Tư vấn, hội đồng khoa học... đang làm gì?
Bài viết có cái tên rất gợi tò mò, pha chút hài hước nữa, đó là Hội đồng "Chuột" của Tiến sĩ Tô Văn Trường. Có thể là tác giả chưa hoàn toàn ưng ý với bài viết của mình, muốn sửa chữa thêm gì đó tiếp đây hay không nên tác giả ghi rõ ngay ở đầu bài:
Bản thảo (ghi bằng tiếng Anh: Draft).
Cái tên đặt Hội đồng "Chuột" là có nhiều ý tứ gửi gắm, mà nó cũng có rất nhiều ý nghĩa thực tiễn giúp ích cho việc nhìn nhận và xây dựng chính sách đối với bất cứ nhà lãnh đạo cấp bậc nào..., tuy nhiên chủ blog tôi chú
ý nhất là khi tác giả viết về vai trò của người cố vấn (anh Trường nói trong nghề/lãnh
vực khoa học kỹ thuật gọi là tư vấn), tác giả đã viết như sau: “Những người giữ vai trò cố vấn thường là 5 không (1)
Không ở tổ chức thứ bậc trên, dưới; (2) Không đại diện cho ai cả; (3) Không ai
đại diện cho cố vấn; (4) Không là cấp trên của ai; (5) Không là cấp dưới của
bất kỳ ai. Chỉ có như thế , cố vấn mới phải đào sâu, suy nghĩ, thể hiện chính
kiến của mình".
Đấy là chỉ nhấn vào một ý, chứ đọc hết toàn bộ bài viết thì khách quan nhận thấy tác giả đã để nhiều tâm
huyết góp ý về quan niệm và cách vận hành cho những thứ “Hội đồng” mà nhà nước mình lập ra lâu nay.
Nếu nói rất đơn giản thì chức năng nhiệm vụ của những hội đồng trên đây nói tới ai cũng biết là để xem xét đánh giá các dự
án lớn trong xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của đất nước… Từ đó kiến nghị nên chủ trương chính sách và sau hết là phê duyệt các dự án đưa vào quá trình thực thi thực hiện...
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, theo tác giả bài viết, là ở những hội đồng như vậy đã và đang tồn đọng tồn tại cả núi vấn đề, trong đó có không ít những điều bất cập cần phải định hướng lại và chấn chỉnh nếu muốn các công trình xây dựng đạt thành tựu và có hiệu quả cho xã hội, nhân sinh... Trong bài viết này bằng kinh nghiệm nhiều năm tham gia và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực chuyên sâu là khoa học kỹ thuật ngành thủy lợi nói riêng, TS Tô Văn Trường đã đi vào phân tích những vấn đề đặt ra trong dự án xây dựng cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng.
Tuy nhiên vì nhiều lý do khác nhau, theo tác giả bài viết, là ở những hội đồng như vậy đã và đang tồn đọng tồn tại cả núi vấn đề, trong đó có không ít những điều bất cập cần phải định hướng lại và chấn chỉnh nếu muốn các công trình xây dựng đạt thành tựu và có hiệu quả cho xã hội, nhân sinh... Trong bài viết này bằng kinh nghiệm nhiều năm tham gia và hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nói chung và lĩnh vực chuyên sâu là khoa học kỹ thuật ngành thủy lợi nói riêng, TS Tô Văn Trường đã đi vào phân tích những vấn đề đặt ra trong dự án xây dựng cảng Lạch Huyện ở Hải Phòng.
Với cách đặt ra những vấn đề thiết thực như vậy, chủ blog tôi xin
phép tác giả đưa bài lên đây để bà con mình cùng tham khảo.
Vệ Nhi
-------
(DRAFT)
Hội đồng "chuột"!
Tô Văn Trường
Trong bài “Bàn về sự ấu trĩ” của tác giả Giản Tư Trung
có đoạn bình luận “Một biểu hiện của bênh
ấu trĩ ở những người có quyền là họ thường xuyên đưa ra những quyết sách tồi
nhưng bản thân họ lại không nhận ra điều đó. Một nhà lãnh đạo giỏi có thể không
cần phải biết tất cả mọi thứ, giỏi tất cả mọi việc nhưng sẽ biết ai là người
mình nên lắng nghe và ai là người mình nên tin tưởng sẽ phân biệt đâu là quân
tử và đâu là ngụy quân tử, đâu là thực tài, đâu là ngụy tài. Nhà lãnh đạo ấu
trĩ thường không có khả năng này bởi họ đã mất đi khả năng phân biệt ai là ai,
cái gì là cái gì và mình là ai. Người có tiếng ấu trĩ không tự ý thức được cái
“tiếng” mà mình có được là theo kiểu nào (danh tiếng hay tai tiếng).”
