Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

Biển Đông: Dòng tin đáng chú ý


Biển Đông: Dòng tin đáng chú ý

Sáng nay (10/8) đọc được một tin đáng chú ý về Biển Đông. Chú ý vì lẽ người đưa ra, đúng hơn là một gợi ý sát sườn về giải pháp Biển Đông vẫn là Indonesia. Và càng đáng chú ý hơn là một website chính thức của Liên bang Nga (báo điện tử “Tiếng nói nước Nga”) lại đưa thông tin này sớm sủa nhất. 

Đã định post ngay lên blog tin này cho sốt dẻo. Nhưng cái thói quen nghề nghiệp lại muốn tin chắc ăn nên chờ đợi thêm, nghĩa là cố “theo dõi thêm” các nguồn tin khác... Quả nhiên tại buổi Thời sự của Truyền hình VN tối nay đã “lộ diện” một dòng tin mà nhiều người đã nghĩ đến: ông Dương Khiết Trì, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đã tới thăm Indonesia. Và sau đó ông ta sẽ đi tiếp BruneiMalaysia.

Như vậy đã rõ. Việc Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa, người làm con thoi ngoại giao vài tuần trước cho Asean, nay chính là nước ông lại tiếp tục đưa ra “sáng kiến mới” cho vấn đề hết sức phức tạp này của khu vực. 

Nói sáng kiến thật ra chưa đúng. Ông Marty chỉ muốn ở vị trí “người trung lập” (Indonesia không có vùng biển tranh chấp với TQ và các nước khác trong khối Asean), bước đầu muốn khơi thông các cuộc đàm phán về tranh chấp trên Biển Đông bằng cách vạch ra một định hướng giải quyết mới. Theo ý kiến của ông, định hướng đó đòi hỏi các nước ASEAN và Trung Quốc phải “có cách tiếp cận chung và phối hợp hành động”, và cũng chính ông đã cảnh báo rằng “nếu không tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng gia tăng”.  

Căn cứ vào các hành động đơn phương và quá công khai, Trung Quốc hiện ra như một kẻ quá tham lam muốn nuốt trọn Nam Hải (Biển Đông) như các đòi hỏi của “đường lưỡi bò” thì quan điểm của Jakarta đưa ra không phải là điều Bắc Kinh khoái lắm. Bởi nó bao hàm ý là “các nước và TQ” cần có cách tiếp cận chung, nghĩa là Indonesia kéo TQ vào cách xem xét vấn đề đang tranh chấp “theo cách đa phương” chứ không như kiểu đánh lẻ “song phương” mà TQ muốn bẻ gẫy từng chiếc đũa một…Thế mà ngay lập tức TQ đã phải xuất ngoại trưởng đến ngay Jakarta để tham khảo sáng kiến của nước này. Sau đó đi tiếp 2 quốc gia khác mà họ đều có tranh chấp với “đường lưỡi bò”.

Vậy đã hé lộ, ngoài 2 nước có những động thái căng thẳng nhất về tranh chấp với TQ là Việt Nam và Philippines, thì nay TQ đã sớm sủa xem xét những ý kiến của người trung gian, người trọng tài là Indonesia trong sự vụ không dễ giải quyết này. Kế đó TQ vẫn còn hơi hướng kiểu “đánh tỉa” 2 nước ít gay cấn trong quan hệ dù vẫn có tranh chấp với họ là BruneiMalaysia. Điều này Bắc Kinh muốn tạo một cảm giác là mình tuy là nước lớn nhưng vẫn có các động thái như “xuống giọng xuống nước” trước các quốc gia nhỏ bé hơn. Làm điều này cũng bao hàm “răn đe” 2 nước cứng đầu là Philippines và Việt Nam chúng ta.

Tuy nhiên người ta đã có quá nhiều kinh nghiệm với các trò ảo thuật và thiếu đường hoàng trong các cuộc thương lượng và đàm phán với TQ. Các nước Đông Nam Á ngày nay cũng trải nhiều cay đắng khi tiếp xúc làm ăn, giao thiệp với nước lớn TQ nên lẽ tất nhiên với mọi người là chuyện này “hãy chờ xem” (wait and see), chứ chưa thể tin được điều gì thuộc về thiện chí và su cư xử biết điều từ phía TQ vào lúc này.


Vệ Nhi

---------


DÒNG TIN TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ "TIẾNG NÓI NƯỚC NGA":


Indonesia kêu gọi các nước ASEAN tìm tiếp cận chung đến tranh chấp lãnh thổ ở biển Hoa Nam (Biển Đông)




07.05.2011 асеан индонезия асеан саммит
Photo: EPA

Bộ Ngoại giao Indonesia hôm thứ Tư cảnh báo về nguy cơ gia tăng căng thẳng trong quan hệ với Trung Quốc, nếu các nước của khu vực không tìm thấy cách tiếp cận chung cho các vấn đề chủ quyền quốc gia trên các đảo trong biển Hoa Nam (Biển Đông).


"Đây là vấn đề đòi hỏi các nước ASEAN và Trung Quốc có cách tiếp cận chung và phối hợp hành động, nếu không tất cả chúng ta đều phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng gia tăng", - Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa tuyên bố như vậy với các nhà báo.


Với các đảo và vùng nước xung quanh trong biển Hoa Nam (Biển Đông) giàu trữ lượng dầu mỏ, hiện có các quốc gia tuyên bố chủ quyền là Trung Quốc, Brunei, Philippines, Việt Nam và Malaysia.

Ngoại trừ Trung Quốc, tất cả các nước kể trên đều trong thành phần ASEAN.

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...