là nền kinh tế Cuba hiện nay đang lâm vào tình trạng vô cùng khó khăn do nhiều nguyên nhân kết hợp. Tất nhiên lý do quan trọng nhất là do cơ chế quản lý kinh tế tập trung cao độ của hệ thống quản lý kinh tế xã hội chủ nghiã không còn phù hợp với Cuba nữa. Quản lý lao động theo hướng đó chỉ đưa đến năng suất lao động thấp, tinh thần, thái độ làm việc của người lao động cũng sa sút vì họ không được trả lương tương xứng với thành quả lao động. Thêm nữa trận bão ập vào Cuba cách đây hai năm đã tàn phá đất nước này dữ dội. Nền nông nghiệp Cuba , đặc biệt là ngành trồng mía hầu như hoàn toàn suy sụp. Cuba không còn là một trong những nước đứng đầu về ngành sản xuất đường trên thế giới như hàng trăm năm trước.
Ngoài ra, cũng còn rất nhiều nguyên nhân khác nữa, chẳng hạn như chính sách cấm vận kinh tế của Mỹ đối với Cuba, nhưng đó không phải là vấn đề nghiêm trọng nhất. Do nhiều nguyên nhân đã khiến cho nền kinh tế Cuba bị co cụm lại và chịu nhiều tổn thất. Đất nước Cuba hiện nay do ông Raul Castro điều khiển, và khi ông này lên nắm quyền đã nhìn ra được những vấn đề đó. Đồng thời ông Raul Castro cũng hiểu được nguyên nhân làm cho nền kinh tế Cuba lâm vào tình trạng trì trệ này, chủ yếu là do cách quản lý trong nước. Ông này không đổ lỗi cho những khó khăn về kinh tế trong nước là do chính sách cấm vận của Mỹ. Ông Raul Castro quy lỗi nguyên nhân gây ra là do cơ chế quản lý và những ý thức lỗi thời không còn phù hợp với tình hình phát triển hiện nay. Chính vì vậy Chủ tịch Raul Castro muốn tìm cách thay đổi.”
Thời điểm thích hợp?
Quỳnh Như: Như vậy theo ông thì bây giờ là thời điểm để thực hiện việc cải cách này. Ông có nghĩ rằng giới phân tích đã nhìn thấy trước được những dấu hiệu sẽ có cải tổ ở Cuba . Và tại sao sự thay đổi lại diễn ra trong lĩnh vực lao động trước tiên mà không phải là ở lĩnh vực khác?
Brian Latell: “Vâng, bây giờ là thời điểm để thực hiện những cải tổ vì cách tốt nhất là nhìn nhận những tồn tại và giải quyết các vấn đề đó hiện nay hơn là trì hoãn lại. Vì nền kinh tế không phát triển được và bị trì trệ. Nông nghiệp và hầu hết các ngành kinh tế đều không có khả năng đứng vững. Cho nên tôi nghĩ rằng ông Raul Castro có khả năng giải quyết những vấn đề trong nước, và ông cũng nhận thức được rằng cần phải thay đổi một cái gì đó. Tôi cũng nghĩ rằng hầu như cả Ban lãnh đạo của nhà nước Cuba cũng tán thành thực việc hiện những cải cách, những thay đổi trong cách quản lý từ trước tới nay, và những trường hợp ngoại lệ rất cá biệt. Họ tán thành việc áp dụng mô hình cải tổ kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam . Họ cũng nhận thức rằng thời gian không còn nhiều lắm và hầu hết là những người cao tuổi nên không có nhiều thời gian để chờ trông thấy sự thay đổi sẽ đến mà họ phải quyết định thực hiện sự đổi thay.”
Quỳnh Như: Theo đánh giá của ông thì đâu là mục tiêu của quyết định sa thải một số lượng khoảng 1/5 đội ngũ lao động như vậy, vì chính phủ muốn động viên và phát triển thành phần kinh tế tư nhân hay vì họ không còn khả năng trả lương cho một số lượng nhân viên đông đảo như vậy?
Brian Latell: “Đúng vậy một phần là họ không còn khả năng kham nổi việc sử dụng ngân sách eo hẹp của nhà nước để trả lương cho một đội ngũ lao động đông đúc như vậy. Trong các bài diễn văn đọc vào những dịp khác nhau, Chủ tịch Raul Castro đã phát biểu rằng, không thể để tình trạng này tiếp tục kéo dài. Cuba là nước duy nhất trên thế giới hiện nay còn phải trả lương cho những người không làm việc gì cả. Cách đây vài tháng, trong một bài diễn văn quan trọng đọc hồi tháng Tư ông Raul Castro đã tiên liệu trước việc cải tổ lao động này. Ông nói rằng có hàng triệu người đang có tên trong danh sách chính phủ phải trả lương hàng tháng cần phải tìm việc làm mới ở các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Và bây giờ chúng ta thấy ông Raul đã thực hiện bước đầu là cho nửa triệu lao động nhà nước nghỉ việc. Trong tương lai thì số nửa triệu người lao động còn lại cũng sẽ phải tìm kiếm những công việc khác ở các doanh nghiệp không phải của nhà nước.”
Tác động đời sống xã hội?
Quỳnh Như: Với một số lượng lớn người bị sa thải thất nghiệp như vậy liệu có đưa đến những tác động nghiêm trọng đến đời sống xã hội, cũng như gây ảnh hưởng cho sự phát triển kinh tế của Cuba hiện nay hay không?
Brian Latell: “Vâng, khó mà nói trước được mọi chuyện. Tôi không muốn tiên đoán là sẽ có những vấn đề bất ổn về mặt xã hội như sẽ có các cuộc náo loạn hay biểu tình chống chính phủ, nhưng điều đó cũng có thể xảy ra. Vì chính phủ quyết định sa thải một số lượng lớn lao động, những người đã quen với việc làm những công việc nhàn hạ mà cũng được trả lương, và bây giờ họ được bảo là phải đi tìm một công việc khác. Điều đó quả thật không phải dễ dàng gì. Rồi đến một vấn đề khác là cũng khó tìm được thành phần kinh tế nào ở Cuba tiếp nhận các số lao động này. Khó mà tìm được có doanh nghiệp tư nhân nào ở Cuba chịu nhận những người thất nghiệp này.
Chính phủ Cuba đề nghị những người này tham gia các tổ chức cung ứng dịch vụ, mà hầu hết những đơn vị này không thuê nhiều nhân công. Nên nói chung tình hình sẽ rất khó khăn đối với số lao động thất nghiệp này và cho cả gia đình họ nữa. Ngoài ra, hệ thống an sinh xã hội của Cuba cũng không linh hoạt và mạnh mẽ cho lắm, vì vậy những người bị sa thải sẽ rất khó thích nghi và họ sẽ rất khó khăn trong thời gian đầu và kéo dài theo cả vài năm sau đó. Hơn nữa hàng chục năm trước đây Cuba đã cấm mọi hình thức kinh tế tư nhân, nên trong giai đoạn này các doanh nghiệp tư nhân ở Cuba cũng chưa đủ khả năng tạo công ăn việc làm cho số lao động bị sa thải này.
Tôi muốn nói thêm đôi chút, để giải thích với quý vị ở Việt Nam . Vấn đề ở đây là ông Fidel Castro phản đối tất cả mọi thay đổi đáng kể trong việc tự do hóa nền kinh tế. Ông này cũng phản đối cả mô hình kinh tế của Trung Quốc và Việt Nam . Ông Fidel Castro không muốn thấy đất nước Cuba có những nhà triệu phú do kinh doanh mà trở thành giàu có. Ông này cũng không muốn thấy có những doanh nghiệp tư nhân lớn ở Cuba . Và Fidel Castro vẫn còn có ảnh hưởng chính trị rất lớn trong giới lãnh đạo ở Cuba . Cho nên có sự căng thẳng trong bộ máy lãnh đạo đất nước, sự căng thẳng giữa hai anh em nhà Castro. Vì người em Raul Castro thì lại muốn áp dụng mô hình đổi mới kinh tế theo kiểu Trung Quốc và Việt Nam , còn ông Fidel Castro thì ngược lại. Đó cũng là lý do khiến công cuộc cải cách ở Cuba không thể thực hiện được sớm hơn.”
Quỳnh Như: Những quyết định quan trọng thường có hai mặt – tích cực và tiêu cực trong trường hợp chính phủ Cuba đưa ra quyết định sa thải hàng loạt nhân viên như thế này, theo sự cân nhắc của ông thì mặt nào nhiều hơn?
