Thứ Năm, 10 tháng 5, 2012

Kể chuyện Myanmar (11) - Báo chí ở Myanmar



Kể chuyện Myanmar

             Bài 11. Thông tấn & Báo chí ở Myanmar
 
Tác giả: Chu Công Phùng
Do tình hình chính trị nội bộ phức tạp và bị bao vây cấm vận từ bên ngoài, đến cuối thập kỷ đầu của thế kỷ XXI, Myanmar vẫn là một trong ít quốc gia Châu Á có nền công nghệ thông tin lạc hậu nhất và công tác thông tin tuyên truyền nghèo nàn nhất.

1. Bưu chính viễn thông



            Mạng Internet ở Myanmar được quản lý rất chặt chẽ. Trước cuộc bầu cử Quốc hội tháng 11/2010 và trước khi thành lập chính phủ dân sự mới (tháng 3/2011), Bộ Bưu chính và Viễn thông Myanmar thường xuyên dựng “bức tường lửa” ngăn chặn các địa chỉ Webside của Mỹ và Phương Tây cũng như các địa chỉ mạng có tính “nhạy cảm” đối với an ninh quốc gia và an ninh xã hội của Myanmar. Hơn nữa, mạng internet ở Myanmar thường xuyên bị cắt nhất là khi Myanmar có những sự kiện nội bộ quan trọng, hoặc đón tiếp những đoàn khách quốc tế liên quan đến vấn đề dân chủ, nhân quyền ở Myanmar.

            Do Internet chưa phải là phương tiện truyền thông phổ cập ở Myanmar, vì vậy người dân Myanmar chưa có thói quen làm việc với đối tác nước ngoài qua mạng Internet. Người nước ngoài làm việc tại Myanmar cũng gặp nhiều khó khăn trong sử dụng dịch vụ Internet.

            Dịch vụ điện thoại đường dài quốc tế ở Myanmar cũng rất khó khăn do kỹ thuật và chất lượng kết nối kém, tín hiệu thu nhận không bảo đảm. Hơn nữa giá cước thuê bao và cước phí điện thoại quốc tế đều cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực. Sử dụng điện thoại di động hiện tại ở Myanmar được coi là “xa xỉ” đối với tầng lớp bình dân vì giá bán điện thoại, thẻ sim và cước phí đều rất cao. Dịch vụ Roaming điện thoại với quốc tế (trong đó có dịch vụ của Viettel) mới trong giai đoạn thử nghiệm.

Tình hình dịch vụ viễn thông tại Myanmar năm 2009 - 2010

<><><><><><><> <><><><>  <><><><><><><><><><> <><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><><>   <><><><>   <><><><>   <><><><>  <> <><><>  <> <><><>  <><><><>   <><><><> <><><><> <> <><><>  <> <><><>   <><><><>   <><><><>   <><><><>  <> <><><>  <> <><><>   <><><><>   <><><><>   <><><><> <> <><><> <> <><><><><>  <><><><>   <><><> <><><>  <><><><><>   <><><><>  <><><><>  <>

Dịch vụ

Năm 2009

Năm 2010

ĐIỆN THOẠI CỐ ĐỊNH





Số thuê bao

812.000 chiếc

850.000 chiếc

Tốc độ tăng trưởng

1%

5%

Mật độ cố định

1,6%

1,7%

ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG





Số thuê bao

448.000 chiếc

500.000 chiếc

Tốc độ tăng trưởng

22%

12%

Mật độ di động

0,9%

1%

INTERNET





Số thuê bao

28.000 đơn vị

35.000 đơn vị

Tốc độ tăng trưởng

30%

25%

Mật độ Internet

0,06%

0,07%

Nguồn: Budde Comm – 2011

2. Phát thanh, truyền hình

            Myanmar có 1 Đài phát thanh “Tiếng nói Myanmar” xây dựng từ năm 1937, phát sóng bằng tiếng Miến Điện, tiếng Anh và 8 loại ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số.

            Myanmar có 4 Đài truyền hình của Nhà nước là “Đài truyền hình Myanmar - MRT” xây dựng năm 1980 phát tiếng Miến và tiếng Anh. Đài truyền hình MRTV – 4 phát sóng năm 2004; đài truyền hình Skynet – TV phát sóng năm 2010. Ngoài ra còn có “Đài truyền hình Myawaddy - MT” của quân đội xây dựng năm 1993 phát tiếng Miến và một số tiếng dân tộc thiểu số. Cả nước có 218 trạm tiếp sóng truyền hình tới hầu hết các Bang, Vùng trong cả nước.

Số  lượng Đài phát thanh truyền hình Myanmar năm 2010

<><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><> <><><><><><>

STT

Tên  Đài Phát thanh, Truyền hình

Năm phát sóng

1

Đài phát thanh và truyền hình MRT

1980

2

Đài truyền hình Mya wa ddy

1993

3

Đài truyền hình MRTV- 4

2004

4

Đài truyền hình quốc tế ( MI)

2010

5

Đài truyền hình Skynet-TV

2010

           
So với các nước trong khu vực, kỹ thuật và chương trình truyền hình của Myanmar khá đơn điệu, nội dung nghèo nàn, chủ yếu đưa tin thời sự trong nước, tin thời sự quốc tế được chọn lọc kỹ. Từ năm 2009, Chính phủ Myanmar cho phép phát sóng một số kênh truyền hình tư nhân, tuy nhiên nội dung phát sóng được kiểm soát rất chặt chẽ. Các kênh truyền hình nước ngoài chỉ được tiếp sóng trong các khách sạn để phục vụ khách du lịch quốc tế.



            Do nhu cầu thông tin, giải trí của dân chúng Myanmar ngày càng cao, vì vậy dịch vụ buôn bán, lắp đặt Anten vệ tinh trên thị trường Myanmar rất phát triển, nhất là ở các thành phố lớn như Yangon, Nay Pyi Taw, Mandalay v.v…

3. Thông tấn, báo chí

            Cơ quan thông tấn chính thức của Myanmar là “Thông tấn xã Myanmar”

            Đến năm 2010, Myanmar có khoảng 1000 Nhà xuất bản lớn nhỏ có đăng ký với Cục xuất bản Bộ Văn hóa. Cả nước có 170 tập san chuyên ngành, 180 tạp chí phục vụ nhu cầu tuyên truyền quảng cáo cho giới kinh doanh và các tầng lớp dân chúng.

            Myanmar có 3 tờ báo chính thức của Nhà nước là: “Myanmar News” xuất bản bằng tiếng Miến. “Myanmar News Litgh” xuất bản bằng tiếng Anh và “Tấm gương” xuất bản bằng tiếng Miến. Các thành phố lớn cũng có báo riêng. Tiêu biểu là báo “Yangon Times”, “Mandalay Times”, “Rakhine Times”…

            Myanamr có 1 tập san "Tân Phượng Hoàng" của cộng đồng người Hoa ở Myanmar xuất bản bằng tiếng Trung, mỗi tháng 2 kỳ.

Các ấn phẩm, báo chí kể trên đều do Bộ Văn hóa Myanmar quản lý.

Từ khi Myanmar thành lập chính phủ dân sự mới đến nay, nhất là sau khi Quốc hội Myanmar thông qua “Luật tụ tập và biểu tình hòa bình” (1/12/2012),  mở đầu cho thời kỳ dân chủ hóa ở Myanmar, các Bộ, Ngành liên quan của Myanmar đã từng bước nới lỏng hạn chế về thông tin tuyền, tháo bỏ các "bức tường lửa" đối với một số mạng internet, trang Webside và đài phát thanh của các nước Phương Tây; đồng thời cho phép "có chọn lọc"các phóng viên Phương Tây được vào Myanmar ngắn hạn hoặc thường trú đưa tin về những thay đổi từng ngày của đất nước Chùa Vàng.

CCP



Không có nhận xét nào:

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...