Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Tàu cá TQ bị bắt giữ khắp nơi


ĐỌC TRÊN MẠNG  (8)

Tàu cá TQ - lính xung kích lấn chiếm biển
 
Do nguồn hải sản gần bờ gần cạn kiệt, tàu cá Trung Quốc ngày càng xâm lấn biển xa, từ Nga, qua giữa Thái Bình Dương đến tận Sri Lanka ở Ấn Độ Dương...


Và chính vì vậy các con tàu đánh cá của ngư dân TQ đã bị nhà đương cục những quốc gia giữ chủ quyền biển đảo nói trên (hoặc tàu tuần tiễu của hải quân nước liên hệ) bắt giữ liên tục hết vụ này qua vụ khác.

TQ xua tàu đánh cá ở Thái Bình Dương đã là một nhẽ. Nhưng tàu cá của họ "mắc nạn" mãi bên Ấn Độ Dương mới là điều rất lạ. Vụ va chạm với hải quân Sri Lanka cho thấy các ngư dân Trung Quốc “đánh bắt xa bờ” đang ngày càng xâm nhập vào các vùng biển rất xa đất nước TQ của họ...

Nên dư luận nước ngoài người ta nhận định là cấm có sai, đây là cách mà giới cầm quyền chủ trương bành trướng bá quyền ở Bắc Kinh đang biến ngư dân của họ thành “lính xung kích” trong việc thực hiện mưu đồ "bá chủ" các vùng biển mà TQ cho rằng có lợi ích lâu dài đối với họ thì họ bất chấp các quy ước quốc tế hoặc luật biển.

Biển Đông của chúng ta là cái đích tiêu "quá rõ ràng" ngắm tới từ lâu nay của giới lãnh đạo quốc gia này nên việc họ xua cả ngàn vạn tàu cá xuống vùng  Biển Đông ít ngày qua là bước xúc tiến có tính bước ngoặt nhằm thực hiện mưu đồ lấn chiếm xâm lăng kể trên.

Vệ Nhi


-------


Tàu cá Trung Quốc bị bắt giữ khắp nơi


“Bắt tận, giết tuyệt” bằng lưới vét đã bị quốc tế cấm sử dụng

Hãng tin AP dẫn lời Tư lệnh lực lượng tuần duyên Mỹ nói ngày 6/8 trong một phiên điều trần ở Thượng viện rằng một tàu của lực lượng tuần duyên Mỹ đóng tại Hawaii đã truy bắt một tàu cá Trung Quốc bị tình nghi đánh vét hải sản ở vùng biển tây Thái Bình Dương gần Nhật Bản.



Đi đánh cá mà cú như một cuộc thi chạy (tàu cá TQ đổ xuống Biển Đông) - Ảnh asiacociety.com


Phát biểu trước một tiểu ban của Ủy ban An ninh nội địa của Thượng viện Mỹ, Đô đốc Robert J. Papp cho biết tàu tuần tra Rush xuất phát từ Honolulu vốn được điều tới vùng biển Alaska nhưng cuối cùng lại truy bắt chiếc tàu vét trộm. Lực lượng tuần tra của Mỹ đã lên chiếc tàu cá Trung Quốc này và tìm thấy 40 tấn cá trên tàu.
Trong phiên điều trần, Đô đốc Robert J. Papp nói: “Tôi có thể gọi đây là hành vi cướp cá…Họ giăng lưới dài đến 8 hải lý (13 cây số) và thu gom tất cả những gì có trong lưới”. Ông nói thêm nhiều đàn cá trên đường di cư đến Alaska cũng có thể bị hốt trọn.



Việc đánh bắt bằng lưới vét giữa đại dương đã bị cấm trên phạm vi toàn thế giới kể từ năm 1992.

Trong những năm đầu của thập niên 1990, hàng trăm tàu cá đã dùng phương thức đánh bắt này với mỗi chiếc lưới họ dùng có chiều dài trung bình từ 50 đến gần 100 cây số.

Lưới vét không hề phân biệt hay chọn lọc. Tất cả mọi thứ trong dòng chảy đều có khả năng mắc lưới. Do đó mà các loài động vật có vú, các loài chim biển, cá mập, cá ngừ hay cá hồi đều bị bắt. Có thể nói phương thức đánh cá trên đại dương bằng lưới vét là “bắt tận, giết tuyệt” các loài động vật sinh sống trong đại dương.