Theo tôi hiểu, công luận hiện nay có cụm từ khá phổ
biến “Hội đồng lú lẫn” để chỉ về những người hay bàn và đưa ra các chủ trương
đường lối chính sách phát triển của đất nước “không giống ai” gây tổn hại đến
uy tín của hệ thống chính trị và tác động xấu đến cuộc sống của người dân. Đây cũng là cái yếu kém nhất của chế độ nào quá tùy thuộc
vào con người lãnh đạo, cho phép nó thao túng
bộ máy cầm quyền. May được người cầm đầu tốt thì còn đỡ, gặp những kẻ
không ra gì thì cả nước khốn nạn. Đối với các Hội đồng thuộc lĩnh vực
khoa học kỹ thuật, nếu kết quả thể hiện sự bất lực, vô bổ do nguyên nhân
khách quan và chủ quan, nó đều được gán cho cụm từ “Hội đồng chuột”! Suy cho
cùng cả 2 dạng Hội đồng nói trên đều nằm trong phạm trù của Hội đồng khoa học
công nghệ.
Những người làm công
tác tham mưu cho các nhà chính trị thường gọi là cố vấn, còn dân khoa học hay
sử dụng thuật ngữ tư vấn. Trong lịch sử phát triển của đất nước, các nguyên thủ
quốc gia thường lập ra Ban cố vấn vì dù có là vĩ nhân, cũng chẳng
thể nào biết tất cả và không thể không có lúc sai lầm.
Đối với những người
làm cố vấn có trình độ, bản lãnh, họ có nguyên tắc sống :“Cố vấn là người cho lời khuyên nên làm chứ không phải đệ trình, kiến
nghị”. Những người giữ vai trò cố
vấn thường là 5 không (1) Không ở tổ chức thứ bậc trên, dưới; (2) Không đại
diện cho ai cả; (3) Không ai đại diện cho cố vấn; (4) Không là cấp trên của ai;
(5) Không là cấp dưới của bất kỳ ai. Chỉ có như thế , cố vấn mới phải đào sâu,
suy nghĩ, thể hiện chính kiến của mình. Đối
với những người làm tư vấn kỹ thuật, không thể có vị trí độc lập và vai trò,
trách nhiệm như cố vấn nhưng đôi khi đòi hỏi phải có bản lãnh của người cố
vấn.
Gần đây, tôi lại được nghe một số người nhận xét đại ý về Dự án cảng Lạch Huyện đầy rẫy các khuyết điểm cả về tầm nhìn quy hoạch, “lách luật” để không trình xin ý kiến chủ trương của Quốc hội, lãng phí về kinh tế, tác động lớn đến môi trường như đã bị công luận và các nhà khoa học chỉ rõ nhưng trước sức ép của số vị lãnh đạo, Hội đồng đánh giá tác động môi trường đã phải thông qua với thời gian kỷ lục bất thường, phải chăng đây là hội đồng chuột”!.
Nhận xét trên, công tâm mà nói vừa đúng,
vừa sai. Đúng ở chỗ công luận đã thấy rõ ý đồ của lãnh đạo lấn át
tất cả đạo lý và khoa học. Có thông tin, người ta sẽ phê duyệt báo cáo đánh giá
tác động môi trường (ĐTM) cảng Lạch
Huyện trước Tết năm Quý Tỵ để kịp khởi công theo dự định, bất chấp các ý kiến phản biện của Hội đồng. Nhiều thành viên Hội
đồng không tin vì báo cáo chưa đủ thời gian để sửa chữa 20 điểm góp ý của Hội
đồng nêu trong kỳ họp lần trước (đặc biệt chưa xin chủ trương về đầu tư của
Quốc hội, chưa được sự đồng ý của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch bằng văn bản) nhưng éo le
thay thông tin trên được thực tế chứng minh là sự thật! Trưa ngày thứ tư, 6/2/2013 (ngày
26 Tết) nhiều đại biểu mới nhận được báo cáo sửa chữa ĐTM và chưa kịp mở đọc
nhưng buổi chiều cùng ngày đã phải họp. Buổi họp vắng mặt 6/20 thành viên. Nhiều
câu hỏi tiếp tục được đặt ra để tư vấn nghiên cứu xem xét lại nhưng chỉ 2 ngày
sau, tức là 28 Tết, người ta đã hoàn chỉnh hồ sơ và soạn thảo Quyết định trình
lãnh đạo Bộ phê duyệt. Một kỷ lục nhanh chưa từng có đến nỗi nhiều thành viên
Hội đồng nghe tin chỉ biết lắc đầu hay nói như tụi trẻ bây giờ thì đúng là
"chán chả buồn chết"!
