Hoàng Sa - Trường Sa trên Đường sách Sài Gòn
(MỘT CÁCH ĐƯA BIỂN ĐẢO VÀO LÒNG
DÂN)
Qua Tết có bao nhiêu người dân hoan nghênh và cảm ơn báo Thanh Niên trong Sài Gòn này thì chưa thể thống kê ngay được. Nhưng điều mình chắc chắn là con số đó là không hề nhỏ đâu.
Qua Tết có bao nhiêu người dân hoan nghênh và cảm ơn báo Thanh Niên trong Sài Gòn này thì chưa thể thống kê ngay được. Nhưng điều mình chắc chắn là con số đó là không hề nhỏ đâu.
Cứ dõi xem những dòng người bất tận đi ngắm hoa Tết Quý Tỵ trên đường Nguyễn Huệ mấy ngày nay thì không mấy người bỏ qua không dạo qua Đường sách kế đó. Tại đây mọi người đều chú ý tới mấy tấm pa-nô lớn của Báo Thanh Niên dựng lên nằm sát ngay đoạn đường Nguyễn Huệ giao với đường Ngô Đức Kế mà trên đó trưng bày rất nhiều bức ảnh đẹp về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (HS-TS) - vùng lãnh thổ thiếng liêng của chúng ta. Cũng ngay kế bên là loạt bản đồ cổ được phóng tấm lớn hiển hiện rất rõ ràng vùng biển đảo này gắn chặt với biên cương tổ quốc Việt Nam mình từ những thế kỷ trước. Trớ trêu cho chính Trung Quốc là bản đồ của họ thời nhà Thanh (in 1904) ta sưu tầm được cũng vẽ rõ đất nước Trung Quốc mà ở phần biên giới xa xôi nhất về phía Nam của họ chỉ dừng ở đảo Hải Nam mà thôi.
Cái cách đóng góp tuyên truyền
chủ quyền biển đảo của ngành văn hóa thông tin, của báo Thanh Niên ở phía Nam này thật cụ thể và sáng tạo, lại hợp lòng dân vì nó đi vào lòng người bằng văn hóa đọc, văn hóa nghe nhìn chứ không hô hào khẩu hiệu. Điều này ngoài Bắc mình
ngay cả mấy cơ quan báo chí to đùng cỡ quốc gia lại hầu như ít có việc làm tương tự. Đáng buồn hơn nữa là trên mặt báo giấy cũng như sóng điện từ hoặc báo mạng của
những cơ quan truyền thông ngoài Bắc chúng ta còn chứng kiến sự yên lặng như tờ, hoặc nếu có
đề cập đến HS-TS thì lại giọng dè dặt, cân nhắc, cái kiểu nghe ngóng tứ phương ngũ hướng rồi
mới phát mới viết mỗi khi "được" phản ảnh những hành động gây hấn nganh ngược của TQ ngoài
Biển Đông.
Trong thành phố HCM này trước nay trên mặt trận tư tưởng thường là biểu hiện sự cứng nhắc bảo thủ, cái kiểu “bảo hoàng hơn vua”. Nhưng xem ra về đấu tranh chủ quyền biển đảo lại có sự thông thoáng và Thành phố này đã đưa ra được nhiều sáng kiến khá độc đáo và hợp lòng dân. Chính tại thành phố lớn nhất phương Nam và cũng là lớn nhất nước ta về phát triển kinh tế và quy mô dân số có hẳn 2 con đường dài được đặt tên là đường (phố) Trường Sa và đường Hoàng Sa.
Nếu những điều trên là một việc làm đi từ chủ trương nhất quán của đảng bộ và chính quyền địa phương thì điều này thật đáng ghi nhận. Và về điều đó thì thủ đô Hà Nội cần/nên chịu khó vác sách vào học thành phố Hồ Chí Minh.
Trong thành phố HCM này trước nay trên mặt trận tư tưởng thường là biểu hiện sự cứng nhắc bảo thủ, cái kiểu “bảo hoàng hơn vua”. Nhưng xem ra về đấu tranh chủ quyền biển đảo lại có sự thông thoáng và Thành phố này đã đưa ra được nhiều sáng kiến khá độc đáo và hợp lòng dân. Chính tại thành phố lớn nhất phương Nam và cũng là lớn nhất nước ta về phát triển kinh tế và quy mô dân số có hẳn 2 con đường dài được đặt tên là đường (phố) Trường Sa và đường Hoàng Sa.
Nếu những điều trên là một việc làm đi từ chủ trương nhất quán của đảng bộ và chính quyền địa phương thì điều này thật đáng ghi nhận. Và về điều đó thì thủ đô Hà Nội cần/nên chịu khó vác sách vào học thành phố Hồ Chí Minh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét