Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

25 tòa nhà đẹp nhất thế giới 2012



25 tòa nhà đẹp nhất thế giới 2012



Nói đến chuyện nhà đẹp lại thấy buồn. Nhà cửa với cách xây cất ở Việt Nam mình thì chán ốm, xấu òm. Đã xấu lại còn xô bồ lộn xộn. Quy hoạch thì chậm chạp tủn mủn khiến bức tranh kiến trúc không làm sao vừa mắt chứ đừng nói chi đến chiêm ngưỡng. 
  
Nhìn chung là vậy ngoại trừ đôi nét kiến trúc ở nông thôn. Khu vực này cùng với kiến trúc cổ truyền có ghi được những nét độc đáo nào đó trong con mắt du khách nước ngoài chứ kiến trúc mới, kiến trúc hiện đại Việt Nam thì còn thua kém lắm so với thế giới. Hầu như chả có công trình nào đáng gọi là bắt mắt, thuyết phục giới xây dựng và kiến trúc quốc tế để họ nhìn nhận tới và xếp hạng vào bản danh sách kiến trúc của thời đại.

Nhận định vậy là có bằng chứng chứ chẳng suy diễn hoặc võ đoán. Theo tờ tạp chí nổi tiếng là Business Insider vừa qua đã đưa ra một danh sách 25 tòa nhà đẹp nhất thế giới năm 2012. Tiêu chí họ lựa chọn là dựa trên các yếu tố sáng tạo, về cấu trúc cũng như độ bền vững của các công trình này. Tên gọi 25 tòa nhà – hoàn toàn có thể gọi là các "tác phẩm nghệ thuật" này đã được tuyển lựa từ các chuyên gia kiến trúc tên tuổi nhất thế giới hiện nay và chúng được sắp xếp dưới đây theo thứ tự ABC.


Vệ Nhi


Qua đây chủ blog tôi xin gửi lời cám ơn tới tác giả Nguyễn Tâm về tư liệu kiến trúc và những bức ảnh tuyệt đẹp về các tòa nhà rất nổi tiếng và đáng kính nể này.


---------




      25 tòa nhà đẹp nhất thế giới năm 2012 

(TÊN TÒA NHÀ XẾP THEO THỨ TỰ ABC)



1. Tháp Absolute World


Địa điểm: Mississauga, Canada
Thiết kế kiến trúc: MAD
Tháp Absolute World, nằm ở khu vực ngoại ô Toronto, được mệnh danh là "Marilyn Monroe" bởi hình dáng sexy với những đường cong uốn lượn. Absolute World được Hội đồng Nhà cao tầng và Môi trường sống đô thị (CTUBH) đánh giá là tòa nhà cao nhất châu Mỹ.

2. Tháp Al Bahar



Địa điểm: Abu Dhabi, UAE
Thiết kế kiến trúc: Aedas Architects Ltd.
Al Bahar được CTBUH đánh giá là tòa tháp cao tầng sáng tạo nhất thế giới. Phần ngoài của tòa nhà văn phòng 29 tầng này có thể đóng mở phù hợp với chuyển động của mặt trời. Ngoài ra, phần ngoài này còn được thiết kế theo theo văn hóa bản địa với hoa văn thường thấy trong kiến trúc Islamic.

3. Tháp Al Hamra



Địa điểm: Kuwait City, Kuwait
Thiết kế kiến trúc: Skidmore, Owings & Merrill
Với độ cao 412 mét, tháp Al Hamra là tòa nhà cao nhất ở Kuwait với tầm nhìn tuyệt vời ra vịnh Arab. Al Hamra được dùng làm nhà ở và văn phòng.


4. Trung tâm thể thao Barclays Center



Địa điểm: Brooklyn, New York, Mỹ
Thiết kế kiến trúc: AECOM (Ellerbe Becket) và SHoP Architects
Chính thức mở cửa vào tháng 9/2012 tại Brooklyn, Barclays Centers là trung tâm thể thao và tổ chức sự kiện mới nhất của thành phố New York.

5. Tòa nhà Barnes



Địa điểm: Philadelphia, Pennsylvania, Mỹ
Thiết kế kiến trúc: Tod Williams Billie Tsien Architects (TWBTA)
Vào tháng 5/2012, Quỹ Barnes chính thức mở cửa tòa nhà rộng hơn 8.600 m2 để trưng bày các tác phẩm nghệ thuật của quỹ. Tòa nhà được xây dựng trên diện tích 1,8 hecta ở khu vực ngoại ô Philadelphia với khoảng 1.100 m2 được chiếu sáng bởi ánh sáng tự nhiên.