Brian Latell: “Đây là một quyết định mang tính tích cực mà chính phủ Cuba phải thực hiện ở thời điểm này. Tôi nghĩ rằng nếu có khả năng được lựa chọn, có thể họ sẽ quyết định tiến hành việc cắt giảm biên chế này một cách từ từ. Làm từ từ có nghĩa là thay vì cho nghỉ việc một lúc 500.000 ngàn nhân viên, thì chỉ nên cắt giảm khoảng 50.000 người để cho các doanh nghiệp tư nhân tiếp nhận số người này rồi sang năm hãy thực hiện tiếp kế hoạch cắt giảm thêm 50.000 lao động nữa. Nói chung là thực hiện việc sa thải từ từ trong vòng vài năm và cũng để cho các thành phần kinh tế tư nhân được vững mạnh thêm. Nhưng tôi nghĩ rằng chính phủ Cuba không có được sự lựa chọn đó vì nền kinh tế trong nước đang lâm vào khó khăn trầm trọng. Cho nên ông Raul Castro và các cố vấn kinh tế của ông nhận thức ra rằng cần phải làm một điều gì đó ngay bây giờ, phải làm thật mạnh mẽ và quyết liệt, cho dù phải chịu đau đớn và rất vất vả.”
Quỳnh Như: Nếu tính theo thang điểm từ 1-5 là mức tốt nhất, Giáo sư sẽ cho điểm thế nào về quyết định này của chính phủ của ông Raul Castro?
Brian Latell: “Tôi không biết phải cho điểm như thế nào từ 1 đến 5. Tôi nghĩ rằng ông Raul Castro thực tâm rất muốn tiến hành cải cách kinh tế. Ông này bị thôi thúc bởi mô hình kinh tế đổi mới ở Châu Á. Ông này muốn có những doanh nghiệp tư nhân lớn ở Cuba . Ông này nhận thức được rằng mô hình kinh tế mà Cuba theo đuổi từ trước tới nay không còn phù hợp nữa. Ông Raul Castro năm nay đã 79 tuổi, còn người anh Fidel Castro 84 tuổi, và hầu hết đội ngũ lãnh đạo cao cấp của Cuba hiện nay đều là những người cao tuổi. Tất cả họ đều biết rằng thời gian không còn nhiều để chờ đợi họ làm được một điều gì tốt đẹp cho đất nước. Và nếu họ không thực hiện đổi mới một cách rốt ráo thì trong tương lai cả hệ thống kinh tế sẽ nhanh chóng sụp đổ, và lúc đó thì mọi thứ có thể sẽ thay đổi hoàn toàn.
Tôi nghĩ đưa ra một quyết định hóc búa như thế này quả là một sự dũng cảm, bởi vì ông Raul Castro chủ trương thực hiện những cải cách kinh tế, và ông này cũng biết rằng Fidel Castro không hài lòng chút nào với những sáng kiến đổi mới này. Vì vậy cải cách là điều quả thực không phải dễ đối với người dân Cuba .”
Quỳnh Như: Xin cảm ơn Giáo sư Brian Latell đã dành cho Đài chúng tôi cuộc trò chuyện vô cùng hữu ích này.
Quỳnh Như, phóng viên RFA
2010-09-17
-----------------------------------
Fidel muốn học kinh nghiệm VN
BBC, 10/9
Cựu lãnh đạo cao niên Fidel Castro gửi tặng TBT Nông Đức Mạnh sách về cách mạng Cuba trong bối cảnh Cuba muốn học kinh nghiệm của Việt Nam.
Đón Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng trong chuyến sang thăm Cuba, ông Fidel Castro, năm nay đã 84 tuổi và chính thức không còn nắm chức vụ nhà nước, tặng vị khách một cuốn sách mới in về 'thắng lợi của cách mạng Cuba'.
Ông cũng ký và gửi ông Trọng một cuốn làm quà cho ông Nông Đức Mạnh, hiện là Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, theo như tin của truyền thông hai nước.
Nhắc lại tuyên bố về tình đoàn kết cộng sản nổi tiếng từ th̀ơi Chiến tranh Lạnh rằng 'Vì Việt Nam, Cuba sẵn sàng đổ máu' ông Fidel một lần nữa tỏ ra quan tâm đến tình hình nước đồng minh Đông Nam Á.
Ngoài cuộc gặp với ông Fidel Castro, đoàn Quốc hội Việt Nam còn được các ông Raul Castro và Ricardo Alarcon đón và làm việc.
Theo các bản tin của chính quyền hai bên, các lãnh đạo Cuba cũng nói với đoàn Việt Nam vừa kết thúc chuyến thăm hôm 8/9 rằng Cuba muốn học "kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực của Việt Nam."
