Thứ Sáu, 15 tháng 6, 2012

Mảnh đất có tên Điện Biên Phủ



Mảnh đất có tên Điện Biên Phủ

Lần này có mặt tại chiến trường Điện Biên Phủ tưởng như thoải mái nhất của một người đã được nghỉ ngơi và tuổi đời đã thất thập. Nhưng hóa ra chưa hẳn như vậy... 58 năm đã qua đi từ giây phút đại thắng 7/5/1954. Vẫn tưởng như một khoảnh khắc… Quá khứ & Hiện tại - lịch sử sống động hòa quyện nhau trên cùng một mảnh đất, tất cả gợi dậy và gọi lên tên biết bao điều muốn nói muốn viết về mảnh đất nhuốm máu xương cả người Việt và người Pháp này...

Cứ lặng lẽ quan sát mà xem, ngoài niềm tự hào về chiến thắng không khỏi thấy trong lòng nỗi buồn về một sự gần như đồng nghĩa với “lãng quên” lịch sử, lãng quên “khu mỏ vàng ròng ĐBP”… Đây là chủ đề blog tôi sẽ viết trong entry kế tiếp. Còn bây giờ và tại đây, chỉ xin post lên những hình ảnh tôi ghi lại được trong mấy ngày thăm vùng đất chiến trường năm xưa mang tên Điện Biên Phủ.

VỆ NHI

-------




Điện Biên Phủ là chiến thắng, là bản hùng ca - đương nhiên rồi. Nhưng để có chiến thắng là những hy sinh lớn lao vô bờ bến của người dân và chiến sĩ.
"Nhất tướng công thành vạn cốt khô" - vị Đại tướng tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp của chúng ta đã hơn một lần nhắc đến lời răn của người xưa đối với các vị chỉ huy quân sự dù tài ba đến đâu cũng phải nằm lòng chân lý hiển nhiên đó để mà xử sự...
Với Điện Biên Phủ và nhiều chiến dịch chiến công khác trên đất nước Việt Nam mấy chục năm chiến đấu giữ và dựng nước đa qua, những lời của tiền nhân như trên luôn luôn có lý và đúng đắn....  







... Cho nên không phải ngạc nhiên gì khi ta thấy còn lại đây, trong nhà nghĩa trang lớn rộng ở Điện Biên Phủ, tên tuổi những anh hùng liệt sĩ có quê hương ở khắp các tỉnh thành đất nước Việt Nam đã được khắc ghi mãi mãi tại chốn này...














Lịch sử dân tộc mãi mãi ghi công đầu Võ Đại tướng. Tướng Giáp cũng có nghĩa là ĐBP. - Ảnh: Sa bàn tái tạo khung cảnh lịch sử: Chủ tịch Hồ Chí Minh giao nhiệm vụ chỉ huy chiến dịch ĐBP cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp




... và đúng nửa thế kỷ sau (1954 - 2004), Đại tướng lại có mặt tại chiến trường năm xưa (ảnh chụp lại tại nhà bảo tàng ở đây)






Tượng đài chến thắng trên đỉnh đồi D1





Căn hầm chỉ huy Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nơi tướng De Castries trú đóng và cuối cùng đầu hàng quân đội nhân dân VN ngày 7/5/1954


Đồi A1, nơi diễn ra những trận đánh quyết liệt nhất trong chiến dịch.


2 ảnh dưới - Lối đánh độc đáo chỉ có ở ĐBP: Bộ đội bí mật đào hầm ngầm vào sát vách công sự địch đặt gần 1 tấn thuốc nổ; quả bộc phá có một không hai này phát nổ đã làm cho toàn bộ quân Pháp cố thủ tại đồi A1 hoảng loạn tột độ... Hố bộc phá năm xưa trông tựa một hố bom tấn nằm ngay phía sát đỉnh quả đồi A1 lịch sử này     








Vũ khí cá nhân và quân trang của lính Pháp (Lá cờ xanh ghi dòng chữ: "Danh dự, Trung thành") do chiến sĩ ta thu được sau chiến thắng 




Điện Biên Phủ hôm nay với đường xá mở mang đã làm thay đổi hẳn bộ mặt chiến trường xưa nhưng các địa danh như Mường Thanh thế này thì mãi mãi nguyên vẹn với mọi biến thiên lịch sử (ảnh dưới là cầu Mường Thanh hiện thời, 2012)



Vượt qua cây cầu này 58 năm trước, chiến xa và bộ đội cụ Hồ đã tiến đánh trực diện hầm chỉ huy tập đoàn cứ điểm ĐBP của tướng De Castries, kết thúc chiến dịch lịch sử 




Lán tranh nơi làm việc ăn ở của Võ Đại tướng suốt thời gian ông trực tiếp chỉ huy trận đánh lớn Điện Biên Phủ





Đứng sau Võ Đại tướng là sự đóng góp rất to lớn của vị Tham mưu trưởng chiến dịch, Thiếu tướng Hoàng Văn Thái đối với chiến thắng vĩ đại này (Thiếu tướng là quân hàm hồi ấy của ông Hoàng Văn Thái)  



Cạnh sở chỉ huy tối cao bao giờ cũng là lực lượng thông tin vô cùng cần thiết  




và một sự đóng góp đặc biệt và cũng vô cùng quan trọng cho chiến thắng là đội quân "anh nuôi" phục vụ sở chỉ huy tối cao. Với chiếc bếp Hoàng Cầm nổi tiếng (bếp đun không khói, đúng hơn là không cho khỏi bay lên sẽ bị máy bay trinh sát của đối phương phát hiện), sự an toàn tuyệt đối như thế đã đi vào những câu chuyện huyền thoại




Sau hết với Điện Biên Phủ, hai hình tượng vĩ đại sống mãi với lịch sử và non sông Việt Nam chắc chắn là hình ảnh Nhân dân và Chiến sĩ - những người đóng góp lớn lao và vô biên cho chiến công này (ảnh dưới là chụp lại tại nhà bảo tàng)




                                                          


Giây phút yên lặng của chủ blog tôi bên Nghĩa trang lớn ĐBP một buổi sáng tháng 6/2012 (ảnh để máy chụp tự động)


Ảnh cả trang của NgV




Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...