Nhận xét gọi là Hội đồng chuột
sai ở chỗ theo tôi biết cụm từ Hội
đồng chuột dùng để chỉ những cuộc họp bàn vô bổ, viển vông, không thực hiện
được, xuất xứ từ câu chuyện cười kể về
một lũ chuột bàn với nhau làm thế nào tránh khỏi bị mèo bắt và ăn thịt. Một con
chuột nêu sáng kiến treo vào cổ mèo một cái chuông nhỏ, để nó đi đến đâu
cũng có tiếng chuông báo hiệu biết mà tránh. Tất cả
lũ chuột hoan nghênh khen là sáng kiến hay nhưng đến khi hỏi làm thế nào treo
được chuông vào cổ mèo, ai xung phong làm việc đó thì tất cả im thin thít. Nếu
đi từ xuất xứ thì không thể gọi Hội đồng các nhà khoa học là Hội đồng chuột
được, vì Hội đồng bàn chuyện thiết thực, nêu kiến nghị có căn cứ khoa học; đáng
chê không phải là Hội đồng mà là các nhà lãnh đạo lập ra (hoặc buộc phải lập
ra) Hội đồng nhưng không chịu nghe. Gọi tên gì thì tôi chưa nghĩ ra nhưng không
phải là tìm tên cho Hội đồng mà là cho các nhà lãnh đạo.
Lựa chọn kinh tế biển là
ngành mũi nhọn là đúng nhưng phải làm trên luận cứ khoa học tin cậy, công khai
minh bạch không để bọn lạm dụng chính trị làm giầu bất chấp các hậu quả. Phải
xem xét lại bài toán quy hoạch cảng biển vì quy hoạch là tiền đề cho sự phát
triển đúng hướng (nhu cầu tăng trưởng, nguồn hàng, cơ sở hạ tầng, nguồn lực,
vv...). Các bài học đắt giá về tư duy sai lầm xây dựng cảng ở những nơi không
đủ điều kiện dẫn đến bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng nạo vét hoặc làm luồng lạch mới,
hầu hết hệ thống cảng biển làm ăn thua lỗ vv...hình như chưa làm những người có
trách nhiệm của ngành giao thông ”sáng mắt”!
Ngay trong
Hội đồng ĐTM cũng đã nêu rõ các bài học sử dụng 05 cửa sông chính đổ ra biển từ mảnh đất
Hải Phòng trong 20-30 năm vừa qua cho thấy sự thất bại của sự can thiệp của con
người đối với dải đất ven biển giàu tiềm năng này. Bắt đầu từ hiện tượng nông
hóa và bồi lấp không còn khái niệm cửa sông Thái Bình theo đúng nghĩa của nó,
đến đắp đập Đình Vũ (năm 1978) lấp cửa sông Cấm - một trong những cửa luồng
chính vào cảng Hải Phòng gây sa bồi nghiêm trọng đối với vùng cửa Nam Triệu –
luồng chính vào cảng Hải Phòng hiện nay và làm thay đổi toàn cảnh bức tranh
phân bố phù sa trong diện rộng của vùng cửa sông hình phễu Bạch Đằng (từ bắc Đồ
Sơn đến Lạch Huyện). Cửa Nam Triệu (cửa mở chính của hệ cửa sông hình phễu Bạc
Đằng) bị sa bồi nông dần, đến nay chỉ còn sâu 2,5-2,7m, sẽ rất khó khăn cho tàu
thuyền qua lại, đặc biệt là tàu trọng tải lớn, ảnh hưởng lớn đến vị thế của Tp
biển Hải Phòng. Gần 150 năm về trước nhà địa lý hàng hải người Pháp Gouru trong
một chuyến khảo sát luồng lạch đã cắm sào và không lầm lẫn khi nói rằng nơi đây
(bến Ninh Hải xưa) chính là địa điểm đẹp nhất để làm cảng nước sâu ở phía Bắc
châu thổ sông Hồng và bắc Việt Nam. Bức tranh ảm đạm về sa bồi vùng cảng Hải
Phòng do các sai lầm về khai thác, sử dụng không hợp lý và quản lý phát triển
thiếu hiệu quả dải đất ven biển này gây ra mà những bài học thất bại nhìn thấy
của nó chưa được cân nhắc cho việc chọn vị trí tiền cảng nước sâu của hệ thống
cảng Hải Phòng hiện giờ!
Kéo theo sai lầm nói trên
đáng lẽ cần nói cả về tác động về kinh tế khi phải tốn kém xây dựng một loạt
công trình phụ trợ cho cảng này bằng ngân sách nhà nước và vốn vay ODA (đường,
công trình,…). Cách làm này vẫn là để giải quyết tình thế như đã nói trên: lấp
cửa Cấm thì đi cửa Nam Triệu, mất cửa Nam Triệu thì đào kênh Cái Tráp, hỏng
kênh Cái Tráp thì đào kênh Hà Nam hiện nay và Lạch Huyện 20 năm nữa sẽ lập lại
bài học nói trên. Khi đó thành phố Hải Phòng không còn “lỗ mũi” nào để thở và
cái thế “cửa ngõ hướng biển” sẽ bi đe dọa nghiêm trọng, ảnh hưởng toàn diện đến
tăng trưởng kinh tế của một “cực phát triển” trong bình đồ tổ chức lãnh thổ
duyên hải mang tầm chiến lược của đất nước. Thiết nghĩ, lịch sử không thể làm
lại, nhưng học được các bài học thất bại của quá khứ lại là một sự khôn ngoan
và lợi thế của người đi sau và cần người có bản lĩnh và trí tuệ!