“Đánh bắt trộm” từ vùng biển nước Nga…
Các tàu cá Trung Quốc thường xuyên đánh bắt mực trái phép trên vùng biển Nhật Bản thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Ảnh dưới: tàu tuần tiễu Nga nổ súng vào tàu cá TQ đánh bắt trộm


 Trong vụ rượt đuổi tàu Trung Quốc đánh cá trộm hồi cuối tháng 7/2012 trên biển Nhật Bản (nằm giữa Nga, Nhật Bản và Bán đảo Triều Tiên), tàu hải quân Nga đã “buộc phải nổ súng” vào tàu cá Trung Quốc, khi con tàu này quay lại định đâm thẳng vào tàu tuần duyên Nga.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Aleksandr Lukashevich phát biểu trong một cuộc họp báo hàng tuần hôm 20/7 rằng lực lượng biên phòng Nga đã tìm thấy khoảng 40 tấn mực trên chiếc tàu cá đầu tiên và khoảng 22,5 tấn trên chiếc thứ hai, trong số gần 40 tàu cá Trung Quốc “đánh bắt trái phép” trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga.

Lực lượng tuần duyên Nga ngày 24/7 lại bắt giữ thêm 2 tàu cá của Trung Quốc gồm 33 thuyền viên đánh bắt trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế của Nga. Như vậy, trong năm nay, Nga đã bắt giữ tổng cộng 10 tàu cá Trung Quốc đánh bắt trái phép ở vùng biển nước này.




… đến tận vùng biển Sri Lanka ở Ấn Độ Dương



Sri Lanka đang cân nhắc xử lý 37 ngư dân Trung Quốc bị giữ vì đánh bắt ở vùng biển của nước này. BBC News cho hay có ít nhất hai ngư dân phải ra hầu tòa ngày 7/8.


Đến tàu chiến của Sri Lanka truy đuổi bắt giữ ngư dân Trung Quốc đánh bắt trái phép


Theo Tân Hoa Xã, Hải quân Sri Lanka đã bắt giữ các ngư dân này vào tối ngày 5/8 khi họ đang đánh bắt trên hai tàu cá trên vùng biển của Sri Lanka ngoài khơi thị trấn Batticaloa ở phía đông nước này.

Tân Hoa Xã dẫn lời Kosala Warnakulasuriya, người phát ngôn của hải quân Sri Lanka, nói ngày 6/8 rằng các ngư dân Trung Quốc bị bắt giữ vì ‘đánh bắt phi pháp trên vùng biển của Sri Lanka và sẽ được giao cho cảnh sát để điều tra’. Vị trí mà các ngư dân này bị phát hiện nằm vào khoảng từ 10 đến 15 hải lý cách bờ biển Sri Lanka.



Cũng theo Tân Hoa Xã, Sri Lanka thả ngư dân, Sứ quán Trung Quốc ở Colombo đã “hối thúc chính quyền Sri Lanka giải quyết vấn đề trong khuôn khổ pháp luật, tìm hiểu sự thật và thả các ngư dân Trung Quốc càng sớm càng tôt”.

Theo Reuters, do vị trí chiến lược nằm chắn ngang một tuyến đường giao thương từ xa xưa giữa Ấn Độ Dương, Sri Lanka luôn “nằm trong tầm ngắm” của các cường quốc Ấn Độ, Trung Quốc và Mỹ về cả mặt thương mại lẫn quân sự. Bắc Kinh đang tranh giành ảnh hưởng với New Dehli đối với Colombo trong khi Ấn Độ lâu nay vẫn là đồng minh quan trọng nhất của đảo quốc này. Gần đây Bắc Kinh đã cho Colombo vay hàng triệu USD để xây dựng các hải cảng, các tuyến đường sắt, các nhà máy điện và một sân bay mới, làm phát sinh đồn đoán rằng Trung Quốc muốn lập căn cứ quân sự trên hòn đảo này.

Vụ va chạm với hải quân Sri Lanka cho thấy các ngư dân Trung Quốc “đánh bắt xa bờ” đang ngày càng xâm nhập vào vùng biển của các nước khác: từ nước Nga, xuyên qua các đảo quốc ở giữa Thái Bình Dương đến tận Sri Lanka ở Ấn Độ Dương.

Không những thế, ngư dân Trung Quốc cũng đang bị biến thành “lính xung kích” trong việc thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông của Bắc Kinh.


Lê An tổng hợp

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...