Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Câu chuyện "ít được nghe" về chiến hạm Nga "Rạng Đông"

 

Câu chuyện "ít được nghe" về chiến hạm Nga "Rạng Đông"

Nhắc đến chiến hạm Rạng Đông, người Việt Nam nhiều thế hệ trước đây rất biết đến lịch sử con tàu vì từ chiến hạm này đã bắn lên những phát đạn pháo "báo hiệu cho sự khởi đầu cuộc CM tháng 10 vĩ đại" ở nước Nga.

Tuy nhiên có thể cũng rất nhiều người Việt Nam những thế hệ trẻ hơn sau này lại chưa biết nhiều câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn là con tàu chiến hạm Rạng Đông đã từng đi tới Thái Bình Dương và neo đậu cả tháng trời tại nhiều cảng lớn của Việt Nam chúng ta, trong đó có Vịnh Cam Ranh, vào đầu mùa hè năm 1905.


Hiện nay đang diễn ra chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước ta mà chương trình nghị sự ngoài các vấn đề hợp tác về kinh tế thương mại, thì sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng chắc chắn là vấn đề rất quan tâm của cả hai bên...


Chính vì thế việc giới thiệu lại câu chuyện Rạng Đông đi tới các cảng biển Việt Nam 107 năm trước cũng sẽ có một ý nghĩa đặc trưng nào đó để chúng ta cùng suy nghĩ và cũng tự khắc họa một viễn cảnh hợp tác tương lai Nga - Việt. Hãy đặt nó trong bối cảnh địa - chính trị chiến lược, một đằng đối với vùng Viễn Đông Thái Bình Dương của Liên bang Nga; và một đằng khác là Biển Đông đối với Việt Nam. Và nhất là tham chiếu chúng trong tình hình Biển Đông đang ngày càng dậy sóng hiện nay...



Vệ Nhi g-th

------




BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE "TIẾNG NÓI NƯỚC NGA"

Chiến hạm “Rạng Đông” bên bờ biển Việt Nam



Chiến hạm “Rạng Đông” bên bờ biển Việt Nam
Photo: RIA Novosti

Ở Việt Nam nhiều người biết về chiến hạm “Rạng Đông”. Chúng ta biết rằng đây là chiến hạm đã bắn báo hiệu để khởi đầu cuộc cách mạng XHCN ở nước Nga. Rằng khẩu đại bác trên tàu “Rạng Đông” đã từng nã đạn vào quân phát-xít Hitler khi chúng phong tỏa thành Leningrad trong Thế chiến II. Người Việt Nam biết rằng sau đó chiến hạm nổi tiếng được đưa vào nơi neo đậu vĩnh viễn bên một bờ kè của Leningrad, và tất cả những phái đòan từ Việt Nam đến thành phố thủ đô phương Bắc của nước Nga đều ra thăm chiến hạm-bảo tàng nổi lừng danh này. Trong cuốn sổ vàng lưu niệm của “Rạng Đông” còn trân trọng gìn giữ bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam...

Nhưng liệu có nhiều người biết về lịch sử trước cách mạng của "Rạng Đông"? Phần đời này của chiến hạm nổi tiếng cũng vô cùng thú vị, và đặc biệt là gắn kết với Việt Nam. Nhà sử học Matxcơva Maksim Syunnerberg cho biết như sau:



Cam Ranh, nơi neo đậu lý tưởng và căn cứ hậu cần chất lượng cao cho các hải đoàn quân sự (Ảnh chụp lấy từ trang mạng Google)

“Quá trình đóng tàu tuần dương bắt đầu từ tháng Năm 1897. “Rạng Đông” đi vào hoạt động hồi tháng Bảy 1903. Thủy thủ đoàn gồm 570 người. Trang bị vũ khí có 40 đại bác và ba dàn phóng ngư lôi. Tàu tuần dương được nhận phép bí tích rửa tội quân sự trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905. Trong thành phần Hạm đội Thái Bình Dương II của đế chế Nga "Rạng Đông" đã tham gia trận hải chiến Tsushima với kết cục bi kịch cho quân Nga tại vùng biển Nhật Bản. Còn trên đường tới Tsushima, “Rạng Đông” cũng như các tàu khác của hải đội Nga hoàng, đã neo lại ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong suốt một tháng. Quãng thời gian này được mô tả kỹ trong những trang nhật ký thú vị của vị bác sĩ trên con tàu là Kravchenko và thuyền trưởng Egorev chỉ huy tàu tuần dương, người sau
đó hy sinh trong trận chiến Tsushima”.

Chẳng hạn, đây là những gì mà chúng ta được biết qua nhật ký:


Thủy thủ Nga trên tàu chiến tại Vịnh Cam Ranh

"Rạng Đông” tiến vào vịnh Cam Ranh sáng sớm ngày 1 tháng Tư 1905. Vịnh biển phương Nam khiến các thủy thủ xứ Nga ngỡ ngàng choáng ngợp vì kích thước rộng lớn. Hai lối dẫn từ vịnh ra biển, đã được chặn lại ngay lập tức, để tránh đòn đột kích của tàu khu trục Nhật Bản. "Rạng Đông” đã đậu lại đó 12 ngày, luân phiên làm nhiệm vụ trực chiến trên biển, bốc dỡ than và thực phẩm, tuần tra tập luyện ngoài khơi. Thuyền trường Egorev đã có mấy lần tìm được dịp đi lên bờ. Ở đó, ông nhìn thấy một ngôi làng nhỏ với những túp lều tường đất mái tranh, trông cảnh tượng rất khốn khổ. Thứ tô điểm duy nhất là hai chục cây dừa. Ven bãi biển rải rác mấy chiếc thuyền nan. Trong làng có một miếu thờ nho nhỏ, một tảng đá với mái ngói. Dân làng dáng vẻ nghèo nàn, ăn vận những thứ áo quần tồi tàn.

Nhật ký của bác sĩ nhà tàu Kravchenko cũng ghi lại sự kiện lần đầu tiên rong lịch sử Cam Ranh sử dụng rượu champagne với quy mô lớn. Những con tàu vận tải cập vào cảng với 12 nghìn đôi giày và hàng trăm két rượu champagne dành cho ccác sĩ quan. Đám phu mở niêm phong của những két rượu, bật nút chai làm rượu trào ra như suối. Đội thủy thủ “Rạng Đông” cố ngăn không cho họ làm như vậy nhưng vô hiệu quả.

Buổi sáng ngày 13 tháng Tư “Rạng Đông” rời vịnh Cam Ranh, chuyển sang vịnh Vạn Phong. Tại đó công việc bốc xếp trở nên ít hơn, vì rằng những con tàu vận tải Mỹ chuyên chở thực phẩm e sợ quân Nhật nên đã từ chối đi theo lộ trình của hải đòan về cực Bắc Cam Ranh. Tuy nhiên, các thủy thủ sẵn có nguồn cung cấp từ những chiếc thuyền mành của người Việt. Tuy nhiên, chẳng mấy đã rõ là, khi các thủy thủ Nga mua hàng, dân bản xứ thường trả lại tiền thừa cho họ bằng những đồng tiền Nga giả mạo. Chỉ huy hải đòan thậm chí phải ra thông báo rằng, những đồng tiền giả ấy là sản phẩm của người Nhật, đã từ Viễn Đông tới Việt Nam.


Trong thời gian neo đậu ở Vạn Phong cũng có hoạt động giải trí, nhưng chỉ để dành cho các sĩ quan, đó là đi săn. Thủy thủ Nga hóa ra là những tay thợ săn tồi: thành quả của họ chỉ gồm 3 con dê, 1 con công và 1 con bê nhà nuôi, mà những tay thợ săn đã buộc phải đền cho chủ sở hữu 25 đồng bạc.
Ngày 26 tháng Tư "Rạng Đông” tiến đến gần Côn Đảo. Chiến hạm Nga bắt đầu đậu ở bờ biển Việt Nam lần cuối. Theo ghi nhận của cả hai tác giả nhật ký, không hề có bất kỳ xung đột nào giữa các thủy thủ và người dân địa phương, kể cả ở Cam Ranh, Vạn Phong hay Côn Đảo, Hòn Long. Ngày 1 tháng Năm 1905 "Rạng Đông" cùng với toàn bộ hải đòan Nga từ giã vùng biển Việt Nam. Mục tiêu của những con tàu là vượt về Vladivostok. Chỉ có 4 tàu thực hiện được nhiệm vụ đó. Vì rằng ngày 14 tháng Năm trên vùng biển Nhật Bản gần đảo Tsushima, lộ trình của đòan tàu Nga đã bị hạm đội Nhật Bản án ngữ. "Rạng Đông” đã bắt đầu đấu pháo với tàu tuần dương Nhật Bản "Izumi" và vô hiệu hóa con tàu này. Nhưng sau đó bản thân “Rạng Đông” cũng bị 18 vết thương tấn công trực tiếp, 99 thủy thủ đã thiệt mạng và bị thương. Dù sao chăng nữa, “Rạng Đông” đã có thể vượt qua vòng vây của tàu Nhật Bản và tỉến đến gần Philippines. Từ đó, chiến hạm Nga “Rạng Đông” đã đi Sài Gòn.

Năm 1906 "Rạng Đông” trở về quê hương, được cải tạo và trở thành con tàu huấn luyện. Từng không chỉ một lần tàu dong khơi xa, khắp Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Năm 1914, bắt đầu Đại chiến thế giới I, “Rạng Đông” tham gia lập những bãi mìn ở vùng biển Baltic, và tiến hành những cuộc tuần phòng. Tháng 11 năm 1916, chiến hạm được đại tu. Chính đội thợ sửa tàu, trong đó có nhiều thành viên Bolshevik đã vận động thuyết phục được các thủy thủ “Rạng Đông” đi theo cách mạng. “Rạng Đông” là con tàu đầu tiên của Hạm đội Baltic giương cao lá cờ màu đỏ. Tiếp theo là phần lịch sử sau Cách mạng của “Rạng Đông” mà chúng ta đều biết rõ.



Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...