Báo Cuba, tờ Granma, nói Việt Nam tiếp tục giúp Cuba hạt giống và công nghệ sản xuất lúa gạo.
Tuy nhiên, truyền thông quốc tế trong thời gian qua cho rằng ông Raul Castro - 79 tuổi, người trực tiếp nắm quyền lực tối cao ở đảo quốc Cuba - đang muốn cải cách hệ thống cộng sản kiểu cũ của Cuba theo kiểu Việt Nam và Trung Quốc, dù còn rất thận trọng.
Đường lối mở cửa kinh tế nhưng vẫn giữ chặt kiểm soát chính trị và thông tin của các nước cộng sản châu Á được ban lãnh đạo Cuba quan tâm trong thời gian qua.
Chính báo Trung Quốc, tờ China Daily từ hồi tháng 9/2009, đã có bài cho rằng mô hình cải tổ của Trung Quốc "có thể được áp dụng một phần" tại Cuba.
Càng gần đây, anh em nhà ông Castro càng tỏ dấu hiệu rõ ràng hơn trong mong muốn cải tổ, thu hút sự chú ý của Hoa Kỳ và Phương Tây.
Không còn hiệu quả
Trả lời một nhà báo Hoa Kỳ đến thăm Cuba vừa qua, chính ông Fidel, người từng bị những người chỉ trích gọi là 'khủng long' của Chiến tranh Lạnh còn sót lại thời Toàn cầu hóa, nói "mô hình Cuba không còn hiệu quả".
Theo Bloomberg 10/9, nói với nhà báo Mỹ Jeffrey Goldberg, ông Fidel cho rằng kinh tế Cuba không có gì để xuất khẩu nữa và mô hình hiện thời không giúp được gì cho chính phủ.
Không tin vào tai mình, nhà báo Goldberg của tạp chí Atlantic đã phải hỏi lại chuyên gia châu Mỹ La tinh cùng có mặt trong bữa cơm trưa với Fidel.
Bà này dịch lại câu nói của vị lãnh tụ và giải thích: "Ông không bác bỏ ý tưởng về cuộc Cách mạng Cuba" nhưng có thể hiểu rằng Fidel Castro "thừa nhận rằng ở Cuba nhà nước đã quá to, nhất là trong kinh tế".
Các báo Hoa Kỳ bình luận đây là "dấu hiệu mạnh nhất cho đến nay" từ ông Fidel rằng đảo quốc cộng sản cần đầu tư nước ngoài và cần cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động.
Báo Anh, tờ Telegraph 10/9 thì có bài nói: "Cảm ơn Fidel nhưng đáng tiếc là ngài muộn mất 50 năm".
Việc trở lại đón tiếp báo chí và xuất hiện trước công chúng của ông Fidel từ tháng 7 năm nay, sau một thời gian bị bệnh nặng tới mức tưởng như không qua khỏi, khiến dư luận chú ý đến các phát biểu của ông.
Ông Tomas Bilbao, giám đốc cơ quan Cuba Study Group đóng tại Mỹ nói rằng các phát biểu của ông Fidel cho thấy ông cho phép người em trai được tiến hành cải cách thị trường.
Dù không trực tiếp cầm quyền, ông Fidel vẫn có tác động lớn đến hướng đi của Cuba.
Hôm 1/8 vừa qua, trong bài diễn văn trước Quốc hội Cuba, Chủ tịch Raul Castro nói công dân "cần biết tự lo công việc cho mình" chứ không nên trông đợi nhiều vào chính phủ.
Chính quyền đang chịu sức ép phải sa thải nhân công dù lương trung bình mỗi tháng, ngoài khoản tem phiếu cho nhu yếu phẩm, chỉ được 20 USD một tháng.
Sau khi đã cho phép người dân được tự trồng cấy và cho thuê nhà kiếm thêm, nay Cuba mở rộng luật đất đai, cho phép công ty nước ngoài thuê đất từ 50 lên 99 năm.
Trên hòn đảo hiện có 11,4 triệu dân, người Cuba nay cũng có quyền có điện thoại di động và mở tiệm uốn óc hay lái taxi mà không cần phải là công nhân viên nhà nước.
Ngoài khu vực tư nhỏ bé, sống nhiều vào nguồn tiền kiều hối từ Mỹ gửi về và nhờ kinh tế hộ gia đình, Cuba vẫn là nền kinh tế do quốc doanh chiếm 90%.
Nguồn BBC

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...