6. Sân bay quốc tế Bodrum



Địa điểm: Bodrum, Thổ Nhĩ Kỳ
Thiết kế kiến trúc: Tabanlioglu Architects
Chính thức hoàn thiện vào tháng 7/2012, sân bay quốc tế Bodrum được thiết kế bằng cấu trúc thép vững chãi với những bức tường kính và trần nhà bằng bê tông phẳng. Sân bay quốc tế Bodrum đã chiến thắng giải thưởng dành cho địa điểm di chuyển tốt nhất trong Liên hoan Kiến trúc thế giới (WAF).


7. Các nhà kính bên vịnh trong Gardens by the Bay



Địa điểm: Singapore
Thiết kế kiến trúc: Wilkinson Eyre, Grant Associates, Atelier One và Atelier Ten
Có vị trí nằm cạnh vịnh Marina, hệ thống các nhà kính trong Gardens by the Bay trải rộng trên diện tích 20.000 m2, đưa tổ hợp này trở thành nhà kính có khí hậu được điều khiến lớn nhất thế giới. Bên trong nhà kính là hàng trăm loài hoa và thực vật khác nhau. Công trình được nhận giải thưởng Kiến trúc của năm tại WAF.


8. Trụ sở ngân hàng DnB NOR



Địa điểm: Oslo, Norway
Thiết kế kiến trúc: MVRD
Trụ sở mới của ngân hàng DnB NOR dự kiến sẽ có 17 tầng và được thiết kế giống như một khối đá. Quá trình xây dựng khu trung tâm của toàn nhà đang trong quá trình hoàn thành và trụ sở sẽ chính thức mở cửa vào tháng 3/2013.


9. Trung tâm thương mại One World Trade Center



Địa điểm: New York, Mỹ
Thiết kế kiến trúc: Skidmore, Owings & Merrill
Trong suốt 10 năm qua, cả nước Mỹ và thế giới cùng dõi theo quá trình xây tháp Tự do trên nền cũ của Trung tâm thương mại thế giới. Khi hoàn thành, tòa tháp sẽ có độ cao hơn 541m, trở thành một trong những công trình cao nhất nước Mỹ. Tháp Tự do sẽ là tổ hợp của các văn phòng, đài quan sát và nhà hàng hạng sang.


10. Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev


Địa điểm: Baku, Azerbaijan
Thiết kế kiến trúc: Zaha Hadid
Trung tâm văn hóa Heydar Aliyev được hoàn thành vào tháng 5/2012 bao gồm một thư viện, bảo tàng, nhiều thính phòng và phòng tổ chức hội nghị. Mặt ngoài tòa nhà bằng kính giúp trung tâm nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên. Kể từ khi mở cửa, trung tâm đã xảy ra một vụ hỏa hoạn vào tháng 7 nhưng may mắn là không có thiệt hại lớn


11. Nhà thờ Kamppi Chapel of Silence


Địa điểm: Helsinki, Phần Lan
Thiết kế kiến trúc: K2S Architects
Nhà thờ Kamppi Chapel of Silence có diện tích rộng hơn 350 m2 được xây dựng trong khu trung tâm Helsinky nhưng đây lại là một không gian im lặng, tách biệt khỏi không gian đô thị ồn ào. Toàn bộ các bức tường và đồ đạc của nhà thờ đều được làm bằng gỗ.


12. Sân vận động Marlins Park


Địa điểm: Miami, Florida, Mỹ
Thiết kế kiến trúc: Populous
Sân vận động 37.000 chỗ ngồi này là mái nhà mới của đội bóng chày Miami Marlins. Các trận đấu được tổ chức ở Marlins Park bất kể nắng mưa nhờ hệ thống mái vòm có thể đóng mở hoàn toàn trong vòng 13 phút. Marlins Park được đánh giá là nơi "vẻ đẹp và bóng chày gặp nhau".


13. Tháp Mercury City


Địa điểm: Moscow, Nga
Thiết kế kiến trúc: M.M. Posokhin, Frank Williams & Partners, G.L. Sirota
Với chiều cao hơn 338m, tháp Mercury City đã chính thức vượt qua tháp “Shard” ở London và trở thành tòa nhà cao nhất châu Âu. Tòa tháp khổng lồ này trông giống như được tạo thành bởi các khối dốc và có bề mặt bằng kính lấp lánh màu hồng bạc.


14. Bảo tàng nghệ thuật đương đại Cleveland


Địa điểm: Cleveland, Ohio, Mỹ
Thiết kế kiến trúc: Farshid Moussavi Architecture
Bảo tàng nghệ thuật mới này có diện tích gần 3.200 m2, lớn hơn 44% so với diện tích cũ. Được thiết kế bởi công ty Farshid Moussavi Architecture tại London, bảo tàng được tăng thêm sự thu hút từ những tấm thép không gỉ màu đen sáng loáng như gương.