Chất lượng quy hoạch cảng
(dự báo lượng hàng) đang là dấu hỏi lớn! Dự án đầu tư xây dựng công trình cảng
cửa ngõ quốc tế Hải Phòng- giai đoạn khởi động là dự án có thể nói là rất lớn (cảng tỷ đô) trong bối cảnh đất nước
đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh tế, nợ công đại vấn đề thì việc gấp rút
triển khai có hợp lý hay không? Mặt khác việc vận chuyển hàng của các công ty
vận tải lớn của chúng ta trong giai đoạn này đang gặp nhiều khó khăn, nhiều tàu
chở hàng loại lớn bị bỏ hoang cả trong nước và nước ngoài, không có lương cho
thủy thủ.
Tác động của việc nạo vét
40 triệu m3 bùn cát (kể cả thành phần kim loại nặng) đến môi trường
xung quanh và phương án đổ ra biển chưa thuyết phục. Báo cáo chưa đề cập vấn đề
đổ thải ở vị trí khác nếu như Dự án không được phê duyệt và cho phép đổ thải ra
khu vực ngoài khơi như đã nghiên cứu. Báo cáo hoàn toàn thiếu các biện
pháp giảm thiểu tác động xấu do dự án đối với vườn Quốc gia
Cát Bà, Khu bảo tồn biển, Khu dự trữ sinh quyển quần đảo Cát Bà –
Long Châu, Khu di sản thiên nhiên thế giới Cát Bà, các bãi tắm. Bởi
thế, tại các phiên họp thẩm định báo cáo
ĐTM, đại diện của Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch phát biểu (kể cả công văn
chính thức của Bộ VHTTDL) trả lời Bộ Tài nguyên & Môi trường không có câu
nào khẳng định sự ủng hộ thực hiện dự án cảng Lạch Huyện!?.
Chỉ nói riêng phần mô
hình toán thì đã đủ thấy giải trình của Tư vấn là không thể chấp nhận. Tư vấn
sử dụng phần mềm IDEA tính toán dòng
chảy và bùn cát 3 chiều nhưng kỹ thuật tính toán chưa tiên tiến. Lưới tính theo
phương ngang vuông góc không mô phỏng tốt khu vực gần bờ và cũng không đủ độ
phân giải để cung cấp kết quả tính tin cậy cho khu vực quan trọng là tuyến
luồng. Lưới tính theo phương
đứng không đúng phép biến hình nên các lớp lưới cũng nằm ngang một cách cứng
nhắc dẫn đến vùng sát đáy cũng như vùng sát mặt nước mô phỏng không tốt. Mô
hình cũng chưa được hiệu chỉnh cho phù hợp với khu vực Lạch Huyện để có độ tin
cậy cần thiết. Kết quả tính tại nhiều vị trí kiểm tra rất khác với thực đo. Tuy
nhiên đơn vị tư vấn đã không phân tích tìm nguyên nhân để khắc phục mà lại giải
trình một cách ngang ngược "Số liệu
tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng thường không hoàn
toàn giống nhau". ?
Tài liệu cơ bản đầu vào không chuẩn xác, không
đưa ra được kết quả hiệu chỉnh bộ thông số và bộ thông số mô hình đã hiệu
chỉnh. Nhiều nội dung giải trình sơ sài chỉ nêu là đã
chỉnh sửa bổ sung ở phần nội dung nào tại báo cáo ĐTM . Giải trình tổng P
lớn hơn tổng N là do hiện tượng phú dưỡng là không đúng. Cần phải bổ sung quá
trình khuếch tán trong các bước tính toán mô hình. Giải trình về việc “cần sử dụng chung số liệu
đầu vào khi sử dụng hai công cụ MIKE 21 và IDEA” là không phù hợp vì về nguyên tắc nếu một trong hai công cụ
trên có thể mô phỏng được cả 02 quá trình (1) bùn cát, (2) tràn dầu thì chỉ sử
dụng một công cụ đó để mô phỏng tính toán cho cả hai quá trình để đảm bảo thống
nhất trong mọi kết quả tính toán. Với bất cứ công cụ mô hình toán nào khi ứng
dụng đều phải thực hiện tuần tự qua 03 bước: Hiệu chỉnh mô hình, kiểm định mô
hình và mô phỏng dự báo. Trong nghiên cứu này không cung cấp kết quả của bước
hiệu chỉnh mô hình là sai. Một công cụ
khi áp dụng thành công ở một vùng đặc thù này vẫn không thể đảm bảo rằng sẽ tốt
khi sử dụng cho một vùng đặc thù khác nhất là ở nước khác. Hầu hết các công cụ
mô hình toán đều tuân thủ nghiêm các “cơ sở lý thuyết chung” tuy vậy cách xử lý
toán cụ thể trong mã nguồn sẽ tác động đáng kể, nhiều khi quyết định công cụ
nào sẽ đảm bảo độ tin cậy của kết quả tính.
