Thứ Hai, 11 tháng 2, 2013

Chúc Thọ



Chúc Thọ
 Làng mình mồng 6 tết mới “thăng thứ”. Đến bữa ra Giêng đó mới mừng chung các cụ từ tuổi thất thập trở lên tổ chức rất tảng trọng tại Nhà văn hóa làng. Cac lứa tuổi khác chính thức bước lên 1 tuổi thì làng mới “cắt đặt” vào các ban các chức các công việc của làng đề ra như ban chạ, ban trưởng, ban khánh tiết, rồi khao lão…

Hôm 26 tháng Chạp mình về quê dù rất nhiều công việc cần hoàn thành để vào miền Nam ăn Tết, nhưng vẫn rất phấn khởi đến nhà cụ Xuất chúc thọ. Như vậy là chúc thọ sớm theo lệ làng, nhưng xem ra cụ Xuất rất vui vẻ đón tiếp chứ chẳng kiêng kỵ gì. Cụ Xuất là một con người cao tuổi nhưng đầu óc và nếp sống rất mới chứ không câu nệ gì... Đấy là kết quả của nhiều chục năm cụ làm việc dân, việc chính quyền địa phương suốt từ thời tiền khởi nghĩa CM tháng 8 cho tới năm gần 70 cụ mới nghỉ ngơ "vui thú điền viên" đúng nghĩa...




Mình gọi là cụ Xuất chí phải rồi, nhưng đây là dạng “cụ Anh” như làng mình sáng tạo ra các cặp từcụ anh cụ em, cụ bác cụ chú kiểu như đùa đùa nhau khi gặp nhau…Về vai thì bác Ngô Hữu Xuất nay đã 90 tuổi nhưng chỉ là vai anh của mình. Bác Xuất lấy bà chị họ cùng chi cành với mình tức là ở “cấp” anh (rể) thôi. Chứ ngoài đời bác là cụ ông cao tuổi nhất nhì làng rồi. 

Rất đặc biệt năm nay bác Xuất 90 thì anh con trai bác, cậu ta gọi mình bằng cậu họ, cũng đã 70. Một gia đình có cha 90 tuổi (cụ Cửu) lại có con trai 70 tuổi, thất thập, quả là hiếm gặp trong ngôi làng của mình từ trước đến nay.

Ảnh thì mình có ý nên đã chụp hôm tới thăm trước Tết nhưng mình nghĩ hôm nay qua mồng 2 tết mới đưa lên là theo đúng lệ làng. Ở làng mình ngay tới 25, 26 tháng Chạp áp tết rồi, hình như đã cầm chắc 69 lên 70 tuổi, hoặc 64 lên 65 tuổi, nhưng người ta vẫn “khiêm tốn” chưa nhận tuổi thọ ấy vì biết đâu, biết đâu một vài ngày tới lại đổ xụp một trận ốm, một sự bất trắc nào ập đến thì sao…





Nên mình nghĩ, thôi thì có kiêng có lành. Hôm nay với anh Xuất của chúng mình rõ ràng chính thức bước đĩnh đạc vào tuổi cửu thập 90 hai hôm nay rồi. Nên mình viết mấy dòng để đưa cùng ảnh hôm mình chụp anh đứng trong sân ngôi nhà vừa có phần kim (để ở và gặp gỡ đông đảo người thân khi có việc) vừa có phần cổ (để thờ phụng, giữ gìn nếp sống nếp nhà không những cho đời mình mà mãi mãi cho con cháu sau này).

VỆ NHI

(Sài Gòn, Mùng 2 Tết Quý Tỵ - 2013)


Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...