15. Tòa nhà One Bligh Street


Địa điểm: Sydney, Australia
Thiết kế kiến trúc: Architectus, Ingenhoven Architects
Thiết kế của One Bligh đề cao tính bền vững. Tòa nhà có hệ thống tái chế nước mưa để tưới cây và hoa. Đây cũng là tòa nhà cao tầng đầu tiên ở Australia có mặt kính hai lớp, giúp đón nhận nhiều ánh sáng tự nhiên hơn mà vẫn điều chỉnh được nhiệt độ bên trong và bảo vệ hệ thống máy tính bên trong. One Bligh được CTBUH đánh giá là tòa nhà cao tầng tốt nhất ở châu Á và Australia.


16. Tòa nhà Palazzo Lombardia


Địa điểm: Milan, Italy
Thiết kế kiến trúc: Pei Cobb Freed & Partners
Palazzo Lombardia được đánh giá là một tòa nhà mang tính sáng tạo và bền vững cao với nhiều không gian mở và lối đi. Tòa nhà được CTBUH đánh giá là tòa nhà cao tầng tốt nhất ở châu Âu.


17. Tháp Pearl River


Địa điểm: Quảng Châu, Trung Quốc
Thiết kế kiến trúc: Skidmore Owings & Merrill
Với độ cao 309m, tháp Pearl River được đánh giá là mang tính bền vững với các tấm pin năng lượng mặt trời và hệ thống làm mát trên trần nhà cùng với một hệ thống khí dưới sàn. Đây là trụ sở của công ty thuốc lá CNTC Guangdong Tobacco.


18. Trung tâm báo chí quốc tế Phoenix


Địa điểm: Bắc Kinh, Trung Quốc
Thiết kế kiến trúc: BIAD Ufo
Trung tâm báo chí quốc tế Phoenix là một tòa nhà đa năng, toàn diện và có thiết kế mở bao gồm khu vực dành cho truyền thanh, truyền hình, các lĩnh vực đa phương tiện khác. Kiến trúc của tòa nhà này khiến nhiều người nhớ tới sân vận động Tổ chim tại Olympic Bắc Kinh 2008.


19. Sân bay quốc tế Queen Alia


Địa điểm: Amman, Jordan
Thiết kế kiến trúc: Foster Partners
Sân bay quốc tế Queen Alia còn đang trong quá trình hoàn thiện. Dự kiến, sân bay có khả năng đón 9 triệu khách đến mỗi năm.


20. Bệnh viện Royal Children's


Địa điểm: Melbourne, Australia
Thiết kế kiến trúc: Billard Leece Partnership, Bates Smart
Bệnh viện Royal Children’s ở Melbourne đã được Foster Partner thiết kế lại để thân thiện với trẻ em hơn bằng cách đưa thêm các khu vui chơi tương tác ở trong nhà và ngoài trời. Từ bệnh viện, bạn còn có thể đưa tầm mắt ra những khu vườn và công viên xanh mát xung quanh.


21. Tháp London Bridge – Tháp Shard


Địa điểm: London, Anh
Thiết kế kiến trúc: Renzo Piano Building Workshop
Tháp London Brighde hay còn được biết đến với tên gọi tháp Shard chính thức mở cửa vào tháng 7/2012. Tòa tháp có chiều cao gần 310m này là tổ hợp bao gồm các khu văn phòng, nhà hàng, khách sạn Shangri La và nhà ở.


22. Cảng vũ trụ Spaceport America


Địa điểm: Las Cruces, New Mexico, Mỹ
Thiết kế kiến trúc: Foster Partners
Spaceport America là địa điểm tiên phong trong việc phát triển lĩnh vực du lịch vũ trụ. Đây cũng là cảng vũ trụ phục vụ mục đích thương mại đầu tiên trên thế giới.


23. Tháp Tokyo Sky Tree


Địa điểm: Tokyo, Nhật Bản
Thiết kế kiến trúc: Nikken Sekkei
Tháp Tokyo Sky Tree xuất hiện nổi bật trên bầu trời thành phố Tokyo với chiều cao 634m của mình. Tháp còn được sử dụng như một trung tâm phát sóng.

24. Tòa nhà 23 Marina


Địa điểm: Dubai, UAE
Thiết kế kiến trúc: Hafeez Contractor, KEO International Consultants
23 Marina là một khu chung cư cao cấp mới đang trong quá trình xây dựng ở Dubal. Với chiều cao 380m và bao gồm 90 tầng, 23 Marina hiện là tòa nhà chung cư cao nhất thế giới.



25. Tháp Victoria


Địa điểm: Kista, Stockholm, Thụy Điển
Thiết kế kiến trúc: Wingårdh Arkitektkontor AB
Tháp Victoria có hình dáng giống chữ T với mặt kính sáng lấp lánh bao phủ bên ngoài. 22 tầng đầu tiên của tòa nhà thuộc khách sạn Scandic, phần còn lại là không gian dành cho văn phòng và tổ chức hội nghị.

Nguyễn Tâm (theo Business Insider)

Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...