Vì lý do đó nên có nhưng công cụ
được ứng dụng rộng khắp, trong khi có công cụ chỉ để phục vụ công tác nghiên
cứu phục vụ trình diễn, giảng dạy. Không người nào có thể khẳng định được công
cụ nào tốt hơn khi chưa đầu tư nghiên cứu? Để lựa chọn công cụ phù hợp thì tư
vấn phải tuân thủ/có trách nhiệm tuân thủ các bước cơ bản/bắt buộc trong phát
triển/ứng dụng công cụ mô hình toán. Giải
trình về tái khuếch tán (tại Trang 19) “Do hiện tượng tái khuếch tán không xảy
ra ở khu vực nước sâu” chỉ có thể áp dụng cho trường hợp khuếch tán động học
(do xáo động của nước); và không thể áp dụng (sai) cho trường hợp khuếch tán
phân tử (do chênh lệch về hàm lượng vật chất tham gia khuếch tán) – do vậy cả
cho trường hợp nước sâu vẫn có quá trình khuếch tán, trong đó khuếch tán phân
tử sẽ đóng vai trò lớn! Giải trình về mô
hình bùn cát, khuếch tán bùn cát (tại các Trang 20, 21, 22 & 23) là không
phù hợp. Tư vấn chưa giải trình được về tính ổn định của kết quả tính, cụ thể
giá trị về Courant, Peclet; Chưa cung
cấp thông số sau khi hiệu chỉnh, kiểm định công cụ mô hình; Giải trình về công
cụ mô hình tràn dầu (Trang 23) chưa phù hợp;
Minh họa số
điểm cụ thể dưới đây (chú ý cột thứ tư phần ĐÁNH GIÁ chi tiết của người viết
bài này).
Do các mục giải trình không được đánh số nên sẽ sử dụng số trang và số dòng
trong bảng giải trình để định vị.
Vị
trí
|
Ý
KIẾN HỘI ĐỒNG
|
Giải trình
|
Đánh giá
|
Trang
19, dòng 3
|
Mức
độ tin cậy cửa các mô hình thủy động lực và mô hình mô phỏng lan truyền bùn
cát lơ lửng: phương pháp? Kiểm định?
|
Kết
quả tính toán bằng mô hình khó có thể trùng khớp với số liệu thực đo
|
Kiểm
định mô hình để chứng minh công cụ sử dụng trong nghiên cứu là có thể tin cậy
được. Kết quả tính và đo lệch nhau nhiều lại được giải thích như trên thì cần
xem lại tính nghiêm túc của nghiên cứu.
|
Trang
19, dòng 5:
|
Trong
nghiên cứu cảng Lạch Huyện thành phần khuếch tán bao gồm thành phần nào? Trả
lời không chấp nhận được bởi vì vận chuyển bùn cát (cả lơ lửng và đáy) ở vận
tốc tới hạn bùn cát đáy lại bốc lên, nhất là khi nạo vét làm tăng dòng chảy,
khi dòng chảy nhỏ bùn cát lại lắng đọng, cho nên cần xét total load nhất là
cho điều kiện ở Việt Nam.
|
3
quá trình Advection+ Dispersion+ Disfusion đã được xét tới trong mô hình, tuy
nhiên mô hình khuếc tán bùn cát không xét tới quá trình tái khuếc tán. Tuy
nhiên mục đích của mô hình khuếc tán bùn cát là nghiên cứu phạm vi khuyếc tán
bùn cát lơ lửng gây ra bởi hoạt động thi công. Do hiện tượng tái khuếc tán sẽ
không xảy ra tại khu vực nước sâu nên mô hình không xét tới sự tái khuếc tán
bùn cát.
|
Cần
chứng minh tại khu vực nước đủ sâu đảm bảo không có xảy ra sự tái khuếch tán
bùn cát.
|
Trang
19, dòng 6
|
Cần phải tiến
hành chạy mô hình bồi lắng với toàn bộ khu vực cửa sông chứ không phải chỉ
tính với luồng tàu trong nhiều năm
|
Rất tiếc là
sự biến đổi địa hình trong thời gian dài do việc xây dựng công trình cảng
không được tiến hành trong nghiên cứu này
|
Việc
tính toán theo ý kiến Hội đồng là cần thiết. Không thể chấp nhận sự “rất
tiếc” trong một nghiên cứu có tính quan trọng như dự án cảng Lạch Huyện.
|
Trang
19, dòng 7
|
Lưới tính
toán còn quá thô
|
Do
mục tiêu …
|
Nghiên
cứu cần phải đảm bảo đủ rộng cho toàn bộ vùng bị ảnh hưởng bởi sự nạo vét
nhưng cũng phải đủ chi tiêt cho khu vực quan trọng là luồng tàu. Với bề rộng
luồng là 120m thì lưới 50m là quá thô. Giải trình không cho thấy có sự cải
thiện chất lượng nghiên cứu sau khi có ý kiến của Hội đồng.
|
Trang
20, dòng cuối
|
Công
cụ: kỹ thuật tính toán chưa tiên tiến
|
Sau
khi đã ứng dụng các mô hình thương mại của nước ngoài nhưng không đạt kết quả
tốt, Công ty IDEA Consultants Inc đã bắt đầu tự phát triển các mô hình gốc từ
thập niên 1980. Mô hình do công ty IDEA tự phát triển đã đạt được kết quả
tốt, thuyết phục hơn so với các mô hình của nước ngoài.
|
Để
phục vụ nghiên cứu không nhất thiết phải sử dụng công cụ tiên tiến nhất mà
chỉ cần công cụ có mức độ tiên tiến đủ đáp ứng yêu cầu đặt ra.
Tự
cho rằng “Mô hình do công ty IDEA tự phát triển đã đạt được kết quả tốt,
thuyết phục hơn so với các mô hình của nước ngoài” thì giải thích thế nào
việc nó không thể mô hình hóa khu vực tuyến luồng ở độ phân giải đủ đảm bảo
chất lượng nghiên cứu?
Với
cách giải trình vòng vo như thế thì chỉ có 1 kết luận là mô hình của IDEA
không đủ mức độ tiên tiến để đáp ứng bài toán ở cảng Lạch Huyện.
|
Trang
21, dòng 1
|
+
Mô hình chưa được hiểu chỉnh đủ tốt về mặt thủy lực. Các vecto vận tốc không
trùng khớp.
+
Các thông số của mô hình khuếch tán SS không được trình bày.
+
Cần chứng minh về tính ổn định của mô phỏng vận chuyển và khuếch tán chất lơ
lửng, hòa tan.
+
Khi tính toán mô phỏng mô hình lan truyền chất thì phải thỏa mãn hệ số Peclet
number
…
+
Hiệu chỉnh mô hình chưa tốt.
Hình thái sai nghĩa là sai cơ bản nên tổng khớp cũng chẳng có ý nghĩa gì.
|
1
Kiểm chứng mô hình mô phỏng khuyếch tán bùn cát lơ lửng
Số
liệu tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng thường
không hoàn toàn giống nhau.
Trong
nghiên cứu mô phỏng, mô phỏng dòng chảy dư (dòng chảy trung bình) đã được
thực hiện trên cơ sở vĩ mô (trên toàn khu vực) chứ không phải trên cơ sở vi
mô (tại từng vị trí).
Cụ
thể:
-
Toàn bộ chế độ dòng chảy (ngoại trừ dòng chảy có vận tốc thấp) tại tuyến
luông được coi là rất quan trọng
- Mô
phỏng sự biến đổi vận tốc dòng chảy theo hướng từ sông và từ biển dọc tuyến
luồng đã được thực hiện.
-
Mô phỏng hướng dòng chảy tại từng vị trí đã được thực hiện.
Theo
các cơ sở trên, chúng tôi cho rằng kết quả mô phỏng là hợp lý, mặc dù có sự
khác nhau giữa số liệu tính toán và số liệu quan trắc.
2.
Kiếm chứng mô hình mô phỏng vận chuyển sa bồi
Đề
nghị xem phần trình bày về quá trình bồi lắng và xói mòn trong Báo cáo ĐTM
Giải
thích ngắn gọn:
- Trầm
tích đáy sau khi bị xáo trộn bởi sóng hoặc dòng chảy sẽ trở thành bùn cát lơ
lửng thông qua quá trình khuyếch tán, đối lưu và bồi lắng. Bùn cát lơ lửng
sau khi lắng sẽ tạo thành lớp bùn lỏng tại tầng đáy.
- Khối
lượng sa bồi tại tuyến luồng có thể được xác định trên cơ sở các quá trình
bồi lắng và xói mòn do tác động của ngoại lực
- Trong
mô hình mô phỏng, ngoại lực được xác định dựa trên số liệu quan trắc và cho
thấy khối lượng sa bồi phù hợp với kết quả nghiên cứu đo sâu
Chúng
tôi cho rằng việc xác định khối lượng sa bồi do tác động của ngoại lực là cần
thiết. Do đó, chúng tôi không trình bày kết quả nghiên cứu quá trình bồi lắng
và xói mòn.
Như
đã biết, trong nghiên cứu mô phỏng luôn có sự băn khoăn về sự phù hợp của kết
quả mô phỏng với số liệu thực đo. Rất khó có thể đạt được kết quả mô phỏng
phù hợp hoàn toàn với số liệu thực đo.
Ngoài
ra, Trong nghiên cứu này, kết quả mô phỏng dòng dư (trung bình) đã được so
sánh với kết quả thực đo để đánh giá cho toàn khu vực chứ không chỉ cho một
vị trí cụ thể.
Nghĩa
là:
- Chế
độ dòng chảy tổng hợp (không kể dòng chảy có vận tốc thấp) tại khu vực tuyến
luồng đã được xét tới do tầm quan trọng của dòng chảy tổng hợp.
- Kết
quả mô phỏng sự biến đổi dòng chảy theo các hướng (về thượng lưu và hạ lưu).
- Kết
quả mô phỏng về hướng dòng chảy tại một vị trí cụ thể đã được kiểm tra.
Như
ở trên đã nói, tuy có sự chênh lệch với kết quả thực đo nhưng có thể khẳng
định kết quả mô phỏng như vậy là phù hợp
|
Kết
quả tính toán và số liệu quan trắc thực tế trong mô hình mô phỏng không hoàn
toàn giống nhau là điều bình thường nhưng khác nhau nhiều quá, khác tới mức
dòng chảy lệch hẳn đi, khác tới mức chỗ bị bồi thì tính ra là xói và chỗ bị
xói tính ra là bồi thì không ai có can đảm tin vào kết quả tính toán đó.
Điển
hình vận tốc tại điểm V1 tính cho ngày 11/12/2009. Đây là điểm quan trọng vì nằm
ngay giữa tuyến luồng và ngay tại cửa sông. Ellip dòng triều cho thấy vận tốc
tính tại tầng gần đáy chưa tới 50% giá trị thực đo và hướng của nó bị lệch
khoảng 200 so với thực đo. Vận tốc tại tầng đáy sẽ được dùng để
tính vận chuyển bùn cát và với một sai số lớn như vậy thì sai số của tính
toán bùn cát cũng sẽ rất lớn (lưu lượng bùn cát tỷ lệ với vận tốc ở bậc m với
m>1 tùy công thức cụ thể. Như vậy sai số tính bùn cát luôn lớn hơn sai số
tính vận tốc). Hay như ellip dòng triều ở điểm V4 cũng vậy. Sai lớn từ tầng
mặt tới tầng đáy.
Kết
luận “Như ở trên đã nói, tuy có sự chênh lệch với kết quả thực đo nhưng có
thể khẳng định kết quả mô phỏng như vậy là phù hợp” là không thể chấp nhận.
Chưa
giải trình chất vấn “Các thông số của mô hình khuếch tán SS không được trình
bày”
|
trang
22, 3 dòng cuối
|
Mô
hình mô phỏng vận chuyển bùn cát:
+
Chắn sóng, chắn cát được sử dụng như thế nào trong mô hình?
+
Chưa đánh giá được độ tin cậy do thiếu mô tả thông số
+
Hiệu chỉnh mô hình chưa tốt. Hình thái sai nghĩa là sai cơ bản nên tổng khớp
cũng chẳng có ý nghĩa gì.
|
Trong
mô hình khuếc tán bùn cát lơ lửng không xét tới sự hiện hữu của đê chắn sóng
và đê chắn cát vì trong thời gian thi công nạo vét chưa có hai công trình
này.
Quá
trình bồi, xói đã được trình bày trong báo cáo.
Xin
giải trình bổ sung như sau:
-
Sau khi bùn cát đáy bị khuấy lên bởi sóng hoặc dòng chảy, thì sẽ thành bùn
cát lơ lửng qua các quá trình khuyếc tán, bình lưu và lắng tụ. Và bùn cát lơ
lửng khi đã lắng tụ tạo thành lớp bùn lỏng tại đáy biển.
-
Khối lượng sa bồi ở tuyến luồng có thể tính toán được dựa trên thông tin về
quá trình bồi xói do ngoại lực.
-Trong
mô hình, ngoại lực được xác định dựa trên số liệu thực đo và kết quả tính
toán khối lượng sa bồi được đánh giá là phù hợp với kết qả khảo sát đo sâu.
-
Theo chúng tôi sự phù hợp về khối lượng sa bồi do ngoại lực là yếu tố quan
trọng, do đó không trình bày về kết quả chi tiết về quá trình bồi xói.
Kết
luận là:
Sự
phân bố sa bồi không khớp vì kết quả khảo sát đo sâu được thực hiện ngay khi
có bão xảy ra vào tháng 9 năm 2005 gây ra sự xáo trộn lớn ở lớp bùn đáy.
|
Giải
trình không đúng nội dung chất vấn.
