Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Xu hướng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông

Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông



Entry dưới đây Chủ blog tôi viết và post lên từ 4 năm rưỡi trước (ngày 4/11/2009) bàn về ý cần Quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. --->>> http://vinhnv43.blogspot.com/2009/11/xu-huong-quoc-te-hoa-van-e-bien-ong.html 

Nói vậy bởi cứ giữ như ý định "chỉ bàn song phương" - điều mà chính Trung Quốc nêu ra - thì không thể giải quyết được vấn đề. Chưa kể ý đồ xấu của Bắc Kinh là muốn chia ra từng nước bàn riêng với họ, theo kiểu "một chọi một" trong tương quan lực lượng hiện nay thì sẽ vô cùng bất lợi đối với các nước ĐNÁ có tranh chấp với TQ. Chưa kể các thủ đoạn mà Trung Quốc thường dùng là chia rẽ các nước liên quan đếnư vùng biển này với nhau, rồi dùng lợi ích "câu nhử" từng nước thì vấn đề càng nhùng nhằng thêm ra, không thể nào giải quyết nổi...

Thời kỳ đó và kéo dài sau đó rất lâu, những ý kiến nêu ra là quốc tế hóa hoặc đưa vấn đề HS-TS ra pháp lý quốc tế, trọng tài quốc tế... thì trong những thông tin lan truyền riêng tư, được coi là có "chỉ đạo của cấp trên"... tất cả những điều đó bị coi như cấm kỵ, cấm bàn ?!

Gần đây, từ 2012 khi có những vụ cắt cáp, đấu thầu do phía Trung Quốc gây nên - và nhất là sự kiện 2/5/2014 Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương HD-981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam - thì các vấn đề quốc tế hóa và giải quyết pháp lý, giải quyết hòa bình bằng luật pháp quốc tế lại được coi là những ý kiến chính thức, chính thống... 

Vậy là nước mình cứ "thích" đi đường vòng, mất đi rất nhiều thời gian cùng bỏ lỡ bao nhiêu cơ hội có lợi cho đất nước.

Dù sao ưmuộn còn hơn không. Hãy tận dụng cái rủi, cái khó, cái hiểm nguy của lần Trung Quốc lộ mặt xâm lược này mà Việt Nam chúng ta đoàn kết, đại đoàn kết toàn dân tộc kiên quyết và vững tâm bảo vệ bằng được chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ đất nước, xứng với các bậc tiền nhân.


Nhân đây post lại bài viết đã nêu ở trên.

Vệ Nhi    


-----

Xu hướng quốc tế hóa vấn đề Biển Đông
 



Đến thời điểm này, 21/10/2009, chúng tôi chưa thấy thông tin nào từ báo chí trong nước về một hội nghị quốc tế về Biển Đông sẽ nhóm họp tại Việt Nam mà chủ trì là hai cơ quan của nước ta đảm nhiệm. Trong khi đó truyền thông nước ngoài đã đưa tin sẽ có một hội nghị như vậy ở VN. 

Họp hay không/chưa họp là chuyện của người tổ chức, vấn đề là câu chuyện về Biển Đông lâu nay tồn ẩn rất nhiều "vấn đề" liên quan mật thiết đến lợi ích của đất nước, nên chúng ta không thể không bàn, trước sau gì rồi cũng phải bàn... 

Như một số bài viết trước đây đã post trên "Hầu chuyện Blog" này, chúng tôi thiên về ý kiến các vấn đề tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã đến lúc nên được quốc tế hóa, tức có sự nhìn nhận và thảo luận đa phương mới mong giải quyết thỏa đáng được các vấn đề đặt ra. Còn nếu cứ khuôn vào bàn bạc và giải quyết vấn đề tranh chấp bằng đối thoại song phương, cứ từng hai nước ngồi lại với nhau thì khó mà đi đến những giải pháp khả thi...


Vì sao lại như vậy? Đơn giản vì ở đây với trường hợp quần đảo Trường Sa có một thực tế là nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ đều cùng nêu các yêu cầu về chủ quyền đối với biển-đảo tại khu vực này. Như thế, nếu chỉ giải quyết vấn đề từng hai nước với nhau, sẽ không thể thuyết phục được bên thứ 3, thứ 4... kia chấp nhận một giải pháp nào đó đưa ra. (Riêng quần đảo Hoàng Sa mà Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiewems từ tay VNCH 1/1974 thì Trung Quốc có ý cho rằng "không có vấn đề gì bàn nữa" ngay cả với Việt Nam. Đó là lập luận vô cùng sai trái).  
 

Trở lại vấn đề, chưa biết các tin tức từ các phương tiện truyền thông ngoại quốc đúng sai thế nào về một hội nghị quốc tế về Biển Đông như vậy, cũng như không biết độ chính xác của tin tức họ loan là đến mức nào, "Hầu chuyện Blog" tự nhận thức đây là một vấn đề quan thiết đến lợi ích đất nước, đến chủ quyền lãnh thổ chính đáng của chúng ta, xin cóp tin này của BBC để bạn bè chúng ta cùng tham khảo trước khi có tin tức chính thức của phía chúng ta. 

Để chỉ tập trung vào tin hội nghị nếu có thể diễn ra, xin được trích phần đầu của bản tin này.


Nguyễn Vĩnh (Hầu chuyện Blog) 
 

Không có nhận xét nào:

  Việt Nam trước các nguy cơ tiềm ẩn khó lường Nguyễn Quang Dy Trong bối cảnh thế giới đang biến động khó lường, các nước đang chuyển đổi nh...