Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

Vén tấm màn bí mật


AMM-45 thất bại: Vén tấm màn bí mật 


Sau ngày 13/7/2012 rất nhiều “giấy mực” của báo chi´ truyền thông khu vực va` thê giới đã đổ ra phân tích câu chuyện AMM-45 thất bại. --->>> Xem thêm các bài trên blog này: 

 http://vinhnv43.blogspot.com/2012/07/hai-nam-ro-muoi.html

 http://vinhnv43.blogspot.com/2012/07/amm-45-that-bai-la-phai.html 

Trung Quốc bị nhiều nước chỉ trích và còn bị nêu đích danh là người phá hoại một kết quả “gần như đã chạm tay vào” của hội nghị - bởi 9 nước đã đồng ý nội dung Thông cáo chung, trừ thành viên cũng là nước chủ nhà Campuchia là chống lại.

Nói TQ phá hội nghị vì chính họ đã chuẩn bị cho kịch bản này từ lâu nay. Khi biết vấn đề Biển Đông sẽ được đưa ra bàn thảo ở Asean – mà đến lượt Campuchia làm chủ tịch luân phiên – TQ càng ráo riết “tranh thủ” nước chủ nhà này. Cho nên trong thời gian từ 2011 đến giữa năm 2012 liên tiếp diễn ra các chuyến đi của lãnh đạo tối cao và quan chức cấp cao khác của TQ đến xứ Chùa Tháp… Cùng với các chuyến viếng thăm là tiền bạc viện trợ, dự án hợp tác kèm theo và tất cả được “trưng bày” công khai và cố ý trong các hoạt động đoàn, các chương trình nghị sự cho đàm phán và thương lượng song phương...

Dư luận cho rằng, không có TQ đứng đằng sau gây sức ép đối với nước chủ nhà thì không bao giờ có chuyện Campuchia lại quyết liệt “veto” hầu như tất cả các cố gắng và sự “đồng thuận” từ 9 ngoại trưởng bạn bè trong khối, một điều mà từ ngày tham gia tổ chức khu vực này Campuchia chưa từng bày tỏ một thái độ bất cần đến mức ấy với các bạn bè trong nội khối. Đây được coi là dấu mốc “tệ hại nhất” trong lịch sử hoạt động của khối Asean đã luôn lấy sự “đồng thuận” là nguyên tắc làm việc cho tổ chức của mình.

Vậy rõ ràng Campuchia nước duy nhất” trong 10 quốc gia thành viên đã chống lại một cách kiên quyết việc nêu các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trong Tuyên bố chung đã được tập thể các nước ASEAN khởi thảo mà rồi sau đó không được thông qua.

Tất cả những sự thực trên đây vừa được giáo sư Carlyle Thayer nêu rõ trong một bài đăng trên báo mạng Asia Times ngày 27/07/2012, tựa đề Trong hậu trường của sự cố tại ASEAN(Behind the scenes of ASEAN's breakdown), dựa theo một tài liệu “nội bộ” ghi lại cụ thể diễn tiến cuộc họp kín (Retreat) ngày 09/07/2012 của các Ngoại trưởng ASEAN.

Vệ Nhi

-------

Sự thực về thất bại của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 45

    
Các Ngoại trưởng ASEAN chụp hình lưu niệm nhân lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45 tại Phnom Penh ngày 09/07/2012.
Các Ngoại trưởng ASEAN chụp hình lưu niệm nhân lễ khai mạc Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM-45 tại Phnom Penh ngày 09/07/2012.
REUTERS/Samrang Pring

Trọng Nghĩa


Cam Bốt là nước duy nhất chống lại việc nêu các hành động gây hấn của Trung Quốc tại Biển Đông trong tuyên bố chung của ASEAN. Sự thực này vừa được giáo sư Carlyle Thayer nêu rõ trong một bài đăng trên báo mạng Asia Times ngày 27/07/2012, tựa đề “Trong hậu trường của sự cố tại ASEAN / Behind the scenes of ASEAN's breakdown”, dựa theo một tài liệu “nội bộ” ghi lại cụ thể diễn tiến cuộc họp kín (Retreat) ngày 09/07/2012 của các Ngoại trưởng ASEAN nhân Hội nghị thường niên AMM 45 tại Phnom Penh.

Tài liệu này xác định rõ các yêu cầu cụ thể của Việt Nam và Philippines trong cuộc họp, cũng như vai trò chủ chốt của Cam Bốt trong việc phá vỡ đồng thuận trong ASEAN về hồ sơ Biển Đông. RFI xin giới thiệu cùng quý vị bài phân tích của giáo sư Thayer :

Mới đây, Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa đã tiến hành một chuyến ngoại giao con thoi căng thẳng (24-25/07/2012), đến Cam Bốt, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia để bảo đảm được một thỏa thuận của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về Sáu Nguyên tắc về Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông). Khi được đài truyền hình Úc ABC yêu cầu tóm lược kết quả của những nỗ lực của ông, ông trả lời rằng ASEAN đã “trở lại hoạt động như bình thường”.

Ông Natalegawa hàm ý rằng ông đã khắc phục được khó khăn nẩy sinh từ việc ASEAN đã phô bày tình trạng xáo trộn khi các ngoại trưởng của nhóm đã không thể đạt thỏa thuận về bốn đoạn liên quan đến Biển Đông trong một dự thảo thông cáo chung để tóm tắt kết quả cuộc họp của họ. Lần đầu tiên trong lịch sử 45 năm của khối, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) do Cam Bốt là chủ nhà đã không đồng ý được về một tuyên bố chung.

Sau vòng công du chớp nhoáng của Ngoại trưởng Indonesia, ngày 20/07/2012, ASEAN đã công bố bản Tuyên bố 6 điểm về Biển Đông. Thế nhưng, theo ghi nhận của Giáo sư Thayer, Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong đã không nhịn được việc quy tội cho Việt Nam và Philippines là đã làm hội nghị ASEAN thất bại trong việc đưa ra thông cáo chung. Ông Thayer viết tiếp : 

(…) Diễn tiến cuộc họp kín Retreat của Ngoại trưởng ASEAN (AMM), tuy nhiên, đã kể lại một câu chuyện hoàn toàn khác. Theo các ghi chú về những gì được thảo luận do một người tham gia cuộc họp thực hiện mà tác giả bài viết này đã xem xét, thì Cam Bốt đã hai lần bác bỏ cố gắng của Philippines, Việt Nam và các thành viên khác của ASEAN, muốn đưa vào văn kiện một điều nhắc đến những diễn biến gần đây ở Biển Đông). Lần nào cững vậy, Cam Bốt đều đe dọa rằng họ không ra thông cáo chung.

Có 5 nước trực tiếp đòi đề cập đến các diễn biến tại Biển Đông

Ảnh: Ông Carlyle Thayer

Vấn đề Biển Đông đã được thảo luận trong phiên họp toàn thể của cuộc họp kín AMM Retreat. Philippines phát biểu đầu tiên, tiếp theo là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Miến Điện, Singapore và Cam Bốt.

Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario đã mô tả một số ví dụ trong quá khứ và hiện tại về hành động “bành trướng và gây hấn” của Trung Quốc, ngăn không cho “Philippines thực thi pháp luật và buộc Philippines phải rút ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của chính mình”.

Ông Del Rosario nêu lên một câu hỏi mang tính chất tu từ : “Giá trị thực thụ của các Quy tắc Ứng xử (COC) sẽ là gì nếu chúng ta không thể duy trì được bản DOC [Tuyên bố về ứng xử của các bên] ?”, đạt được lần đầu tiên với Trung Quốc vào năm 2002. Ông Del Rosario đã kết thúc bài phát biểu của ông bằng nhận định : “Điều quan trọng là cam kết chung của ASEAN tôn trọng bản [DOC] được phản ánh trong thông cáo chung của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN.

Bốn quốc gia khác cũng đã trực tiếp đề cập đến điểm này. Việt Nam đã mô tả việc Trung Quốc gần đây đã thiết lập thành phố Tam Sa, bao trùm các đảo tranh chấp tại Biển Đông và việc Tập đoàn dầu khí Trung Quốc CNOOC mời ngoại quốc đấu thầu thăm dò các vùng biển đang tranh chấp khác như là những hành động “vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (của mình)”. Việt Nam cho rằng thông cáo chung nên phản ánh điều này.

Indonesia nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ASEAN có chung một tiếng nói và cho rằng những diễn biến gần đây là mối quan ngại chung của tất cả các nước ASEAN. Indonesia tán đồng việc đúc kết một bộ Quy tắc Ứng xử và hứa sẽ “lưu hành một văn kiện để thảo luận không chính thức (non-paper) về các yếu tố có thể có và có thể bổ sung vào bản COC”.

Malaysia tán đồng ý kiến của Indonesia và nhấn mạnh : “Chúng ta phải nói một tiếng nói duy nhất; ASEAN phải cho thấy là mình có một tiếng nói thống nhất, (nếu không) uy tín của chúng ta sẽ bị xói mòn”.

Malaysia kết luận, “Chúng ta phải đề cập đến tình hình Biển Đông, đặc biệt là đến bất kỳ hành động nào đi ngược lại luật pháp quốc tế về vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Hoàn toàn không thể chấp nhận việc chúng ta không ghi vấn đề này vào thông cáo chung. Điều quan trọng là ASEAN phải thể hiện rõ ràng trong thông cáo chung mối quan ngại của chúng ta về vấn đề Biển Đông.

Singapore ghi nhận rằng “các diễn biến gần đây đặc biệt đáng quan ngại” vì làm dấy lên “những cách giải thích lạ kỳ về luật pháp quốc tế có thể làm suy yếu toàn bộ cơ chế của UNCLOS” (Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển ). Singapore kết luận bằng lập luận : “Điều quan trọng là ASEAN phải thể hiện rõ ràng trong thông cáo chung mối quan ngại của chúng ta về Biển Đông… [Sẽ] tai hại cho chúng ta nếu chúng ta không nói gì”.

Đồng thuận của 9 nước ASEAN bị một mình Cam Bốt phá vỡ

Trước lúc Cam Bốt lên tiếng, không một nước nào lấy làm lạ về các phát biểu của Philippines, Việt Nam, Indonesia, Malaysia và Singapore.

Khi đến phiên Cam Bốt, Ngoại trưởng nước này thắc mắc là tại sao lại cần phải đề cập đến bãi cạn Scarborough Shoal, nơi Trung Quốc và Philippines đối đầu nhau trong hai tháng trời.

Sau đó ông đột ngột tuyên bố, "Tôi cần phải nói thẳng với quý vị : Trong trường hợp chúng ta không tìm ra lối thoát, Cam Bốt sẽ không còn phương cách nào khác để xử lý vấn đề này. Và do đó, sẽ không có văn bản nào cả. Chúng ta không nên áp đặt quan điểm quốc gia, chúng ta nên cố gắng phản ánh quan điểm chung trên tinh thần thỏa hiệp với nhau”.

Đến lúc đó, các cuộc thảo luận đã trở thành nóng bỏng, với cả Philippines lẫn Việt Nam tiếp tục tranh luận về lập trường của mình. Malaysia, Indonesia và Singapore đã can thiệp bổ sung.

Cuộc họp kín AMM Retreat đã kết thúc với tuyên bố của Ngoại trưởng Cam Bốt Hor Nam Hong : “Chúng ta sẽ không bao giờ đạt được [thỏa thuận] dù có ngồi lại đây thêm bốn hoặc năm tiếng nữa... Nếu quý vị không thể đồng ý về nội dung của thông cáo chung, (thì) chúng tôi không còn cách nào khác để xử lý vấn đề trong tư cách Chủ tịch ASEAN.”



Ngoại trưởng Indonesia Natalegawa đã hoàn toàn đúng khi nói rằng mặc dù không có thông cáo chung, nhưng các Ngoại trưởng ASEAN đã đạt được thỏa thuận về "các yếu tố then chốt" của một Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Đông. Theo ông, vòng ngoại giao con thoi của ông đã có kết quả là các ngoại trưởng ASEAN đã đồng ý để “sớm đúc kết một bộ Quy tắc Ưng xử Khu vực ở Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông)”.

Cam Bốt, trong tư cách là Chủ tịch ASEAN, đã chủ trì hai cuộc họp không chính thức các quan chức cấp cao ASEAN và Trung Quốc để thảo luận về bước tiến tới bộ COC. Trung Quốc công khai thông báo rằng họ sẵn sàng để tham gia vào các cuộc thảo luận chính thức với ASEAN “khi điều kiện chín muồi”.

Nếu mọi sự diễn tiến theo kế hoạch, quan chức cao cấp của ASEAN và Trung Quốc sẽ thảo luận về các thủ tục thảo luận sắp tới. Họ vẫn cần phải xác định xem sẽ gặp nhau ở cấp nào, theo nhịp độ nào, và báo cáo cho ai. Các cuộc thảo luận chính thức được lên kế hoạch vào tháng Chín và các quan chức ASEAN hy vọng sẽ hoàn tất đàm phán vào tháng Mười Một.

Sự can thiệp của Indonesia là lời cảnh cáo Cam Bốt

Vòng ngoại giao con thoi của ông Natalegawa đã mang lại nhuệ khí cần thiết cho ASEAN. Nỗ lực của ông cũng đã giúp xua tan những suy nghĩ bên ngoài khu vực Đông Nam Á rằng đã có mất đoàn kết giữa các thành viên ASEAN về việc làm thế nào để xử lý vấn đề Biển Đông.

Quan trọng hơn, sự can thiệp của Indonesia là lời cảnh cáo đối với Cam Bốt rằng dù là chủ tịch ASEAN năm 2012, họ không thể đơn phương kiểm soát chương trình nghị sự của ASEAN.

Quyết định can thiệp của ông Natalegawa là điều chưa từng thấy vì ông thực hiện vai trò lãnh đạo vốn thường do chủ tich ASEAN đảm trách. Điều này còn là tín hiệu cho thấy là Indonesia sẵn sàng đóng một vai trò chủ động hơn trong các vấn đề khu vực. Điều đó trái ngược hẳn với những năm Suharto khi Indonesia, dù được xem là nhà lãnh đạo tự nhiên của khu vực Đông Nam Á, nhưng vẫn thường đóng một vai trò kín đáo “mềm mỏng, nhẹ nhàng” hơn.

Trung Quốc sẽ vẫn vừa đàm phán COC với ASEAN vừa thúc ép Việt Nam và Philippines:

Tuy nhiên, câu nói của ông Natalegawa rằng ASEAN đã “trở lại hoạt động như bình thường” có thể có một ý nghĩa khác. Ý nghĩa thứ hai này liên can ít nhiều đến các hành động quyết đoán mới của Trung Quốc nhằm áp đặt quyền tài phán của họ trên Biển Đông.

Điều đó đã được thực hiện dưới ba hình thức : Một là, Trung Quốc nâng Tam Sa từ cấp quận đến cấp thành phố và trao cho đơn vị này trách nhiệm quản lý hành chính trên các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và Macclesfield Bank (Trung Sa). Chính quyền tỉnh Hải Nam đã vội vã bổ nhiệm các quan chức địa phương cho đơn vị mới này, và cuộc bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân được tổ chức.
Hai là, chính quyền tỉnh Hải Nam cũng đã cử ngay 30 chiếc tàu thuyền đánh cá và bốn tàu hộ tống xuống đánh bắt cá ở vùng biển quần đảo Trường Sa. Đội tàu thoạt đầu đánh bắt ngoài khơi đảo Chữ Thập (Fiery Cross Reef) trước khi chuyển sang Bãi Gạc Ma (Johnson South Reef), cả hai nơi này đều là khu vực có tranh chấp.

Điểm thứ ba, và quan trọng nhất, Quân ủy Trung ương Trung Quốc đã ban hành một chỉ thị thành lập một đơn vị quân sự đồn trú quân sự ở thành phố Tam Sa. Đơn vị đồn trú này, với trụ sở chính đặt tại đảo Phú Lâm (Woody Island), sẽ có trách nhiệm về quốc phòng trên một vùng biển rộng hai triệu dặm vuông.

Trở lại như bình thường, theo cách hiểu thứ hai đó, có thể có nghĩa rằng trong khi ASEAN đàm phán về COC với Bắc Kinh, Trung Quốc được cho là sẽ có thể cùng lúc tiếp tục gây áp lực và hăm dọa cả Philippines lẫn Việt Nam, và tìm kiếm những cách khác để gieo mầm bất hòa giữa 10 thành viên của nhóm.

Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120727-su-thuc-ve-that-bai-cua-hoi-nghi-ngoai-truong-asean-lan-thu-45

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Cái a-lô di động ở Bắc Hàn


Cái a-lô di động ở Bắc Hàn

 Có lẽ con tàu BắcTriều Tiên sẽ còn lỡ nhịp dài dài với thế giới hiện đại.

Không nói rất nhiều thứ khác chuyện khác bị cấm kỵ, riêng việc sử dụng cái a-lô di động ở nước này đến năm 2004 vẫn có lệnh cấm. Mãi tới năm 2008 mới đây người dân mới bắt đầu được “làm quen” với điện thoại cầm tay.

Chúng ta từng nghe biết bao lời lẽ thần tiên và tự khen phát đi từ xứ sở này. Về tính ưu việt của chế độ. Về sự sáng suốt cao minh của lãnh tụ thiên tài cha truyền con nối. Thì chỉ qua ít dòng dưới đây sẽ thấy hết sự tương phản... Mức sống, sự thụ hưởng đời sống văn hóa tinh thần của người dân ở đất nước này sao mà nghèo nàn và đơn điệu. Đến cái a-lô cầm tay cũng trải qua thăng trầm, trong vòng cấm đoán hạn chế...

Nếu những điều lạ lùng trên gây chút ngạc nhiên nào nơi bạn thì cũng xin bạn đừng ngại bỏ ra vài phút nữa đọc cho hết bản tin tổng hợp dưới đây về "sự lạ lùng có thật" trên một đất nước gần như vẫn còn khép kín với thế giới bên ngoài.

Vệ Nhi

-------
DÂN BẮC HÀN LÀM QUEN VỚI ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Nhịp Cầu Thế Giới Online

(NCTG) Tuy rất thịnh hành trong hơn một thập niên trở lại đây và đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hiện đại, nhưng điện thoại di động vẫn còn là một khái niệm mới mẻ ở Bắc Hàn: cư dân nước này mới bắt đầu làm quen với sự hiện diện của mobile dưới các hình thức kiểm duyệt gắt gao.


Cho đến năm 2008, việc sử dụng điện thoại di động còn bị cấm đoán tại Bắc Hàn: phải có giấy phép của chính quyền mới được sở hữu mobile và đây là điều bất khả đối với một thường dân. Sở dĩ điện thoại di động bị cấm từ năm 2004 vì trong một bận kinh lý, lãnh tụ Kim Chính Nhật đã bị mưu sát khi chuyến tàu chở ông ta bị những thủ phạm lạ mặt định cho nổ một trái bom qua điện thoại di động.

Sau sự kiện đó, những ai bị bắt quả tang sử dụng mobile bất hợp pháp - thường là nhập lậu từ Trung Quốc và chỉ dùng được ở vùng biên giới hai nước - đều bị nghiêm trị, thậm chí có thể bị tống vào trại cải tạo lao động. Tuy nhiên, kể từ cuối năm 2008 đến nay, số lượng thuê bao di dộng tại Bắc Hàn đã không ngừng tăng và nếu trong năm 2010 mới có chưa đầy 70 ngàn thuê bao thì con số này vào cuối năm ngoái đã lên tới 1 triệu, trong khi tổng cư dân nước này là 24 triệu.

Cuối năm ngoái, trả lời Hãng thông tấn Reuters, Michael Hay, một nhân viên tư vấn làm việc tại Bình Nhưỡng cho hay hầu hết người dùng điện thoại di động là ở thủ đô, nơi sinh sống và làm việc của giới “tinh hoa” trong đời sống kinh tế. Tại đây, hơn 60% cư dân độ tuổi từ 20 đến 50 sử dụng mobile và mạng di động chính ở đây hiện nay là Koryolink, liên doanh giữa Bộ Bưu chính Viễn thông Bắc Hàn và Orascom, một công ty Ai Cập.

Trước đây, giá các thiết bị điện thoại di động và cước phí các cuộc gọi đều rất đắt, nhưng hiện tại đã có phần giảm và không chỉ các doanh nhân giàu có, mà các cô phục vụ tại các tiệm cà phê ở thủ đô cũng bắt đầu dùng mobile. Giám đốc kinh doanh Koryolink, ông Rim Hae Il cho biết: “Công ty chúng tôi bắt đầu dịch vụ 3G từ tháng 12-2008. Hôm nay cũng như mọi hôm có rất nhiều người đến đây để đăng ký dịch vụ 3G. Chúng tôi đang tìm cách nâng cao các dịch vụ bao gồm dịch vụ giải trí đa phương diện trên điện thoại”.

Ở Bắc Hàn, điện thoại di động vẫn gặp phải nhiều hạn chế. Mặc dù được trang bị mạng 3G có tốc độ cao, nhưng phần lớn cư dân Bắc Triều Tiên không được sử dụng Internet trên điện thoại. Ngoài ra, các cuộc gọi từ nước ngoài vào hoặc gọi từ Bắc Hàn ra quốc tế vẫn bị kiểm soát chặt chẽ.

Tuy nhiên, sự tiện lợi, hiệu quả và đôi khi là tính hưởng thụ của loại hình liên lạc này đã chiếm được cảm tình của một bộ phận lớn người tiêu dùng. Đó cũng là ý kiến của anh Kim Myong Chol, một cư dân nước này: “Trước đây, khi chưa có điện thoại di động, tôi phải đi đến nơi có đường dây điện thoại. Nhưng hiện nay, tôi có thể nói chuyện trên điện thoại bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu khi có chuyện gì xảy ra. Do vậy, tôi nghĩ nó rất tiện dụng trong cuộc sống hàng ngày”.

Chị Song Un Hyang, cư dân thủ đô Bình Nhưỡng thì chia sẻ: “Thật là thú vị khi sử dụng điện thoại di động với nhiều tính năng được ra mắt thường xuyên. Điện thoại di động đang trở thành một phần trong cuộc sống của chúng tôi”.

Hiện nay, mạng lưới di động đang bao phủ 14% lãnh thổ và 94% dân số của Triều Tiên. Và dù còn nhiều hạn chế, nhưng hy vọng trong tương lai không xa sẽ có thêm nhiều người dân Bắc Hàn được hưởng những lợi ích từ hình thức liên lạc tiện lợi này.

Tuấn Linh tổng hợp, theo AP & Reuters

Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/modules.php?name=News&op=viewst&sid=3395






Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Hiện tượng & Bản chất


Hiện tượng & Bản chất


Trong tranh chấp đúng sai, có được có thua, thói thường kẻ đuối lý thì điều gì được coi là bất lợi cho lý lẽ sẽ bị tảng lờ, hoặc nhận cũng chày cối để làm nhẹ đi.


Trường hợp Trung Quốc mới đây đăng lại thông tin chúng ta có tấm bản đồ nhà Thanh (in 1904) là một điều đáng chú ý.


Một hiện tượng khá bất bình thường là cả loạt cơ quan báo chí ở TQ, nhất là các trang mạng, đã đăng tải hầu như tất cả các thông tin mà báo chí của ta đưa lên xung quanh tấm bản đồ cổ của Ts Mai Hồng vừa hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia.


Sự việc này một mặt cho thấy giá trị về chứng cớ lịch sử của tấm bản đồ - của chính phía Trung Quốc (ở đây là triều đại phong kiến trước kia) cho ấn loát và xuất bản - nên họ khó mà bác bẻ ngay, đành chấp nhận lúc khởi đầu thế này rồi tính các nước tiếp sẽ là khôn ngoan hơn là chối cãi hoặc lờ tịt.


Nhưng mặt khác chúng ta cần cảnh giác những "phản đòn" của phía Trung Quốc sau sự kiện và chứng cớ này (cùng các chứng cớ lịch sử, pháp lý khác của phía chúng ta...), chứ không có chuyện họ chịu lùi về chuyện này. 


Như thế "hiện tượng" thì rõ ràng là Trung Quốc đã phần nào cho dư luận rộng rãi tại nước họ được biết đến những sự thật về lãnh thổ lãnh hải qua lịch sử cận đại - trong trường hợp này là tấm bản đồ cổ trên đây. 


Nhưng cái "bản chất" là đằng sau các động thái này không đơn giản là "sự công nhận" gì đó đâu mà ẩn chứa cả những mưu toan ngấm ngầm đâu đó. Chắc chắn các kế sách sẽ được họ dàn dựng để rồi lại phản bác chúng ta trên nhiều phương diện về biển đảo sau này... Thậm chí họ cũng có thể tìm tòi lục lọi ngay trong tấm bản đồ nhà Thanh kể trên những chi tiết và mớ lý sự cùn để chống lại chúng ta - nếu như phía ta không có sự chuẩn bị kỹ càng các phương án chống trả.


Xưa nay Trung Quốc sở hữu rất nhiều những mưu mô và các ngón đòn vô cùng hiểm độc. Sai trái của họ nhưng lập tức trở thành sai trái của người khác. Rõ ràng là nạn nhân của họ, nhưng thoắt cái bàn tay họ biến hóa thành ra kẻ tội đồ. Bởi chính họ rất giỏi về chỉ trích vu khống, họ lại thiện nghệ trong trò lấp liếm nói lấy được nhằm chứng minh mình là đúng, còn đối tượng đấu tranh của họ luôn luôn sai; và cuối cùng công đoạn là lu loa rất có bài bản ở khắp mọi nơi - cả trong nước và trên bình diện thế giới. Chúng ta chứng kiến chuyện này quá nhiều lần, không lạ gì.


Vì thế dù vừa thấy hiện tượng phía Trung Quốc buộc công bố chứng cớ của ta nhưng ý thức cảnh giác cũng luôn nhắc nhở nhân dân và chính quyền của chúng ta phải hết sức cảnh giác canh chừng. Đừng bao giờ chủ quan khinh địch khi đối mặt đấu tranh với Trung Quốc.

Nói tóm lại là bản chất độc chiếm Biển Đông của các thế lực bành trướng và phe diều hâu hiếu chiến ở Trung Quốc hiện nay là không thay đổi. Chắc chắn là nhà cầm quyền Trung Quốc sẽ còn tìm mọi phương cách để thực hiện bằng được tham vọng dù hết sức vô lý của họ đối với Biển Đông của chúng ta.  

Vệ Nhi 


-------

TIN-BÀI TRÊN BÁO ĐIỆN TỬ "VNEXPRESS" VÀ BÁO "TUỔI TRẺ":    

    

Trung Quốc đưa tin về bản đồ nhà Thanh không có Hoàng Sa


Báo chí Trung Quốc đưa tin Việt Nam công bố bản đồ cổ chứng mình chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa, nhận được nhiều sự quan tâm theo dõi của người dân Trung Quốc.


> Bản đồ Trung Quốc ghi đảo Hải Nam là cực Nam
> Học giả Trung Quốc bác 'đường lưỡi bò'






Hình ảnh tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" đăng trên trang tin tức quân sự của Sina. Ảnh: Sina

Các cơ quan truyền thông lớn của Trung Quốc như Sina , Ifeng, Stockstar đưa tin Việt Nam tìm thấy bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc, chứng minh quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là của Việt Nam. Nhiều báo khác của Trung Quốc sau đó đăng tải lại thông tin này.

Bản tin của đài Phượng Hoàng (Ifeng) tường thuật quang cảnh buổi lễ trao bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Toàn bộ bản đồ địa lý của đất nước) do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản năm 1904 của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng trao tặng Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam.

Ifeng dẫn nguyên văn lời tiến sĩ Hồng, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng phả học Việt Nam, nguyên trưởng phòng tư liệu thư viện của Viện Hán - Nôm, về giá trị lịch sử và nội dung không thể chối cãi của bản đồ do chính Trung Quốc thực hiện.

Tờ Stockstar và trang tin quân sự của Sina giới thiệu tỉ mỉ về kích thước, lai lịch của tấm bản đồ, nói rõ bản đồ này xác định đảo Hải Nam là điểm cực nam lãnh thổ Trung Quốc, có nghĩa là các quần đảo ở Biển Đông như Hoàng Sa, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ Trung Hoa.

Bài báo cũng diễn giải đầy đủ các nghiên cứu và phân tích của tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nhà sử học Dương Trung Quốc cho hay bản đồ "có yếu tố mới về mặt pháp lý". Đây là bản đồ được Trung Quốc vẽ theo phương thức hiện đại của phương Tây, khác với cách vẽ theo cách riêng trước kia, có ghi rõ tọa độ, phù hợp với ngôn ngữ bản đồ hiện nay.

Đặc biệt, Stockstar dùng tên gọi theo cách của Việt Nam là Hoàng Sa và Trường Sa, trong khi truyền thông Trung Quốc hiếm khi công bố với người dân về cách gọi nào khác ngoài tên gọi mà nước này đặt ra.

Chỉ trong chưa đầy hai ngày đăng thông tin về tấm bản đồ này, các video về chủ đề này của Ifeng Sina đưa lên trang web đã thu hút gần nửa triệu lượt xem, còn bản tin phát sóng trên truyền hình và các trang tin khác đưa lại còn thu hút thêm nhiều người xem khác.

Đây là sự kiện đáng chú ý trong bối cảnh tình hình tranh chấp trên biển của Trung Quốc với các nước láng giềng ngày một nóng. Nước này có có những tuyên bố chủ quyền chồng lấn với Philippines, Việt Nam, Malaysia, Brunei trên Biển Đông và với Nhật Bản trên biển Hoa Đông.

Trong khi một bộ phận người dân Trung Quốc luôn tin rằng các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của họ, truyền thông nước này cũng đăng tải các ý kiến nhiều chiều, như thông tin về bản đồ 1904 này của nhà Thanh, hoặc quan điểm không công nhận "đường lưỡi bò" như của học giả Lý Lệnh Hoa.

Vũ Hà



------

Truyền thông Trung Quốc đưa tin bản đồ Trung Quốc 1904


TT - Trong hai ngày 26 và 27-7, các báo mạng Trung Quốc là Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đã cho dịch lại và đăng tải gần như toàn bộ nội dung liên quan đến tấm bản đồ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”.


Người dân thủ đô Hà Nội xem tấm bản đồ của Trung Quốc (năm 1904) chứng minh điểm cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam - Ảnh: VIỆT DŨNG

“VN tự xưng tìm được bản đồ cổ đời nhà Thanh, nói Nam Sa (tức quần đảo Trường Sa) thuộc về VN?” là tựa đề bài viết trên mạng Quân sự của báo Tân Lãng.

Trong nội dung bài, Tân Lãng và Ngôi Sao Chứng Khoán đăng lại hình ảnh gốc của tấm bản đồ và dùng nguyên văn cụm từ “quần đảo Hoàng Sa” và “quần đảo Trường Sa”. “Bản đồ được vẽ và xuất bản thời kỳ nhà Thanh của Trung Quốc năm 1904, trong đó ghi chép cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Tiến sĩ Mai Ngọc Hồng (báo Trung Quốc gọi tiến sĩ Mai Hồng) sẽ tặng tấm bản đồ cho viện bảo tàng lịch sử quốc gia” - Tân Lãng viết.

Tân Lãng thừa nhận “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” năm 1904 xuất bản tại Thượng Hải, được tái bản năm 1910 và dẫn lại lời phát biểu của nhà sử học Dương Trung Quốc rằng tấm bản đồ là “một nhân tố mới” trong cuộc đấu tranh bảo vệ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VN. Trang mạng này còn dẫn nguyên văn lời các chuyên gia khác của VN

MỸ LOAN




Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2012

Nhập gia tùy tục




Nhập gia tùy tục



Lonely Planet được biết đến như là một nhà xuất bản lớn và rất nổi tiếng thế giới, chuyên về loại sách hướng dẫn du lịch (Guide).


Tin tức trên truyền thông nước ngoài đang rộ lên cơ quan chức năng ở Hà Nội cho thu hồi cuốn sách mới viết nhằm bán cho khách du lịch đến Việt Nam, gây xôn xao cộng đồng mạng (xem ảnh chụp dưới đây một số bìa sách về VN và các nước của NXB này).

Với một Việt Nam đang mở cửa hội nhập, rất mong muốn tăng lượng khách nước ngoài đến thăm thú du lịchđất nước thì việc tịch thu sách Guide của một nhà xuất bản ngoại quốc như thế này chắc chắn là một sự cố chẳng ai mong muốn cả.

Tuy nhiên cái lý do khiến lực lượng bảo vệ văn hóa “sờ gáy” cuốn sách Guide này là có lý của nó ("sờ gáy" là từ của truyền thông ngoại quốc, còn phía VN vẫn gọi đó là "chấn chỉnh", "kiểm tra" về văn hóa phẩm như bình thường vẫn làm...). Sách đang bán trong các tiệm sách do Lonely Planet xuất bản có in bản đồ với sự sai sót rất cơ bản về biển đảo.! Đó là họ rập khuôn tất cả "chỉ theo một quanđiểm Trung Quốc" mà không tính gì đến quan điểm Việt Nam. Tức là họ cho in, ghi tên Biển Đông là biển Nam Trung Hoa; in các ghi chú Hoàng Sa và Trường Sa là “Sisha, Nansha – China” (việc làm này giống như hồi bản đồ của Google và của Natianal Geographic cũng cố tình nhầm lẫn như thế, khiến phía VN lên tiếng phản đối, yêu cầu sửa chữa và các tổ chức này đã phải đáp ứng ở nhiều ấn phẩm và trên mạng toàn cầu...).

Lần này sách của Lonely Planet lại phát hành, bán mua trao đổi ngay trên lãnh thổ Việt Nam. Về bối cảnh nó rơi đúng vào thời điểm Trung Quốc tuyên bố và triển khai thành lập Tp Tam Sa, lập sở chỉ huy quân sự, đưa khối lượng tàu lớn tới quần đảo Trường Sa, đấu thầu thăm dò 9 lô dầu ngay trong vùng biển Việt Nam... đã gây nỗi bất bình lớn trong dư luận Việt Nam. Việc làm của nhà xuất bản như vậy đâu có được.

Trộm nghĩ rằng, với bất kỳ quốc gia có chủ quyền nào cũng phải làm như Việt Nam thôi, không khác được. Bởi đây là một điều này quá nhạy cảm. Nó liên quan đến vấn đề rất hệ trọng, là chủ quyền quốc gia của một đất nước, lại là nước chủ nhà Quý Ngài Tony và Maureen kính mến! Rất cảm phiền các vị về điều buộc phải làm, nha.

Vệ Nhi
  • Tony và Maureen Wheeler là đôi vợ chồng Chủ nhà xuất bản Lonely Planet (trụ sở tại Úc).
--------



Xem thêm tin trên đài BBC:

Hà Nội 'tịch thu Lonely Planet vì bản đồ'





Có tin nói ấn bản về Việt Nam của nhà xuất bản sách hướng dẫn du lịch Lonely Planet bị tịch thu tại Hà Nội vì lý do liên quan tranh chấp Biển Đông.

Dường như cẩm nang du lịch nổi tiếng này làm giới chức Việt Nam không hài lòng khi bản đồ trong sách dùng chữ tiếng Anh thông dụng, South China Sea, trong khi Việt Nam muốn gọi là East Sea (Biển Đông).


Phóng viên tự do Helen Clark, đang sống ở Hà Nội, đưa tin này lên báo Úc The Age.

Cô dẫn lời một chủ tiệm sách được Bộ Thông tin – Truyền thông “thăm viếng”, nói rằng tình hình “lúc này nhạy cảm hơn vì căng thẳng giữa Việt Nam và Trung Quốc”.

Theo cô, những người bán sách đã giấu đi những cuốn sách khác có thể làm giới chức không vừa ‎ý vì các cuộc truy quét “thường xảy ra trong thời gian căng thẳng”.

Lonely Planet, có trụ sở ở Úc, nói với BBC Tiếng Việt rằng họ “có nghe về vụ tịch thu sách”.


Công ty này phản hồi rằng họ “không có động cơ chính trị”.

Ảnh: Các ấn phẩm của NXB Lonely Planet

“Chúng tôi nhìn thế giới từ góc độ người du hành. Lonely Planet đưa ra thông tin độc lập mà chúng tôi tin là thiết thực và hữu ích nhất cho du khách, trong đó có các cái tên và thuật ngữ quen thuộc nhất với du khách,” công ty nói với BBC.

Hồi tháng Năm, Bộ Ngoại giao Việt Nam nói đã gặp đại diện của tập đoàn mạng Google để yêu cầu “sửa sai”, liên quan quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên bản đồ Google Maps.

Trước đó, quần đảo Hoàng Sa được Google Maps mặc định thuộc tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.

Việt Nam nói sau cuộc gặp, Google đã “sửa chữa những lỗi này.


Nguồn: http://bbclinksmachine.appspot.com/vietnamese/vietnam/2012/07/120717_lonelyplanet_map.shtml




Câu chuyện "ít được nghe" về chiến hạm Nga "Rạng Đông"

 

Câu chuyện "ít được nghe" về chiến hạm Nga "Rạng Đông"

Nhắc đến chiến hạm Rạng Đông, người Việt Nam nhiều thế hệ trước đây rất biết đến lịch sử con tàu vì từ chiến hạm này đã bắn lên những phát đạn pháo "báo hiệu cho sự khởi đầu cuộc CM tháng 10 vĩ đại" ở nước Nga.

Tuy nhiên có thể cũng rất nhiều người Việt Nam những thế hệ trẻ hơn sau này lại chưa biết nhiều câu chuyện ly kỳ và hấp dẫn là con tàu chiến hạm Rạng Đông đã từng đi tới Thái Bình Dương và neo đậu cả tháng trời tại nhiều cảng lớn của Việt Nam chúng ta, trong đó có Vịnh Cam Ranh, vào đầu mùa hè năm 1905.


Hiện nay đang diễn ra chuyến thăm chính thức Liên bang Nga của Chủ tịch nước ta mà chương trình nghị sự ngoài các vấn đề hợp tác về kinh tế thương mại, thì sự hợp tác trong lĩnh vực quốc phòng an ninh cũng chắc chắn là vấn đề rất quan tâm của cả hai bên...


Chính vì thế việc giới thiệu lại câu chuyện Rạng Đông đi tới các cảng biển Việt Nam 107 năm trước cũng sẽ có một ý nghĩa đặc trưng nào đó để chúng ta cùng suy nghĩ và cũng tự khắc họa một viễn cảnh hợp tác tương lai Nga - Việt. Hãy đặt nó trong bối cảnh địa - chính trị chiến lược, một đằng đối với vùng Viễn Đông Thái Bình Dương của Liên bang Nga; và một đằng khác là Biển Đông đối với Việt Nam. Và nhất là tham chiếu chúng trong tình hình Biển Đông đang ngày càng dậy sóng hiện nay...



Vệ Nhi g-th

------




BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE "TIẾNG NÓI NƯỚC NGA"

Chiến hạm “Rạng Đông” bên bờ biển Việt Nam



Chiến hạm “Rạng Đông” bên bờ biển Việt Nam
Photo: RIA Novosti

Ở Việt Nam nhiều người biết về chiến hạm “Rạng Đông”. Chúng ta biết rằng đây là chiến hạm đã bắn báo hiệu để khởi đầu cuộc cách mạng XHCN ở nước Nga. Rằng khẩu đại bác trên tàu “Rạng Đông” đã từng nã đạn vào quân phát-xít Hitler khi chúng phong tỏa thành Leningrad trong Thế chiến II. Người Việt Nam biết rằng sau đó chiến hạm nổi tiếng được đưa vào nơi neo đậu vĩnh viễn bên một bờ kè của Leningrad, và tất cả những phái đòan từ Việt Nam đến thành phố thủ đô phương Bắc của nước Nga đều ra thăm chiến hạm-bảo tàng nổi lừng danh này. Trong cuốn sổ vàng lưu niệm của “Rạng Đông” còn trân trọng gìn giữ bút tích của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư Lê Duẩn, Thủ tướng Phạm Văn Đồng và những nhà lãnh đạo khác của Việt Nam...

Nhưng liệu có nhiều người biết về lịch sử trước cách mạng của "Rạng Đông"? Phần đời này của chiến hạm nổi tiếng cũng vô cùng thú vị, và đặc biệt là gắn kết với Việt Nam. Nhà sử học Matxcơva Maksim Syunnerberg cho biết như sau:



Cam Ranh, nơi neo đậu lý tưởng và căn cứ hậu cần chất lượng cao cho các hải đoàn quân sự (Ảnh chụp lấy từ trang mạng Google)

“Quá trình đóng tàu tuần dương bắt đầu từ tháng Năm 1897. “Rạng Đông” đi vào hoạt động hồi tháng Bảy 1903. Thủy thủ đoàn gồm 570 người. Trang bị vũ khí có 40 đại bác và ba dàn phóng ngư lôi. Tàu tuần dương được nhận phép bí tích rửa tội quân sự trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật 1904-1905. Trong thành phần Hạm đội Thái Bình Dương II của đế chế Nga "Rạng Đông" đã tham gia trận hải chiến Tsushima với kết cục bi kịch cho quân Nga tại vùng biển Nhật Bản. Còn trên đường tới Tsushima, “Rạng Đông” cũng như các tàu khác của hải đội Nga hoàng, đã neo lại ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong suốt một tháng. Quãng thời gian này được mô tả kỹ trong những trang nhật ký thú vị của vị bác sĩ trên con tàu là Kravchenko và thuyền trưởng Egorev chỉ huy tàu tuần dương, người sau
đó hy sinh trong trận chiến Tsushima”.

Chẳng hạn, đây là những gì mà chúng ta được biết qua nhật ký:


Thủy thủ Nga trên tàu chiến tại Vịnh Cam Ranh

"Rạng Đông” tiến vào vịnh Cam Ranh sáng sớm ngày 1 tháng Tư 1905. Vịnh biển phương Nam khiến các thủy thủ xứ Nga ngỡ ngàng choáng ngợp vì kích thước rộng lớn. Hai lối dẫn từ vịnh ra biển, đã được chặn lại ngay lập tức, để tránh đòn đột kích của tàu khu trục Nhật Bản. "Rạng Đông” đã đậu lại đó 12 ngày, luân phiên làm nhiệm vụ trực chiến trên biển, bốc dỡ than và thực phẩm, tuần tra tập luyện ngoài khơi. Thuyền trường Egorev đã có mấy lần tìm được dịp đi lên bờ. Ở đó, ông nhìn thấy một ngôi làng nhỏ với những túp lều tường đất mái tranh, trông cảnh tượng rất khốn khổ. Thứ tô điểm duy nhất là hai chục cây dừa. Ven bãi biển rải rác mấy chiếc thuyền nan. Trong làng có một miếu thờ nho nhỏ, một tảng đá với mái ngói. Dân làng dáng vẻ nghèo nàn, ăn vận những thứ áo quần tồi tàn.

Nhật ký của bác sĩ nhà tàu Kravchenko cũng ghi lại sự kiện lần đầu tiên rong lịch sử Cam Ranh sử dụng rượu champagne với quy mô lớn. Những con tàu vận tải cập vào cảng với 12 nghìn đôi giày và hàng trăm két rượu champagne dành cho ccác sĩ quan. Đám phu mở niêm phong của những két rượu, bật nút chai làm rượu trào ra như suối. Đội thủy thủ “Rạng Đông” cố ngăn không cho họ làm như vậy nhưng vô hiệu quả.

Buổi sáng ngày 13 tháng Tư “Rạng Đông” rời vịnh Cam Ranh, chuyển sang vịnh Vạn Phong. Tại đó công việc bốc xếp trở nên ít hơn, vì rằng những con tàu vận tải Mỹ chuyên chở thực phẩm e sợ quân Nhật nên đã từ chối đi theo lộ trình của hải đòan về cực Bắc Cam Ranh. Tuy nhiên, các thủy thủ sẵn có nguồn cung cấp từ những chiếc thuyền mành của người Việt. Tuy nhiên, chẳng mấy đã rõ là, khi các thủy thủ Nga mua hàng, dân bản xứ thường trả lại tiền thừa cho họ bằng những đồng tiền Nga giả mạo. Chỉ huy hải đòan thậm chí phải ra thông báo rằng, những đồng tiền giả ấy là sản phẩm của người Nhật, đã từ Viễn Đông tới Việt Nam.


Trong thời gian neo đậu ở Vạn Phong cũng có hoạt động giải trí, nhưng chỉ để dành cho các sĩ quan, đó là đi săn. Thủy thủ Nga hóa ra là những tay thợ săn tồi: thành quả của họ chỉ gồm 3 con dê, 1 con công và 1 con bê nhà nuôi, mà những tay thợ săn đã buộc phải đền cho chủ sở hữu 25 đồng bạc.
Ngày 26 tháng Tư "Rạng Đông” tiến đến gần Côn Đảo. Chiến hạm Nga bắt đầu đậu ở bờ biển Việt Nam lần cuối. Theo ghi nhận của cả hai tác giả nhật ký, không hề có bất kỳ xung đột nào giữa các thủy thủ và người dân địa phương, kể cả ở Cam Ranh, Vạn Phong hay Côn Đảo, Hòn Long. Ngày 1 tháng Năm 1905 "Rạng Đông" cùng với toàn bộ hải đòan Nga từ giã vùng biển Việt Nam. Mục tiêu của những con tàu là vượt về Vladivostok. Chỉ có 4 tàu thực hiện được nhiệm vụ đó. Vì rằng ngày 14 tháng Năm trên vùng biển Nhật Bản gần đảo Tsushima, lộ trình của đòan tàu Nga đã bị hạm đội Nhật Bản án ngữ. "Rạng Đông” đã bắt đầu đấu pháo với tàu tuần dương Nhật Bản "Izumi" và vô hiệu hóa con tàu này. Nhưng sau đó bản thân “Rạng Đông” cũng bị 18 vết thương tấn công trực tiếp, 99 thủy thủ đã thiệt mạng và bị thương. Dù sao chăng nữa, “Rạng Đông” đã có thể vượt qua vòng vây của tàu Nhật Bản và tỉến đến gần Philippines. Từ đó, chiến hạm Nga “Rạng Đông” đã đi Sài Gòn.

Năm 1906 "Rạng Đông” trở về quê hương, được cải tạo và trở thành con tàu huấn luyện. Từng không chỉ một lần tàu dong khơi xa, khắp Địa Trung Hải, Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Năm 1914, bắt đầu Đại chiến thế giới I, “Rạng Đông” tham gia lập những bãi mìn ở vùng biển Baltic, và tiến hành những cuộc tuần phòng. Tháng 11 năm 1916, chiến hạm được đại tu. Chính đội thợ sửa tàu, trong đó có nhiều thành viên Bolshevik đã vận động thuyết phục được các thủy thủ “Rạng Đông” đi theo cách mạng. “Rạng Đông” là con tàu đầu tiên của Hạm đội Baltic giương cao lá cờ màu đỏ. Tiếp theo là phần lịch sử sau Cách mạng của “Rạng Đông” mà chúng ta đều biết rõ.



Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Nên công bố rộng rãi tấm bản đồ cổ


ĐỌC TRÊN MẠNG (4)

Nên công bố rộng rãi “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ”




* BÀI PHỎNG VẤN TS MAI HỒNG ĐĂNG TRÊN BÁO "ĐẠI ĐOÀN KẾT" 



"Nếu nói rằng bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc không có Trường Sa, Hoàng Sa là chưa đầy đủ. Phải nói như thế này mới chuẩn xác: Bản đồ thời nhà Thanh của Trung Quốc chỉ xác nhận chủ quyền tới cực Nam là đảo Hải Nam”. Tiến sĩ (TS) Mai Hồng người vừa hiến tặng cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam tấm bản đồ cổ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” đã khẳng định như vậy trong cuộc trao đổi với  báo "Đại Đoàn Kết".


Tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ

Thưa ông, được biết ông đã lưu giữ tư liệu quan trọng này hơn 30 năm qua, nhưng sao cho đến nay mới quyết định trao tặng nó cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam?

TS Mai Hồng: Cách đây nhiều chục năm, khi còn công tác tại Viện Hán Nôm, tôi đã mua lại tấm bản đồ này từ một người chuyên thu mua sách cổ. Tấm bản đồ này trải ra rộng như một manh chiếu, được gấp vào như một quyển sách gồm 35 tờ A4, bìa cứng, đằng sau có dán vải bồi rất công phu và in màu bằng công nghệ của phương Tây. Biết đây là tư liệu quý nên ngay lập tức tôi đã cất giữ nó. Dẫu vậy, cũng có những lúc tôi quên mất là mình đang có nó. Chỉ đến khi những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông diễn ra gay gắt thì tôi đã quyết định mang đến tặng cho Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, với mong muốn chúng ta có thêm nguồn sử liệu khẳng định việc Trung Quốc đòi Hoàng Sa và Trường Sa là vô căn cứ. Tôi nhận thấy tấm bản đồ này có thể trở thành một trong những tư liệu quý giá bậc nhất cho Việt Nam trong quá trình đàm phán với các nước về chủ quyền trên Biển Đông.


Thưa ông, tấm bản đồ mà ông vừa hiến tặng Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã được các chuyên gia sử học đánh giá là một bằng chứng rất quan trọng, góp phần chấm dứt những những tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông?

TS Mai Hồng: Phải khẳng định đây là tấm bản đồ không chỉ có giá trị về mặt khoa học lịch sử mà còn có giá trị pháp lý quan trọng. Nó là một công trình nghiêm túc, công phu, đồ sộ, trải qua một chiều dài lịch sử ngót nghét 2 thế kỷ do vua Khang Hy chỉ đạo biên soạn xây dựng.
Nó được khởi thảo từ năm 1708, năm Mậu Tý Khang Hi 47 (1708). Vua Khang Hi tuyển 3 giáo sĩ phương Tây giỏi nhất là Lợi Mã Đậu (Matteo Bicci), Thang Nhược Vọng (Joannes Adam Schall Von Bell.), Nam Hoài Nhân (Ferdinandus Verbiest) để làm một tấm Vạn lý thành đồ. Đến năm 1710, tấm bản đồ này hoàn thành. Vào năm 1711, vua lại sai các giáo sĩ đi tới khắp 13 tỉnh để đo đạc thực địa, đất đai. Từ đấy, trong gần 200 năm, các nhân sĩ Trung Hoa và phương Tây sưu tập khảo cứu các dư đồ Trung Quốc, gia cố bồi tập thêm từ các nguyên cảo của các giáo sĩ đã soạn thảo trước đây. Đến năm 1904, Sái Thượng Chất, Giám đốc một Đài Thiên văn ở Dư Sơn Sái Thượng lại được giao đọc duyệt tất những nguyên cảo bản đồ của các giáo sỹ trước đây. Và cũng trong năm 1904 NXB Thượng Hải chính thức xuất bản tấm bản đồ Địa dư toàn đồ tới các tỉnh của triều đình nhà Thanh với lời giới thiệu của chủ biên Sái Thượng Chất.
Tiến sĩ Mai Hồng trả lời truyền thông báo chí - Ảnh: Quốc Anh

Vậy xin ông nói rõ hơn về nội dung của những văn tự Hán cổ được ghi trên tấm bản đồ đó mà ông đã dịch được?.

TS Mai Hồng: Tôi đã dịch toàn bộ những nội dung chữ Hán cổ trên đó. Có thể thấy ngay bản thân chữ "toàn đồ” (chứ không phải là "bản đồ”) đã khẳng định tất cả những gì được vẽ trong Hoàng Triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là chủ quyền của Trung Quốc, rằng đất đai của Trung Quốc chỉ dừng lại ở đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa, Trường Sa. Sái Thượng Chất đã viết trong lời dẫn có đoạn rằng: "…Duy về cương vực của các thôn ấp quận huyện ở các tỉnh đã có thay đổi đôi chút, cho nên xem chỗ nào thiếu thì bổ sung, chỗ nào nhầm lẫn thì đính chính sửa sang, làm bớt sai suyễn và làm sáng sủa hơn lên để khi nhìn vào đó thấy rõ ràng như nhìn vào lòng bàn tay, tại các cửa biển ở các miền diên hải đều phỏng họa các đường thủy tầu thuyền ra khơi vào cảng. Tự hỏi nếu mắc một lỗi thì sẽ lấy gì đề bù đắp đầy đủ cho cách nhìn của vạn con mắt? Nhưng nếu có tri thức tất sẽ nói được lời nói gồm chung thiện ý với mọi người.” Toàn văn lời giới thiệu bằng chữ Hán cổ khẳng định mục đích của người Trung Quốc khi khi họ làm tấm bản đồ này không phải để tranh chấp chủ quyền với các quốc gia khác, không có biểu hiện chiếm hữu các đảo mà chỉ là việc đại quát về địa dư.
Cùng với những lời giới thiệu ấy, trên tấm bản đồ này có hiển thị một phần lãnh thổ phía Bắc của Việt Nam với cái tên Việt Nam Đông Kinh cùng với vịnh Bắc Bộ dưới cái tên vịnh Đông Kinh. Như vậy, người Trung Quốc khẳng định vịnh Bắc Bộ là của Việt Nam.


Thưa ông, nhiều ý kiến cho rằng chúng ta vẫn còn rất nhiều những tấm bản đồ khẳng định Trung Quốc không có Hoàng Sa, Trường Sa chưa được công bố rộng rãi. Vậy làm thế nào để phát huy được giá trị của Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ sau khi nó được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử, và những tư liệu quý tương tự đang còn đang tồn tại ở đâu đó?


TS Mai Hồng: Tôi thấy thế này, chúng ta đang đặt ra vấn đề sự cần thiết và tính thời đại của việc ban hành Luật Biển, vì thế không chỉ trưng bày Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam mà Việt Nam cần phải công bố một cách rộng rãi, quy mô hơn nữa tấm bản đồ này cho đông đảo người dân trong nước và thế giới biết đến.
Tôi cũng đang trăn trở thế này, mấy ngày qua, báo chí đưa tin nhiều về tấm bản đồ này, đó cũng là một điều rất tốt, nhưng giá như cả Đài Truyền hình Việt Nam cũng vào cuộc, thậm chí là phải vào cuộc sớm nhất để phát lên sóng hình thì cơ hội để thế giới biết đến tấm bản đồ này sẽ nhiều hơn.
Như đã khẳng định, Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ là một công trình nghiêm túc, đầy đủ tính pháp lý, nên về lâu dài chúng ta cần phải đưa vào SGK Lịch sử giảng dạy để những thế hệ sau này hiểu rõ hơn về chủ quyền của Việt Nam và của các quốc gia khác trên Biển Đông.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Hương Lê (thực hiện)

Ngôn ngữ của địa đồ

Ngôn ngữ của địa đồ

Tối qua, 26/7, Truyền hình Việt Nam chính thức phát tin và hình ảnh Tiến sĩ Mai Hồng (có bài ghi là Mai Ngọc Hồng) hiến tặng tấm bản đồ cổ “Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ” mà Tiến sĩ đã sưu tầm và gìn giữ suốt mấy chục năm qua cho Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam

"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" là tấm bản đồ được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản cách đây hơn 100 năm, trong đó thừa nhận chủ quyền quản lý của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Có thể coi đây là một căn cứ khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo nói trên. Điều này trong bối cảnh tranh chấp trên Biển Đông hiện nay là vô cùng cần thiết và nhiều ý nghĩa.

Để thêm rõ những điều có ý nghĩa đối với "pho" tư liệu lịch sử hết sức quý giá và quan trọng mà tấm bản đồ cổ có thể đóng góp cho sự minh định chủ quyền quốc gia đối với biển-đảo nước nhà, chủ blog xin giới thiệu bài phỏng vấn ông DƯƠNG TRUNG QUỐC nhân buổi lễ tiếp nhận tấm bản đồ cổ đã nói ở trên.

Vệ Nhi g-th

------
 
PHỎNG VẤN ÔNG DƯƠNG TRUNG QUỐC

Ông Dương Trung Quốc nói: "Chính nhà Thanh thừa nhận lãnh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam"


Ảnh: Tiến sĩ Mai Hồng (trái) hiến tặng tấm bản đồ cổ cho Bảo tàng Lịch sử Quốc gia 


Nhà sử học Dương Trung Quốc có cuộc trao đổi tại buổi lễ tiếp nhận tấm bản đồ "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do tiến sỹ Mai Hồng hiến tặng Bảo tàng Lịch sử quốc gia sáng nay, 25/7.



"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" được lập dưới thời nhà Thanh, xuất bản cách đây hơn 100 năm thừa nhận chủ quyền quản lý của họ chỉ đến đảo Hải Nam, không hề có Hoàng Sa, Trường Sa. Đây là một căn cứ khẳng định thêm chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong bối cảnh tranh chấp trên biển Đông hiện nay?
Hoàng Sa và Trường Sa - chân lý lịch sử đã khẳng định chủ quyền đối với 2 quần đảo thuộc về Việt Nam. Trong thư tịch của chúng ta đã nói về việc các chúa Nguyễn cử những đoàn hải đội Bắc hải, đoàn Hoàng Sa đến những hòn đảo ấy. Chúng ta cũng biết rằng năm 1834, triều Minh Mạng đã có bản đồ vẽ rất cụ thể về dải vạn lý Trường Sa trên biển Đông.








Nhà sử học Dương Trung Quốc: "Tìm tòi nguồn tư liệu làm phong phú lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử chủ quyền là rất quan trọng".


Như vậy, có thể nói thư tịch và bản đồ của các triều đại Việt Nam đều đã thể hiện vị trí Hoàng Sa, Trường Sa. Trong khi đó, những hoạt động mang tích chất quản lý chủ quyền trên bản đồ Trung Quốc lại không đề cập tới hai quần đảo này. Đây là một yếu tố quan trọng khi xác lập chủ quyền về mặt lịch sử, đặc biệt trong bối cảnh xảy ra tranh chấp hiện nay.

Vì thế việc phát hiện tấm "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do chính người Trung Quốc làm chính là sự thừa nhận chủ quyền quản lý của nhà Thanh, ít nhất là cho đến đầu thế kỷ 20 (như niên đại bản đồ là năm 1904), chỉ đến đảo Hải Nam, tôi cho là rất có ý nghĩa. Bản thân tấm bản đồ sưu tập được này cũng rất có giá trị vì được xuất bản hơn 100 năm trước, là sản phẩm của nền bản đồ học của Trung Hoa.

Việt Nam có văn bản sử sách nào tương ứng với tấm "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" này có giá trị đối chiếu về chủ quyền lãnh thổ?

Theo tôi, chúng ta không cần phải so sánh việc này, vì gần 100 năm trước khi "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" xuất bản (năm 1834), chúng ta đã khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa trên bản đồ Việt Nam. Nếu như dựa vào các thư tịch của các triều đại Việt Nam thì Hoàng Sa, Trường Sa thuộc về chúng ta còn lâu hơn nữa.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia được tiếp nhận tấm bản đồ do chính tay người Trung Quốc lập hơn 100 năm trước thừa nhận việc không có chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa trong khi nước này vừa tuyên bố thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" càng có ý nghĩa đối với chúng ta?

Thực sự, tôi không có sự liên tưởng đến sự kiện cụ thể đó! Về những việc làm của Trung Quốc vừa qua, Nhà nước đã lên tiếng và tôi rất đồng thuận với cách đặt vấn đề như vậy. Trong lúc còn đang tranh chấp mà phía bạn có những động thái để biến thành "việc đã rồi" thì đó là cách làm không minh bạch.

Bằng chứng khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa, chúng ta đã có. Còn việc bổ sung thêm những bằng chứng, tăng cường thêm ý thức của người dân trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo cũng rất quan trọng. Mỗi nhà khoa học cần tiếp tục nghiêm cứu, tìm tòi những nguồn tư liệu để làm phong phú lịch sử dân tộc, trong đó có lịch sử chủ quyền. Tôi cho rằng điều đó cũng rất quan trọng.

Ông nhấn mạnh trách nhiệm của các nhà khoa học. Còn ở góc độ người trong ngành, ông mong muốn gì việc thể hiện vai trò quản lý của nhà nước, tiếng nói của chính quyền?

Chúng ta đừng tách việc của chính quyền hay của giới ngành nào ra. Tôi nghĩ rằng đây là trách nhiệm chung của cả Nhà nước và công dân. Cụ thể như việc làm của tiến sĩ Mai Hồng hiến bản đồ sau hơn 30 năm lưu giữ cho Nhà nước cũng trách nhiệm chung. Những cơ quan như của Bộ Ngoại giao, Cục Lưu trữ cũng thu thập được rất nhiều bằng chứng.








"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" do người Trung Quốc vẽ cách đây hơn 100 năm cho thấy họ đuối lý khi tranh chấp ở biển Đông.

Như ông nói, các cơ quan chức năng của chúng ta nắm thừa đủ bằng chứng khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm nay. Tuy nhiên, nhiều người dân còn chưa biết đến những cứ liệu lịch sử này. Làm cách nào để cả người dân Việt Nam và Trung Quốc đều biết những thông tin này?

Việc phát hiện "Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" lần này làm cho chúng ta nhận thức sâu sắc hơn trách nhiệm phải tiếp tục thu thập tài liệu bảo vệ chủ quyền dân tộc, gồm sách vở, bản đồ, không những của chúng ta mà của cả Trung Quốc và nhiều nước khác nữa. Việt Nam nằm trong không gian trọng yếu của con đường vận tải biển. Vì vậy, biển Đông được thể hiện rất nhiều trên bản đồ của các nước phát triển hàng hải trên thế giới như Hà Lan, Tây Ban Nha, Anh, Pháp, Đức… Chúng ta phải có ý thức sưu tập các tài liệu để có thêm bằng chứng thuyết phục khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam. Điều đó còn cho thấy việc bảo vệ chủ quyền là dựa trên cơ sở lịch sử vững chắc.

Xin cảm ơn ông!

Quang Phong thực hiện

Theo "Dân luận.com"


------

Tham khảo thêm bài cùng chủ đề: http://phiatruoc.info/?p=8742




TQ lộ ra điểm yếu là đuối lý & đang bị cô lập trên thế giới

TQ lộ ra điểm yếu là rất đuối lý & đang bị cô lập trên thế giới

Đó là nhận xét của nhà nghiên cứu chuyên về Trung Quốc - ông Dương Danh Dy - khi trả lời phỏng vấn của báo điện tử VnExpress. Xin phép đưa lại đây để bạn đọc trên mạng chúng ta cùng tham khảo.


Nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ năm 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc (TQ) trong nhiều năm

'Truyền thông Trung Quốc đang bôi đen Việt Nam'

Ảnh: Ông Dương Danh Dy nguyên là Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu từ 1993 đến 1996 và làm việc, tìm hiểu Trung Quốc trong nhiều năm. Ảnh: Nguyễn Hưng.



"Truyền thông Trung Quốc cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của họ. Trung Quốc là bậc thầy của kiểu tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân”, học giả Dương Danh Dy phân tích.


- Theo ông, Biển Đông có ý nghĩa thế nào trong bàn cờ chiến lược của Trung Quốc?

- Biển Đông với Trung Quốc không chỉ là tham vọng bá quyền, mà là vấn đề sống còn. 30 năm nay, Trung Quốc đã khai thác đất liền cạn kiệt, giờ phải hướng ra biển. Nhưng thử nhìn xem, phía bắc, phía đông thì vướng Nhật Bản, Nga, Hàn Quốc, đều là các nước có quan điểm rất cứng rắn. Chỉ còn phía nam là Biển Đông, nơi các nước yếu thế hơn.

Chính vì điều này, gần đây, Trung Quốc đã đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Song, điều này càng lộ ra điểm yếu của Trung Quốc rằng họ đuối lý và đang bị cô lập trên thế giới. Tứ phương đông, tây, nam, bắc, thử hỏi có ai đang là bạn của Trung Quốc? Chính các trang mạng của nước này từng băn khoăn đặt ra tình huống, Trung Quốc có mấy người bạn nếu chiến tranh xảy ra.

- Từng nhiều năm nghiên cứu Trung Quốc, ông đánh giá thế nào về những động thái gần đây của truyền thông nước này?

- Một điều tra gần đây trên mạng Hoàn Cầu của Trung Quốc đã đặt vấn đề về việc dùng vũ lực giải quyết vấn đề biển Đông và có tới 92% ý kiến tán thành. Thậm chí, có bài còn nêu ra cách đánh như thế nào. Thời báo Hoàn Cầu là con đẻ của Nhân dân Nhật báo. Tân Hoa xã có trang Sina.com, mạng quân sự có mạng phụ là Trung Quân võng... Các mạng phụ của những cơ quan truyền thông chính thống Trung Quốc không từ điều gì khi nói về Việt Nam. Rõ ràng họ đã được "bật đèn xanh", làm người dân Trung Quốc nghĩ rằng Việt Nam là kẻ thù.

                           Tham vọng ngang ngược có tên "lưỡi bò" trên Nam Hải (Biển Đông)

 
Tuyên truyền chính thống của Trung Quốc về Việt Nam rất xấu, có thể nói là "bôi đen" Việt Nam suốt hàng chục năm nay. Tôi vào mạng Trung Quốc, hầu như ngày nào cũng có bài nói xấu, xuyên tạc về Việt Nam. Họ cứ ra rả rằng Việt Nam chiếm Hoàng Sa, Trường Sa, chiếm nguồn dầu khí của Trung Quốc... Trong khi đó, chúng ta tuyên truyền thông tin vào Trung Quốc rất kém.

- Tuy nhiên, đối lập với trường phái "diều hâu", một số học giả Trung Quốc cũng đã lên tiếng phản bác về yêu sách của nước này trên Biển Đông. Ông nghĩ sao?

- Thực ra, cái gọi là những học giả "bồ câu" chỉ là một nhóm rất nhỏ, không đáng kể ở Trung Quốc, có thể kể ra những cái tên như Lý Lệnh Hoa, Thịnh Hồng, Chu Phương. Tôi cho rằng, chúng ta không nên vội lấy làm mừng về những điều mà các học giả này phát biểu, dù những tiếng nói đó là rất quý. Chúng ta chưa nên coi đây như một dòng đối lập, đủ sức đương đầu với quan điểm chủ đạo của Trung Quốc về yêu sách chủ quyền, lãnh thổ. Qua theo dõi, tôi thấy tiếng nói của cộng đồng học giả có quan điểm "bồ câu" ít có ảnh hưởng đối với dư luận Trung Quốc.

- Người dân Trung Quốc, đặc biệt lớp trí thức trẻ có điều kiện truy cập Internet, đọc báo nước ngoài, tại sao họ không thấy sự vô lý của yêu sách đường lưỡi bò?

- Trong chuyện lãnh thổ, theo tôi biết, người Trung Quốc nói chung chấp nhận luận điệu của chính phủ. Hơn nữa, gần đây, những sự kiện liên quan tới Biển Đông, truyền thông Trung Quốc lại sử dụng cách tuyên truyền "biến thủ phạm thành nạn nhân". Họ là bậc thầy trong việc này. Điểm lại tất cả những tranh cãi từ xưa tới nay, giữa Trung Quốc với Liên Xô, Mỹ, Ấn Độ..., bao giờ Trung Quốc cũng nhận mình là phải, bao giờ Trung Quốc cũng đổ hết lỗi cho đối tượng. Với họ, ai trái ý đều là không đúng, là phi nghĩa.

Trung Quốc ngày càng đẩy mạnh các hoạt động nhằm chiếm hữu biển Đông trên thực tế. Cuối tháng 6, một đội tàu hải giám đã tới Trường Sa để tuần tra. Ảnh: Xinhua.


- Trong bài phỏng vấn mới đây trên VnExpress, Giáo sư Carlyle Thayer, chuyên gia về Đông Nam Á cho rằng Trung Quốc đang cố ý tăng áp lực với Việt Nam. Theo ông, Việt Nam cần làm gì lúc này để bảo vệ chủ quyền biển, đảo?

- Tôi cho rằng, cần phải nhìn nhận rõ thế và lực của Việt Nam hiện giờ đã khác. Trước đây, chúng ta bị cấm vận, kinh tế trì trệ nhưng hiện nay GDP đã 100 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người hơn 1.000 USD. Việt Nam chưa giàu nhưng thoát giai đoạn đói kém, chúng ta đã có tiền trang bị máy bay, tàu ngầm. Quan hệ với cộng đồng quốc tế của Việt Nam đang rất tốt, nhiều nước ủng hộ ta trước sự bá quyền của Trung Quốc.



                         Sự thật lịch sử chứng minh HS-TS luôn thuộc chủ quyền Việt Nam

Nếu Việt Nam vạch trần thái độ, hành xử bá quyền của Trung Quốc với cộng đồng quốc tế thì tôi tin rằng Trung Quốc rất lo sợ. Trong thời buổi win - win (cùng thắng) muốn được lợi thì phải quan tâm đến lợi ích của người khác. Các nước ASEAN khác nhau về trình độ kinh tế, thể chế chính trị, văn hóa... tóm lại là khác nhau rất nhiều về quyền lợi. Vì thế Việt Nam muốn đạt được lợi ích của mình thì phải làm nhiều hơn nữa chứ đừng vội đòi hỏi người ta phải vì mình. Myanmar, Campuchia, Thái Lan có quyền lợi gì ở Biển Đông đâu mà yêu cầu người ta theo ý mình? Phải cố gắng góp phần làm tăng điểm tương đồng, đóng góp vào lợi ích chung thì mới có thể đạt được ý muốn của mình.

Nguyễn Hưng thực hiện



Nén hương tri ân tháng Bảy

Nén hương tri ân tháng Bảy 

* Tháng Bảy này những nén hương tri ân xin nhớ tới những anh hùng liệt sĩ hy sinh trên đất Lào và Campuchia trong những năm tháng kháng chiến khi làm nghĩa vụ quốc tế.  

Những nén hương lại một lần nữa cùng thắp lên. Trăm, ngàn, vạn mộ chí liệt sĩ sẽ lại cháy đỏ nỗi nhớ thương và biết ơn. Những đoàn đại biểu khắp 3 miền Trung Nam Bắc lại có những buổi thăm hỏi úy lạo tại nhiều trại nuôi dưỡng thương binh; và cũng như vậy tại biết bao gia đình thương bệnh binh sống ở mọi vùng miền Tổ quốc...  

Năm nay đúng tròn 65 năm ngày mà Cục chính trị Quân đội quốc gia Việt Nam cùng các đoàn thể hữu quan khi ấy đã làm theo chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn được ngày 27/7/1947 làm ngày Thương binh Liệt sĩ toàn quốc. Từ đó đất nước chúng ta có một ngày lễ đầy ý nghĩa, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” - tình cảm vốn sâu nặng trong hồn cốt dân tộc Việt Nam. 

Chiến tranh đã qua đi, nhưng những đau thương mất mát mà chiến tranh để lại là “không gì bù lấp được!”. Hồ Chí Minh từng viết, những người con đã “bỏ mình nơi chiến trường”, hoặc “bỏ lại một phần thân thể ở mặt trận” đều xứng đáng sống mãi trong lòng quốc dân đồng bào.

Một đặc điểm rất đáng nói là ở nước ta, những chiến binh đầy lòng quả cảm đâu chỉ ngã xuống - hoặc mang thương tích trở về xóm làng - ngay trên mảnh đất chiến trường của riêng Việt Nam. Do những hoàn cảnh đặc thù của lịch sử, công cuộc đấu tranh giành độc lập tự do của mỗi nước Việt Nam, Lào và Campuchia đã từ lâu có sự gắn kết bền chặt với nhau qua cuộc đấu tranh chung. Tức đều phải đứng lên chống lại cùng một thứ kẻ thù – đó là các thế lực ngoại xâm thực dân đế quốc.

Thật dễ hiểu, từ những cuộc chiến tranh kế tiếp nhau trên toàn bán đảo Đông Dương suốt nhiều thập kỷ đã hun đúc thêm tinh thần ái quốc của mỗi dân tộc; và nhờ đó đã gây dựng nên thứ tình đoàn kết quốc tế quý báu. Ba nước luôn giành cho nhau sự giúp đỡ hỗ trợ rất vô tư, không một mảy may tự tư tự lợi. Đó là thứ của hiếm trên thế gian này. Nổi bật trong đó là sự tự nguyện dấn thân vì nghĩa lớn của những người lính tình nguyện Việt Nam sang giúp bạn. Như Chủ tịch Hồ Chí Minh nói, “giúp bạn cũng chính là giúp mình”.

Nên những nén hương thơm của tháng Bảy hôm nay còn xin được gửi tiếp đến các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh thân mình trong sự nghiệp quốc tế cao cả. Những lời tri ân sâu sắc xin lại được chuyển đến những thương bệnh binh đã quên thân mình vì nước và cũng vì cuộc đấu tranh chung trên cả 3 chiến trường Việt Lào Campuchia. Không ai được phép coi thường và lãng quên sự hy sinh cao quý đó.

* Bài đã viết mấy hôm trước cho một tờ báo đặt hàng, hôm nay đúng ngày 27/7, kỷ niệm tròn 65 năm ngày Thương binh liệt sĩ, xin post lên như thắp thêm một nén hương tưởng nhớ và biết ơn tất cả những người con đất Việt đã anh dũng hy sinh vì nước trên khắp các mặt trận... 

Vệ Nhi


-------


Nhớ ngày 27/7...



BIẾT BAO NGƯỜI CHIẾN SĨ ĐÃ LẶNG LẼ ÂM THẦM HY SINH  VÌ NON SÔNG TỔ QUỐC. HÔM NAY 27/7 TOÀN DÂN TƯỞNG NHỚ ĐẾN TẤT CẢ CÁC ANH CÁC CHỊ VỚI LÒNG BIẾT ƠN SÂU SẮC NHẤT... 

DƯỚI ĐÂY LÀ VÀI HÌNH ẢNH TÌM THẤY ĐƯỢC TRÊN MẠNG VỀ NHỮNG NGƯỜI LÍNH TÌNH NGUYỆN VIỆT NAM TẠI LÀO. 

Đồng chí Nguyễn Đình Tỵ (ngoài cùng bên trái và  các chiến sĩ tình nguyện quân Việt Nam tại Lào (năm 1947)
Đồng chí Nguyễn Đình Tỵ (ngoài cùng bên trái) và các chiến sĩ tình nguyện quân Việt Nam tại Lào (năm 1947)
Ông, bà Nguyễn Đình Kỳ cùng các đồng chí Lào  thắp hương trước bia tưởng niệm các chiến sĩ liên quân

Ông, bà Nguyễn Đình Kỳ cùng các đồng chí Lào thắp hương trước bia tưởng niệm các chiến sĩ liên quân Lào - Việt hy sinh năm 1946 tại Bạn-cơn tỉnh Viêng Chăn.


Nguồn: http://baophutho.vn/van-hoa/201205/Vieng-Chan-mua-xuan-huu-nghi-2165238/

  Xin phép tâc giả và dịch giả đăng bài viết trên website "Nghiên cứu Quốc tế". Trung Quốc được lợi gì từ cuộc chiến ở Gaza? Nguồn...