Giải
trình viết “Sự phân bố sa bồi không khớp vì kết quả khảo sát đo sâu được thực
hiện ngay khi có bão xảy ra vào tháng 9 năm 2005 gây ra sự xáo trộn lớn ở lớp
bùn đáy”. Vậy tính toán hiệu chỉnh mô hình đã không dựa vào điều kiện thực
tế?
|
Trang
23, dòng 2
|
Mô
hình tràn dầu Lạch Huyện:
+
Không hiệu chỉnh mô hình
+ Cần xem xét kịch bản tràn nhanh hơn
cho phù hợp với thực tế từng xảy ra
+ Làm rõ các loại dầu
và các thông số mô hình cụ thể
|
Nếu
hiệu chỉnh được mô hình tràn dầu là quá tốt, nhưng điều kiện thực tế không
cho phép, không có thông tin tư liệu số liệu về tràn dầu tại khu vực dự án,
bộ phần mền MIKE21 cũng đã được áp dụng vào thực tiễn mô phỏng tràn dầu tại
một số dự án, đề án cấp nhà nước, cấp bộ đã nghiệm thu.
-
Kịch bản về lượng dầu tràn được chọn lựa dựa trên kết quả thống kê về các sự
cố tràn dầu đã xẩy ra ở Việt Nam, vì khu vực dự án chủ yếu là tàu vận tải qua
lại nên nguồn dầu tràn được chọn là dầu DO (dầu DIESEL) , đặc tính kỹ thuật
(tính chất lý hóa) theo tiêu chuẩn TCVN 5689:2005.
Các
thông số của mô hình được khai báo theo hướng dẫn sử dụng mô hình và kế thừa
các kết quả điều tra, khảo sát và nghiên cứu tại khu vực dự án (ví dụ: tỷ
trọng nước, nhiệt độ, độ mặn, hệ số nhớt, ....)
|
-
Mô hình tràn dầu có 2 bộ thông số để hiệu chỉnh là thủy lực và quá trình
loang dầu. Chưa từng xảy ra tràn dầu nên không có số liệu hiệu chỉnh thông số
cho quá trình loang dầu thì có thể chấp nhận nhưng không hiệu chỉnh cả mô
hình thủy lực thì không được.
-
Giải trình sai địa chỉ. Chất vấn về tốc độ tràn chứ không phải là lượng dầu
tràn.
-
Cần con số cụ thể của các thông số được dùng trong mô hình chứ không cần số
của TCVN.
|
Tôi không có thời gian và đủ kiên nhẫn để tiếp tục chỉ ra hàng loạt các khiếm khuyết không thể chấp nhận của công cụ tính toán mà tư vấn đã sử dụng cho bài toán cảng Lạch Huyện .
Thay cho lời kết
Một số nước Xã hội chủ nghĩa trước đây đã gây ra những
thảm họa khi ý chí chủ quan của nhóm lợi ích lại núp dưới chiêu bài chủ trương lớn
của Đảng và Nhà nước. Xét cho cùng đây là căn bệnh chung của nhà nước toàn trị
nên Hội đồng ”Chuột” cũng giống như một kép hát mua vui trong cung đình mà thôi.
Cái Hội
đồng ”chuột” ấy chỉ tác yêu, tác quái và tỏ ra "tinh tướng" khi chưa
gặp phải Mèo thôi tức là chưa bị thực tiễn khách quan cọ xát va đập
Tầm lãnh đạo và nhân cách của khá nhiều người giữ trọng trách
quốc gia của nước ta có quá nhiều vấn đề. Họ là chủ của dân, chứ không phải là
đầy tớ của dân. Nếu so sánh tinh thần trách nhiệm và thái độ đối với dân của
các vị chính khách của các nước tiên tiến với thái độ của những người giữ trọng
trách quốc gia ở nước ta, phải nói rằng có sự khác biệt đáng hổ thẹn.
Đất nước đã nghèo, đầu tư lại tràn lan không hiệu quả, chỉ số ICOR ((Hệ số tăng vốn – sản
lượng) cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Nợ công đến
mức báo động đỏ, dự án cảng Lạch Huyện như ”dầu đổ vào lửa” cho bài
toán nợ công mang nhiều mầu sắc tư duy nhiệm kỳ, lãng phí, cơ hội và thất thoát
tài sản của nhân dân. Các vị lãnh đạo Bộ giao thông được sự tiếp tay của Bộ
trưởng Bộ Tài nguyên & Môi trường Nguyễn Minh Quang “nhắm mắt” ký Quyết
định phê duyệt ĐTM bất chấp các góp ý, phản biện của các nhà khoa học và công
luận, đòi hỏi những người có trách nhiệm ở Ban chấp hành Trung ương Đảng và các
đại biểu Quốc hội còn quan tâm đến vận nước phải vào cuộc!
T.V.T.
T.V.T.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét