Dã quỳ
Lên Đà Lạt lần nào cũng được hướng dẫn viên du lịch kể chuyện
về hoa dã quỳ. Chuyến đi cuối tháng 9 năm nay mình có duyên phận thế nào lại gặp
được người kể quê ngay Đà Lạt. Thành ra những mẩu chuyện về loài hoa dại này
càng có nét riêng và đậm đà phong cách nơi thành phố Hoa.
Dân đất Bắc mình thích màu vàng ruộm khi xuân về tết đến của
những dải cải vàng nhuộm rực ở Ninh Hiệp, ở bên bờ nam của con sông Đuống thi
ca (một bài thơ của cụ Hoàng Cầm bất hủ, bài Bên kia sông Đuống).
Đúng ra ngay trên các làng hoa Nhật Tân Quảng Bá Nghi Tàm
xưa cũng có, nay ít thấy chính vì thời buổi kinh tế thị trường này người ta quá
trọng làm kinh tế. Trồng cải bán buôn được bao nhiêu trong khi đất quý như vàng,
thậm chí là hơn cả vàng. Vậy là phải trồng cây hoa gì bán được nhiều tiền chứ
ai dại chỉ ngồi ngắm sự đẹp của vườn cải có hoa vàng. Nhưng rồi cuối cùng tính
ra không trồng gì cả, thu vén bán đất đi là giàu sụ ngay.
Nên giờ muốn ngắm cải vàng thì dân đô thị ưa cái đẹp phải đi
xa hơn, phải dông xe qua cầu qua sông để sang Gia Lâm hoặc Ninh Hiệp mới có cải
vàng.
Lan man quá về hoa và nghề trồng hoa trồng rau. Quay về chuyện
hoa dã quỳ Đà Lạt. Nói rộng hơn là hoa trên Tây Nguyên. Đất đai các nơi đó còn
rộng rãi nên loại hoa này vẫn có chỗ mọc. Nhưng phải nói dã quỳ ở Đà Lạt cũng
ít dần rồi theo đà đô thị hóa rất mạnh vài thập kỷ gần đây.
Lên mạng thấy nhiều người đã đưa vẻ đẹp tươi, những dải dạ
quỳ vàng ruộm ở khắp nơi trên nhiều vùng đất nước.
Đà Lạt và khắp cao nguyên Lâm Viên Bảo Lộc, rộng ra là cả
Tây Nguyên bao la mênh mông… chúng ta cứ rong ruổi đều gặp hoa dã quỳ.
Và một điều này nữa, bạn để ý sẽ thấy thú vị hơn nữa là trên
đất Bắc mình cũng có dã quỳ. Blog tôi đưa về đây bạn ngắm dã quỳ ngay trên đất Ba
Vì Sơn Tây cũ.
Dưới đây là ba bài và ảnh kèm theo về dã quỳ (dã quỳ ở Ba Vì
xếp ở dưới cùng).
Vệ Nhi g-th
-----
EM ĐI HOANG MỘT ĐỜI, DÃ QUỲ ƠI!..
Bao năm qua, tôi đi nhiều nơi và chụp rất nhiều về các vùng đất khác, nhưng hiếm khi tôi chụp về dã quỳ quê tôi.
Bởi tôi tự nhủ rằng: "Thì nó vẫn còn đó!. Chứ có mất đâu mà sợ. Từ từ rồi cũng sẽ có thôi!".
Lần này khi về B'Lao đi tìm dã quỳ, tôi chợt nhận ra rằng chúng đang lụn tàn, xơ xác dần, bởi sự tàn phá của "lòng tham", nhưng chúng vẫn thủy chung ở đó, còn tôi đã bỏ chúng mà đi.
* Dã quỳ (hay còn có các tên khác là Cúc quỳ, Sơn quỳ, Quỳ dại, Hướng dương dại, Hướng dương Mexico, Cúc Nitobe là một loài thực vật trong họ Cúc, hiện nay phân bổ rộng khắp trong các khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới.
Phụ thuộc vào khu vực, nó có thể là cây một năm hay cây lâu năm, dạng cây bụi cao tới 2–3 m với thân cây mọc thẳng và đôi khi hóa gỗ. Hoa màu vàng cam.
Tại Việt Nam, dã quỳ đã được người Pháp đưa vào các đồn điền ở Lâm Đồng. Nó được trồng khi đó để làm phân xanh cho các vườn cà phê, cao su.
Thân dã quỳ chứa nhiều chất P, Ca, Mg nên làm phân hữu cơ khá tốt.
Nhờ hạt dễ phát tán, cây dễ trồng nhờ giâm cành nên loài cây này dần dà chiếm lĩnh các nơi hoang dại ở khắp Tây nguyên.
Tên dã quỳ xuất hiện trên văn chương từ thập niên 1970, trước đó người ta gọi nó là sơn quỳ.
Dã quỳ cũng đã được sử dụng làm biểu tượng chính cho lễ hội hoa Đà Lạt tháng 12/2005.
Ở Việt Nam, dã quỳ thường ra hoa vào mùa đông, vàng rực cả triền đồi và thảo nguyên.
Loài cây này có thể coi như là một loài cây báo hiệu cho sự xuất hiện của mùa khô, khi hoa dã quỳ nở có nghĩa là mùa khô đã đến rất gần.
-------------
DÃ QUỲ TRÊN PHỐ NÚI TÂY NGUYÊN
Hoa dã quỳ vàng rực các triền đồi, trải dọc ven cung đường Tô Vĩnh Diện, Bùi Viện, Lê Duẩn… Hoa nhuộm vàng cang đẹp hơn dưới bầu trời trong xanh, tiết trời lành lạnh của phố núi vào dịp mùa xuân sắp về.
Dọc đường đến Biển Hồ cũng một màu vàng dã quỳ. Dã quỳ nơi đây được tôn lên vẽ đẹp nhờ làn nước trong xanh của Biển Hồ làm nền.
Ảnh của Phạm Văn Ký
Ảnh của Phạm Văn Ký
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||||||||||
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét