Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Quyền của người dân


Quyền của người dân

Ở một thể chế dân chủ, người dân có quyền định đoạt - từ bầu bán đến loại bỏ các ngôi vị của quan chức, từ thấp nhất là các cấp cơ sở cho đến cao dần lên, thậm chí thủ tướng tổng thống cũng không ngoài tầm kiểm soát của khuôn khổ dân chủ này. Sự tín nhiệm của dân qua bầu cử, sau đó có thể là tiếp tục tín nhiệm, hoặc hoàn toàn ngược lại là bất tín nhiệm - đó  là những câu chuyện rất đỗi bình thường, chúng luôn xảy ra trong đời sống chính trị tại nhiều quốc gia trên thế giới ngày nay. 



Mới đây bên Hungary có chuyện ông tổng thống nước này chỉ vì gian dối trong nghiên cứu học tập mà người dân Hungary đòi hỏi ông phải từ bỏ chức vụ. Dĩ nhiên điều động trời như thế phải chờ kết quả của một ủy ban điều tra đủ thẩm quyền và tiến hành thật nghiêm túc. Còn cho tới nay ông này mới bị báo chí Hungary phát hiện, trong số 225 trang của bản luận án, có tới 213 trang đã được xác nhận là có nguồn gốc từ những công trình trước đó... Và với sự gian dối này nếu có thật, chắc ông không thể nào trụ lại được chức vụ trước búa rìu dư luận của cả nuớc Hung này.

Điều rất đáng nói là chuyện "đạo văn" kia xảy ra đã 20 năm trước khi ông tổng thống bây giờ làm bản luận án tại trường đại học Y khoa Budapest. Thời gian hai thập kỷ cũng không rơi vào im lặng quên lãng. Hai mươi năm trời tưởng đâu là đã "hạ cánh an toàn"!? 

Nêu chuyện này ra để thấy ở các nước người ta rất nghiêm khắc với những sự cẩu thả gian dối, lấy thành tích kết quả của người khác thành công lao công trạng cho mình. Và khi vấn đề được phát giác, thì bất kể ai, dù ở chức vụ gì đều phải chịu trách nhiệm trước luật pháp, chịu sự phán quyết của dư luận. Và điều quan trọng nhất là mọi sự bịp bợm dối trá lươn lẹo đều sẽ bị nhân dân, cử tri bất tín nhiệm và đi đến loại bỏ - khi đối tượng là các cấp quan chức do nhân dân bầu hoặc nhà nước bổ nhiệm.

Xem ra cái cơ chế theo dõi kiểm soát những sai sót bất cập ở ta - và cao hơn là việc chế tài nó - vẫn còn nhiều điều lỏng lẻo. Thậm chí có vụ việc được phát giác, có chứng cớ lập lập luận, tiếp đó đưa ra công khai dư luận, nhưng rồi cũng lặng lẽ chìm xuồng . Ví như các vụ việc ông Cao Minh Quang bên Y tế và ông Vũ Viết Ngoạn bên ủy ban quốc gia giám sát tài chính đều bị phát giác có chuyện lôi thôi về bằng cấp nhưng cũng đều không được kết luận rõ ràng của các cấp có thẩm quyền mà người dân chúng ta khó mà chấp nhận. Nhưng buồn thay đó lại là một trong cả đống chuyện cứ tiếp tục diễn ra lâu nay như thế mà không hề hấn gì!*

Xin mời bạn đọc khảo câu chuyện trên xảy ra ở Hungary. Nhìn nhận quan sát sự việc, kinh nghiệm nước ngoài luôn luôn có ích cho chúng ta, ít nhất cũng là về nhận thức. 


Vệ Nhi g-th

* Khi entry này được post lên thì được biết tin có kỷ luật "cảnh cáo" thứ trưởng Cao Minh Quang.  Tuy nhiên cáo do UB kiểm tra TW đưa ra là vi phạm tiêu chuẩn đảng viên (với rất nhiều sai lầm khuyết điểm trong chức trách), chứ tội gian lận bằng cấp cũng nhắc đến, nhưng rất qua. Cụ thể: "Ngoài ra, ông Quang còn khai nhận học vị tiến sĩ không đúng thực chất văn bằng được cấp theo chương trình đào tạo tại Thụy Điển, cũng như công văn số 965/SHĐ, ngày 12/02/2001 xác định học vị tương đương tiến sĩ của Bộ GD&ĐT - (hết trích văn bản kỷ luật)".
-------  

41% CƯ DÂN HUNGARY MUỐN TỔNG THỐNG “TÌM NGHỀ KHÁC”
Nhịp Cầu Thế Giới Online - 07.03.2012 21:20 

(NCTG) Uy tín của Tổng thống Schmitt Pál xuống thấp chưa từng thấy vài tuần sau khi “nghi án đạo văn” bùng nổ, đã có tới 41% cư dân Hungary cho rằng ông cần phải ra đi, theo một thăm dò dư luận do Viện Medián tiến hành vào cuối tháng 1-2012, nhưng kết quả mới được công bố.


Tổng thống Hungary đang phải đối mặt với khó khăn hơn bao giờ hết kể từ khi nhậm chức


Nghi vấn về sự sao chép trong nghiên cứu của ông Schmitt Pál được mạng tin hvg.hu đưa ra lần đầu vào ngày 11-1 và sau đó càng trở nên gay gắt khi rốt cục, báo chí Hungary phanh phui rằng, trong số 225 trang của bản luận án, có tới 213 trang đã được xác nhận là có nguồn gốc từ những công trình trước đó.


Một ủy ban điều tra gồm 5 thành viên (hiện tại danh tính chưa được công bố) đã được thành lập tại Ðại học Y Budapest để tìm hiểu hoàn cảnh ra đời của bản luận án (bảo vệ năm 1992) của ông Schmitt Pál, và kết luận sẽ được đưa ra trong một tờ trình từ nay đến ngày 28-3.


Nhân dịp này, đảng đối lập MSZP đã kêu gọi Tổng thống Hungary hãy chỉ ra tối thiểu một trang duy nhất trong bản luận án mà “có thể xác quyết được rằng do ông làm”. Trong thông cáo gửi hãng Thông tấn Hungary MTI, ông Szanyi Tibor - thành viên Ðoàn chủ tịch Ðảng Xã hội Hungary - cho hay: MSZP “rất mong đợi” quan điểm mà ủy ban điều tra sẽ đưa ra vào cuối tháng 3 tới, nhưng ông nhấn mạnh: “Chúng tôi sẽ rất hoan hỉ nếu chính Tổng thống Cộng hòa đứng ra trước công luận để làm sáng tỏ bản thân”.


Trở lại cuộc thăm dò dư luận nhắc tới ở đầu bài, chỉ 20% số người được hỏi cho hay họ quan tâm thực sự tới vụ “đạo văn”, 67% “có nghe, nhưng không thật để ý”. Trong số đó, cử tri bầu cho đảng LMP quan tâm nhất đến đề tài này (47%), tỉ lệ này ở các “fan” của đảng cầm quyền FIDESZ chỉ là 15%.


Tiếp đó, tính trên tổng số cử dân, 46% nghĩ rằng quả thực ông Schmitt Pál đã đạo văn và chỉ 24% cho rằng lập luận biện hộ cho vị tổng thống là đúng đắn. Tỉ lệ này đặc biệt thấp trong số các “ủng hộ viên” FIDESZ: 16% và 56%.


Cuối cùng, 41% cho rằng tổng thống “nên tìm nghề khác”, 38% cho rằng không cần, và 21% còn lại thì không có câu trả lời dứt khoát.

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...